So sánh tài liệu trinh sát và chứng cứ

Mục lục bài viết

  • 1. Quy định về các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
  • 2.Sử dụng thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
  • 3.Sử dụng thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trong vụ án ma túy
  • 4.Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
  • 5.Một số khó khăntrong quá trình áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

1. Quy định về các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

Điều 223 BTTHS 2015 quy định các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được tiến hành trên cơ sở ứng dụng thành tựu khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực âm thanh, hình ảnh, điện tử viễn thông, trình độ của chuyên viên công nghệ thông tin… bí mật thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến đối tượng bị áp dụng nhằm phục vụ công tác điều tra, khám phá tội phạm. Sau khi khởi tố vụ án, trong quá trình điều tra, người có thẩm quyền có thể quyết định áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt bao gồm: Ghi âm, ghi hình bí mật; Nghe điện thoại bí mật; Thu thập bí mật dữ liệu điện tử. Những biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt cho phép ghi nhận hình ảnh với độ phân giải tốt, âm thanh chất lượng và những thông tin, tài liệu khác, đồng thời đảm bảo yếu tố bí mật với đối tượng áp dụng và những người không liên quan.

Điều 224 BTTHS 2015 quy định đối tượng áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt có thể là con người như cá nhân, đối tượng nghi thực hiện tội phạm hoặc ổ nhóm tội phạm, hoặc cũng có thể là địa điểm nơi có thể xảy ra tội phạm, tồn tại những tin tức, tài liệu, dấu vết cần theo dõi, tìm kiếm thu thập trong quá trình giải quyết vụ án.

Sau khi khởi tố vụ án, trong quá trình điều tra, người có thẩm quyền có thể quyết định áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt bao gồm: Ghi âm, ghi hình bí mật; Nghe điện thoại bí mật; Thu thập bí mật dữ liệu điện tử.

Những biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt cho phép ghi nhận hình ảnh với độ phân giải tốt, âm thanh chất lượng và những thông tin, tài liệu khác, đồng thời đảm bảo yếu tố bí mật với đối tượng áp dụng và những người không liên quan.

Để tránh sử dụng tràn lan và đảm bảo hiệu quả cao trong việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, Bộ luật quy định có thể áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt đối với các tội phạm: Tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tội phạm về tham nhũng, tội khủng bố, tội rửa tiền; Tội phạm khác có tổ chức thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Đây là những loại tội phạm có tổ chức chặt chẽ, phương thức, thủ đoạn phạm tội và che dấu tội phạm hết sức tinh vi, xảo quyệt, đối tượng phạm tội thường ngoan cố, chống đối đến cùng, thiếu hợp tác với Cơ quan tố tụng dẫn tới các biện pháp điều tra tố tụng thông thường không mang lại hiệu quả hay hiệu quả thấp. Biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt cho phép Cơ quan điều tra thu thập tài liệu, chứng cứ trực tiếp chứng minh tội phạm, xác định nhanh chóng, chính xác, toàn diện vụ án, chứng minh tội phạm và người phạm tội, truy nguyên tài sản bị tội phạm chiếm đoạt.

2.Sử dụng thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

Điều 227 BTTHS 2015 quy định về sử dụng thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Thông tin, tài liệu thu thập được từ biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt rất rộng liên quan tới bí mật đời tư của cá nhân. Cơ quan tiến hành tố tụng và Cơ quan thi hành quyết định phải phân tích, đánh giá, chọn lọc những thông tin, tài liệu có giá trị chứng minh tội phạm, người phạm tội, truy tìm đồng bọn, ngăn chặn đối tượng bỏ trốn, truy nguyên tài sản bị tội phạm chiếm đoạt… và sử dụng làm chứng cứ phục vụ việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự; thông tin, tài liệu không liên quan đến vụ án phải tiêu hủy kịp thời. Bộ luật nghiêm cấm sử dụng thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được vào mục đích khác.

Thông tin, tài liệu thu thập được bằng việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt có thể dùng làm chứng cứ. Đây là nguồn chứng cứ mới hết sức quan trọng có giá trị trực tiếp chứng minh tội phạm và được sử dụng để giải quyết vụ án.

Để phát huy vai trò kiểm sát trong hoạt động điều tra tố tụng đặc biệt và có cơ sở đánh giá chính xác biện pháp điều tra tố tụng trong giải quyết vụ án còn cần thiết nữa không, Bộ luật quy định Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo ngay kết quả việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt cho Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn.

3.Sử dụng thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trong vụ án ma túy

Thông tin, tài liệu thu thập được từ biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt rất rộng liên quan tới bí mật đời tư của cá nhân. Cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan thi hành quyết định phải phân tích, đánh giá, chọn lọc những thông tin, tài liệu có giá trị chứng minh tội phạm, người phạm tội, truy tìm đồng bọn, ngăn chặn đối tượng bỏ trốn, truy nguyên tài sản từ mua bán trái phép chất ma túy… và sử dụng làm chứng cứ phục vụ việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự; thông tin, tài liệu không liên quan đến vụ án phải tiêu hủy kịp thời. Bộ luật tố tụng hình sự nghiêm cấm sử dụng thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được vào mục đích khác.

