So sánh các thành phố trực thuộc trung ương

Năm 2015, lần đầu tiên Tổng Cục Thống kê công bố chính thức công bố chỉ số giá sinh hoạt theo không gian [SCOLI] và Hà Nội được chọn là gốc để so sánh giá của 62 tỉnh, thành còn lại. Vì vậy, chỉ số SCOLI của Hà Nội luôn ở mức 100%.

Về thứ hạng, năm 2015 và năm 2018, Hà Nội được xếp là địa phương có chi phí đắt thứ 2 cả nước, sau Lai Châu vào năm 2015 và TP. Hồ Chí Minh năm 2018.

Từ năm 2019 - 2022, Hà Nội giữ vị trí dẫn đầu với mức giá đắt đỏ nhất cả nước 4 năm liên tiếp.

TP. Hồ Chí Minh [TP. HCM]

TP. HCM cũng là nơi có mức giá, chi phí sinh hoạt khá cao và luôn nằm trong top 6. Năm 2015, chỉ số SCOLI của địa phương đạt 97,39%, đứng ở vị trí thứ 6, đây cũng là năm TP. HCM có xếp hạng thấp nhất.

Năm 2018, chỉ số SCOLI của TP. HCM vượt lên 101,47%, trở thành địa phương đắt đỏ nhất cả nước. Các năm sau đó, mức độ đắt đỏ của TP. HCM có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn duy trì lại địa phương đắt đỏ thứ 2 trên cả nước.

Năm 2021, TP. HCM được đánh giá là địa phương có mức giá đắt thứ 3 trên cả nước với chỉ số SCOLI 98,98%. Năm 2022, TP. HCM tiếp tục giữ vị trí thứ 3 với chỉ số SCOLI đạt 96,2%.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê nhận định, TP. HCM là hạt nhân của vùng kinh tế Đông Nam Bộ, nơi tập trung các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, trung tâm y tế, nơi có nguồn nhân lực dồi dào, có kỹ năng, là trung tâm đầu mối dịch vụ, thương mại tầm cỡ khu vực và quốc tế. Bên cạnh nguồn cung hàng hóa dồi dào đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức kết nối cung cầu bán lẻ hàng hoá, theo đó giá tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu có xu hướng thấp hơn so với Hà Nội.

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Đà Nẵng

Từ năm 2015 đến nay, Đà Nẵng luôn nằm trong top 10 tỉnh, thành đắt đỏ nhất cả nước. Cụ thể, năm 2015, Đà Nẵng xếp thứ 9 với chỉ số SCOLI 96,44%. 3 năm sau đó, chỉ số SCOLI của Đà Nẵng tăng hơn 1,3 điểm phần trăm và vọt lên vị trí thứ 3 về mức giá đắt đỏ.

Năm 2019, tuy chỉ số của địa phương đã giảm nhưng vẫn duy trì ở hạng 3. Năm 2021 và năm 2022, Đà Nẵng đều xếp thứ 4 cả nước về mức độ đắt đỏ. Chỉ số SCOLI của thành phố năm 2021 và 2022 lần lượt đạt 98,4% và 95,89%

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết, Mức giá của Đà Nẵng đứng ở vị trí cao trong cả nước do Đà Nẵng là một trong 5 thành phố lớn của Việt Nam, là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ; trung tâm văn hóa thể thao, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ; là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về trung chuyển vận tải trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính, viễn thông và tài chính, ngân hàng.

Một số nhóm hàng của Đà Nẵng có mức giá bình quân thấp hơn Hà Nội: Nhóm may mặc, mũ nón và giày dép bằng 78,35%; bưu chính viễn thông bằng 88,97%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống bằng 94,38%; nhà ở và vật liệu xây dựng bằng 99,08%. Một số nhóm hàng có mức giá bình quân cao hơn Hà Nội: Nhóm đồ uống và thuốc lá bằng 109,6%; giáo dục bằng 108,11%; giao thông bằng 103,16%; thuốc và dịch vụ y tế bằng 100,49%.

Hải Phòng

Năm 2015, Hải Phòng xếp thứ 13/63 tỉnh, thành cả nước về mức giá đắt đỏ với chỉ số SCOLI 95,53%. Tuy nhiên, chỉ số SCOLI của thành phố có xu hướng tăng dần qua các năm. Đến năm 2020, chỉ số SCOLI của Hải Phòng đạt 97,38% và nhảy vọt lên vị trí thứ 3, tăng 10 bậc so với năm 2015.

Năm 2021, mức độ đắt đỏ của địa phương đã giảm xuống còn 95,58%, xếp thứ 5 trên cả nước. Hầu hết các nhóm hàng của Hải Phòng đều thấp hơn Hà Nội từ 2,45%-17,06%. Năm 2022, chỉ số SCOLI của thành phố giảm xuống 94,64%, xếp thứ 11 cả nước.

Cần Thơ

Trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương, Cần Thơ là thành phố có mức giá sinh hoạt thấp nhất. Năm 2015, Cần Thơ xếp thứ 28 trên cả nước với chỉ số SCOLI 92,14%. Năm 2019 là năm thành phố có mức giá đắt đỏ nhất với chỉ số 94,61%, xếp thứ 29/63.

Tuy nhiên, mức độ đắt đỏ của Cần Thơ có xu hướng giảm dần từ năm 2019. Năm 2022, chỉ số SCOLI của Cần Thơ giảm còn hơn 91,98% và xếp thứ 33/63 tỉnh, thành.

Cục Thống kê TP.HCM công bố báo cáo chi tiết về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn trong quý I/2023, đặc biệt dựa trên dữ liệu của Tổng cục Thống kê để so sánh các chỉ số của TP.HCM với các địa phương khác trên cả nước.

Theo đó, GRDP của TP.HCM trong quý đầu năm ước đạt khoảng 360.000 tỷ đồng, chỉ tăng trưởng 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc trung ương.

Kinh tế TP.HCM giảm tốc

Cụ thể, khu vực dịch vụ [chiếm hơn 65% GRDP của thành phố] chỉ tăng 2,07%, đóng góp 1,53 điểm phần trăm trong tốc độ tăng chung. Điều đáng nói, có đến 4/9 ngành dịch vụ trọng yếu có mức tăng trưởng âm gồm vận tải kho bãi [giảm 0,63%], thông tin và truyền thông [giảm 2,7%], kinh doanh bất động sản [giảm 16,2%] và y tế và hoạt động cứu trợ xã hội [giảm 4,82%].

Điểm sáng là 5/9 ngành dịch vụ còn lại có mức tăng trưởng khá như bán buôn, bán lẻ tăng 3,81%; tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,53%; dịch vụ hoạt động chuyên môn khoa học - công nghệ tăng 6,68%; giáo dục và đào tạo tăng 7,01%. Riêng ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống có mức tăng cao nhất với 24,34% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 3,6%, làm giảm 0,91 điểm phần trăm. Còn khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản dù tăng 2,06% nhưng cũng chỉ đóng góp 0,01 điểm phần trăm vào tốc độ tăng chung.

Chỉ số sản xuất công nghiệp [IIP] trên địa bàn TP cũng giảm 0,9% so với cùng kỳ. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 1,1%,sản xuất và phân phối điện tăng 1,4% và cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 5,3%.

%Tốc độ tăng trưởng GRDP của TP.HCM trong quý I/2023 so với cùng kỳ các năm gần đâyDữ liệu: Cục Thống kê TP.HCM.Quý I/2020Quý I/2021Quý I/2022Quý I/20230123456

Cục Thống kê TP.HCM cũng ghi nhận vốn đầu tư của doanh nghiệp FDI thực hiện quý I/2023 ước đạt 7.853 tỷ đồng, tăng 19,4% so với cùng kỳ và chiếm 11,3% trong tổng vốn đầu tư thực hiện toàn TP. Nguồn vốn này tập trung tăng cao ở một số ngành như kinh doanh bất động sản, sản xuất công nghiệp và y tế.

Bình quân 3 tháng đầu năm nay, chỉ số giá tiêu dùng [CPI] của TP tăng 4,5%. Trong đó, chỉ có nhóm bưu chính viễn thông và nhóm giao thông giảm lần lượt giảm 0,3% và 1,27%.

9 nhóm ngành còn lại đều ghi nhận tăng, trong đó các nhóm tăng cao nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 4,67%, đồ uống thuốc lá tăng 4,64%, nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 5,78%, văn hóa giải trí tăng 6,46% và giáo dục tăng 15,28%.

Chỉ số giá vàng và chỉ số giá USD trong quý I năm nay bình quân tăng lần lượt 4,74% và 2,73% so với cùng kỳ.

Cần tập trung tháo gỡ để giữ vững vai trò đầu tàu

Để TP.HCM giữ vững vai trò đầu tàu tăng trưởng kinh tế của khu vực phía Nam và cả nước, Cục Thống kê TP.HCM đề nghị TP tập trung xử lý các điểm nghẽn, nút thắt về đất đai. Đồng thời, giải quyết các xung đột pháp lý về thủ tục giao đất, xác định đơn giá đền bù, thủ tục thanh quyết toán xây dựng cơ bản để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

"Trước mắt, TP cần ưu tiên tháo gỡ khó khăn cho các dự án chậm giải ngân, đặc biệt chú trọng giải ngân các dự án trọng điểm mang tính kết nối vùng như dự án Metro số 1, Metro số 2, Vành đai 3, nhà ga T3, cao tốc HCM - Mộc Bài", báo cáo của đơn vị nêu rõ.

Bên cạnh đó, TP.HCM cần tiếp tục triển khai hiệu quả các gói hỗ trợ của chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, cũng như chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ, song song với đẩy nhanh việc hình thành Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam đặt tại TP.HCM để thu hút nguồn lực bên ngoài đầu tư vào TP.

Ngoài ra, nâng cao hiệu quả kết nối cung cầu lao động - việc làm, chất lượng đào tạo nghề nhằm cải thiện năng suất lao động và chú trọng thu hút, đãi ngộ nguồn nhân lực ngành y tế, giáo dục, du lịch.

Song song đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong tất cả hoạt động hành chính của cơ quan Nhà nước, nhất là những nơi thực hiện dịch vụ hành chính công. Cục Thống kê cho rằng TP cần xem đây là nhiệm vụ cấp bách trong xây dựng chính quyền điện tử phục vụ người dân.

Cuối cùng là tăng cường công tác dự báo, kiểm tra và bình ổn giá cả, xây dựng các giải pháp nhằm ứng phó kịp thời với những biến động của thị trường, đặc biệt xu hướng xuất, nhập khẩu tại các thị trường lớn của TP và giữ vững ổn định thị trường tài chính, thị trường bất động sản.

Chủ Đề