Sáng kiến kinh nghiệm xây dựng trường xanh, sạch, đẹp

sáng kiến kinh nghiệm xây dựng trường mầm non xanh sạch đẹp an toàn thân thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [161.12 KB, 16 trang ]

SKKN Một số biện pháp“Xây dựng trường mầm non xanh- sạch- đẹp -an toàn- thân thiện”

-



Người thực hiện: Nguyễn Thị Đầm 1 Năm học 2013-2014

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………….… 2-3
PHẦN II: NỘI DUNG………… ………………………………………4-12
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC… ………………………………… 4-6
1. Cơ sở lý luận:…………………………………………………………….4
2. Cơ sở thực tiễn….……………………………….…………………… .4-6
2.1.Thực trạng…………………………………………………… …… 4-6
2.2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm…………… ………………… 6
2.3. Các phương pháp nghiên cứu…… ……….………………………… 6
2.3.1.Phương pháp nghiên cứu lý luận:.…………………………… ……….…6
2.3.2. Phương pháp thực tiễn …………………………………………… 6
2.4. Phạm vi áp dụng…….……………………………………… ……… 6
CHƯƠNG II: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON
XANH- SẠCH-ĐẸP-AN TOÀN-THÂN THIỆN………………………7-12
I. Các giải pháp “xây dựng trường mầm non xanh- sạch- đẹp-an toàn- thân
thiện”…….…………………………………………………………… 7 12
1. Tổ chức quán triệt chủ trương và phối hợp thực hiện:………….…… 7-8
2. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức môi trường……….8-9
2.1.Đối với nhà trường và đội ngũ CB-GV-NV:……………………… 9
2.2. Đối với các cháu:…………………………………………………….…9
3.Tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ………………………… 9-10
4. Giáo dục môi trường trong các tiết học ………………… …………10-11
Phối hợp với phụ huynh học sinh ……………………………… …11-12
II. Kết quả đạt được………………………………………………….…12-13


PHẦN III: KẾT LUÂN….………………………………… 14-15
1. Ý nghĩa………… ………………………………………… 14
2. Bài học kinh nghiệm…………………………………………….… 14-15
SKKN Một số biện pháp“Xây dựng trường mầm non xanh- sạch- đẹp -an toàn- thân thiện”

-

Ở lứa tuổi mầm non, trường học thân thiện là nơi không chỉ tạo điều
kiện cơ hội cho trẻ vui chơi, học tập mà còn là một môi trường vui tươi, lành
mạnh và hấp dẫn, nơi trẻ được đối xử công bằng, được quan tâm chăm sóc,
giáo dục, được bảo vệ và tích cực tham gia vào quá trình học tập phát triển
toàn diện. Mà trong từng giai đoạn phát triển ngành Giáo dục đã phát động rất
nhiều phong trào thi đua để thực hiện được lời dạy của Bác Hồ "Dù khó khăn
đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt". Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát
động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực"
trong trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013. Với bậc học mầm non tôi nghĩ
rằng việc xây dựng trường học thân thiện là rất quan trọng là việc làm thường
xuyên của cán bộ quản lý và giáo viên, thực hiện các văn bản chỉ đạo của Sở
GD&ĐT, Phòng GD&ĐT phong trào thi đua này đã trở thành một phong trào
có thể nói rất hiệu quả đối với các bậc học nói chung và bậc học mầm non nói
riêng. Bởi rất nhiều lý do mà tôi cho rằng phong trào xây dựng trường học
thân thiện học sinh tích cực đối với bậc học mầm non có tầm quan trọng và ý
nghĩa rất lớn. Vì trẻ mầm non như một tờ giấy trắng, trước lúc vào học trường
mầm non thì trẻ sống trong môi trường gia đình hoàn toàn khác biệt. Làm thế
nào để tạo cho trẻ cảm giác thích thú, yêu mến, không sợ sệt và đầy tình yêu
thương đùm bọc của Cô giáo, đến một môi trường an toàn về tình cảm và thể
chất. Nếu các nhà quản lý, các Cô giáo mầm non chưa làm được điều này thì
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm lý cho thế hệ mầm non trong tương lai
và đặc biệt là ảnh hưởng tới việc huy động trẻ ra lớp đó cũng là một nỗi băn
khoăn lo lắng của xã hội nói chung và bậc học mầm non nói riêng. Với tầm


quan trọng và vai trò to lớn của phong trào trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
của nhà trường với trách nhiệm của một người hiệu trưởng tôi đã nghiêm túc

Người thực hiện: Nguyễn Thị Đầm 2 Năm học 2013-2014
SKKN Một số biện pháp“Xây dựng trường mầm non xanh- sạch- đẹp -an toàn- thân thiện”

-
nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT các văn bản chỉ đạo của sở
của phòng để tìm ra một số giải pháp để chỉ đạo phong trào xây dựng trường
học thân thiện học sinh tích cực mà đặc biệt là nội dung 
! "#$%&'[$%]*+%#",%$$ /


Người thực hiện: Nguyễn Thị Đầm 3 Năm học 2013-2014
SKKN Một số biện pháp“Xây dựng trường mầm non xanh- sạch- đẹp -an toàn- thân thiện”

-
0123
453
56789:;?&@ABACD
Nhiều công trình nghiên cứu giáo dục trẻ em tuổi mầm non đã chứng
minh rằng, sự hình thành cơ sở đầu tiên cho sự phát triển trí tuệ của con người
đã được đặt ra ở độ tuổi này và nó có vị trí đặc biệt quan trọng: 50% của sự
phát triển trí tuệ sau này của mỗi người đạt được ở độ tuổi từ lọt lòng đến 4
tuổi; đạt tiếp 30% từ 4 đến 8 tuổi và tiếp tục hoàn thiện đến tuổi trưởng thành
nhưng tốc độ sẽ chậm dần sau tuổi 18. [Theo TS. Phạm Mai Chi - Thông tin
khoa học giáo dục số 20/1990 tr.7].
Vì thế chúng ta không được bỏ lỡ thời cơ phát triển của trẻ và đòi hỏi từ
gia đình đến nhà trường và toàn xã hội phải giúp trẻ phát triển những mầm


mống ban đầu của nhân cách toàn diện một cách đúng đắn ở các giai đoạn lứa
tuổi tiếp theo.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì giáo dục trẻ em là sự nghiệp của toàn dân
do Đảng lãnh đạo và Nhà nước tổ chức. Trẻ nhận sự chăm sóc giáo dục của
toàn xã hội song phải biến thành chất lượng giáo dục toàn diện ở trẻ để lúc
nhỏ trẻ trở thành con ngoan, trò giỏi rồi lớn lên thành công dân tốt cho đất
nước.
E?&@$[-F
E>$['
Trường mầm non Lý Sơn được xây dựng kiên cố và đưa vào sử dụng
năm học 2008- 2009. Trường có 4 lớp, đội ngũ giáo viên là người địa phương
có trình độ chuẩn và trên chuẩn. Đánh giá xếp loại chuyên môn hàng năm đều

Người thực hiện: Nguyễn Thị Đầm 4 Năm học 2013-2014
SKKN Một số biện pháp“Xây dựng trường mầm non xanh- sạch- đẹp -an toàn- thân thiện”

-
đạt từ khá trở lên. Cơ sở vật chất của trường được xây dựng đúng qui cách là
trường hạng II. Cảnh quan sư phạm thoáng mát, sạch đẹp. Chất lượng giảng
dạy và các hoạt động giáo dục của trường được ngành đánh giá cao.
Trong quá trình thực hiện “ Xây dựng trường mầm non xanh - sạch -
đẹp - an toan- thân thiện” trong trường mầm non Lý Sơn gặp những thuận lợi
và khó khăn sau:
G$CDAH-
Trường Tôi đang công tác là ngôi trường được xây mới nên thuận lợi
trong việc thực hiện nội dung xây dựng môi trường giáo dục xanh, sạch, đẹp,
an toàn cho trẻ.
Đội ngũ CB-GV-NV nhận thức đúng đắn mà đặc biệt là người hiệu
trưởng đã nhận thức đúng về mục tiêu, yêu cầu và nội dung của việc xây dựng
môi trường “xanh-sạch-đẹp-an toàn-thân thiện”.


Sự quan tâm và chỉ đạo trực tiếp của phòng Giáo dục và Đào tạo Lý
Sơn, đã có những gợi ý sát với thực tế với nhà trường trong việc xây dựng kế
hoạch phù hợp với điều kiện địa phường và điều kiện của nhà trường. Sự đồng
lòng của cấp ủy, chính quyền địa phương khi xây dựng kế hoạch;
G8$IJ$K
Phong trào“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tập
trung nhiều nội dung chung cho các bậc học, giáo viên chưa hiểu nhiều về nội
dung phải giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non từ những việc làm cơ bản nào, chưa
biết vận dụng từ những kế hoạch định hướng chung để rèn luyện thói quen
cho trẻ.
Đa số giáo viên có nhiều kinh nghiệm nhưng trong công tác chủ nhiệm
lớp còn nhiều hạn chế, nhằm khuyến khích sự tiếp xúc với môi trường thiên
nhiên, tích cực tham gia các hoạt động trong nhà trường cũng như việc rèn
luyện khả năng tự hoạt động của các cháu còn gặp nhiều khó khăn; giáo viên

Người thực hiện: Nguyễn Thị Đầm 5 Năm học 2013-2014
SKKN Một số biện pháp“Xây dựng trường mầm non xanh- sạch- đẹp -an toàn- thân thiện”

-
trẻ tuổi năng động, sáng tạo nhưng lại khó trong công tác bồi dưỡng do nhận
thức về nghề chưa sâu sắc .
Từ cơ sở lý luận và thực tiển, từ những thuận lợi và khó khăn trong quá
trình thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”, tôi đã suy nghĩ, nghiên cứu tài liệu để tạo điều kiện thuận lợi giúp giáo
viên, các bậc cha mẹ dạy trẻ mầm non hướng về môi trường trong sạch, hợp
vệ sinh thông qua đề tài: “ ! "#$%&'[$%]*+%#
",%$$ /
EEL[]M[$[N#&OJ-PJ-$$ 
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực trạng của công tác
“Xây dựng trường mầm non xanh sạch đẹp an toàn thân thiện” của trường


mầm non Lý Sơn và đề xuất một số kinh nghiệm, biện pháp thực hiện công
tác xây dựng một môi trường giáo dục Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn- Thân
thiện.
EQO[+$?+$O+$-R[SC
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu các văn bản pháp quy, những quy định của ngành có liên
quan đến công tác Xây dựng trường mầm non xanh-sạch- đẹp- an toàn- thân
thiện, xây dựng cơ sở nghiên cứu lý luận cho việc nghiên cứu đề tài.
2.3.2. Phương pháp thực tiễn:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp tổng kết, đúc kết kinh nghiệm thông qua hoạt động của
bản thân và đồng nghiệp.
ET$' U-[N#&OJ-PJ-$$ 
Sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện áp dụng trong năm học 2013 –
2014 tại trường Mầm non Lý Sơn.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Đầm 6 Năm học 2013-2014
SKKN Một số biện pháp“Xây dựng trường mầm non xanh- sạch- đẹp -an toàn- thân thiện”

-
453
06VWXYZ[\1]3^4_3
9Z:%6`%a%:9=%[X
O[-b-+$O+ ! "#$%&'[$c]*+%#",%
$$ /
>d[$S[eCO [$N?U,+$f-$H+$[$ 
Nội dung xây dựng trường lớp “ Xanh, sạch, đẹp, an toàn” là một trong
5 nội dung của phong trào “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”
vì vậy ngay sau khi thành lập Ban chỉ đạo cấp trường do Hiệu trưởng nhà
trường làm trưởng ban, từ đó xây dựng kế hoạch hành động cụ thể của trường


nhằm thực hiện từng nội dung và triển khai thực hiện ngay từ đầu năm học,
phân công cụ thể cho thành viên trong ban chỉ đạo để chủ trì, phối hợp trong
các hoạt động của phong trào.
Đối với tập thể HĐSP: Tiếp tục thực hiện “Quy chế dân chủ trong hoạt
động của nhà trường” [QĐ Số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT] trong đó cụ thể hoá
qui tắc ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường. Triển khai chỉ thị số
40/CT-BGDĐT; kế hoạch số 307/KH- BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các văn bản chỉ đạo liên quan khác của sở
GD-ĐT .
Đối với CMHS: Tổ chức tuyên truyền đến CMHS vào phiên họp phụ
huynh học sinh đầu năm để phụ huynh cùng phối hợp với nhà trường tham gia
“Xây dựng môi trường xanh- sạch –đẹp”.
Tóm lại: việc quán triệt chủ trương và phối hợp thực hiện là bước đi
đầu tiên rất quan trọng để thực hiện thành công kế hoạch đề ra. Vì qua việc
làm này mọi thành viên có liên quan nhận thức rõ điều mình sắp thực hiện,

