So sánh giữa điện thoại sony và lg

Chỉ bán được 2,9 triệu smartphone trong cả năm 2020 nhưng hiện tại mảng di động của Sony đã có lãi sau 5 năm chỉ biết thua lỗ.

Câu chuyện của ngành điện thoại thông minh gắn liền với những lời chia tay đầy tiếc nuối. Trong khi các thương hiệu Trung Quốc ngày càng phát triển và thu được lợi nhuận thì nhiều thương hiệu lâu đời lại gặp khó khăn. BlackBerry, HTC và Nokia đã thất bại. LG là nạn nhân mới nhất của thị trường cạnh tranh khốc liệt này. Sau nhiều lần cố gắng để khôi phục vị thế của mình, họ phải công bố dừng mảng kinh doanh smartphone vào tháng 4 vừa qua.

Tưởng như Sony sẽ là cái tên tiếp theo cho xu hướng đáng tiếc này. Tuy nhiên, những động thái gần đây cho thấy có vẻ như hãng di động Nhật Bản sẽ là ngoại lệ. Trên thực tế, họ đã tìm thấy “ánh sáng cuối đường hầm” vào thời điểm nhiều ông lớn khác đã đầu hàng thị trường.

Sony Xperia 1 III có giá 1.299 USD.

Lần đầu tiên sau 5 năm, bộ phận di động của Sony công bố có lãi vào quý I/2021. Họ đạt được “kỳ tích” này bằng cách cắt giảm chi phí sản xuất, tăng giá bán trung bình của thiết bị. Có thể thấy rõ chiến lược này khi chiếc di động cao cấp mới nhất là Xperia 1 III được bán với giá 1.299 USD.

Tuy nhiên, bức tranh không phải toàn màu hồng. Sony đang bán ít điện thoại hơn bất kỳ thời điểm nào trong thập kỷ qua. Trong cả năm 2020, hãng chỉ bán được 2,9 triệu máy, so với mức đỉnh điểm năm 2014 là 39,1 triệu máy. Mặc dù vậy, điều quan trọng là Sony Mobile vẫn đang tồn tại và phát triển.

So sánh giữa LG và Sony là một điều thú vị. Cả 2 đều là những thương hiệu công nghệ khổng lồ, có tính kế thừa. Sau những thành công ban đầu trên thị trường thiết bị cầm tay, họ đã phải “nuôi báo cô” bộ phận di động trong nửa thập kỷ qua. LG cuối cùng đã từ bỏ còn Sony lại có lãi.

Sự khác biệt ở đây là LG chưa bao giờ tỏ ra kiên định với một mục tiêu cụ thể. Họ ra mắt nhiều thiết bị khác nhau, một số mang tính thử nghiệm cao. Từ những thử nghiệm mang tính mạo hiểm cao như LG G5, Wing cho đến các thiết bị cực kỳ an toàn như G7 ThinQ, hay thiết bị thời trang như Velvet, ngày càng khó biết được ai sẽ mua điện thoại LG.

Trong khi đó, Sony lại tỏ ra “hướng nội”, cố gắng hết sức để làm tốt những giá trị cốt lõi của mình mà không dành nhiều tâm trí để phát triển một chiếc smartphone mang tính đột phá.

Thực tế, Sony gặp những rắc rối tương tự LG vào giữa đến cuối cũng như 2010, với doanh số và thị phần ngày càng giảm. Dòng sản phẩm Xperia Z và XZ ra mắt lịch phát hành 2 lần/năm. Hàng loạt những phiên bản ra mắt gây hoang mang người dùng với rất ít sự đổi mới. Những chiếc điện thoại này nhận nhiều đánh giá trái chiều.

Dòng Xperia chỉ thực sự bước sang một trang mới khi chiếc Xperia 1 ra mắt, tập trung vào việc khắc phục những chỉ trích trước đây của người dùng và vẫn giữ một “chất” Sony không lẫn vào đâu được. Nó nhận được nhiều sự ca ngợi vì phần cứng tuyệt vời, mặc dù giá rất đắt và không hoàn hảo. Trên mẫu di động này, Sony lần đầu tiên giới thiệu màn hình OLED 4K HDR 21:9, 3 camera, đưa trở lại giắc cắm tai nghe [cho mở rộng lưu trữ] để biến nó thành cỗ máy đa phương tiện tối ưu.

Các số liệu riêng của Sony cho thấy họ không sản xuất điện thoại cho số đông người tiêu dùng phổ thông nhưng lợi nhuận thu về cho thấy họ không cần phải làm như vậy. Bằng cách tận dụng màn hình TV Bravia, máy ảnh Alpha và công nghệ âm thanh tốt nhất của mình, Sony cho thấy họ có thể tồn tại trong thị trường điện thoại thông minh cạnh tranh khốc liệt bằng cách “chọn lọc người mua”.

