So sánh giữa hòa giải và thương lượng moi truong năm 2024

Tranh chấp môi trường là gì? Dấu hiệu đặc trưng của tranh chấp môi trường ra sao? Các phương thức giải quyết tranh chấp môi trường như thế nào? Bài viết dưới đây, NPLAW sẽ chia sẻ tới bạn các thông tin hữu ích xoay quanh tranh chấp môi trường.

1. Khái niệm tranh chấp môi trường

Tranh chấp môi trường là những xung đột giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân, các cộng đồng dân cư về quyền và lợi ích liên quan đến việc phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; về việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và môi trường; về quyền được sống trong môi trường trong lành và quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe , tài sản do làm ô nhiễm môi trường gây nên.

2. Dấu hiệu đặc trưng tranh chấp môi trường

So với các tranh chấp khác, tranh chấp môi trường có một số đặc trưng như sau:

- Tranh chấp môi trường là xung đột mà trong đó lợi ích công và lợi ích tư thường gắn chặt với nhau.

- Tranh chấp môi trường thường xảy ra với quy mô lớn, liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân, các cộng đồng dân cư, thậm chí liên quan đến nhiều quốc gia.

So sánh giữa hòa giải và thương lượng moi truong năm 2024

- Vị thế của các bên trong tranh chấp môi trường thường không cân bằng, thường có một bên tham gia là chủ các dự án hoặc các cơ quan quản lý, trong khi bên còn lại chỉ là những thường dân với những đòi hỏi về chất lượng môi trường sống.

- Tranh chấp môi trường có thể nảy sinh ngay khi chưa có sự xâm hại thực tế đến các quyền và lợi ích hợp pháp về môi trường.

- Giá trị của những thiệt hại trong tranh chấp môi trường thường rất lớn và khó xác định.

3. Nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp môi trường

Các nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp môi trường bao gồm:

- Nguyên tắc công quyền can thiệp: Giải quyết tranh chấp môi trường không chỉ là mong muốn của các bên tranh chấp mà còn là trách nhiệm của Nhà nước. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, sự can thiệp của công quyền vào việc giải quyết tranh chấp cần được xem là loại trách nhiệm công vụ hay còn gọi là công quyền đương nhiên can thiệp.

- Nguyên tắc phòng ngừa: Nguyên tắc phòng ngừa đặc biệt có ý nghĩa trong việc giải quyết những vụ kiện đòi chấm dứt các mối nguy hiểm tiềm tàng đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng từ các hoạt động phát triển, nhất là các dự án có quy mô lớn, như: dự án xây dựng nhà máy hoá chất, các công trình thuỷ điện, nhiệt điện, điện nguyên tử, công trình Xử lý chất thải, đường giao thông... Để thực hiện đầy đủ nguyên tắc phòng ngừa trong giải quyết xung đột, cần thiết phải tuân thủ các quy định về đánh giá tác động môi trường.

- Nguyên tắc phối hợp, hợp tác: Nguyên tắc phối hợp, hợp tác hành động có thể được hiểu là thông qua hoạt động giải quyết tranh chấp để liên kết tất cả các bên tham gia. Họ có cơ hội đối thoại trực tiếp với nhau, thông tin đầy đủ cho nhau và cùng nhau xây dựng những cam kết có tính đồng thuận xã hội, cùng nhau xác định trách nhiệm, chia sẻ quyền lợi và tìm tiếng nói chung để ngăn chặn nguy cơ hủy hoại môi trường nhằm hướng tới phát triển bền vững.

So sánh giữa hòa giải và thương lượng moi truong năm 2024

- Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả giá: Nội dung của nguyên tắc là xác định “cái giá” phải trả đối với người có hành vi gây ô nhiễm môi trường. "Cái giá" đó là: 1) Phải áp dụng các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường; và 2) Phải bồi thường thiệt hại về môi trường, về tính mạng, sức khoẻ và tài sản cho các nạn nhân (nếu có). Nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại về môi trường.

- Nguyên tắc tham vấn chuyên gia: Để xác định một cách có căn cứ khoa học thiệt hại xảy ra đối với môi trường, tính mạng, sức khoẻ và tài sản của các nạn nhân trong các tranh chấp môi trường cần sử dụng cơ chế tham vấn chuyên gia. Khi đó các số liệu mới trở thành căn cứ khoa học - pháp lý giúp các bên tranh chấp cũng như cơ quan có thẩm quyền đánh giá, dự báo và kết luận đầy đủ để đưa ra các phán quyết đảm bảo tính chính xác, khách quan.