Người thực hiện: Nguyễn Thị Đầm 7 Năm học 2013-2014
SKKN Một số biện pháp“Xây dựng trường mầm non xanh- sạch- đẹp -an toàn- thân thiện”

-
thấy vai trò trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện nhiệm vụ được
giao. Từ nhận thức đúng sẽ đi đến hành động đúng.
EK[[gO[CRCh-O"L[B$S[ g-
Tuyên truyền giáo dục là một phương pháp không thể thiếu trong quà
trình giáo dục, nó có vai trò và tác dụng lớn góp phần thực hiện thành công
nội dung giáo dục.
Công tác tuyên truyền giáo dục thực hiện phong trào xây dựng “
trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn” được thực hiện với các hình thức cụ thể
như:
Tập trung vào ba nội dung để ráo riết chỉ đạo thực hiện đó là:


- Đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ.
- Giữ gìn sân trường sạch đẹp, không có rác thải vứt bừa bãi.
- An toàn giao thông khu vực cổng trường.
E>f-Ui-$,U,]j-kW%3%
- Đối với nhà trường:
+ Treo các khẩu hiệu tuyên truyền : “ Không vứt rác là văn minh” , “
Cổng trường em sạch đẹp, an toàn” ,“ An toàn là bạn, tai nạn là thù”, vv …
+ Phát động cho CB-GV-NV trồng cây xanh trong sân trường, tạo góc
thiên nhiên trong lớp và tự trang trí lớp học.
- Đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:
+ Thực hiện đúng nội quy, quy chế nhà trường, trang phục công sở phải
đẹp mà gọn gàng, sạch sẽ phù hợp với ngành học không loè loẹt, đẹp là phải
phù hợp với môi trường, trường học, ngành học. Đẹp quần, đẹp áo là cần thiết
nhưng chưa đủ, chúng ta cần phải đẹp trong từng hành động, cử chỉ, trong
ngôn ngữ giao tiếp. Hãy làm sao để mái trường thân yêu của chúng ta không
có những lời nói thô tục, trong giao tiếp lịch sự thân thiện.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Đầm 8 Năm học 2013-2014
SKKN Một số biện pháp“Xây dựng trường mầm non xanh- sạch- đẹp -an toàn- thân thiện”

-
Vì vậy, mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên cũng như các cháu cần
phải sống thân thiện với môi trường: Ngoài ra, phải nói không với bạo lực.
luôn thân thiện xem các cháu như con của mình đúng như câu “cô giáo như
mẹ hiền” Giáo viên luôn quan tâm đến trẻ tạo cảm giác an toàn cho trẻ, luôn
kiểm tra các vật dụng trong lớp có an toàn không?
EEf-Ui-[O[[$OC
- Đối với các cháu: cô giáo chủ nhiệm luôn thường xuyên nhắc nhở trẻ
phải biết bảo vệ và chăm sóc cây xanh, không bẻ cành, hái hoa nhất là giáo
viên chủ nhiệm luôn quan sát nhắc nhở các cháu không để trẻ trèo lên cây cối


trong trường.
Không vứt giấy, rác bừa bãi trong lớp học, ngoài sân trường, ngoài
cổng trường đặc biệt là ở các bồn hoa cây cảnh. Hàng ngày, hàng tuần phải vệ
sinh sạch sẽ lớp học và sân trường, giáo dục các cháu bỏ rác đúng nơi quy
định.
Tóm lại: Tuyên truyền là một trong các biện pháp mang lại hiệu quả cao
vì nó tác động vào ý thức giữ gìn môi trường, bảo vệ cây xanh, bảo vệ lớp học.
Đa số các các thông qua tuyên truyền giáo dục ý thức các em sẽ thực hiện theo
nội dung tuyên truyền một cách nghiêm túc.
Qd[$S[A#"]j$CRl]m$Jn
Ngay từ đầu năm học nhà trường xây dựng kế hoạch lao động. Phân
công trách nhiệm cụ thể cho từng lớp phụ trách từng khu vực, giáo viên chủ
nhiệm chịu trách nhiệm trước nhà trường về nhiệm vụ được giao.
Các lớp vừa có trách nhiệm lao động, vệ sinh khu vực được phân công
hàng ngày, đồng thời cũng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ khu vực của mình. Kịp
thời phát hiện và báó cáo với BGH về khu vực của lớp mình quản lý.
Ngoài ra 1 tháng/lần các lớp thực hiện vệ sinh toàn bộ lớp học như lau
bàn, lau kiếng, lau tủ, đồ dùng, đồ chơi và tất CBGVNV thực hiện tổng vệ

Người thực hiện: Nguyễn Thị Đầm 9 Năm học 2013-2014
SKKN Một số biện pháp“Xây dựng trường mầm non xanh- sạch- đẹp -an toàn- thân thiện”

-
sinh chung toàn trường. Giao cho nhân viên vệ sinh phòng hành chính của nhà
trường cũng được chỉ đạo vệ sinh, bố trí sắp xếp hợp lý tủ, bàn, trang trí hoa lá
để tạo môi trường thoải mái, sạch đẹp cho cán bộ, giáo viên, các cháu học tập,
làm việc.
Tóm lại: Việc tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ đảm bảo cho
khuôn viên trường, phòng học, phòng chức năng và các phòng hành chính
luôn luôn được giữ gìn sạch sẽ hàng ngày.


T3-O"L[ g-"[O[-P$o[
Hiện nay việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục kỹ năng
sống trong một số tiết học là bắt buộc. Nếu các giáo viên biết cách lồng ghép
thường xuyên vấn đề này trong các bài giảng của mình thì hiệu quả chắc chắn
không phải là nhỏ. Sở dĩ như vậy vì cô giáo vừa là những tấm gương rất
thuyết phục, vừa là những người có sức lay động, cảm hóa sâu sắc. Một lời
nói của cô có thể tác động trực tiếp và lớn lao hơn cả những chương trình
truyền thông khô cứng.
Để chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nội dung trên thì nhà trường tổ chức
tập huấn các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho giáo viên về giáo
dục môi trường nhằm nâng cao khả năng tích hợp, lồng ghép giáo dục môi
trường trong các giờ học chính khóa. Như tổ chức giảng mẫu cho giáo viên
toàn trường rút kinh nghiệm. Tổ chức thao giảng theo các tổ để giáo viên
trong tổ cùng bàn bạc để đưa ra những phương pháp giảng dạy phù hợp với
đối tượng các cháu từng nhóm lớp.
Ban giám hiệu thường xuyên dự giờ và góp ý cho giáo viên cách thực
thực hiện để đạt mục tiêu đề ra. Đặc biệt chú ý giáo viên đến việc giáo dục
bằng những tình huống cụ thể tránh nói lý thuyết suông.
Vì vậy, nhà trường chỉ đạo các lớp lồng ghép vào các chủ đề trong năm
học để lên kế hoạch tổ chức các hoạt động thiết thực như trò chơi dân gian,

Người thực hiện: Nguyễn Thị Đầm 10 Năm học 2013-2014
SKKN Một số biện pháp“Xây dựng trường mầm non xanh- sạch- đẹp -an toàn- thân thiện”

-
văn nghệ, TDTT, Nên tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian thuận
lợi và ít tốn kém lại dễ thực hiện và đảm bảo an toàn, hiệu quả cao như “[Thả
đỉa ba ba”;”Rồn rắn lên mây”; “Xỉa các mè”; “chồng nụ,chồng hoa”; “Lộn cầu
vồng”; “Dung dăng, dung dẻ”; chơi “ô ăn quan”, nhảy “lò cò”, kéo co,…]
Thông qua các hoạt động đó sẽ tạo được một môi trường hoạt động vui tươi,


lành mạnh, đồng thời giúp các cháu rèn luyện kĩ năng sống cho bản thân một
cách tự nhiên và hiệu quả.
Tóm lại: Qua các tiết học có giáo dục môi trường thì giáo viên cung
cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về môi trường, đó là những hiểu biết
về môi trường tự nhiên, sự ô nhiễm môi trường, phương pháp bảo vệ môi
trường. Đặc biệt qua các tiết học này giúp cho các cháu có ý thức giữ gìn, bảo
vệ môi trường sống và các kỹ năng bảo vệ môi trường.
$f-$H+Ui-+$L$C$$o[&-$$,Z#$l
&'[$l]*+l#",l$$ /
Phụ huynh học sinh là một thành tố không thể thiếu trong ba thành tố
để thực hiện công tác giáo dục học sinh đó là Nhà trường – Gia đình – Xã hội.
Vì vậy ngay từ đầu năm học trong các cuộc họp phụ huynh học sinh
lớp, họp phụ huynh học sinh trường cùng với việc triển khai các nội dung
khác thì nhà trường đặc biệt chú ý đến vấn đề xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực mà nội dung phụ huynh học sinh có thể tham gia phối hợp
nhiều nhất cõ lẽ là xây dựng “Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện”
. Ở đây nhà trường đặc biệt chú trọng đến việc huy động sức lực, kinh phí xã
hội hóa để thực hiện tốt phong trào.
Ví dụ: Vấn đề dọn dẹp nhà vệ sinh, để đảm bảo nhà vệ sinh luôn
được sạch sẽ nhà trường đề xuất hỗ trợ thêm kinh phí cho người làm công tác
vệ sinh và nhận được sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh học sinh trong cuộc

Người thực hiện: Nguyễn Thị Đầm 11 Năm học 2013-2014
SKKN Một số biện pháp“Xây dựng trường mầm non xanh- sạch- đẹp -an toàn- thân thiện”

-
họp phụ huynh học sinh. Tất cả đều đồng ý hỗ trợ thêm nhân viên phục vụ
600.000 đ/tháng.
Trong công tác phối hợp với phụ huynh học sinh nhà trường đặc biệt
chú ý chỉ đạo giáo viên phát huy cao công tác chủ nhiệm lớp. Chủ động phối


hợp với cha mẹ học sinh của lớp mình trong việc giáo dục học sinh bảo vệ
môi trường; chấp hành nội qui, qui định của nhà trường để đảm bảo an toàn
trong vui chơi; đồng thời để tranh thủ sự đóng góp về kinh phí, về nhân lực để
thực hiện các nội dung xây dựng “Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân
thiện”.
Tóm lại: Trong bất cứ một hoạt động giáo dục nào nếu giáo viên, nhà
trường tranh thủ được sự phối hợp của cha mẹ học sinh thì sẽ góp một phần
quan trọng giúp cho hoạt động giáo dục đó đạt kết quả cao.
p%8qr2s`4t
Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự
đồng thuận hợp tác của tập thể sư phạm, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha
mẹ đã giúp nhà trường đạt được kết quả sau:
Khuôn viên của nhà trường ngày càng “ Xanh – sạch – đẹp - an toàn”,
thoáng mát, đã góp phần tạo nên môi trường học tập, vui chơi thoải mái cho
học sinh; cây xanh, cây cảnh được qui hoạch đảm bảo thoáng mát, luôn sạch
đẹp; Có cây trồng mới, công trình vệ sinh, có đủ bàn ghế hợp với lứa tuổi các
cháu; Có đủ vật chất đảm bảo an toàn trong khuôn viên trưởng[ Phòng học,
bàn ghế, tường rào, các thiết bị điện nước sinh hoạt, thiết bị dạy học]. Có biện
pháp đảm bảo an toàn cho cán bộ giáo viên, học sinh; Có nội dung chương
trình và thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục các cháu về bảo vệ, xây
dựng trường học xanh, sạch đẹp và an toàn.
Về phía các cháu thông qua các biện pháp giáo dục các em biết chăm sóc
giữ gìn sức khỏe cho bản thân, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, vệ

Người thực hiện: Nguyễn Thị Đầm 12 Năm học 2013-2014
SKKN Một số biện pháp“Xây dựng trường mầm non xanh- sạch- đẹp -an toàn- thân thiện”

-
sinh sân trường, đi vệ sinh đúng cách … góp phần làm cho khuôn viên trường,
lớp học luôn sạch, đẹp, thoáng mát.