LG, BlackBerry và nhiều hãng di động khác đã chứng minh việc tạo ra một thị trường ngách bền vững không hề dễ dàng. Nó càng khó khăn hơn khi thị trường di động chứng kiến các thương hiệu chạy đua về giá đến mức chạm đáy. Tuy nhiên, sự “vững vàng” của Sony cho thấy ngành di động vẫn có đất cho những sự khác biệt thực sự.

Sony đã tạo niềm tin. Và họ phải mất nhiều năm để tìm ra “công thức” tồn tại trong thị trường khốc liệt này.

Sony đang là người vượt trội hơn hẳn khi so sánh giữa mẫu Xperia Z5 và LG G Flex 2 về gần như mọi mặt từ cấu hình, thiết kế, cho tới các tính năng đi kèm. Tuy nhiên với một mức giá tầm trung, G Flex 2 vẫn lợi thế hơn do tiếp cận được với nhiều đối tượng người dùng.

Sony Xperia Z5

Ưu điểm:

– Thiết kế vỏ nhôm nguyên khối đẹp, sang trọng, cao cấp

– Bộ cảm biến vân tay độc đáo ở cạnh bên

– Camera lấy nét và chụp tốc độ cao

Nhược điểm:

– Phần cứng không có nhiều thay đổi so với mẫu tiền nhiệm Z4

– Lượng pin chưa thực sự ấn tượng

LG G Flex 2

Ưu điểm:

– Kích thước phù hợp cùng độ phân giải tốt hơn LG G Flex

– Phần cứng mạnh mẽ, hiệu năng ổn định

Nhược điểm:

– Chưa nhiều điểm mới ở thiết kế

Đánh giá về thiết kế

Năm 2015 là một cột mốc đáng nhớ với làng di động thế giới, bởi hầu hết những thiết bị được ra mắt trong năm đều mang một điểm khác biệt độc đáo. Apple với iPhone 6 Plus đột phá về kích thước so với những thế hệ tiền nhiệm, Samsung với S6 Edge màn hình cong độc đáo, LG với G4 vỏ da cùng khả năng chụp ảnh độc đáo.

Đây vô hình chung là một sức ép không nhỏ nếu các thương hiệu nổi tiếng như Sony, HTC nếu muốn tiếp tục cạnh tranh tại phân khúc smartphone cao cấp. Và có thể nhận định ràng, Sony đã không làm người hâm mộ phải thất vọng.

Vẫn với thiết kế Omnibalance cân đối truyền thống, tuy nhiên người ta có thể thấy rõ những nâng cấp của Sony thể hiện qua từng đường nét, góc cạnh trên thế hệ lần này. Chiếc Xperia Z5 sở hữu chất liệu cao cấp hơn, khung vỏ nhôm được trau chuốt cẩn thận, 4 góc cạnh bớt bo tròn hơn, tạo nét nam tính hơn khi so sánh với những thế hệ trước. Các chi tiết khác như mặt kính cường lực ở mặt trước và sau vẫn được duy trì.

Các nút cứng trên Sony Xperia Z5 cũng được làm lại, đề cao sự cứng cáp, và đồng bộ. Các cổng kết nối vẫn được che phủ bởi những tấm doăng cao su, nhưng tạo cảm giác chắc chắn, và kín hơn. Điểm độc đáo về thiết kế của Xperia Z5 đó là nút nguồn được làm lại, không nổi lên trên bề mặt mà lõm xuống, nhằm phù hợp với chức năng cảm biến vân tay của máy.

Ấn tượng đầu tiên về LG G Flex 2 chắc chắn là đến từ lớp vỏ bề ngoài của nó. Khác với nhiều mẫu smartphone vỏ nhám, hay vỏ kim loại đục thông thường, LG G Flex 2 tất nhiên là chỉ sử dụng vỏ nhựa dẻo, nhưng trông rất trơn láng và bỏng bẩy, giống như một mẫu xe hơi thể thao vậy.

Nét cong tự nhiên và dáng vẻ cao cấp vẫn là những gì mà LG G Flex thế hệ thứ 2 giữ lại được từ người tiền nhiệm của nó. Tuy nhiên trông nó thanh thoát và đỡ bị dày mình hơn hẳn so với mẫu G Flex ra mắt năm 2013, chủ yếu nhờ vào kích thước được thu gọn đánh kể: màn hình từ 6 inch xuống chỉ còn 5,5 inch.