4.Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

Biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt chỉ được tiến hành ở gian đoạn điều tra, sau khi khởi tố vụ án, để tránh việc lạm dụng hay áp dụng quá lâu ảnh hưởng tới đời tư của cá nhân, BLTTHS năm 2015 quy định chi tiết về thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt là khoảng thời gian tối đa mà pháp luật cho phép để tiến hành biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệtcó thời hạn không quá 02 tháng kể từ ngày Viện trưởng Viện kiểm sát phê chuẩn. Trong trường hợp vụ án phức tạp đòi hỏi cần thời gian để tiếp tục thu thập tài liệu, chứng cứ thì có thể gia hạn nhưng không quá thời hạn điều tra theo quy định của BLTTHS năm 2015. Chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, nếu xét thấy cần gia hạn thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng phải có văn bản đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn xem xét, quyết định việc gia hạn.

5.Một số khó khăntrong quá trình áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

Biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt là một quy định mới trong BLTTHS năm 2015 nên quá trình áp dụng gặp phải một số khó khăn, vướng mắc như sau:

Thứ nhất,vì là quy định mới nên cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng còn chưa thực sự quen với hoạt động tiến hành các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện và kiểm sát việc thực hiện các biện pháp này. Khó khăn nhất cần phải đề cập là đặc thù của biện pháp mang tính trinh sát từ trước vốn đã là nghiệp vụ bí mật. Công tác trinh sát là công tác đặc thù của ngành Công an, đặc trưng của công tác này là sự bí mật trong hoạt động áp dụng. Tuy nhiên, khi đã luật hóa bằng quy định của BLTTHS năm 2015 thì việc áp dụng các biện pháp này phải tuân thủ theo đúng trình tự, thủ tục do BLTTHS năm 2015 quy định, cũng như tiến hành dưới sự kiểm tra, giám sát của một thiết chế đặc thù có vai trò kiểm sát là VKSND. Chính vì vậy, hoạt động áp dụng này cần phải có sự đổi mới, khác biệt so với áp dụng các biện pháp trinh sát trước kia.

Thứ hai,việc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải luôn đảm bảo cân bằng giữa lợi ích nhà nước, yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và yêu cầu bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong tố tụng hình sự. Mặc dù BLTTHS năm 2015 đã quy định rất chặt chẽ về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, thời hạn áp dụng các biện pháp này. Tuy nhiên, trên thực tế, việc băn khoăn nếu để xảy ra các vi phạm khi áp dụng biện pháp này là hoàn toàn có cơ sở. Chủ thể kiểm sát hoạt động này là VKSND và trực tiếp là các KSV cũng cần phải rất nỗ lực trong việc nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức mới, tổng kết rút kinh nghiệm để có thể thực hiện tốt chức năng của mình trong lĩnh vực đặc thù này. Vì vậy, đây thực sự là một thách thức không hề nhỏ trong quá trình triển khai hoạt động kiểm sát.

Thứ ba,ngày 10/9/2012, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông, VKSND tối cao, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư liên tịch số 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTTTT-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự [BLHS] về một số tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông [gọi tắt là TTLT số 10/2012], trong đó, khoản 2 Điều 2 TTLT số 10/2012 đưa ra khái niệm dữ liệu thiết bị số là hệ điều hành, phần mềm ứng dụng, thông tin chứa trong thiết bị số. Thông tư liên tịch số 10/2012 là căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng xử lý các tội phạm quy định tại các điều: 224, 225, 226, 226a, 226b Chương XIX BLHS năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 [sau đây gọi là BLHS năm 1999]. Tuy nhiên, TTLT số 10/2012 là văn bản hướng dẫn áp dụng quy định của BLHS năm 1999 nên điểm hạn chế của TTLT số 10/2012 là những quy định về chuyển hóa những thông tin, tài liệu được lưu trữ trong các phương tiện điện tử thành chứng cứ của vụ án. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 [sau đây gọi là BLHS năm 2015] đã giải quyết những khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng khi giải quyết vấn đề về vật chứng, chứng cứ trong các vụ án có sử dụng công nghệ thông tin để thực hiện hành vi phạm tội. Tại khoản 1 Điều 99 BLTTHS năm 2015 đã quy định: “Dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử”. Như vậy, hiện nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể các quy định của BLTTHS năm 2015 về quy trình thu thập, phục hồi, phân tích dữ liệu điện tử, do đó, cũng gây khó khăn không ít cho các cơ quan chức năng, đặc biệt là lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao ở cơ sở.

LUẬT MINH KHUÊ [Sưu tầm & Biên tập]

Video liên quan

Chủ Đề