So sánh thị trường chứng khoán mỹ và việt nam năm 2024

Các nhà dự báo ở Phố Wall cho biết, các nhà đầu tư đang cảm thấy lạc quan sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đưa ra tín hiệu ôn hòa lớn tới thị trường trong tuần rồi nhưng họ vẫn cho rằng chứng khoán vẫn phải đối mặt với một loạt rủi ro khi bước sang năm mới, theo Business Insider.

Những dự đoán về xu hướng giảm giá gần đây đã trở thành 'lạc hậu' khi các nhà đầu tư và nhà phân tích ngày càng kỳ vọng cổ phiếu sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại vào năm tới.

Những dự đoán đó dựa trên triển vọng Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất ngay từ quý đầu tiên năm 2023.

Trong bản tóm tắt các dự báo kinh tế của Ngân hàng Trung ương Mỹ tại cuộc họp hôm thứ Tư tuần rồi, các quan chức của ngân hàng đã gợi ý về việc cắt giảm lãi suất 75 điểm cơ bản vào năm tới, một động thái đưa chỉ số Dow lên mức cao mới mọi thời đại trong tuần này.

Tuy nhiên, tâm lý lạc quan không nên che đậy những rủi ro mà thị trường vẫn đang phải đối mặt và các chuyên gia cho rằng vẫn còn những trở ngại lớn cho một đợt tăng giá lớn khác vào năm tới.

Dưới đây là một số điều mà Phố Wall coi là rủi ro lớn đối với chứng khoán vào năm 2024.

1. Suy thoái kinh tế

Mặc dù Fed dự kiến ​​sẽ sớm giảm lãi suất, nền kinh tế vẫn có nguy cơ rơi vào suy thoái do các biện pháp thắt chặt tài chính tích lũy đã diễn ra trong nền kinh tế.

Ngân hàng Société Générale của Pháp cảnh báo, ngay cả một "dấu hiệu về suy thoái kinh tế" cũng có thể khiến cổ phiếu lao dốc, và có những điểm tương đồng giữa thị trường ngày nay và các điều kiện được thấy vào năm 1987. Đó là năm thị trường chao đảo vào ngày Thứ Hai Đen tối, khi chỉ số Dow lao dốc 22% chỉ trong một phiên giao dịch duy nhất.

Các chiến lược gia tại Société Générale cho biết trong báo cáo gần đây: "Khả năng phục hồi hiện tại của thị trường chứng khoán trước lợi suất trái phiếu tăng khiến chúng tôi nhớ rất nhiều về các sự kiện xảy ra vào năm 1987, khi sự lạc quan của các nhà đầu tư chứng khoán cuối cùng đã bị dập tắt".

Họ nói thêm rằng chứng khoán có thể hứng chịu một 'đòn tàn khốc' nếu suy thoái kinh tế xảy ra.

Quan điểm giảm giá đó được chia sẻ bởi các chiến lược gia từ BCA Research, họ cảnh báo chứng khoán có thể giảm tới 27% khi nền kinh tế rơi vào suy thoái.

Một đợt lao dốc như vậy sẽ đánh dấu sự sụp đổ thị trường chứng khoán tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008.

"Suy thoái kinh tế ở Mỹ và khu vực đồng euro đã bị trì hoãn trong năm nay nhưng có thể không tránh khỏi. Các thị trường phát triển (DM) vẫn trên con đường suy thoái trừ khi chính sách tiền tệ nới lỏng đáng kể. Như vậy, cán cân rủi ro/lợi nhuận khá bất lợi đối với cổ phiếu", BCA nói.

2. Bong bóng nợ vỡ

Universa Investments, một quỹ đầu tư phòng hộ nơi có Nassim Taleb, tác giả cuốn "Thiên nga đen" làm cố vấn, gần đây đã dự đoán chứng khoán sẽ trải qua một đợt sụp đổ thậm chí còn nghiêm trọng hơn năm 1929.

Đó là do bong bóng nợ khổng lồ hình thành trên thị trường khi lãi suất ở mức cực thấp, dẫn tới dự kiến tăng do chi phí đi vay vẫn cao hơn trong thời gian dài.

Giám đốc đầu tư của Universa, Mark Spitznagel, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Intelligencer: "Chúng ta đang ở trong bong bóng tín dụng lớn nhất trong lịch sử loài người. Hoàn toàn là do lãi suất thấp giả tạo, tính thanh khoản nhân tạo trong nền kinh tế đã thực sự xảy ra một cách nghiêm trọng kể từ cuộc khủng hoảng Đại suy thoái".

Thị trường đã chứng kiến một làn sóng vỡ nợ doanh nghiệp trong năm nay khi lãi suất tăng và việc tái cấp vốn trở nên đắt đỏ hơn đối với các công ty.

Bank of America ước tính trước đây rằng tốc độ vỡ nợ ngày càng trầm trọng có thể gây rắc rối cho cổ phiếu và môi trường tín dụng khó khăn hơn kết hợp với suy thoái kinh tế toàn diện có thể dẫn đến món nợ gần 1 nghìn tỷ USD tại các doanh nghiệp.

3. S&P 500 được định giá cao chứng kiến sự điều chỉnh lớn

Các công ty nằm trong danh sách S&P 500 đang được định giá quá cao.

Lãi suất cực thấp trong suốt thời kỳ đại dịch đã khiến thị trường chứng khoán trở nên điên cuồng, lên đến đỉnh điểm trong năm nay với sự tăng giá mạnh mẽ ở một số ít cổ phiếu chọn lọc.

