So sánh giữa tròng trắng và tròng đỏ năm 2024

Rất may, xã hội đã phát triển, với nhiều chuyên gia y tế hiện khuyến khích mọi người tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo lành mạnh, vì chúng giàu chất dinh dưỡng.

Những thực phẩm này bao gồm cá hồi, các loại hạt, quả bơ, và vâng, thậm chí cả lòng đỏ trứng. Tất cả những lựa chọn này, cộng với nhiều lựa chọn khác, cũng có thể giúp bạn no lâu và thậm chí có thể khiến bạn ít tiêu thụ calo rỗng vào cuối ngày hơn, theo Eat This, Not That!

Lấy một khẩu phần sữa chua làm ví dụ. Bạn nghĩ lựa chọn nào trong số hai loại này là lựa chọn lành mạnh nhất: 1/2 cốc sữa chua nguyên chất béo ngậy phủ quả mọng và các loại hạt, hoặc 1/2 cốc sữa chua không chứa chất béo.

Nếu bạn trả lời câu đầu tiên, bạn đã đúng! Sữa chua không chứa chất béo có thể không khiến bạn no lâu và chúng thường chứa nhiều đường.

Trứng là món ăn dễ chế biến và có nhiều lợi ích cho sức khỏe

Shuttertock

Khái niệm tương tự cũng áp dụng cho trứng. Nếu chỉ ăn lòng trắng trứng có nghĩa là bạn bỏ qua chất béo lành mạnh và nhiều loại vitamin, bao gồm vitamin A, D, E, K và sáu loại vitamin B khác nhau.

Ngoài ra, lòng đỏ trứng rất giàu choline, một chất dinh dưỡng thiết yếu tự nhiên có trong nhiều loại thực phẩm khác nhau, chẳng hạn như thịt gà, cá, cải Brussels, khoai tây và gạo, theo Eat This, Not That!

Nên nhớ, một quả trứng luộc là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào thứ hai, ngay sau gan bò. Lòng đỏ trứng cũng cung cấp nhiều chất khoáng vi lượng, chủ yếu là sắt và kẽm.

Một số người bị cholesterol cao có thể do dự ăn lòng đỏ trứng, vì chúng chứa nhiều cholesterol trong chế độ ăn - một quả trứng lớn chứa 187 miligam cholesterol, hoặc khoảng 62% lượng chất dinh dưỡng cần cho cơ thể mỗi ngày [Daily Value], theo USDA.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã không thể xác định mối liên quan trực tiếp giữa cholesterol trong chế độ ăn uống và cholesterol trong máu.

Như Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh [CDC] Mỹ đã chỉ ra, các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, chẳng hạn như kem, thịt đỏ và bánh ngọt có bơ có thể gây lo ngại nhiều hơn đến mức cholesterol trong máu của bạn.

Trứng gà có thể kết hợp với các loại thực phẩm khác làm món ăn sáng khoái khẩu của nhiều người, chẳng hạn như món trứng kho, luộc, rán, chưng, hấp, súp, cháo, canh…

Trứng gà là loại thực phẩm chế biến được nhiều món, nhiều người thích ăn là vậy, tuy nhiên có rất nhiều nhận thức sai lầm về thành phần, hàm lượng dinh dưỡng và cách dùng của nó.

1. Phải chăng toàn bộ lòng trắng trứng là protein , toàn bộ lòng đỏ là chất béo?

Chắc hẳn nhiều người đã nghe qua quan điểm như trên, nhất là những người thường xuyên tập luyện thể thao [thể hình, bơi lội…], họ tin tưởng cách nghĩ trên là đúng, đưa ra công thức ăn uống nghiêm ngặt về việc tăng hàm lượng protein, giảm chất béo nạp vào cơ thể, bằng cách mỗi ngày chỉ ăn 1 lòng đỏ nhưng lại ăn trên 10 lòng trắng trứng gà.

Sự thật:

Tỉ lệ protein trong lòng trắng và lòng đỏ không chênh nhau lớn

Thực tế, hàm lượng protein có trong lòng trắng là 11%, còn trong lòng đỏ là 17,5%.

Hàm lượng protein có trong lòng đỏ cao hơn trong lòng trắng trứng gà không nhiều. Tuy nhiên, trong một quả trứng, tỉ lệ lòng trắng lại cao hơn nhiều so với lòng đỏ.

Chúng ta có thể làm một phép tính đơn giản, thông thường một quả trứng nặng khoảng 55gram, bỏ đi phần vỏ, còn khoảng 48gram, trong đó:

Lòng trắng chiếm 34gram, hàm lượng protein là 3,8gram.

Lòng đỏ chỉ chiếm khoảng 14gram, hàm lượng protein là 2,5gram.

![ Ảnh minh họa ][////i0.wp.com/cafefcdn.com/thumb_w/640/2017/photo-0-1510193258677.png]

Ảnh minh họa

Lòng đỏ hay lòng trắng trứng gà đều tốt, không nên lãng phí

Như vậy, trong một quả trứng, độ chênh lệch hàm lượng protein có trong lòng đỏ và lòng trắng không lớn.

Mặt khác, thành phần axit amin trong lòng trắng cũng toàn diện như lòng đỏ, cơ thể người dễ dàng hấp thụ.

Vì vậy, lòng đỏ hay lòng trắng trứng gà đều tốt, không nên lãng phí.

