So sánh pháp luật và các quy phạm xã hội năm 2024

Mình chỉ có Phân biệt quy phạm pháp luật với quy phạm xã hội khác và rút ra đặc điểm của quy phạm pháp luật:

bạn tham khảo nha

Sự giống nhau đó là: Nó đều là những quy tắc xử sự chung được được một nhóm người, một cộng đồng dân cư công nhận và định hướng hành vi theo đúng những quy tắc này.

- Sự khác biệt cơ bản: Quy phạm pháp luật : K/niệm : Là những quy tắc xử sự có tính chất khuôn mẫu bắt buộc mọi chủ thẻ phải tuân thủ , được biểu thị bằng hình thức nhất định . do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận . Được nhà nước đảm bảo thực hiện và có thể có các biện pháp cưỡng chế của nhà nước nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội Nguồn gốc : - Các quy phạm của tổ chức xã hội là các quy phạm do các tổ chức xã hội là các quy phạm do các tổ chức xã hội đặt ra , nó tồn tại và được thực hiện trong các tổ chức xã hội đó - Không tổ chức , cá nhân bảo ban hành ra luật chỉ trong trường hợp được nhà nước đồng ý ủy quyền - Là kết quả của hoạt động ý thức của con người do điều kiện kinh tế xã hội quyết định Nội dung : - Là quy tắc xử sự [ việc được làm , việc phải làm , việc không được làm ] - Mang tính chất bắt buộc chung đối với tất cả mọi người - Được thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế của Nhà nước - Mang tính quy phạm chuẩn mực , có giới hạn , các chủ thể buộc phải xử sự trong phạm vi pháp luật cho phép - Thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị Mục đích : Nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chí Nhà nước Đặc điểm : - Quy phạm pháp luật dễ thay đổi - Có sự tham gia của Nhà nước , do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận -Cứng rắn , không tình cảm , thể hiện sự răn đe Phạm vi : Rộng , bao quát hơn với nhiều tầng lớp đối tượng khác nhau với mọi thành viên trong xã hội Hình thức thể hiện : Bằng văn bản quy phạm pháp luật, có nội dung rõ ràng , chặt chẽ Phương thức tác động : Giáo dục cưỡng chế bằng quyền lực Nhà nước Quy phạm xã hội : k/n : Là các quy phạm do các tổ chức xã hội đặt ra , nó tồn tại và được thực hiện trong các tổ chức xã hội đó Nguồn gốc : - Chỉ mang tính chất bắt buộc với một tổ chức nào đó hay một nhóm người và một đơn vị cộng đồng dân cư - Hình thành từ đời sống , bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội trên các quan niệm về đạo đức , lối sống Nội dung : Là các quan điểm chuẩn mực đối với đời sống tinh thần , tình cảm của con người - Không mang tính bắt buộc - Không được bảo đảm thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế mà được thực hiện bằng 1 cách tự nguyện , tự giác - Không có sự thống nhất , không rõ ràng , cụ thể như quy phạm pháp luật - Thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi cho đông đảo tầng lớp và tất cả mọi người Mục đích : Dùng để điều chỉnh các mối quan hệ giữa người với người Đặc điểm : - Không dễ thay đổi - Do tổ chức chính trị . xã hội , tôn giáo quy định hay tự hình thành trong xã hội - Là những quy tăc xử sự không có tính bắt buộc chỉ có hiệu lực đối với thành viên tổ chưc s Phạm vi : Phạm vi hẹp , áp dụng đối với từng tổ chức riêng biệt Hình thức thể hiện : Trong nhân thức tình cảm của con người Đặc điểm : - Không dễ thay đổi - Do tổ chức chính trị , xã hội , tôn giáo quy định hay tự hình thành trong xã hội - Là những quy tắc xử sự không có tính bắt buộc chỉ có hiệu lực đối với thành viên tổ chức Phạm vi : Hẹp , áp dụng đối với từng tổ chức riêng biệt - Trong nhận thức tình cảm của con người Phương thức tác động : Dư luận xã hội Tóm lại : Qua phân biệt giữa quy phạm pháp luật và quy phạm xã hội khác ta thấy rõ một đặc điểm của quy phạm pháp luật : - Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự có tính chất khuôn mẫu bắt buộc mọi chủ thể phải tuân thủ - Đươch biểu thị bằng hình thức nhất định , do Nhà nước ban hành và thừa nhận - Được Nhà nước bảo đảm thực hiện và có thể có cả biện pháp cưỡng chế của Nhà nước - Nhằm mục đích điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội .

Quy phạm thể hiện các quy tắc, chuẩn mực được thực hiện rộng rãi. Nội dung của quy phạm là các yêu cầu, nghĩa vụ cần thực hiện cho một bộ phận người dân nhất định. Có rất nhiều hình thức quy phạm trên thực tế, với mức độ và tính chất áp dụng khác nhau. Để hiểu rõ hơn mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Mục lục bài viết

Quy phạm là những quy tắc, những chuẩn mực chung được thừa nhận và thực hiện. Mang đến các yêu cầu cần tuân thủ cho một bộ phận người để hướng họ đến chuẩn mực. Quy phạm thường có tính bắt buộc phải thực hiện hoặc là phải thi hành đối với những cá nhân hoặc là đối với một nhóm người. Tùy nội dung quy phạm khác nhau mà tính bắt buộc đó phản ánh ở mức độ và phạm vi khác nhau.

Quy phạm có thời gian, phạm vi thực hiện khác nhau. Tùy thuộc vào sức mạnh trong quản lý đối với nhóm người phải tuân thủ, tạo trách nhiệm và nghĩa vụ cho họ. Nếu không thực hiện theo quy phạm, có thể mọi người phải chịu các hình thức xử lý đã đặt ra.

Có thể hiểu một cách đơn giản thì quy phạm chính là những điều đã được quy định chặt chẽ. Nội dung đó đã được bắt buộc thực hiện trong một thời gian dài. Có một bộ phận thực hiện quản lý, giám sát và thúc đẩy mọi người phải thực hiện theo quy phạm đó. Đòi hỏi mọi người trong nghĩa vụ cần phải tuân thủ theo đúng những quy định đã được đặt ra đó.

Các quy tắc, chuẩn mực được đặt ra:

Đó có thể là những quy phạm về pháp luật, quy phạm xã hội, quy phạm tôn giáo hoặc là những quy phạm về đạo đức,.. Mỗi loại quy phạm lại thể hiện cho ý nghĩa chuẩn mực nhất định. Mỗi quy phạm thường sẽ đặt ra những chung nhất định và mọi người cần phải tuân theo nó. Hướng đến các ý nghĩa tham gia vào xã hội và tìm kiếm, nhận lấy các quyền và lợi ích công bằng. Tạo ra cho con người các giá trị cần hướng đến trong cuộc sống.

Những quy định, những chuẩn mực được đặt ra thường sẽ được áp dụng đối với nhiều người, là một nhóm người có đặc điểm tham gia chung. Quy phạm không chỉ áp dụng riêng đối với một tổ chức, một cá nhân. Cho nên các giá trị ảnh hưởng đối với con người trong chuẩn mực đặt ra là rất lớn.

Các chuẩn mực chung thông thường thúc đẩy ý nghĩa trong thực hiện quy phạm. Như quy phạm đạo đức không trái với quy phạm pháp luật, không trái với quy phạm xã hội. Từ đó mang đến chuẩn mực đạo đức, tuân thủ pháp luật khi tham gia vào xã hội.