Được mệnh danh là "Bộ bảy vĩ đại", các công ty công nghệ này đã nhận được khoản đầu tư lớn trong năm nay, làm lu mờ mức tăng của phần còn lại của chỉ số chuẩn.

Khi kỷ nguyên thanh khoản cực cao sắp kết thúc, lãi suất có thể sẽ duy trì ở mức cao lâu hơn, ngay cả khi có triển vọng cắt giảm lãi suất vào năm tới.

Đó có thể là tin xấu đối với một số cổ phiếu được thổi phồng nhiều nhất trên thị trường.

Nhà đầu tư huyền thoại Jeremy Grantham nói với Business Insider rằng ông kỳ vọng S&P 500 sẽ giảm tới 52% trong trường hợp xấu nhất do một "siêu bong bóng" chắc chắn sẽ vỡ.

Mức giảm mạnh như vậy có thể khiến S&P 500 giảm xuống còn 2.200, mức giảm thậm chí còn mạnh hơn so với thời điểm chứng khoán lao dốc lần đầu trong những ngày đầu của đại dịch.

Nhà đầu tư kỳ cựu John Hussman gần đây đã cảnh báo rằng cổ phiếu đang được định giá quá cao đến mức thị trường có thể sụp đổ tới 60%.

Ông so sánh môi trường chứng khoán hiện tại với những năm như 1929 và 2000, ngay trước cuộc Đại suy thoái và thời kỳ bùng nổ của bong bóng dot-com.

Ông cho biết trong một báo cáo nghiên cứu có tên 'Thắt dây an toàn': "Đó không phải là một dự báo, nhưng nó chắc chắn là một ước tính nhất quán về mặt lịch sử về rủi ro sụt giảm tiềm ẩn do hoạt động đầu cơ tìm kiếm lợi nhuận do Fed gây ra trong hơn một thập kỷ".

Những lo ngại về sự sụp đổ của thị trường chứng khoán đã tăng lên đều đặn ngay cả khi điệp khúc tăng giá gia tăng vào cuối năm nay. Theo Chỉ số niềm tin Hoa Kỳ của Yale, 61% các nhà đầu tư tổ chức cho rằng khả năng xảy ra sự sụp đổ của thị trường chứng khoán kiểu năm 1987, với mức rủi ro cao hơn 10%.

4. Sự kiện Thiên Nga Đen

Mặc dù các sự kiện Thiên Nga Đen về bản chất là không thể lường trước được và do đó khó dự đoán, nhưng có một số kịch bản ngoại lệ mà các nhà đầu tư đang chú ý có thể làm hỏng bữa tiệc trên thị trường.

Rủi ro xảy ra sự kiện Thiên Nga Đen ngang bằng với đại dịch COVID-19 chủ yếu xuất phát từ mức độ rủi ro địa chính trị cao trên thế giới khi năm 2023 sắp kết thúc.

Nhà kinh tế hàng đầu và nhà tiên tri về ngày tận thế thị trường Nouriel Roubini trong một bài báo gần đây đã chỉ ra rằng căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc là một trong những sự kiện có thể gây ra tai họa.

Roubini cảnh báo, những đấu tranh giữa các siêu cường cuối cùng có thể nóng lên thành một cuộc chiến tranh toàn diện, có thể gây ra thảm họa cho nền kinh tế thế giới.

"Nếu họ không đạt được sự hiểu biết mới về các vấn đề thúc đẩy cuộc đối đầu hiện tại, cuối cùng họ sẽ va chạm... Điều đó chắc chắn sẽ dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự có thể phá hủy nền kinh tế thế giới và thậm chí có thể leo thang thành một cuộc xung đột (hạt nhân) phi truyền thống", theo nhà kinh tế học 'Tiến sĩ Doom', người nổi tiếng với những tiên đoán khoa trương về Phố Wall.

Trong khi đó, xung đột giữa Israel và Hamas cũng có thể lan sang khu vực Trung Đông rộng lớn hơn, Roubini cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Bloomberg.

Xung đột lan rộng có thể khiến giá dầu tăng đột biến, có khả năng gây ra cuộc khủng hoảng lạm phát đình trệ ở phương Tây.

Roubini gần đây đã cảnh báo rằng một cuộc khủng hoảng lạm phát đình trệ có thể khiến các nhà đầu tư mất hàng nghìn tỷ USD trong thập kỷ tới.

"Đó không phải là kịch bản cơ bản, nhưng đó là một rủi ro", Roubini nói ngay sau khi cuộc xung đột mới nhất giữa Israel và Hamas bắt đầu vào tháng 10.

Thị trường chứng khoán Việt Nam có bao nhiêu mã cổ phiếu?

Tính đến cuối năm 2019, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có 1622 mã cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết/đăng ký giao dịch; trong đó có 750 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết trên cả 2 SGDCK và 872 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM, vốn hoá trên thị trường chứng khoán Việt Nam đạt khoảng hơn 4.384 nghìn tỷ đồng, tương ...

Thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp là gì?

Thị trường sơ cấp được định nghĩa là thị trường trong đó chứng khoán được tạo ra cho các nhà đầu tư lần đầu. Thị trường thứ cấp được định nghĩa là nơi mua bán cổ phiếu đã phát hành giữa các nhà đầu tư.

Trên thị trường sơ cấp giá chứng khoán do ai ấn định?

Giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán sơ cấp là cố định và được quyết định bởi nhà phát hành.

Thị trường chứng khoán Việt Nam có từ bao giờ?

Được khai trương hoạt động vào ngày 20/7/2000 và tổ chức phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000, Trung tâm Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh – tiền thân của Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) – là thị trường giao dịch chứng khoán tập trung đầu tiên của Việt Nam.