2. Lòng đỏ trứng gà có hàm lượng chất béo cao, người có nồng độ cholesterol trong máu cao nên ăn hay không?

Lòng trắng trứng gà hầu như không có chất béo, khoảng 98% lượng chất béo trong một quả trứng chủ yếu tập trung trong lòng đỏ, 1 lòng đỏ trứng gà chứa khoảng 5gram chất béo.

Đừng vì hàm lượng chất béo và cholesterol mà bạn bỏ đi lòng đỏ

Cholesterol đi cùng với chất béo, trong một quả trứng chứa khoảng 200 miligram cholesterol [toàn bộ nằm trong lòng đỏ].

Tuy nhiên, đừng vì hàm lượng chất béo và cholesterol mà bạn bỏ đi lòng đỏ, bởi hàm lượng một số chất dinh dưỡng có trong lòng đỏ lớn hơn nhiều so với lòng trắng.

Trong lòng đỏ chứa một lượng lớn khoáng chất như phốt pho, sắt, canxi.

Các vitamin tan trong chất béo như A, D, E, K và một lượng lớn vitamin B nằm trong lòng đỏ.

Một số chất giúp tăng cường thị lực như lutein, zeaxanthin hay các chất có chức năng phòng ngừa một số bệnh mãn tính như lecithin, trimethylglycine đều có trong lòng đỏ.

Ăn nhiều thức ăn chứa cholesterol không liên quan đến việc tăng hàm lượng cholesterol trong máu

Mặc dù thường bị mang "tiếng xấu", nhưng cholesterol là chất không thể thiếu trong cơ thể, nó có tác dụng sản sinh hormon steroid cần thiết cho sự phát triển và hoạt động bình thường của cơ thể người, trong đó bao gồm cả hormon giới tính nam và nữ. Ngoài ra cholesterol còn là thành phần cấu trúc của các tế bào, tạo mật, tăng cường khả năng miễn dịch.

Các chuyên gia dinh dưỡng đều cho rằng, cholesterol trong thức ăn hoàn toàn khác cholesterol trong máu, vì vậy việc ăn nhiều thức ăn chứa cholesterol không liên quan đến việc tăng hàm lượng cholesterol trong máu.

Lòng đỏ và lòng trắng trứng gà đều tốt, đều nên ăn

Không nên vì lòng đỏ trứng gà khô, có cảm giác khó nuốt mà không dùng đến nó, tốt nhất là ăn cả lòng đỏ và lòng trắng.

Vì vậy, đáp án của câu hỏi "Lòng đỏ hay lòng trắng tốt hơn?" là: Cả hai đều tốt, đều nên ăn.

3. Một số điểm cần lưu ý khi ăn trứng gà

Nhiều người có quan niệm ăn trứng gà khó tiêu, người có dạ dày không tốt không nên ăn đúng hay sai? Quan niệm trên là sai, vì lượng axit amin có trong trứng gà là toàn diện, protein và chất béo đều dễ hấp thụ.

Bất kể là trẻ em, thanh thiếu niên trong độ tuổi phát triển, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú hay người bệnh, suy nhược cơ thể đều có thể hấp thụ được chất dinh dưỡng từ trứng gà, mỗi ngày nên ăn 1 quả là đủ.

Những người bị bệnh trong nhóm "4 cao" không nên ăn trứng, đúng hay sai?

Quan niệm trên là sai, cụm từ "4 cao" gồm người bị cao huyết áp, lượng đường trong máu cao, cholesterol trong máu cao và acid uric cao. Nhiều người cho rằng, ăn trứng ảnh hưởng đến việc điều trị các chứng bệnh nói trên.

![ Ảnh minh họa ][////i0.wp.com/cafefcdn.com/thumb_w/640/2017/photo-1-1510193258695.png]

Ảnh minh họa

Thực ra, những người bị một trong bốn chứng bệnh nói trên, 1 ngày ăn 1 quả trứng không có vấn đề gì. Ngoài việc giàu hàm lượng protein, lượng nitơ, đường, purin trong trứng không cao.

Thực ra, bạn có thể ăn 2 trứng một ngày vẫn có thể được, bởi nó liên quan đến những thực phẩm ăn cùng, chẳng hạn ăn nhiều rau thì không vấn đề gì.

Những người bị dị ứng trứng gà không nên ăn

Trứng gà được Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] xếp vào nhóm 1 trong 8 loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho con người, nhất là trẻ em.

Các bậc phụ huynh khi cho con ăn trứng, trước tiên cần lưu ý con mình có dấu hiệu bất thường hay không, nếu có phải dừng ngay.

Bất luận người lớn hay trẻ em, nếu có tiền sử dị ứng trứng, nên tránh ăn trứng gà hoặc các loại thực phẩm có thành phần như trứng gà.

Người bị viêm túi mật nên ăn ít trứng

Người bị bệnh viêm túi mật phải hạn chế lượng cholesterol, không chỉ hạn chế ăn lòng đỏ trứng gà, mà còn hạn chế ăn chất béo động vật.

Trong chế độ ăn của người bệnh nên bổ sung các loại sản phẩm từ đậu bởi trong đó chứa nhiều chất xơ và stero, đây cũng là loại thực phẩm giàu protein.

Trứng gà là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, lòng đỏ và lòng trắng đều tốt, không nên bỏ phí lòng đỏ vì những thông tin không chính xác.

Chủ Đề