2. Giống nhau giữa quy phạm pháp luật và xã hội:

Điểm giống nhau được thể hiện với tính quy tắc và xác định chuẩn mực chung cho một nhóm người. Cả hai quy phạm này đều là những quy tắc xử sự chung được hình thành và thừa nhận trong đời sống con người. Được một bộ phận những cá nhân, tổ chức công nhận và đảm bảo tuân thủ trong hoạt động của họ. Gắn với đời sống sinh hoạt, lao động, tham gia vào các mối quan hệ,…

Mọi người định hướng những hành vi của họ theo những quy tắc này. Khi thực hiện hoạt động, phải cân nhắc hướng đến ý nghĩa trong chuẩn mực chung đã được xây dựng. Hướng toàn bộ cộng đồng đó phải tuân theo những quy tắc định sẵn đó. Tính đồng bộ và hiệu quả thực hiện tập thể sẽ loại bỏ ra các đối tượng không tuân thủ quy phạm chung. Và có các hình thức xử lý đối với các vi phạm đó, để các chủ thể khác có bài học nhận thức sâu sắc.

3. Phân biệt quy phạm pháp luật và xã hội:

Để phân biệt các quy phạm này, phải dựa trên các tiêu chí khác nhau:

3.1. Khái niệm:

Quy phạm pháp luật:

Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện. Phải đảm bảo thực hiện trong tính bắt buộc chung, trong quyền lực nhà nước. Mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội đều phải đảm bảo tuân thủ.

Nhằm mục đích để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo những định hướng, đạt được mục đích đề ra trong quản lý nhà nước. Tiếp cận các công bằng và bình đẳng trong xã hội, cũng như bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân.

Quy phạm xã hội:

Quy phạm xã hội là những quy tắc xử sự chung trong xã hội. Được xây dựng và tồn tại lâu đời, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ giữa con người với con người trong một cộng đồng, một khu vực nhất định. Các quy phạm này được thực hiện với phạm vi xã hội nhất định, có giới hạn người tham gia và tuân thủ. Mọi người tham gia vì tính hợp lý, bảo đảm cho các nhu cầu hay quyền lợi nhất định của họ.

3.2. Nguồn gốc:

Quy phạm pháp luật:

Là kết quả của cả quá trình tư duy sáng tạo. Thực hiện với hoạt động của các cơ quan nhà nước về Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp. Bộ máy nhà nước phân công và phối hợp để mang đến hiệu quả quản lý chung trên toàn xã hội. Thể hiện ý chí của nhà nước, do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận. Khi được quy định là quy phạm pháp luật sẽ được ghi nhận trong luật và các văn bản có giá trị pháp lý khác.

Quy phạm xã hội:

Được hình thành từ thực tiễn đời sống xã hội, từ đó áp dụng trong thời gian dài. Bắt nguồn từ các quan niệm về đạo đức, lối sống. Hình thành nên các quy tắc chung cho nhóm người trong cân bằng các quyền và lợi ích.

3.3. Phạm vi:

Quy phạm pháp luật:

Áp dụng rộng rãi trên toàn lãnh thổ đất nước, quốc gia và toàn bộ người dân.Thực hiện quy định với tất cả các khía cạnh, lĩnh vực trong tiếp cận hoạt động của con người. Mang đến quy tắc, chuẩn mực đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Quy phạm xã hội:

Phạm vi hẹp hơn, chỉ áp dụng trong một tổ chức hay một cộng đồng nhất định. Thực hiện với quy phạm xã hội do người dân nhất chí thực hiện. Mang đến các thống nhất, thỏa thuận thành lập nguyên tắc chung.

3.4. Mục đích:

Quy phạm pháp luật:

Để điều chỉnh mối quan hệ xã hội dựa theo ý chí của nhà nước. Trong đó, nguyên tắc quản lý nhà nước là tìm kiếm quyền và lợi ích cho người dân khi tham gia vào xã hội. Cũng như cấm các hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích của chủ thể khác được pháp luật bảo vệ.

Quy phạm xã hội:

Để điều chỉnh mối quan hệ xã hội giữa con người với con người. Thông thường gắn với yếu tố tình cảm, cảm xúc trong một nhóm người, một cộng đồng.

