So sánh hệ điều hành linux và ms dos năm 2024

Phiên bản DOS đầu tiên ra đời vào tháng 8 năm 1981, với tên chính thức là PC DOS 1.0. Tên gọi MS-DOS chỉ được biết đến kể từ tháng 5 năm 1982 (MS-DOS 1.25). Sau đó, Microsoft lần lượt cho ra đời các phiên bản tiếp theo của MS-DOS song song cùng với PC-DOS.

MS-DOS 5.0 ra đời vào tháng 6 năm 1991 bao gồm nhiều tính năng mới như quản lý bộ nhớ (MEMMAKER.EXE), trình soạn thảo văn bản (MS-DOS Editor), ngôn ngữ lập trình QBASIC đã trở nên phổ biển một thời trước khi MS-DOS 6.22 ra đời vào tháng 6 năm 1994. MS-DOS 6.22 cũng là phiên bản DOS cuối cùng được chạy như một hệ điều hành độc lập (standalone version). Sau khi Windows 95 ra đời vào năm 1995, các phiên bản MS-DOS tiếp theo đều được phát hành đi kèm với Windows, chẳng hạn như MS-DOS 7.0 (8/1995) là nền để cho Windows 95 khởi động, và MS-DOS 8.0 đi kèm với Windows ME. Đây cũng là phiên bản cuối cùng của hệ điều hành này.

OS/2:

Hệ điều hành OS/2 1.0 16 bit đời đầu đã chính thức bước vào thị trường hệ điều hành trên những máy PC 286 từ cuối năm 1987. Một điều lý thú là chính IBM đã hợp tác với Microsoft để tạo nên OS/2.

Trong suốt những năm cuối cùng của thập kỷ 80 ở thế kỷ trước cả IBM lẫn Microsoft đều chung lưng đấu cật để tạo nên những cơ sở nền tảng cho các hệ điều hành hiện nay như Giao diện đồ họa người dùng (GUI), file hệ thống, các ứng dụng quản lý tập tin và thư mục v.v Đến đầu năm 1990 thì mối quan hệ của Microsoft và IBM đã bắt đầu trục trặc nên cả hai đã không còn hợp tác với nhau nữa. Cũng trong năm này thì Microsoft đã cho ra đời Windows 3.0 trong khi IBM tiếp tục phát triển OS/2 phiên bản 1.3.

Mặc dù thời gian đầu Microsoft vẫn tiếp tục phát triển hệ điều hành Windows của mình trên nền OS/2 nhưng đến năm 1992 Microsoft đã quyết định đi theo một hướng phát triển khác so với IBM và vào thời điểm này IBM đã cho ra đời OS/2 2.0.

Mọi cuộc chiến vào thời đó giữa Microsoft và IBM chắc vẫn còn in sâu trong tâm khảm những người dùng máy tính đứng tuổi hiện nay. Các nhà phát triển hệ thống X86 đã chú ý đến Windows nhiều hơn vào thời điểm đó và OS/2 đã chính thức lùi lại sau lưng Windows.

Sau khi tung ra OS/2 Warp 3 32-bit vào năm 1994, OS/2 đã chính thức bị tụt hậu khá xa so với Windows và hầu như không còn chiếm thêm được bất kỳ % thị phần nào nữa. Vào những năm cuối cùng của thế kỷ 20, IBM cũng cố gắng vùng vẫy trong thị trường hệ điều hành bằng cách tung ra OS/2 Warp V4 và OS/2 Warp Server nhưng mọi nỗ lực này đều tỏ ra vô vọng trước sự bành trướng và hấp dẫn mãnh liệt của các Windows.

Unix:

UNIX bắt nguồn từ một đề án nghiên cứu trong Bell Labs của AT&T vào năm 1969. Lúc đó Ken Thomson, Dennis Ritchie và những người khác nữa làm ra trên máy PDP-7 một thứ mà bây giờ gọi là UNIX. Chữ UNIX ban đầu viết là Unics là một kiểu chơi chữ của các tác giả khi so sánh sản phẩm của họ với hệ điều hành Multics lúc bấy giờ. Unics là chữ viết tắt của Uniplexed Information and Computing System.Trong 10 năm đầu, việc phát triển UNIX giới hạn bên trong Bell Labs là chính.