Các cháu có thói quen tốt bảo vệ môi trường như ăn xong biết lấy giấy,
họp sữa bỏ vào thùng rác, không khạc nhổ bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi qui
định, vui chơi đúng cách không để xảy ra tai nạn … có kỹ năng lao động tự
phục vụ, trực nhật, sắp xếp bàn ăn, tự chuẩn bị khăn ăn, chén, tô,
muổng….biết phân công trực nhật sắp xếp bàn ăn, tự xếp chiếu, mền trước và
sau khi ngủ dậy.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Đầm 13 Năm học 2013-2014
SKKN Một số biện pháp“Xây dựng trường mầm non xanh- sạch- đẹp -an toàn- thân thiện”

-
8q2u
>v$w#
Môi trường xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện đối với trường học
nào cũng quan trọng , nhưng đối với trường mầm non thì có ý nghĩa rất đặc
biệt vì : Trẻ mầm non rất nhỏ, ngày đầu đến trường tâm lý của trẻ còn nhút
nhát. Nên để cho trẻ thích ứng với môi trường mầm non nhanh và phụ huynh
yên tâm gửi trẻ thì việc tạo môi trường an toàn, thân thiện là vấn đề hết sức
cần thiết. Do vậy, cần xây dựng mối quan hệ tình cảm, thân thiện và quan tâm
đến trẻ để trẻ nào cũng thấy được cô yêu quí, từ đó trẻ sẽ có mong muốn chia
sẻ mọi điều với cô. Bên cạnh đó môi trường đẹp chính là nơi bồi dưỡng tâm
hồn trẻ thơ. Vì vậy bản thân tôi đã không ngừng phát huy những thành tích đã
đạt được, trên cơ sở đó tiếp tục nâng cao vai trò lãnh đạo của mình để cùng
nhau đưa chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ lên tầm cao mới để góp phần xây
dựng mầm non tương lai cho đất nước sau này .
EW,-$o[J-$$ 
Qua việc thực hiện đề tài trên tôi rút ra được một số kinh nghiệm trong
công tác quản lý chỉ đạo xây dựng trường học “ Xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân
thiện” là:
- Phải có một bộ phận chuyên trách, theo dõi và thường xuyên kiểm tra


đôn đốc việc thực hiện kế hoạch đã đề ra.
- Phải có sự đồng thuận cao và sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các
thành viên trong nhà trường và của cha mẹ học sinh .

Người thực hiện: Nguyễn Thị Đầm 14 Năm học 2013-2014
SKKN Một số biện pháp“Xây dựng trường mầm non xanh- sạch- đẹp -an toàn- thân thiện”

-
- Bảo vệ môi trường. Không chỉ trên bài giảng, trong cuộc sống hàng
ngày, các cô giáo phải đi tiên phong trong việc tiết kiệm năng lượng, nước,
giấy… thì hiệu quả sẽ tăng lên gấp đôi.
- Cô giáo nên khuyến khích các cháu tự giám sát việc bảo vệ môi
trường của nhau. Chỉ bằng những hành động nhỏ như nhắc nhở, tuyên dương
cũng đã góp phần hình thành ý thức môi trường ở trẻ.
- Phải tạo được phong trào xã hội hóa để huy động được nguồn tài
chính thông thường là nhờ chính quyền, phụ huynh học sinh và nhân dân địa
phương.
- Cán bộ quản lý nhà trường phải thường xuyên quan tâm kiểm tra,
giám sát việc thực hiện các nội dung về giáo dục môi trường, coi đó như một
hoạt động chuyên môn của trường.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân trong việc xây dựng
trường mầm non xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện đã được áp dụng và
thực hiện ở Trường mầm non Lý Sơn. Kính mong sự góp ý chân thành của hội
đồng khoa học để bản thân có thêm nhiều kinh nghiệm chỉ đạo tốt hơn.
Người viết
CF$m!

Người thực hiện: Nguyễn Thị Đầm 15 Năm học 2013-2014
SKKN Một số biện pháp“Xây dựng trường mầm non xanh- sạch- đẹp -an toàn- thân thiện”


-
=X2:8s9
- Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục & Đào
tạo về việc phát động phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013.
- Kế hoạch 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ GD & ĐT về triển
khai phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
trong các trường phổ thông năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008 – 2013.
- Kế hoạch liên ngành 7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDL-TƯĐTN ngày
19/8/2008 giữa Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch;
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về triển khai phong trào thi đua “xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008 – 2013.
- Báo cáo tổng kết 2 năm thực hiện phong trào thi đua “xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” của phòng GD&ĐT.
- Văn bản số 341/KH-PGDĐT ngày 16 tháng 10 năm 20102 kế hoạch
triển khai xây dựng trường học thân thiện- Học sinh tích cực năm học 2012-
2013
- Tài liệu tập huấn về trường học thân thiện-Học sinh tích cực.
- Báo cáo của nhà trường về trường học thân thiện, học sinh tích cực
hàng năm

Người thực hiện: Nguyễn Thị Đầm 16 Năm học 2013-2014

Skkn một số biện pháp xây dựng trường học “xanh sạch đẹp an toàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [358.08 KB, 26 trang ]

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG THÚY
- - - - - š›&š›- - - - -

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG
TRƯỜNG HỌC “XANH - SẠCH - ĐẸP - AN TOÀN”
Tác giả: NGUYỄN CÔNG TRỨ
Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm toán
Chức vụ: Hiệu trưởng
Nơi công tác: Trường THPT Nguyễn Trường Thúy

Xuân Trường, tháng 6 năm 2016

1


MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG
TRƯỜNG HỌC : “XANH -SẠCH - ĐẸP -AN TOÀN”
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1. Cơ sở pháp lý:
- Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc
phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013.
- Kế hoạch 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ GD & ĐT về triển khai phong
trào thi đua; “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường
phổ thông năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008 – 2013.


- Công văn số 1741/ BGDĐT – GDTrH V/v hướng dẫn kết quả phong trào thi đua
xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực.
- Chỉ thị số 18/2008/CT-UBND ngày 2 tháng 10 năm 2008 về việc thi đua: “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Quyết định 4458/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành qui định về trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích trong
trường phổ thông.
- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ các năm hoc từ 2008 đến nay.
- Thông tư liên tịch số 18/2011/TTLT-BGDĐT – BYT ngày 28 tháng 4 năm 2011 về
việc quy định các nội dung đánh giá công tác y tế tại các trường tiểu học, trường
trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
-Quyết định số 1391/QĐ-SGD ĐT- GDTrH ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Sở
GD&ĐT Nam Định về việc ban hành qui định tiêu chí công nhận trường trung học
Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn.
2. Cơ sở lý luận:
Trường học luôn được coi là ngôi trường thứ hai của mỗi học trò mà thầy cô là
người cha, người mẹ, người bạn lớn dẫn dắt chỉ đường cho học sinh đi; Bạn bè được
coi như anh em một nhà, phải biết tôn trọng nhau, thương yêu nhau, giúp đỡ nhau,
học tập lẫn nhau. Ngoài ra trường học là môi trường tốt nhất để học sinh được tiếp
thu tri thức, được học tập, rèn luyện đạo đức, rèn luyện các kỹ năng sống, kỹ năng
giao tiếp, được sinh hoạt tập thể, được hoạt động trải nghiệm, hình thành nhiều kỹ
năng sống, có tổ chức, có kỷ luật, có mục tiêu mục đích rõ ràng.
Bản thân mỗi ngôi trường thường xuyên có hàng trăm, thậm chí có tới hàng
ngàn người cùng hoạt động rất cần có bầu không khí trong lành. Vì vậy trường cần có
hệ thống cây xanh. Cây chính là “ Lá phổi xanh của ngôi trường”. Bên cạnh đó lượng
rác thải, nước bẩn,… được thải ra hàng ngày trên một ngôi trường cũng rất lớn. Nếu
môi trường học tập, làm việc mà không sạch thì vừa ảnh hưởng đến sức khỏe hàng
ngày, vừa dễ tạo điều kiện cho các ổ dịch bệnh bùng phát. Vì thế việc xây dựng ngôi
trường sạch – không ô nhiễm là hết sức cần thiết. Đó chính là câu mà ông cha ta đã
dạy: “ Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”.


Con người nói chung, học sinh nói riêng ai cũng khao khát vươn tới cái đẹp.
Dưới góc độ xây dựng trường học “ Đẹp” là cần có vẻ đẹp thẩm mỹ, nét đẹp văn hóa

2


từ đó hình thành cho thầy và trò về vẻ đẹp tâm hồn, trân trọng, yêu quí quê hương,
đất nước, con người.
Ngôi trường là nơi học tập, làm việc, vui chơi, hoạt động và tổ chức các hoạt
động nên việc xây dựng ngôi trường “ An toàn “ là hết sức cần thiết. Có an toàn thì
mọi hoạt động mới có chất lượng, hiệu quả. Bên cạnh đó thầy mới yên tâm công tác,
trò yên tâm học tập, phụ huynh yên tâm cho con em tới trường. Hơn thế nữa ngôi
trường bậc THPT còn góp phần tích cực vào việc hình thành cho các em các khái
niệm, các kỹ năng phòng cháy chữa cháy, sơ cấp cứu, kỹ năng phòng tránh tai nạn,
hòa giải, xử lý tình huống, naangcao nhận thức về luật ATGT, ATTP,…. xây dựng
phong trào tự vệ tự phòng, góp phần giữ gìn, bảo vệ trật tự, an ninh cộng đồng dân cư
nơi sinh sống.
Tóm lại phong trào xây dựng trường học Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn có ý
nghĩa giáo dục hết sức thiết thực cả về trước mắt và lâu dài, từ phong trào sẽ xuất
hiện nhiều nhân tố tích cực, việc làm hay tích cực góp phần đẩy mạnh phong trào : “
Xây dựng trường học thân thiện, học sinh thích cực” mà Bộ GD&ĐT phát động.
Đồng thời còn tích cực tạo điều kiện để học sinh được trải nghiệm, được giáo dục
toàn diện từ đó đạt đến mục tiêu đào tạo đóng góp cho xã hội những công dân có chất
lượng.
3. Lý luận thực tiễn:
Phát huy thành tích bề dày truyền thống 20 năm liên tục Ngành giáo dục Nam
Định luôn là đơn vị dẫn đầu toàn quốc về thành tích giáo dục nên Sở GD&ĐT đã
thường xuyên chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghiêm túc thực hiện nội dung các văn bản
chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ, của UBND tỉnh về việc hưởng ứng các phong trào
xây dựng : “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, phong trào xây dựng:


“Trường học Xanh – Sạch _ Đẹp – An toàn”.
Sở GD&ĐT Nam Định đã có nhiều biện pháp thiết thực, thường xuyên, kịp
thời giúp đỡ các cơ sở giáo dục có điều kiện chủ động, thuận lợi thực hiện phong
trào. Tăng cường kiểm tra, đánh giá, xếp loại kết quả phong trào.
Đặc biệt là ngày 15/9/2014 với sự tham mưu của Phòng Giáo dục trung học,
Sở GD&ĐT Nam Định đã ban hành Quyết định số số 1391/QĐ-SGD ĐT- GDTrH về
việc ban hành qui định tiêu chí công nhận trường trung học Xanh – Sạch – Đẹp – An
toàn để các cơ sở giáo dục làm căn cứ phấn đấu.
Thực tế với nhiều nguyên nhân khác nhau nên cuộc vận động xây dựng: “
Trường học thân thiện, học sinh tích cực” chưa thực sự hiệu quả, chưa thực sự đồng
đều, có tiêu chí thực hiện tốt, có tiêu chí thực hiện chưa tốt, thậm chí có tiêu chí chưa
được quan tâm. Chính vì thế mà trường học chưa xanh, giáo viên và học sinh chưa
thân thiện, học sinh chưa thương yêu nhau, bạo lực học đường còn xảy ra, nói tục,
viết bậy, trường còn xú uế; các kỹ năng sơ cứu, phòng cháy chữa cháy không có;
Các thói quen bỏ rác đúng nơi qui định, đội mũa bảo hiểm khi đi xe đạp điện,… chưa
thực sự trở thành nề nếp trong tiềm thức học sinh.
Hiện nay nhiều trường học đã thực hiện rất tốt phong trào xây dựng trược học :
“ Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn”
, song cũng còn rất nhiều trường chưa có cảnh
quan Xanh – Sạch – Đẹp, chưa chú trọng xây dựng môi trường học tập thân thiện, an
toàn. Nhiều trường lâu năm có bề dày thành tích, học sinh các thế hệ trưởng thành
thành đạt mà về thăm trường trường vẫn như xưa. Đầu cấp cha mẹ đưa con tựu
trường, cuối cấp học trò tri ân thầy cô ra trường trường vẫn thế, rêu phong thêm. Buổi
3


tập trung đầu tuần, buổi lễ khai giảng năm học, lễ sơ kết học kỳ, lễ tổng kết năm học
và nhiều hoạt động tập thể khác học sinh ngồi đầu đội nắng mưa, chân đặt trên cát
hoặc bê tông bỏng rát.
Đâu đó là những nhà vệ sinh tối tăm, không nước rửa, giẻ lau bảng không nơi