3.5. Hình thức:

Quy phạm pháp luật:

Thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, có hiệu lực thi hành trên toàn quốc. Các chủ thể liên quan bắt buộc tuân thủ quy định này.

Quy phạm xã hội:

Bằng hình thức truyền miệng, quy tắc ngầm trong cuộc sống. Được duy trì khi thường xuyên sử dụng tạo thành nguyên tắc chung. Các cá nhân hay tổ chức quản lý với uy tín được công nhận, tạo ra sức ảnh hưởng với cộng đồng.

3.6. Nội dung:

Quy phạm pháp luật:

– Là quy tắc xử sự với việc được làm, việc phải làm, việc không được làm. Từ đó hình thành các quyền, nghĩa vụ phải tuân thủ.

– Mang tính chất bắt buộc chung đối với tất cả mọi người trong xã hội. Như pháp luật nước ta được áp dụng cho tất cả người dân Việt nam và người nước ngoài sinh sống trên lãnh thổ Việt nam.

– Được thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế của Nhà nước. Từ giáo dục, thuyết phục đến cưỡng chế là biện pháp mạnh nhất. Nhà nước có sức mạnh của quyền lực, cùng các chế tài tạo nên uy quyền.

– Mang tính quy phạm chuẩn mực, có giá trị pháp lý cao nhất. Có giới hạn, các chủ thể buộc phải xử sự trong phạm vi pháp luật cho phép. Từ đó mang đến hiệu quả thống nhất trong tổ chức, hoạt động xã hội.

– Thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị. Ngoài ra cũng thực hiện các đại diện quyền lực quản lý. Trong đó, quyền lực tối cao thuộc về nhân dân, nhà nước là đại diện thống nhất quyền lực.

Quy phạm xã hội:

– Là các quan điểm chuẩn mực đối với đời sống tinh thần, tình cảm của con người. Được thừa nhận trong các giá trị chuẩn mực mang lại cho nhận thức và tư duy của con người.

– Không mang tính bắt buộc thực hiện. Tuy nhiên có thể mất uy tín trong cộng đồng, không nhận được sự tôn trọng từ nhóm người của cộng đồng.

– Không được bảo đảm thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế. Được thực hiện bằng 1 cách tự nguyện, tự giác.

– Không có sự thống nhất, không rõ ràng, cụ thể như quy phạm pháp luật. Chỉ mang tính chất thừa nhận vì tính hợp lý trong tổ chức.

– Thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi cho đông đảo tầng lớp và tất cả mọi người. Mang đến các ý nghĩa nhận thức, phát triển tư duy. Giúp con người tiếp cận với các chuẩn mực đạo đức, cũng như thúc đẩy hiệu quả tuân thủ pháp luật. Các quy phạm này không được trái với quy phạm pháp luật.

3.7. Đặc điểm:

Quy phạm pháp luật:

– Dễ thay đổi, làm sao phù hợp với thực tiễn nhu cầu tiếp cận của con người. Cũng như điều chỉnh để mang đến chặt chẽ của quy định.

– Có sự tham gia của Nhà nước, do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận.

-Cứng rắn, không tình cảm, thể hiện sự răn đe.

Quy phạm xã hội:

– Không dễ thay đổi, thường mang đến hiệu quả ứng dụng và áp dụng thường xuyên.

– Do tổ chức chính trị, xã hội, tôn giáo quy định hay tự hình thành trong xã hội. Tạo thành nguyên tắc chung trên địa bàn, hay trong một nhóm người.

– Là những quy tắc xử sự không có tính bắt buộc chỉ có hiệu lực đối với thành viên tổ chức. Là những người mong muốn nhận được các lợi ích từ tổ chức.

3.8. Phương thức tác động:

Quy phạm pháp luật:

Thuyết phục, cưỡng chế bằng quyền lực nhà nước.

Quy phạm xã hội:

Chịu tác động từ dư luận xã hội. Như các nhận xét, đánh giá và cái nhìn của xã hội về hành vi thực hiện.

Chủ Đề