Những version trong thời gian này được gọi là Version n (Vn) và được chạy trên PDP-11 (16-bit) rồi kế đó là VAX (32-bit).Năm 1973, V4 được viết bằng C. Đây là sự kiện đáng chú ý nhất trong lịch sử hệ điều hành này vì nó làm cho UNIX có thể được chuyển sang các hardware mới trong vòng vài tháng.Năm 1976, V6 là version đầu tiên được phát hành ra ngoài Bell Labs và được phát miễn phí cho các trường đại học.

Ba năm sau, 1979, V7 được phát hành rộng rãi với giá $100 cho các trường đại học và $21000 cho những thành phần khác. V7 là version căn bản cho các version sau này của UNIX.Sau khi phát hành V7, AT&T lập ra UNIX Support Group (USG) để khai thác UNIX như là một sản phẩm thương mại. Sau này USG đổi thành UNIX System Laboratories (USL). Bell Labs và USL cùng tiếp tục phát triển UNIX. Các release System III và System V của USL được phát hành rộng rãi và gây ảnh hưởng chính đến các hệ thống sau này. Trong khi đó đóng góp của Bell Labs là các công cụ phát triển như SCCS, và named pipes..

Linux:

Phiên bản Linux đầu tiên do Linus Torvalds viết vào năm 1991, lúc ông còn là một sinh viên của Đại học Helsinki tại Phần Lan. Ông làm việc một cách hăng say trong vòng 3 năm liên tục và cho ra đời phiên bản Linux 1.0 vào năm 1994. Bộ phận chủ yếu này được phát triển và tung ra trên thị trường dưới bản quyền GNU General Public License. Do đó mà bất cứ ai cũng có thể tải và xem mã nguồn của Linux.

Một cách chính xác, thuật ngữ “Linux” được sử dụng để chỉ Nhân Linux, nhưng tên này được sử dụng một cách rộng rãi để miêu tả tổng thể một hệ điều hành giống Unix (còn được biết đến dưới tên GNU/Linux) được tạo ra bởi việc đóng gói nhân Linux cùng với các thư viện và công cụ GNU, cũng như là các bản phân phối Linux. Thực tế thì đó là tập hợp một số lượng lớn các phần mềm như máy chủ web, các ngôn ngữ lập trình, các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, các môi trường làm việc desktop như GNOME và KDE, và các ứng dụng thích hợp cho công việc văn phòng như OpenOffice.

Khởi đầu, Linux được phát triển cho dòng vi xử lý 386, hiện tại hệ điều hành này hỗ trợ một số lượng lớn các kiến trúc vi xử lý, và được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau từ máy tính cá nhân cho tới các siêu máy tính và các thiết bị nhúng như là các máy điện thoại di động.

Ban đầu, Linux được phát triển và sử dụng bởi những người say mê. Tuy nhiên, hiện nay Linux đã có được sự hỗ trợ bởi các công ty lớn như IBM và Hewlett-Packard, đồng thời nó cũng bắt kịp được các phiên bản Unix độc quyền và thậm chí là một thách thức đối với sự thống trị của Microsoft Windows trong một số lĩnh vực. Sở dĩ Linux đạt được những thành công một cách nhanh chóng là nhờ vào các đặc tính nổi bật so với các hệ thống khác: chi phí phần cứng thấp, tốc độ cao (khi so sánh với các phiên bản Unix độc quyền) và khả năng bảo mật tốt, độ tin cậy cao (khi so sánh với Windows) cũng như là các đặc điểm về giá thành rẻ, không bị phụ thuộc vào nhà cung cấp. Một đặc tính nổi trội của nó là được phát triển bởi một mô hình phát triển phần mềm nguồn mở hiệu quả.

Tuy nhiên, hiện tại số lượng phần cứng được hỗ trợ bởi Linux vẫn còn rất khiêm tốn so với Windows vì các trình điều khiển thiết bị tương thích với Windows nhiều hơn là Linux. Nhưng trong tương lai số lượng phần cứng được hỗ trợ cho Linux sẽ tăng lên.