Bên cạnh đó, các chi tiết truyền thống của LG vẫn được giữ nguyên như lớp viền bezel mỏng, các nút cứng đặt phía sau ốp lưng, ngay dưới camera chính cùng nhiều chi tiết được tối ưu khác hứa hẹn sẽ mang một sự cạnh tranh lớn tới các mẫu smartphone cao cấp hiện nay trên thị trường.

Đánh giá về phần cứng và khả năng xử lý

Nói về các tính năng mới trên Sony Xperia Z5, đầu tiên phải kể đến sự nâng cấp về khả năng chụp ảnh, cùng camera độ phân giải 23 megapixel. Tất nhiên, độ phân giải không phải là yếu tố quan trọng, hay duy nhất tác động tới chất lượng ảnh chụp. Một trong những lý do khiến Sony Xperia Z5 được đánh giá rất cao về khả năng chụp ảnh đến từ tốc độ lấy nét đáng kính ngạc của nó.

Theo các báo cáo, Xperia Z5 chỉ mất 0.03 giây để lấy nét, cũng như khả năng lấy nét các vật thể chuyển động cao. Trên thế hệ smartphone mới này, Sony cũng giới thiệu một tính năng mới có tên Clear Image Zoom, cho phép khả năng zoom kỹ thuật số tốt hơn rất nhiều so với các thế hệ smartphone cao cấp khác như Samsung Galaxy S6 hay iPhone 6.

Tiếp theo, một tính năng cũng không thể không nhắc tới, đó là việc trang bị bộ cảm biến vân tay trên Xperia Z5. Khác với các mẫu smartphone hiện nay tích hợp bộ cảm biến tại nút Home phần thân trước may, Xperia Z5 lại đặt nút nguồn ởvị trícạnh phải của máy, giống như thiết kế truyền thống của dòng sản phẩm này. Nút nguồn tuy nhiên được làm lõm xuống, và rất phù hợp với thao tác nhấn của ngón cái.

Về mặt thông số kỹ thuật, chiếc Xperia Z5 được trang bị lõi chip xử lý Snapdragon 810, RAM 3GB, màn hình cảm ứng 5,2 inch độ phân giải 1080p và pin dung lượng 2900mAh.

Phần cứng và hiệu năng xử lý luôn là những gì mà nhà sản xuất LG chú tâm và luôn cố gắng là người đi trước so với các hãng công nghệ khác. Điều này đã từng đến với siêu phẩm LG G3 khi đây là chiếc smartphone đầu tiên được trang bị độ phân giải QHD cùng màn hình lớn. Và một lần nữa trên G Flex 2, LG lại làm các tín đồ công nghệ phải ngả mũ vì phần cứng cực khủng của mình.

Ấn tượng mạnh nhất có lẽ đến từ bộ vi xử lý của nó. Khi mà hiện nay, chip xử lý Snapdragon 805 còn là một cái gì đó xa xôi, và xa xỉ khi chỉ mới xuất hiện trên vài thiết bị, như Galaxy Note 4, hay Nexus 6, thì LG G Flex 2 lại sở hữu tận phiên bản Snapdragon 810 có tốc độ 2.0GHz, cùng lõi tám nhân cho tốc độ xử lý vượt trội.

Đi kèm với LG G Flex 2 là 3GB RAM, cũng thuộc vào hàng top hiện nay. Bộ nhớ trong này đảm bảo cho người dùng có thể thoải mái xử dụng các ứng dụng, trò chơi, xem phim, hay đa nhiệm mà không gặp phải các vấn đề về chậm xử lý, hay trong khâu truyển tải dữ liệu.

Hoàn thiện thêm cho phần cứng khủng của mình, LG G Flex 2 cũng sở hữu pin dung lượng lên tới 3000 mAh hứa hẹn khoảng 2 ngày sử dụng trong điều kiện thông thường. Bên cạnh đó, nhà sản xuất LG cũng giới thiệu một công nghệ mới của hãng giúp cải thiện thời lượng sạc pin đáng kể. Cụ thể, người dùng có thể đạt 50% chỉ sau hơn 30 phút cắm sạc.

Nhận định

Không rõ rằng liệu LG có ý định tiếp tục với dòng sản phẩm màn hình cong G Flex hay không, nhưng hiện chúng ta có thể thấy rõ rằng Sony đang là người vượt trội hơn hẳn khi so sánh giữa mẫu Xperia Z5 và LG G Flex 2.

Ngoài điểm nhấn về màn hình cong, LG G Flex 2 gần như thua kém mọi mặt so với đối thủ của mình. Tuy nhiên với một mức giá tầm trung, thế hệ smartphone này vẫn có một lợi thế nhỏ nhờ tiếp cận được với nhiều đối tượng người dùng hơn.

Chủ Đề