giặt, không nước giặt do nguồn nước sạch thiếu thốn không đủ hoặc không phục vụ
kịp thời. Bên cạnh đó là trờ mưa sân trường úng ngập, lầy lội, trờ nâng dưới rãnh
thoát nước bốc mùi xú uế.
Đâu đó còn học sinh xích mích, đánh nhau, mâu thuẫn trong trường, mâu thuẫn
ngoài trường, vượt tường, trốn học, nói tục chửi thề chưa chấm dứt.
Cò bao nhiêu tồn tại, hạn chế khác nữa cần khắc phục, cần thay đổi cách nghĩ,
cách làm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Có như vậy cuộc vận động :”
Xây dựng trường Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn” mà Bộ giáo dục phát động, ngành
giáo dục các tỉnh, thành phố chỉ đạo, tổ chức thực hiện mới thực sự có hiệu quả và
sớm đạt kết quả như mong muốn.
Trường THPT Nguyễn Trường Thúy chúng tôi được thành lập ngày …… tính
đến nay mới được mười năm. Từ năm 2007 đến năm 2011 do trường chưa được xây
dựng kiến thiết nên thầy và trò phải dạy và học nhờ tại cơ sở phân hiệu II của trường
THPT Xuân Trường B tại xã Xuân Vinh huyện Xuân Trường. Từ tháng 9 năm 2011
trường mới chính thức hoạt động tại cơ sở mới tại xã Thọ Nghiệp huyện Xuân
Trường.
Hiện nay trường có một cơ ngơi khang trang, luôn Xanh – Sạch – Đẹp – An
toàn, thầy yên tâm công tác, trò yên tâm học tập vui chơi, phụ huynh yên tâm cho con
tới trường học tập.
Để đạt được điều đó với cương vị là Hiệu trưởng nhà trường tôi đã nghiên cứu,
tìm tòi, học hỏi, từ đó mạnh dạn đưa ra nhiều biện pháp thực hiện vừa thiết thực, vừa
kịp thời, vừa hiệu quả được tập thể Hội đồng sư phạm nhà trường, các bậc phụ
huynh, các thế hệ học sinh đồng thuận, nhiệt tình hưởng ứng, tích cực tham gia.
II. MỤC ĐÍCH, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, GIỚI HẠN ĐỀ TÀI.
1-Mục đích nghiên cứu:
Nhằm đạt mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, tạo ra một môi trường làm
việc, sinh hoạt, học tập, vui chơi đẹp đẽ, sạch sẽ, thoáng mát thân thiện.
Cảnh quan trường lớp khang trang, bài trí khoa học hợp lý
Ngoài kiến thức đã học được trong sách giáo khoa, học sinh được trải nghiệm,
hình thành cho học sinh nhiều kỹ năng sống từ đó biết yêu thương giúp đỡ nhau, yêu


quí thiên nhiên, biết sống thân thiện, nhân ái, biết bảo vệ môi trường môi trường thiên
nhiên, cải tạo khôi phục những gì mà vốn có nay đã mất, biết đóng góp sức mình bảo
vệ môi trường không ô nhiễm, biết xử lý các tình huống trong đời sống hàng ngày mà
các em gặp phải.
Bên cạnh đó mỗi em trở thành một tuyên truyền viên ở mọi lúc, mọi nơi để
mọi người chung tay xây dựng thế giới xanh, không ô nhiễm, thể giới không có chiến
tranh.
Đặc biệt với vị trí là hiệu trưởng nhà trường tôi thấy cần phải phát huy tốt vị
trí, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị. Muốn vậy phải có các
4


biện pháp tích cực để tổ chức thực hiện sớm đưa trường THPT Nguyễn Trường Thúy
trở thành trường đạt danh hiệu: “ Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn”
Đồng thời tích cực đóng góp sức mình hưởng ứng, tham gia cuộc vận động lớn
của ngành mà Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Nam Định triển khai, phát động.
2-Phương pháp nghiên cứu:
-Nghiên cứu, hiểu mục đích, ý nghĩa, nội dung các văn bản như: Nghị định của
Thủ tướng chính phủ, Thông tư của Bộ, liên Bộ, các Quyết định của UBND tỉnh, của
Sở GD&ĐT Nam Định.
Đặc biệt là Quyết định số 1391/QĐ-SGD ĐT- GDTrH ngày 15 tháng 9 năm
2014 của Sở GD&ĐT Nam Định về việc ban hành qui định tiêu chí công nhận trường
trung học Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn.
-Nghiên cứu đặc điểm tình hình của trường, của địa phương có những thuận lợi
hay khó khăn trở ngại gì khi tiến hành triển khai thực hiện.
-Đọc sách, đọc tài liệu để hiểu biết về kỹ thuật trồng, chăm bón, cắt tỉa, các
bệnh thường gặp ở một số loại giống cây trồng, cây hoa, cây cỏ.
-Đọc sách, tài liệu để hiểu biết về cách phòng, chống một số loại bệnh thông
thường, cách phòng chống cháy nổ,….
-Nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm, kết quả của một số trường thuộc


địa phương huyện Xuân Trường và các huyện khác thuộc tỉnh Nam Định.
-Trao đổi, thảo luận với cán bộ, giáo viên, nhân viên là những người có kinh
nghiệm trong Hội đồng sư phạm nhà trường, từ đó đưa ra biện pháp vừa đơn giản vừa
hiệu quả cao.
3-Giới hạn đề tài:
Đề tài được triển khai, áp dụng tại trường THPT Nguyễn Trường Thúy tỉnh
Nam Định từ năm học 2009-2010 đến nay.

5


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỰC TRẠNG NHÀ TRƯỜNG
1-Thuân lợi:
Trường THPT Nguyễn Trường Thúy được thành lập ngày /……/2007 theo
Quyết định số 1776/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định với qui mô 27
lớp, diện tích khuôn viên trường là 21.535m2, được đầu tư xây dựng theo hướng
trường chuẩn quốc gia. Trụ sở của trường đóng tại xã Thọ Nghiệp huyện Xuân
Trường.
Trường được xây dựng hoàn toàn mới nên có điều kiện qui hoạch từ đầu, nhà
học, phòng làm việc, phong họp, phòng đọc, nhà để xe, hệ thống nhà vệ sinh, hệ
thống đường nội tuyến, giếng nước, sân chơi, bãi tập, hệ thống cây xanh, cây cảnh,
vườn trường,… được bố trí sắp xếp tổng thể một lần, làm đâu được đấy không lãng
phí tốn kém mà lại hết sức khoa học hợp lý.
Trường vinh dự mang tên đồng chí Nguyễn Trường Thúy, Nhà giáo – Người
bí thư chi bộ đảng đầu tiên của huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định nên luôn nhận
được sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, sự quan tâm chỉ đạo, động viên của các cơ
quan, ban ngành từ tỉnh, huyện đến các xãm thị trấn trong huyện.
Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường được vinh dự là người khai trường
nên hết sức phấn khởi muốn đóng góp sức lực, tài trí để xây dựng nhà trường từng


bước ổn định, từng bước phát triển, vươn lên tự khẳng định mình, nhanh chóng đuổi
kịp các trường lâu năm có bề dày thành tích trong huyện trong tỉnh.
2-Khó khăn, thách thức:
2.1. Khó khăn:
Diện tích khuôn viên trường có tới ¾ là cát được san lấp trên diện tích đất hai
lúa, nếu trồng cây trên cát thì cây không thể sống. ¼ diện tích còn lại là đất thổ cư
của các hộ dân đang sinh sống chưa giải tỏa được vì không có kinh phí. Do đó có
khoảng 120 mét dài ngăn cách giữa nhà dân và đất của trường đang sử dụng không có
tường bao.
UBND tỉnh chỉ đầu tư vốn san lấp mặt bằng, xây các dãy nhà học, các phòng
học chức năng, tường bao trên phần diện tích đất đã được giải tỏa.
Vì vậy mà nhà trường phải tự lo làm nhà thường trực, cổng, nhà để xe của học
sinh, nhà để xe của giáo viên, nhà vệ sinh công cộng, hệ thống đường nước sạch, hệ
thống đường điện đi vào các dãy nhà học, hệ thống đường đi trong trường, hệ thống
kho chứa dụng cụ vệ sinh kịp thời phục vụ công tác dạy và học.
Cán bộ quản lý vừa thiếu vừa chưa có thâm niên quản lý điều hành của một
ngôi trường vừa mới thành lập. Cán bộ chủ chốt đều là người lần đầu đảm nhận
nhiệm vụ được giao nên cũng thiếu kinh nghiệm.
Học sinh của trường đa số có điểm tuyển sinh rất thấp trong tỉnh, các em ham
chơi lười học, không chịu khó chịu khổ, không nhiệt tình tham gia hoạt động tập thể,
ý thức bảo vệ của công, chăm cây làm cỏ, giữ vệ sinh chung có nhiều hạn chế so với
học sinh các trường lân cận.
Đội ngũ giáo viên nhà trường hàng năm có tới 2/3 là giáo viên trẻ mới ra
trường, còn thiếu kinh nghiệm trong việc tuyên truyền, vận động, quản lý, tổ chức
cho học sinh nâng cao nhận thức, tích cực nhiệt tình hưởng ứng, tham gia các hoạt
động nên chất lượng phong trào bị hạn chế.
6


Rải rác các xã, thị trấn hai huyện Xuân Trường, Giao Thủy đều có con em học


tại trường. Hàng năm có tới 1/3 các em là người theo đạo Thiên chúa giáo đông con,
kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn thiếu thốn. Vì vậy việc huy động nguồn lực, kinh
phí từ phụ huynh gặp nhiều khó khăn.
2.2. Thách thức:
Việc đưa trường vào hoạt động có nề nếp, tập trung nâng cao chất lượng đội
ngũ, nâng cao chất lượng dạy và học đã khó, bên cạnh đó còn bao phong trào khác
mà các cấp, các ngành phát động đòi hỏi trường phải tham gia đầy đủ và có chất
lượng hiệu quả. Vậy người Hiệu trưởng phải biết phát huy thuận lợi, khắc phục khó
khăn, đề ra các biện pháp phù hợp, hiệu quả thì phong trào xây dựng : “ trường Xanh
– Sạch – Đẹp – An toàn” mới đạt kết quả và có tính hiệu quả bền vững.
II. CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ:
1-Lập sơ đồ qui hoạch kiến thiết tổng thể toàn bộ khuôn viên nhà trường:
1.1. Bước 1: Lập sơ đồ tổng quát
-Vẽ sơ đồ vị trí các dãy nhà học, nhà hiệu bộ, nhà công vụ, nhà thi đấu đa năng, bể
bơi, cổng, nhà thường trực, nhà để xe của học sinh, nhà vệ sinh chung; Hệ thống
đường điện vào các dãy nhà học, nhà hiệu bộ; Hệ thống đường dẫn nước sạch vào các
dãy nhà học và nhà vệ sinh chung, vào các phòng học chức năng.
-Vẽ vị trí các bể nước sạch, giếng nước sạch để chứa nước dự trữ đề phòng hệ thống
nước sạch gặp trục trặc do có sự cố.
-Vẽ hệ thống đường đi trong trường, hệ thống cây xanh, cây bóng mát, cây lấy gỗ.
-Vẽ hệ thống bồn trồng hoa, trồng cỏ
-Vẽ hệ thống sân chơi, bãi tập, sân tập trung học sinh chào cờ đầu tuần, tổ chức mít
tinh, kỷ niệm,…..
1.2. Bước 2: Dân chủ bàn bạc
-Hiệu trưởng báo cáo xin ý kiến cấp ủy chi bộ, chi bộ
-Hiệu trưởng trình bày, xin ý kiến hội nghị gồm toàn thể Hội đồng sư phạm nhà
trường, đại diện phụ huynh các lớp, đại diện phụ huynh trường.
-Tất cả nội dung các cuộc họp đều trở thành nghị quyết để làm căn cứ khi thực hiện.
-Tư vấn cho các Công ty xây dựng thiết kế dựa trên sơ đồ tổng quát đã được các hội
nghị thông qua. Như vậy việc làm trước không làm ảnh hưởng đến việc làm sau, đảm


bảo tính khoa học, hợp lý, chống lãng phí.
2-Lập kế hoạch triển khai thực hiện:
Từ thực trạng trên, căn cứ vào tình hình thực tiễn của trường tôi đã lập kế
hoạch phấn đấu từ năm 2009 đến năm 2015 trường đạt các tiêu chí trường” Xanh –
Sạch – Đẹp –An toàn”.
Bên cạnh đó đòi hỏi trong kế hoạch phải được đặt ra việc nào làm trước, việc
nào làm sau, làm đến đâu được đến đấy, không chồng chéo, không kéo dài, không
lãng phí.
Cụ thể:
3-Thành lập Ban chỉ đạo và các tiểu ban:
[Theo từng năm học vì có thể hàng năm nhà trường có sự thay đổi về nhân sự}
3.1. Ban chỉ đạo: Gồm Hiệu trưởng làm trưởng ban, các phó hiệu trưởng làm phó
ban, chủ tịch Công đoàn, Bí thư đoàn trường, Chủ tịch Hội chữ thập đỏ, kế toán, thủ
quỹ, tổ trưởng tổ văn phòng, chủ tịch Hội phụ huynh trường làm các ủy viên
7