4. Các phương thức giải quyết tranh chấp môi trường

Việc giải quyết tranh chấp môi trường được tiến hành theo các phương thức sau:

- Thương lượng: Thương lượng trong giải quyết tranh chấp môi trường có đặc điểm là thường diễn ra giữa các chủ thể đại diện. Do số lượng người liên quan trong mỗi vụ tranh chấp quá đông nên quá trình thương lượng không thể diễn ra trực tiếp giữa những người có liên quan.

- Hòa giải: Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua người thứ ba, là người ở giữa đưa ra các đề nghị, đề xuất bằng lời nói, hoặc bằng văn bản, giúp các bên thấy được lợi ích thiết thực trong việc giải quyết tranh chấp của mình, từ đó các bên có thiện chí, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình để giải quyết tranh chấp. Mục tiêu của giải quyết tranh chấp môi trường thông qua hòa giải là nhằm từng bước thu hẹp các mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên tranh chấp, tìm ra một phương án giải quyết mà các bên tranh chấp cùng chấp thuận và tổ chức thực hiện thành công phương án đó.

- Giải quyết tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền: Khác với các lĩnh vực dân sự, kinh tế hay lao động, trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tranh chấp có thể được giải quyết theo thủ tục hành chính và thủ tục tư pháp. Tại Việt Nam, giải quyết tranh chấp môi trường là một trong 9 nội dung của hoạt động quản lý nhà nước về môi trường. Bộ máy các cơ quan quản lý môi trường tham gia giải quyết tranh chấp môi trường được tổ chức ở cả 4 cấp: Cán bộ địa chính cấp phường, xã; các cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; sở tài nguyên và môi trường; cục bảo vệ môi trường.

5. Trình tự giải quyết tranh chấp môi trường

Trình tự giải quyết tranh chấp môi trường bao gồm 03 bước cụ thể:

Bước 1: Kiểm tra, xác minh những nội dung được phản ánh trong các đơn thư khiếu kiện

Bước 2: Hướng dẫn bên bị thiệt hại thu thập các chứng cứ về sự thiệt hại và xác định yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại

Bước 3: Tham gia giải quyết tranh chấp, góp phần điều hòa lợi ích giữa các bên xung đột

6. Tranh chấp về môi trường được quy định ra sao?

Căn cứ Điều 162 Luật bảo vệ Môi trường năm 2020 thì tranh chấp môi trường được quy định cụ thể như sau:

Nội dung tranh chấp về môi trường bao gồm: Tranh chấp về quyền, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng thành phần môi trường; Tranh chấp về xác định nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; Tranh chấp về trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại về môi trường.

Việc giải quyết tranh chấp về môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự, quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại về môi trường được thực hiện theo Điều 133 của Luật bảo vệ Môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.

So sánh giữa hòa giải và thương lượng moi truong năm 2024

Thời điểm để tính thời hiệu khởi kiện về môi trường là ngày tổ chức, cá nhân bị thiệt hại có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường của tổ chức, cá nhân khác.

Tranh chấp về môi trường trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà một hoặc các bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài được giải quyết theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

7. Vai trò của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp về môi trường

Tại Việt Nam, theo quy định của pháp luật hiện hành, thẩm quyền giải quyết dạng tranh chấp phổ biến nhất trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được xác định theo pháp luật tố tụng dân sự. Theo đó, thẩm quyền giải quyết tranh chấp được xác định theo đối tượng tranh chấp sẽ là: Toà án nhân dân cấp tỉnh xét xử sơ thẩm các vụ án có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho toà án nước ngoài. Toà án nhân dân huyện xét xử sơ thẩm những trường hợp còn lại. Còn xét theo phạm vi lãnh thổ thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ thuộc tòa án nơi địa phương bị đơn cư trú, làm việc (nếu bị đơn là cá nhân) hoặc nơi bị đơn có trụ sở (nếu bị đơn là tổ chức). Các đương sự cũng có thể thỏa thuận tòa án nơi cư trú của nguyên đơn để giải quyết. Nếu vụ án về tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi địa phương mà mình cư trú, làm việc hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết.

8. Dịch vụ tư vấn tranh chấp môi trường

Nếu quý khách cần một đơn vị hỗ trợ pháp lý trong việc tư vấn, hướng dẫn các vấn đề pháp lý xoay quanh tranh chấp môi trường, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Ngoài việc tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến yêu cầu của quý khách hàng, chúng tôi còn trực tiếp soạn thảo hồ sơ, đại diện cho khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước cho đến khi nhận được kết quả cuối cùng.

NPLAW tự tin với đội ngũ chuyên viên tư vấn, luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn pháp luật sẽ mang đến cho quý khách những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.


Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về tranh chấp môi trường NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau: