So sánh điện thế nghỉ và điện thế sinh hoạt năm 2024

Khái niệm điện thế hoạt động, các giai đoạn của điện thế hoạt động

Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực khi tế bào bị kích thích.

Quảng cáo

- Giai đoạn mất phân cực: -70mV → 0

Khi bị kích thích, tính thấm của màng đối với các ion thay đổi, màng chuyển từ trạng thái nghỉ sang trạng thái hoạt động → gây nên sự khử cực [cửa Na+ mở, Na+ từ ngoài vào tế bào] → trung hoà điện giữa hai màng tế bào.

- Giai đoạn đảo cực: 35mV

Cổng Na mở rộng → Na+ từ bên ngoài di chuyển ồ ạt vào trong tế bào → bên trong tế bào tích điện dương, bên ngoài tích điện âm

- Giai đoạn tái phân cực: -70mV

Cổng K+ mở rộng, cổng Na+ đóng lại. K+ đi qua màng tế bào ra ngoài → bên ngoài tích điện dương và bên trong tích điện âm → tái phân cực.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 11 - Xem ngay

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

\>> Học trực tuyến Lớp 11 trên Tuyensinh247.com. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

THI247.com giới thiệu đến bạn đọc tài liệu lý thuyết trọng tâm và các dạng bài tập trắc nghiệm điện thế nghỉ, điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh trong chương trình Sinh học lớp 11.

Mục tiêu: Kiến thức: + Nêu được khái niệm điện sinh học, phân biệt được khái niệm điện thế nghỉ và điện thế động. + Trình bày và so sánh được sự dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin và không có bao miêlin. Kĩ năng: + Đọc và xử lí thông tin trong sách giáo khoa để tìm hiểu khái niệm điện sinh học, điện thế nghỉ và điện thế động. + Phân tích, so sánh để phân biệt được điện thế nghỉ và điện thế động, sự dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin và không có bao miêlin.

  1. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM 1. Khái niệm điện sinh học, điện thế nghỉ, điện thế hoạt động. 1.1. Khái niệm điện sinh học Điện sinh học là khả năng tích điện của tế bào, cơ thể. Điện sinh học bao gồm điện thế nghỉ [điện tĩnh] và điện thế hoạt động. 1.2. Khái niệm điện thế nghỉ Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào nghỉ ngơi [không bị kích thích], phía trong màng tế bào tích điện âm so với phía ngoài màng tích điện dương. Ví dụ: điện thế nghỉ của tế bào thần kinh khổng lồ của mực ống là -70 mV, của tế bào nón trong mắt ong mật là – 50 mV. Nguyên nhân là do sự chênh lệch nồng độ Na+ , K+ hai bên màng; tính thấm của màng đối với ion K+ [cổng kali mở để ion kali đi từ trong ra ngoài]; lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu; hoạt động của bơm Na – K. Hình 1. Sơ đồ đo điện thế nghỉ trên tế bào thần kinh ở mực ống 1.3. Khái niệm điện thế hoạt động Điện thế hoạt động là sự thay đổi điện thế giữa trong và ngoài màng khi nơron bị kích thích. Đồ thị điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn: + Mất phân cực [khử cực]: điện từ giá trị âm chuyển dần tới 0. + Đảo cực: điện thế mang giá trị dương. + Tái phân cực: điện thế quay về trạng thái âm ban đầu. Nguyên nhân là do sự thay đổi tính thấm của màng đối với các ion thay đổi gây nên sự khử cực [khi Na+ từ ngoài vào tế bào] – đảo cực [Na+ tiếp tục vào] – tái phân cực [khi K+ từ trong tế bào ra ngoài]. Hình 2. Đồ thị điện thế hoạt động. 2. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh. 2.1. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin Trên sợi thần kinh không có bao miêlin, xung thần kinh truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kế tiếp. Xung thần kinh lan truyền là do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp hết vùng này sang vùng khác trên sợi thần kinh. Hình 3. Chiều lan truyền của xung thần kinh 2.2. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin Một số sợi có bao miêlin bao quanh. Bao miêlin bao bọc không liên tục mà ngắt quãng tạo thành các eo Ranvie. Bao miêlin có bản chất là phôtpholipit nên có màu trắng và có tính chất cách điện. Trên sợi thần kinh có bao miêlin, xung thần kinh truyền theo kiểu nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie tiếp theo → tốc độ truyền xung nhanh hơn trên sợi không có bao miêlin. Xung thần kinh lan truyền là do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. Hình 4. Xung thần kinh lan truyền trên dây thần kinh có bao miêlin Ví dụ: tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh vận động [có bao miêlin] khoảng 100m/giây; sợi thần kinh giao cảm [không có bao miêlin] khoảng 3-5 mg/giây. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA. II. CÁC DẠNG BÀI TẬP

[ads]

Chủ Đề