3.2. Các tiểu ban:
3.2.1.Tiểu ban “ xây dựng trường xanh”
-Trưởng Ban: Phó hiệu trưởng phụ trách CSVC, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hướng
nghiệp dạy nghề
-Phó ban: Chủ tịch công đoàn
-Các ủy viên: Tổ trưởng tổ văn phòng, nhân viên lao công, bảo vệ
3.2.2.Tiểu ban “ Xây dựng trường sạch, môi trường không ô nhiễm”
-Trưởng ban: Chủ tịch Hội chữ thập đỏ
-Phó ban: Nhân viên y tế
-Ủy viên : Các giáo viên chủ nhiệm
3.2.3.Tiểu ban “ Xây dựng trường đẹp”
-Trưởng ban: Trưởng ban nữ công
-Phó ban: Bí thư chi đoàn giáo viên


-Ủy viên: Các ủy viên BCHCĐ
3.2.4.Tiểu ban “ Xây dựng trường an toàn”
-Trưởng Ban: Bí thư đoàn trường
-Phó ban: Phó bí thư đoàn trường
-Ủy viên: Nhân viên bảo vệ, thanh niên xunng kích
3.2.5.Tiểu ban: tuyên truyền, vận động
-Trưởng ban: Hiệu trưởng
-Phó ban: Chủ tịch công đoàn, Bí thư đoàn trường
-Ủy viên: Chủ tịch hội phụ huynh trường, đại diện phụ huynh lớp, giáo viên chủ
nhiệm
3.2.6.Tiểu ban: Tài chính
-Trưởng ban: Hiệu trưởng
-Phó ban: Các phó hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn, Chủ tịch Hội phụ huynh nhà
trường.
-Ủy viên: Kế toán, thủ quĩ
3.2.7.Tiểu ban: Cơ sở vật chất
-Trưởng ban: Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất
-Phó ban: Tổ trưởng tổ văn phòng
-Ủy viên: Nhân viên phụ trách kho, nhân viên bảo vệ
Từng thanh viên ban chỉ đạo, các tiểu ban đều được phân công nhiệm vụ cụ
thể, tổ chức tập huấn nội dung từng tiêu chí theo nội dung Quyết định số 1391/QĐSGD ĐT- GDTrH ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Sở GD&ĐT Nam Định về việc ban
hành qui định tiêu chí công nhận trường trung học Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn, để
các thành viên hiểu được nhiệm vụ của mình là làm những gì, làm như thế nào.
Trong quá trình thực hiện nhất định sẽ có thuận lợi và gặp không ít khó khăn
vướng mắc. Tôi luôn chú ý lắng nghe ý kiến tham mưu, đề xuất của các thành viên,
kịp thời giải quyết tháo gỡ khó khăn. Các công việc được tiến hành trôi chảy, đúng
tiến độ, đạt kết quả cao, từ đó giúp các thành viên phấn khởi, tự tin triển khai các
công việc được giao.
Từng công việc có nghiệm thu, đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời.
3.2.8. Tiểu ban Khen thưởng –Kỷ luật:


Thành phần gồm: Hội đồng thi đua khen thưởng – kỷ luật của trường, nhân
viên văn thư, Hội phụ huynh trường.
8


4. Biện pháp thực hiện cụ thể theo từng tiêu chí:
4.1. Tiêu chí xanh:
Với một khuôn viên gần 2ha mênh mông toàn cát, nhà học là các dãy cao tầng,
sân trường không một bóng cây vừa không có không gian xanh, vừa không có bóng
mát. Những khi tập trung cháo cờ đầu tuần hay giờ học bộ môn thể dục thầy và trò
phơi nắng phơi mưa. Nóng bốc lên từ cát, nắng sói rọi vào phòng học ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe thầy và trò, chất lượng dạy và học trên lớp không thể không bị ảnh
hưởng.
Xác định được như vậy nên việc trồng cây xanh, cây bóng mát trên sân trường
là hết sức cấp thiết.
Một bài toán được đặt ra: Trồng cây gì, chỗ nào trồng trước, chỗ nào trồng sau,
cây trồng trên cát sao sống được, nguồn nước tưới không có thì chăm sóc sao đây?
Ban chỉ đạo quyết định giao cho Tiểu ban “ Xanh” tìm các loại cây: Bàng,
phượng vĩ, bằng lăng, đa, bồ đề, gạo là những cây sẵn có tại địa phương để trồng.
Cây to được đánh truyền để đảm bảo cây không bị chết, mỗi hốc cây được đào
sâu rộng và cho đất vào để đảm bảo cây đủ chất dinh dưỡng cây mới sống và phát
triển.
Cây phải được trồng theo khu riêng biệt, hàng cây phải thẳng, cây được trồng
từ cây thấp đến cây cao để đảm bảo mỹ quan.
Muốn nhanh có bóng mát thì phải trồng cây to. Nhà trường phát động toàn bộ
giáo viên, học sinh giới thiệu nơi nào, gia đình nào có cây to cho hoặc bán thì nhà
trường cử người đến liên hệ, bố trí nhân công đánh cây, chuyển cây về trường để
trồng.
Giải quyết khó khăn về đất thịt: nhà trường phát động ai biết đâu bán đát, cho
đất thì giới thiệu để nhà trường mua, nhà trường xin. Kết quả là cây nào cũng được


trồng trong một hốc có thể tích khoảng 3m khối đất.
Việc làm trên quả là khó khăn, gian nan, vất vả, song được sự hưởng ứng nhiệt
tình của phụ huynh và CB_GV_NV nhà trường, người góp cây, người góp công,
người góp tiền do đó mà hàng trăm cây bóng mát đã được trồng vào dịp xuân năm
2009. Năm 2011 trường chuyển về địa điểm mới cây đã tỏa bóng xum xuê khắp sân
trường, khắp xung quanh trường.
Những ngày đầu trường chưa có nguồn nước sạch, nhà trường đã phải nhờ
đường nước cuả Trung tâm dạy nghề kề bên. Nhưng do cuối nguồn nước lên không
đủ nước phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy nước tưới cây không có. Được sự nhất
trí của phụ huynh trường nhà trường đã đào ao, khai mương vừa có nước tưới cây,
vừa nhăn cách fđược trường và khu nhà dân ở đảm bảo tăng độ an toàn trường học.
Ao còn được thả bèo để làm nguồn phân xanh chăm bón cây, giữ độ ẩm cho cây.
Từ năm 2010 đến năm 2014 thực hiện lời dạy của Bác: “ Mùa xuân là tết trồng
cây” nhà trường phát động cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh góp cây để trồng
trên các khu vườn, bao quanh sân chơi bãi tập. Nhà trường hướng vào các loại cây
như tùng, xà cừ si là các loại cây có lá quanh năm; cây gỗ sưa, cây Ôsaka là các loại
cây quý hiếm; cây đại, đa, cây ngũ gia bì là các loại cây dễ nhân giống. Chính vì thế
mà chủng loại cây xanh cây lấy gỗ, cây bóng mát của trường hiện nay khá đa dạng và
phong phú.
Mỗi chi đoàn giáo viên và học sinh có một công trình thanh niên, chăm sóc,
làm cỏ, bắt sâu, bảo vệ cây. Cứ vào cuối buổi chiều ngày thứ sáu hàng tuần tất cả các
9


chi đoàn giành thời gian 1 tiếng để chăm sóc cây, kết quả được nghiệm thu xếp loại
thi đua hàng tuần.
Mỗi năm hai lần theo mùa vụ cây được bón phân vi sinh, được phun thuốc trừ
sâu. Cây được bắt sâu, được cắt tỉa thường xuyên.
Về cây cảnh: nhà trường đã có hệ thống cây cảnh được uốn theo thế cây
Bonsai. Có hệ thống cây hoa leo lên tầng cao vừa tạo ra bóng mát cho các lớp học


vừa có hoa quanh năm làm đẹp cảnh trường.
Nhà trường tự tạo ra các cây hình chùa Một cột, Khuê văn các, các thảm cỏ
hình Quốc kỳ, Đảng kỳ vừa tạo ra cảnh đẹp sinh động , khơi dậy, giáo dục lòng tự
hào dân tộc cho học sinh nhà trường.
Các bồn cây, bồn cỏ được BCH đoàn trường phân công cho các chi đoàn đảm
nhận, chăm sóc, bảo vệ thường xuyên và được chấm điểm thi đua theo từng tuần.
Tại sao nhiều trường vẫn trồng cây mà cây không sống hoặc cằn cọc không
phát triển được? Bởi vì trồng không đúng mùa vụ, thiếu đất, thiếu hoặc thừa nước,
không được chăm sóc, bảo vệ thường xuyên.
Sau năm năm qua trường THPT Nguyễn Trường Thúy đã được phủ một màu
xanh, cây được trồng thành hàng thành lối, được qui hoạch bài bản hợp lý, xanh tốt
quanh năm.
Thông qua hoạt động trên các em học sinh biết về đặc tính từng loại cây, kỹ
thuật trồng cây, kỹ thuật chăm sóc cây, nhân giống cây, ươm cây, biết về loại sâu cây
thường gặp và thuốc trừ sâu đặc hiệu trị từng loại sâu. Bên cạnh đó còn tạo cho các
em yêu quí tôn trọng thiên nhiên, cần phải gìn giữ bảo tồn thiên nhiên, thấy được giá
trị của cây xanh về mặt xã hội, về mặt kinh tế, về mặt thân thiện với con người. Qua
đó các em thấy được giá trị của khoa học kỹ thuật đồng thời thấm thía câu ngạn ngữ:
“Công trồng là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”.
4.2. Tiêu chí sạch:
Những ngày đầu trường chuyển về trụ sở mới sân trường toàn cát, không có
cổng, không có đường nội tuyến trong trường. trời nắng cát theo người vào nhà gạch
bị bào mòn, lớp đầy bụi. Trời mưa sân sũng nước, lầy lội.
Tiểu ban “ Xây dựng trường sạch” đã chủ động tham mưu cho ban chỉ đạo họp
phụ huynh, tuyên truyền vân động đóng góp sức người, sức của tiến hành làm nhà
thường trực, đường bê tông từ cổng vào các dãy nhà học, làm nhà để xe cho học sinh,
nền nhà xe được láng bê tông bền đẹp.
Nhà trường tư vấn cho công ty thiết kế khi xây dãy nhà học thiết kế cả hệ
thống rãnh thoát nước có các hố ga, tất cả đều có tấm đậy an toàn, đủ độ sâu rộng để
trời mưa to nước thoát được dễ dàng, trường không bị úng lụt hay ách tắc xúa uế.


Nhà trường liên hệ với trạm nước sạch xã Xuân Phú lắp đặt hệ thống đường
nước sạch tất cả các dãy nhà học, nhà vệ sinh, bể chứa dự phòng. Vì thế nguồn nước
sạch phục vụ thầy và trò hàng ngày không khi nào bị thiếu.
Tiếp theo nhà trường tổ chức đào ao và mương ngăn cách trường và khu nhà
các hộ dân ở và buôn bán với diện tích khoảng 1.100m2. Lợi ích của ao và mương là
nơi chứa nước chống úng ngập, đảm bảo an toàn cho trường học cả ngày lẫn đêm,
nguồn nước tưới cây được lấy từ ao rất tiện ích. Ao và mương nuôi cá. Ao và mương
còn được thả bèo để béo hút những chất độc hại chống ô nhiễm môi trường. Ao và
mương còn tạo ra cảnh đẹp cho ngôi trường. Như vậy ao và mương đã mang lại lợi
ích thiết thực nhiều mặt cho nhà trường.
10


Tất cả các nhà vệ sinh của trường đều có nước rửa, giấy vệ sinh, xà phòng rửa
đầy đủ. Nhà vệ sinh giáo viên và nhà vệ sinh của học sinh được bố trí riêng biệt, độc
lập. Trang thiết bị trong nhà vệ sinh đều được trang bị đồ tốt, bền, đẹp. Mỗi ngày 2
lần nhân viên lao công quét, dọn, rửa sạch sẽ. Mỗi tháng 1 lần các nhà vệ sinh được
xử lý bể phốt bằng thuốc vi sinh nên không bao giờ bị ứ tắc.
Trước nhà vệ sinh công cộng được trồng hàng cây ngũ gia bì hút mùi hôi, cây
được cắt tỉa đẹp đẽ.
Mỗi năm một lần vào dịp mùa hanh khô hệ thống hố ga, hệ thống rãnh được
nạo vét nên toàn bộ khuôn viên nhà trường không bao giờ bị ngập úng hay đọng
nước.
Mỗi năm hai lần vào tháng 3, tháng 8 nhà trường tổ chức phn thuốc diệt muỗi.
Lớp trực tuần mỗi ngày 1 lần làm vệ sinh toàn bộ hệ thống đường bê tong, nhà
xe và lớp học các lớp trực nhật hàng ngày vào khi kết thúc buổi học. Sân trường do
lao công quét dọn, nhặt rác, nên toàn trường luôn sạch sẽ.
Rác được phân loại, phế liệu được tận dụng bán ve chai, rác không sử dụng
được thì được chuyển đi bằng xe chở rác của xã Thọ Nghiệp.
Trong lớp học có đầy đủ chổi rơm, sọt rác, đồ hót rác. Trên sân trường được bố


trí nhiều thùng chứa rác có lắp đậy đầy đủ.
Dụng cụ vệ sinh luôn đảm bảo đủ cơ số từng chủng loại, mỗi tháng một lần tất
cả các lớp đều được cấp phát đầy đủ. Trường hợp hỏng hay mất có lý do được cấp bổ
sung kịp thời. Dụng cụ lao động như cuốc, xẻng, liềm, xe vận chuyến đát cát được
nhà trường mua sắm, học sinh không phải mang từ nhà đến trường khi đi lao động.
Việc quét trần nhà, quét vôi ở các bức tường đều được nhà trường thuê nhân
công, vì để học sinh làm việc đó dễ không đảm bảo khâu an toàn lao động.
Có thể nói việc duy trì một khuôn viên rộng lớn luôn luôn đảm bảo theo tiêu
chí sạch nếu không có biết tổ chức thực hiện sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Vậy muốn duy trì tốt, thực hiện tốt tiêu chí này đòi hỏi hiệu trưởng phải chỉ
đạo tiểu ban “ Xây dựng trường sạch” phait lên kế hoach cả năm học, từng tháng,
từng tuần, từng việc. Phân công người phụ trách, nghiệm thu, đánh giá. Công việc
nào của học sinh phải được đưa vào tiêu chí thi đua, trong buổi chào cờ đầu tuần
công bố kết quả, khen chê kịp thời.
4.3. Tiêu chí đẹp
Đây là một việc làm rất khó, song có câu:” Được mắt ta ra mắt người”, do đó
Ban chỉ đạo đã dưa vào đề án xây dựng thiết kế tổng thể, giao cho Tiểu ban “ Xây
dựng trường đẹp” xây dựng kế hoạch 5 năm, từ năm 2010 đến năm 2015, mỗi năm
làm một việc cụ thể.
Mỗi năm trường được đầu tư một dáy phòng học, khi thiết Tiểu ban “ Xây
dựng trường đẹp” của trường đã tư vấn cho Công ty tư vấn thiết kế xây đúng vị trí đã
hoạch định, kiểu cách kiến trúc phù hợp với không gian trường. Công trình làm trước
không chiếm chỗ của công trình làm sau và phải còn đủ phần đất để trồng cây bóng
mát, bồn trồng cỏ.
Mô hình kiến trúc của trường được bố trí hài hòa, khoa học, hợp lý, hệ thống
các dãy nhà đầu cao 3 tầng, đều có tiền sảnh, hiên có cung vòm, lan can dậu sứ, vừa
cổ kính bề thế vùa mang tính kiến trúc hiện đại.
Nhà trường lập kế hoạch xây dựng bảng tin, bảng cố định bài trí các hình ảnh
về hoạt động của thầy trò nhà trường. Hệ thống ghế đá vừa là nơi ngồi đọc sách, nghỉ
11




ngơi, vừa tăng vẻ đẹp của trường. Trong trường, ngoài trường đếu có hệ thống đèn
điện cao áp, đèn chùm.
Từ cổng vào là hệ thống khẩu hiệu truyên truyền về cuộc vận động: “ Hai
không”, thi đua ”Ddạy tốt – Học tốt”, các câu nói của Bác, của Lê nin, các khẩu hiệu
truyên vè các cuộc vận động:’ Học tập và làm theo đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh”, về đổi mới giáo dục,…. Nhìn tổng thể trường như một công viên.
Các lớp học hàng năm được quét vôi trắng, trang trí đơn giản mà vẫn đẹp, các
thế hệ học sinh luôn có ý thức bảo vệ của công, bàn ghế luôn được kê thẳng hàng,
ngay ngắn, khoảng cách giữa các hàng bàn ghế được qui định hợp lý, các lớp trong
toàn trường đều được trang trí, bài trí thống nhất như nhau.
Tất cả các lớp, các phòng làm việc, phòng hội họp,… đều có biển lớp, biển
phòng. Các công trình thanh niên của các chi đoàn đều có biển, các công trình do phụ
huynh hay các nhà hảo tâm tặng trường đều có biển ghi nhận tấm lòng vàng để lại
mãi mãi lâu cho hậu thế.
Nhà trường cử một bác bảo vệ đi học lớp tạo, sửa cây cảnh do Hội sinh vật
cảnh huyện Xuân Trường tổ chức. Năm năm qua bác đảm nhận chăm sóc, sửa cây
cảnh cho nhà trường, thời gian vào ngày bác được nghỉ trong tuần. Vì thế cây không
bị phá thế, bác có công ăn việc làm tăng thu nhập, mà hệ thống cây cảnh của trường
lúc nào cũng đẹp.
Nhà trường có một sân bóng đá 7 người cỏ luôn được cắt tỉa, xung quanh là
đường bê tông để học sinh chạy dài bộ môn thể dục, không khi nào có rác hay vật thể
cứng trên sân.
Nhà trường có một phòng y tế riêng với đầy đủ trang thiết bị đủ đáp ứng việc
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh. Các loại thuốc thông thường, bông băng
luôn đảm bảo đủ củng loại và cơ số cần thiết. Nhân viên y tế nhà trường luôn phải đi
sớm, về muộn trước và sau giờ học của học sinh 15 phút để đề phòng học sinh đi học
về học gặp sự cố bất thường về sức khỏe.
Học sinh đến trường không may bị ốm đều được nằm theo dõi, xử lý tại phòng


y tế. Trường hợp phải cho đi bệnh viện đều được thông báo cho người nhà và gọi xe
taxi chở đi bệnh viện và có nhân viên y tế nhà trường đi cùng.
Mỗi năm một lần vào dịp đầu năm học học sinh đều được đoàn cán bộ y tế của
Trung tâm y tế dự phòng huyện về khám sức khỏe, tỷ lệ đạt từ 96%-98%.
Trong chiến dịch tiêm chủng Văc xin Sởi – Rubella vừa qua 100% học sinh
trong độ tuổi qui định đều được tiêm và đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Nhà trường không chỉ trú trọng vẻ đẹp về cảnh quan mà còn trú trọng xây dựng
vẻ đẹp văn hóa, lý tưởng, lẽ sống, tâm hồn, tình cảm đối với cả cán bộ, giáo viên,
nhân viên và học sinh.
Nơi học sinh tập trung học sinh là cột cờ Tổ quốc vùa cao lớn vừa đẹp. Sáng
thứ 2 chào cờ , thầy và trò hướng lên lá cờ đỏ sao vàng tất cả đều hát quốc ca tất cả
đều khơi dậy tình yêu tổ quốc Việt Nam, biết ơn bao anh hùng đã ngã xuống vì độc
lập tự do của Tổ quốc. Từ đó nguyện cống hiến hết mình, thi đua “ Dạy tốt –Học tốt”
để rồi cống hiến thật nhiều cho sự phồn vinh của dân tộc.
Ngoài cổng trường, trên tầng cao, là hệ thống các cột cờ làm bằng tuyp sắt để
treo cờ chuối, cờ Đảng, cờ Tổ quốc vào các dịp lễ tết.
Kỷ cương kỷ luật nhà trường hết sức nghiêm túc, chặt chẽ. Hàng ngày không
có thầy đi muộn về sớm. trò không đi muộn. Làm việc có kế hoạch, có kỷ luật, có
12


năng suất cao. Làm ra làm chơi ra chơi. Thầy trò thân thiện, tôn trọng nhau. Nhà
trường lấy phương châm: “ Tâm trị” là chính, không đuổi học khi học trò hư mà kiên
trì cảm hóa giáo dục.
Nhà trường xây dựng nề nếp theo phương châm: ‘ Giờ nào việc ấy”, “ Đi nhẹ
nói khẽ”, “ Việc nào dụng cụ đấy”,….. chính vì thế mà các em để xe vừa luôn đúng
nơi qui định vừa thẳng hàng thẳng lối, dãy xe đạp riêng, dãy xe đạp điện riêng, tạo
lên vẻ đẹp nghiêm túc, văn minh, văn hóa.
Sáng thứ hai và thứ 6 hàng tuần học sinh mặc đồng phục, các ngày khác không
mặc áo phông, quần bò. Cán bộ, giáo viên ăn mặc vừa giản dị vừa đảm bảo tính thẩm


mỹ, đảm bảo tính giáo dục.
Học sinh nhà trường luôn có ý thức tự giác tham gia các hoạt động tập thể,
không hái lá bẻ cành, không nói tục chửi thề, không viết bậy, không hút thuốc lá,
không có xích mích đánh nhau, không vô lễ với thầy cô, luôn thương yêu giúp đỡ
nhau cùng tiến bộ, cùng vượt qua khó khăn của đời sống thường nhật.
Thứ hai hàng tuần trong buổi chào cờ các em được làm MC dẫn chương trình
văn nghệ, biểu diễn văn nghệ, được hái hoa dân chủ.
Giữa tuần các em được tập thể dục giữa giờ, phát thanh giữa buổi, mỗi tuần
một buổi các em dược đọc sách, báo hay có thể tự các em đá bóng, chơi cầu.
Bố mẹ các em đau ốm, thầy cô đau ốm hay bạn bè trong lớp đau ốm các em tổ
chức đến thăm hỏi động viên. Trường hợp trong lớp có bạn nào không may mà bố mẹ
qua đời các em tổ chức thành đoàn đại biểu vào phúng viếng rất trịnh trọng trang
nghiêm.
Học sinh nhà trường được giáo dục về luật An toàn giao thông, hiểu biết về
văn hóa giao thông, được thi về luật ATGT và các tình huống tham gia giao thông.
Học sinh nhà trường được thăm quan, học tập tại các khu di tich, địa điểm
lichjswr văn hóa địa phương, hiểu biết về thân thế sự nghiệp của đồng chí Nguyễn
Trường Thúy, nhà giáo, người bí thư chi bộ đảng đầu tiên của huyện Xuân Trường.
Các em được thăm và học hỏi tại các làng nghề, các nhà máy, xí nghiệp tại địa
phương. Từ đó giáo dục cho các em biết trân trọng giá trị lịch sử, trân trọng các nhân
vật lịch sử để rồi các em có tình yêu quê hương, đất nước, con người, yêu mái trường,
yêu các thầy cô. Để rồi các em tự tin phấn đấu học tập tốt hơn để trở thành kỹ sư, thợ
lành nghề, trở thanh những công dân có chất lượng.
Mỗi năm cứ vào buổi tổng kết cuối năm cũng là lễ tri ân học sinh lớp 12 ra
trường, nhà trường tổ chức một chương trình văn nghệ với chủ đề: “ Thầy, trò và phụ
huynh cùng hát”, các em được bày tỏ niềm tri ân thầy cô, các bậc sinh thành, sự biết
ơn mái trường thân yêu nơi năm tháng các em được học tập, luyện rèn, khôn lớn
thông qua lời ca, điệu múa, tiếng đàn, vần thơ mà chính các em sang tác, dàn dựng.
Hàng năm cứ vào dịp nghỉ hè các thế hệ học sinh cũ về trường, các em thăm lại
trường cũ, thấy trường ngày mỗi sạch – đẹp – khang trang các em phấn khởi tự hào,


các em thi nhau chụp ảnh làm kỷ niệm mang theo suốt cuộc đời về một thời học trò
hồn nhiên, ngây thơ, trong trắng.
4.4 Tiêu chí an toàn
Xây dựng trường học an toàn là nhiệm vụ hết sức cần thiết, không hắn vì đâu
đó bạo lực học đường vẫn xảy ra hay đâu đó có các học sinh hư, học sinh mắc các tệ
nạn xã hội mà còn vừa trực tiếp phục vụ nâng cao chất lượng dạy và học, vừa góp
phần tạo lên sự bình yên trong xã hội.
13


Tuy nhiên để thực hiện tốt nhiệm vụ này tiến tới đạt tiếu chí “ Xây dựng
trường học an toàn” đòi hỏi người hiệu trưởng phải biết cách triển khai, các biện pháp
tổ chức thực hiện phải hết sức khoa học, hợp lý. Có nhiều việc mang tính đồng bộ, có
việc phải làm thường xuyên.
4.4.1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết:
Trường phải có tường rào, mỗi ngôi trường phải thực sự được coi là ngôi nhà
thứ hai của thầy và trò. Ông cha ta đã dạy: “ Yêu nhau rào dậu cho kín”. Tường rào
vừa khẳng định ranh giới trường với đát đai nhà cửa thuộc quyền sở hữu cuả người
khác, cuiar cơ quan khác, tường còn ngăn không cho người ngoài trường và trong
trường ra vào tự , Tường rào ngăn không cho học trò vượt tường ra và vào. Nhiều khi
học sinh vượt tường không hẳn vì trốn học mà có khi do các em đi học muộn nên
vượt vào, hay khi về học không muốn đi qua cổng, mà đi tắt cho gần. Tường con
ngăn ngừa kẻ gian đột nhập vào trường. Trường hợp nếu phát hiện kẻ gian đột nhập
thì việc kẻ gian trốn chạy cũng khó hơn. Tường bao còn đảm bảo trật tự an toàn cho
các kỳ thi. Bởi lẽ đó nên khi xây tường bao nhà trường đã tư vấn cho Công ty thiết kế
thiết kế tường bao nhà trường vừa đủ độ cao, đảm bảo độ bển, vẻ đẹp.
Phần tường bao nơi tiếp giáp nhà dân không được nhà nước đầu tư nhà trường
đã mạnh dạn đào ao, xẻ mương như pần trên tác giả đã nêu.
Xung quanh trường, trong sân trường phải có hệ thống đèn điện cao áp chiếu
sang vừa ngăn kẻ gian đột nhập, vừa giúp cho bảo vệ có tầm quan sát được xa, đi


tuần tra được thuận lợi.
Phải có các dụng cụ, phương tiện chữa cháy như: Bình cứu hỏa, xô, chậu, câu
liêm, thanh ngắn , thang dài, cờ-lê, kìm, tô vít…..
Bình cứu hỏa phải bố trí đủ và đúng nơi qui định. Các phương tiện phục vụ
công tác cứu hỏa phải để ở nơi dễ thấy, có biển ghi nơi để dụng cụ chữa cháy, có
bảng hướng dẫn cáh sử dụng, cán bộ, nhân viên, giáo viên, học sinh ai cũng biết nơi
để và biết sử dụng ít nhất một dụng cụ chữa cháy. Không ai được tự ý mang các dụng
cụ, phương tiện chữa cháy đi làm việc khác.
Nhân viên bảo vệ có trang phục riêng, có băng đeo tây, có đèn pin, có áo đi
mưa, có ủng đảm bảo các điều kiện cần thiết cho công tác bảo vệ.
Nhân viên y tế có áo Bờ lu trắng, có găng tay. Phòng y tế của trường luôn có 3
băng ca và bông băng, cơ số thuốc đầy đủ.
Nhân viên lao công phục vụ có đầy đủ bảo hộ lao động.
Hệ thống cổng, cửa các lớp học, các phòng làm việc phải đảm bảo đủ, chắc
chắn, không chỉ chống trộm mà còn đảm bảo an toàn khi mưa bão và khi giông tố.
Do đó phải được kiểm tra, tu sửa bổ sung thường xuyên.
Nhà trường có hòm thư góp ý để các em cung cấp thông tin khi có hiện tượng
học sinh mâu thuẫn, học sinh bị người ngoài trường dánh,…
Nhà trường công khai số điện thoại bàn để mọi người cung cấp thông tin khi có
sự việc mất an toàn đến tài sản, tính mạng của học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên
nhà trường.
Hệ thống cột điện, dây điện đường trục phải đầy đủ, đảm bảo đủ tải cho toàn
trường. Vì vậy trường THPT Nguyễn Trường Thúy đã tính toán số lượng thiết bị
dung điện như: Số máy tính, số máy chiếu, máy phô tô, số quạt trần, số quạt bàn, số
máy điều hòa nhiệt độ, số bóng điện, số máy bơm nước,… và công suất từng loại,
cung cấp cho Công ty thiết kế thiết kế đường trục điện lưới dẫn điện vào trường.
14


Ngoài ra mỗi dãy nhà , mỗi phòng học, mỗi phòng làm việc đều có Antomat tự


động đảm bảo an toàn khi dùng điện.
Nhà trường có cầu dao hai chiều để khi mất điện lưới thì dung điện máy phát
điện của trường. Máy phát điện cúng phải đủ công suất phục vụ điện toàn trường.
Nhà trường có 5 tec nước trên mái các tần cao, 3 bể nước, 3 giếng nước được
bố trí hợp lý, gần các dãy nhà học và làm việc, luôn chứa đấy nước, vừa phục vụ
nước sinh hoạt hàng ngày vừa dự phòng khi có hỏa hoạn xảy ra.
4.4.2. Yếu tố con người:
Trường có hai nhân viên bảo vệ, được phân công nhiệm vụ được hiệu trưởng
hướng dẫn rất cụ thể về nghiệp vụ bảo vệ.
Một người luôn đảm bảo trực ở cổng trường. Phòng thường trực có sổ trực ban
để ghi chép, cập nhật khách đến, khách đi, sự cố đặc biệt diễn ra trong ngày. Đồng
thời người trực còn hướng dẫn khách khi vào trường, hướng dẫn nơi để các phương
tiện giao thông. Bên cạnh đó còn xử lý học sinh không chấp hành nội qui của trường.
Để đảm bảo không để xảy ra hiện tượng lấy nhầm xe, mất xe nhà trường đã
tiến hành biện pháp giao cho nhân viên bảo vệ của trường trực tại cổng trường còn
làm nhiệm vụ phát và thu vé gửi xe. Việc làm này vừa kiểm soát được việc học sinh
có chấp hành luật ATGT hay không mà còn đảm bảo không để xảy ra hiện tượng mất
xe, lấy nhầm xe khi tan trường. Nếu để xảy ra mất xe thì bảo vệ phải đền phải bồi
hoàn, đồng thời lập tức báo cho an ninh xã, công an huyện điều tra xử lý. Vì thế nên
trường THPT Nguyễn Trường Thúy không có trường hợp nào mất xe, nhầm xe xảy
ra.
Một người vừa trực vừa tuần tra khu vực trong trường.
Bảo vệ được luân phiên vị trí cho nhau, ngày tuần tra, đêm tuần tiễu, Ngày nào
có bác nghỉ thì nhà trường tăng cường người làm thay.
Đoàn trường thành lập đội thanh niên xung kích, mỗi chi đoàn 5 em, vừa làm
nhiệm vụ tự quản, chấm điểm thi đua hàng ngày vừa thường trực làm một số nhiệm
vụ như: phòng cháy chữa cháy, phòng chống bão lũ, lao động làm sạch đẹp khu vực
ngoài trường, hỗ trợ nông dân cấy, gặt, trồng cây rau màu,….
Mỗi năm một lần nhà trường mời Công an huyện, tỉnh về tập huấn luật ATGT,
tập huấn sử dụng bình chữa cháy, các phươngtieenj dụng cụ chữa cháy cho nhân vien


bảo vệ, cán bộ, giáo viên, và đội thanh niên tình nguyện của trường.
Bên cạnh đó nhà trường mời cán bộ Trung tâm y tế dự phòng về tập huấn
nghiệp vụ sơ cấp cứu ban đầu, cách phòng chống một số bệnh mà học sinh hay mắc
phải như: Vẹo cột sống, cận thị, viễn thị, bệnh lệch mắt, ….tập huấn về an toàn thực
phẩm.
Trong học sinh có ban hòa giải gồm những em học giỏi chăm ngoan, chính các
em hiểu các em rõ hơn, cảm thông nhau dễ hơn nên khi có vấn đề gì gợn lên trong
các em sẽ được giải quyết nhanh gọn, hiệu quả.
Nhà trường có đội tự vệ là giáo viên, nhân viên. Người việc làm nhiệm vụ tự
vệ của Huyện đội giao, các thành viên đội tự vệ còn là lực lượng nòng cốt trong việc
đảm bảo an ninh, an toàn trường học.
4.4.3. Về công tác trật tự, an ninh:
Làm tốt công tác trật tự an ninh tích cực giúp cho trường học được an toàn. Bởi
ví học sinh bậc trung học phổ thông là đối tượng thanh niên, đang thuộc lứa tuổi vị
thành niên bồng bột, hiếu thắng, dễ va chạm. Bên cạnh đó trên đường từ nhà tới
15


trường các em sẽ phải qua bao nơi vắng vẻ, có thể gặp kẻ xấu, trộm cắp, bị trấn xin
tiền, lấy điện thoại,….
Để giúp đỡ các em nhà trường cần có sự lien hệ chặt chẽ với công an huyện, an
ninh các xã thị trấn phối hợp, giúp đỡ, kịp thời điều tra bắt và xử lý các đối tượng gây
mất trật tự an ninh.
Nhà trường phổ biến cho các em các phương pháp tự vệ, tự phòng như: Không
đi một mình trên các quãng đường ít người qua lại, khi bị chặn các em nên cố nhớ
đặc điểm nhận dạng đối tượng, nhớ giọng nói, nhớ biển số xe, nhanh chóng tìm cách
báo cho công an, tìm người lứn giúp đỡ, đoàn kết bảo vệ nhau,….
Thấy hiện tượng khả nghi thì tìm cách báo cho người lớn, báo cho các thầy cô,
báo cho công an biết.
Thường xuyên nhắc nhở các em nêu cao cảnh giác khi người lạ tìm cách làm


quen, không kết bạn trên mạng, không chơi game bạo lực, không chơi bạc đánh đề,
không gây bè kéo cánh,…
Với học sinh bậc THPT có nhiều em bố mẹ cho tiền ăn hàng ngày, tiền đóng
học,… nên nhà trường luôn nhắc nhở các em phải luôn cẩn thận, tuyệt đối không có
hành vi ăn cắp của nhau, luôn có ý thức coi giữ cho nhau, sống thật thà trung thực,
nhặt được của rơi tìm cách trả lại người đã mất.
4.4.4. Giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh:
Nhà trường luôn trú trọng giáo dục đạo đức, lý tưởng, hoài bão thanh niên
thông qua buổi chào cờ đầu tuần, các buổi lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt nam, ngày
thành lập Đoàn, ngày phụ nữ Việt Nam và thông qua các giờ dạy bộ môn giáo dục
công dân.
Bên cạnh đó các em được thực hành trải nghiệm như:
Hàng ngày mỗi khi sau hồi trống tan học 10 phút cổng trường mới mở để thầy
và trò ra về. Trong thời gian đó các em học sinh em thì đóng của cài cửa, em tắt điện
tắt quạt, em trực nhật lớp, em trực nhật nhà để xe. Giáo viên theo dõi, nhận xét,
nghiệm thu kết quả lao động của các em. Trước khi ra về học sinh đội mũ bảo hiểm
cẩn thận vừa đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Việc làm ấy tưởng như đơn
giản song lại có ý nghĩa rất lớn,. Ngày nào cũng thế các em sẽ có thói quen giờ nào
việc đấy, bên cạnh đó các em sẽ tự trả lời được làm để đảm bảo an toàn về người và
của.
Thông qua tập huấn các em có kỹ năng thực hành về chữa cháy về sơ cấp cứu.
Thông qua các buổi hòa giải các em tự tìm ra giá trị chân lý: “ Người với người
sống để yêu nhau”, “ Sống gần nhau lên mới thẳng”, “ không có việc gì khó, chỉ sợ
lòng không bền”,…
Thông qua việc phòng, chống bão các em biết được cách phòng, cách chống
thiên tai như: Giông tố, bão lũ, hỏa hoạn, biết cách sơ cấp cứu, tránh tai nạn đuối
nước, biết cách thoát hiểm, biết hướng dẫn giúp đỡ người bị nạn,….ứng biến kịp thời
trong từng tình huống.
Tất cả qua kiến thức được trang bị, qua trải nghiệm thực tiễn các em tự tinh xử
lý các sự cố mất an toàn trong cuộc sống khi gặp. Các em thấy được giá trị của cuộc


sống bình yên, giá trị của nền độc lập tự do của dân tộc, từ đó chung tay xây dựng
một thế giới hòa bình, xây dựng một thế giới xanh, thế giới không ô nhiễm, tích cực
đóng góp sức mình chống hiện tượng nhà kính, hiện tượng trái đất nóng lên, giảm
thiểu thiệt hại do thiên tai gây lên.
16


4.5. Tiểu ban truyên truyền:
Công tác tuyên truyền, vận động là hết sức quan trọng. Bất cứ nhiệm vụ gì,
phong trào nào cũng cần phải quán triệt, phổ biến, tuyên truyền, vận động, huy động
nguồn lực thì nhiệm vụ ấy, phong trào ấy mới đạt kết quả hiệu quả cao.
Chính vì thế mà nhà trường đã thành lập Tiểu ban tuyên truyền do Hiệu trưởng
làm trưởng ban, hai Phó ban là Chủ tịch công đoàn, Bí thư đoàn trường vào Hội phụ
huynh, giáo viên chủ nhiệm là các ủy viên.
Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, tập huấn cho từng thành viên.
Hình thức tuyên truyền: Phổ biến mục đích, ý nghĩa của các văn bản chỉ đạo,
tiêu chí hướng dẫn của các cấp, các ngành thông qua họp Hội đồng sư phạm nhà
trường, họp phụ huynh, chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp.
Phổ biến kế hoạch cả giai đoạn, từng năm, từng tháng, từng việc.
Tuyên truyền thông qua hệ thống bảng tin, khẩu hiệu, hình ảnh, phát thanh
giữa buổi học, nêu gương người tốt việc tốt, tuyên dương khích lệ kịp thời,….
Vận động, huy động nguốn lực ủng hộ phong trào.
Tổ chức họp rút kinh nghiệm qua từng việc.
4.6. Tiểu ban Tài chính:
Phong trào “ Xây dựng trường học Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn” là một
phong trào cần phải huy động nguồn tài chính khá lớn, phải đầu tư thường xuyên, lâu
dài do đó việc thành lập Tiểu ban tài chính là hết sức cần thiết.
Tiểu ban do Hiệu trưởng làm trưởng ban; Các phó hiệu trưởng, chủ tịch công
đoàn, Chủ tịch hội phụ huynh trường làm phó ban; Kế toán, thủ quỹ là các ủy viên để
vừa quản lý tài chính đúng theo nguyên tắc tài chính vừa huy động nguồn lực được


rộng khắp và có hiệu quả.
Trưởng ban phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong ban thật cụ thể,
hướng dẫn các huy động nguồn lực, cách quản lý quĩ, nguyên tắc chi.
Từng việc tiểu ban phải lập dự trù kinh phí, hồ sơ thiết kế, ….. hệ thống biên
bản nghiệm thu, bàn giao, chứng từ quyết toán.
Tổ chức hội nghị báo cáo tài chính công khai với Hội đồng sư phạm nhà
trường, với các bậc phụ huynh nhà trường.
4.7.Tiểu ban Cơ sở vật chất:
Tiểu ban có nhiệm vụ tạo mặt bằng để triển khai thi công các công trình được
xây, được trang trí để Công ty xây dựng thi công hoặc thợ triển khai lắp đặt.
Lập sơ đồ vị trí các công trình thanh niên giao cho các chi đoàn giáo viên và
chi đoàn các lớp.
Quản lý kho, kiểm đếm dụng cụ lao động, vệ sinh, các phương tiện phục vụ
từng tiêu chí một cách thường xuyên.
Bảo vệ nhà trường hàng ngày vừa tuần tra đảm bảo an ninh, an toàn vừa kiểm
tra chất lượng cơ sở vật chất nhà trường.
Tham mưu, đề xuất với Ban tài chính lập dự trù kinh phí để làm mới, sửa chữa
bổ sung kịp thời phục vụ các tiêu chí.
Hướng dẫn, phục vụ, kiểm tra việc nhận, bàn giao, dụng cụ vệ sinh hàng ngày,
dụng cụ lao động theo lịch của nhà trường.
Quản lý chặt chẽ về cơ sở vật chất, chống thất thoát, chống lãng phí.
17


4.8. Tiểu ban khen thưởng, kỷ luật:
Thành phần gồm: Hội đồng thi đua khen thưởng – kỷ luật của nhà trường, Đại
diện Hội phụ huynh nhà trường.
Khen thưởng là biện pháp đòn bẩy, kích thích phong trào. Kỷ luật thể hiện tính
nghiêm minh nâng cao chất lượng phong trào. Chính vì thế mà công tác này luôn
được trú trọng, kịp thời qua từng việc, khen thưởng kỷ luật theo từng tiêu chí.


Để đảm bảo tính thường xuyên, chính xác, công bằng trong bình xét thi đua
nhà trường giao cho nhân viên văn thư, thư ký tổng hợp thi đua, BCH đoàn trường
thường xuyên tập hợp các số liệu thi đua thường xuyên, khoa học, đầy đủ, chính xác.
Tham mưu, đề xuất với Ban tài chính để có kinh phí chi cho công tác khen
thưởng.

18


C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Về cảnh quan, môi trường:
Nhà trường đã có một cơ ngơi khang trang, các phòng học được thiết kế và
trang trí theo tiêu chuẩn qui định của ngành. Lluôn đầy đủ ánh sáng, quạt, bàn ghế,
bảng viết, các dụng cụ phục vụ nước uống, rửa tay cho thầy và trò.
Các phòng làm việc luôn sạch, đẹp, đầy đủ tiện nghi cần thiết
Trang thiết bị các phòng học bộ môn, thiết bị đồ dùnng thí nghiệm, phòng máy
tính, hệ thống máy chiếu, Caset, tăng âm loa đài luôn đảm bảo chất lượng phục vụ
kịp thời công tác dạy và học.
Hệ thống chống sét, điện lưới luôn đảm bảo an toàn. Máy phát điện của nhà
trường luôn sẵn sang phục vụ khi mất điện lưới.
Hệ thống điện bảo vệ, đèn trang trí luôn đảm bảo đủ bóng, an toàn.
Hệ thống tường nhà, trần nhà, tường bao, bảng tin, khẩu hiệu, biển lớp, biển
trường,….. luôn được đảm bảo vẻ đẹp, không bị mốc, không sứt mẻ.
Hệ thống dụng cụ, phương tiện phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh bảo vệ môi
trường, sơ cấp cứu,…. Luôn đầy đủ, đảm bảo chất lượng.
Nhà trường đã tạo dựng được hệ thống cây xanh, cây lấy gỗ, cây cảnh, cây
bóng mát với nhiều chủng loại phong phú thân thiện với môi trường.
Hệ thống bồ cây, bồn cỏ được qui hoạch, sắp xếp hợp lý, cắt tỉa cẩn thận,
thường xuyên.
Hệ thống nhà vệ sinh đảm bảo đủ, bố trí hợp lý, luôn sạch sẽ. Rác thải được


phân loại, xử lý, đổ rác và chuyển rác về đúng nơi qui định của địa phương.
Hệ thống nước sạch luôn đảm bảo phục vụ sinh hoạt hàng ngày, nước uống
phục vụ cán bộ, giáo viên, học sinh luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Toàn bộ trường luôn sạch, hệ thống rãnh thoát nước, hệ thống bể phốt trong
công trình phụ luôn được khai thông, không đọng tắc, không xú uế.
Nhà trường có khu vui chơi riêng, sân chơi bãi tập riêng, khu đọc sách riêng.
Tất cả đều có đường đi, chỗ ngồi, cây bóng mát đầy đủ đáp ứng yêu cầu sạch, mát,
đẹp và hợp lý.
Nhà trường đã xây dựng được cảnh quan trường có vẻ đẹp thẩm mỹ, nét đẹp
văn hóa, nét đẹp nội tâm, môi trường an toàn không ô nhiễm, không có tệ nạn xã hội,
luôn thân thiện, mang tính giáo dục cao.
2. Về phía cán bộ - Giáo viên - Nhân viên:
Phấn khởi, yên tâm công tác trong một môi trường thân thiện, Xanh – Sạch –
Đẹp – An toàn không ô nhiễm.
Tự hào được đóng góp sức mình, cống hiến, xây dựng phong trào: Xây dựng
trường học Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn không ô nhiễm.
Qua phong trào, giáo viên đã tích lũy được kinh nghiệm tổ chức thực hiện triển
khai các hoạt động, giúp đỡ học sinh được học tập, rèn luyện nhiều kỹ năng sống, kỹ
năng thực hành, từ đó tự tin, thỏa sức sang tạo.
Môi trường công tác trong lành, an toàn, môi trường sống được cải thiện từ đó
làm cho sức khỏe được đảm bảo, tinh thần được cải thiện, tâm hồn thoải mái, giúp
CB-GV-CNV làm việc nhiệt tình, năng suất hơn, yêu nghề hơn.

19


3. Về phía học sinh:
Học sinh nắm được qui trình kỹ thuật trồng nhiều loại cây, cách chăm sóc bảo
vệ cây, kỹ thuật tưới cây, kỹ thuật tỉa cành, kỹ thuật nhân giống, từ đó hiểu giá trị câu
nói” Công trồng là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”.


Thông qua nội dung các câu nói của hệ thống khẩu hiệu, hàng cây biết nói
mang tính giáo dục các em thấy được vẻ đẹp thẩm mỹ cảnh quan, vẻ đẹp văn hóa,
trân trọng giá trị văn hóa mà các hiền triết, danh nhân để lại mà hôm nay chúng ta
thừa hưởng, phát huy.
Học sinh hiểu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, nguyên nhân bùng
phát một số dịch bệnh từ đó biết cách giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe cho bản thân,
cho gia đình và cộng đồng.
Học sinh có kỹ năng phòng cháy, chữa cháy, phòng chống bão lũ,phòng chống
nạn đuối nước, biết cách thoát hiểm, biết cách sơ cấp cứu ban đầu, giúp các em biết
cách phòng tránh và tự tin để xử lý tình huống, sự cố khi gặp phải. Bên cạnh đó các
em hiểu được sự cần thiết của nội dung Nghị Định 36/NĐ-CP của Chính phủ về việc
nghiêm cấm tàng trữ, sử dụng các chất cháy nổ, nghiêm cấm đốt pháo trong dịp tết
Nguyên đán và trong các lễ hội khác.
Các em có thói quen chấp hành luật ATGT, có văn hóa khi tham gia giao
thông, là tuyên truyền viên tích cực để phổ biến nâng cao nhận thức, nâng cao văn
hóa giao thông trong cộng đồng.
Học sinh biết kỹ năng tự vệ, tự phòng, tự quản, biết hòa giải để xử lý các mâu
thuẫn xích mích nhỏ không để xảy ra xô xát, đánh nhau, không để hiện tượng bạo lực
học đường xảy ra. Các em biết yêu quí, thương yêu nhau, giúp đỡ nhau, thân thiện và
nhân ái.
Thông qua các hoạt động của phong trào các em đã có nề nếp giờ nào việc đấy,
biết bố trí sắp xếp công việc thường nhật, biết trú trọng khâu thẩm mỹ của bản thân
và của các sản phẩm mà mình tạo ra. Các em có kỹ năng sống, vốn sống, tự tin hòa
mình với tập thể, yêu quí lao động, biết bảo vệ của công, yêu quí thiên nhiên, yêu quí
mái trường, biết tri ân công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy. Từ đó yêu cuộc sống hòa bình, ra
sức học tập, rèn luyện, tích cực góp phần bảo vệ môi trường, đẩy lùi thiên tai, đẩy lùi
dịch bệnh, xây dựng đất nước ta ngày một phồn vinh, cuộc sống nhân dân ta ngày
một ấm no, hạnh phúc.
4. Về mặt xã hội:
Học sinh nhà trường trở thành lực lượng thanh niên đóng góp cho xã hội một


lực lượng có tri kiến thức, có đạo đức, có kỹ năng trải nghiệm cuộc sống, vừa là
tuyên truyền viên nâng cao nhận thức về việc bảo vệ gìn giữ môi trường, xây dựng
thế giới xanh – không ô nhiễm là nghĩa vụ trách nhiệm của mọi người, vừa góp phần
xây dựng trật tự an toàn trong dân cư vừa trực tiếp tham gia, hướng dẫn mọi người
xung quanh giải quyết các sự cố khi xảy ra hỏa hoạn, tai nạn, cáh thoát hiểm.
Nhà trường có một cảnh quan Xanh – Sạch – Đẹp là đã tích cực xây dựng cảnh
quan thôn xóm, tích cực đẩy nhanh cuộc vân động xây dựng nông thôn mới sớm đi
đến thành công.
Trường học an toàn đã góp phần vào việc giữ gìn trật tự an ninh cộng đồng dân
cư nơi trường đóng.
Từ đó tăng vị thế, niềm tin vào nhà trường.
20


5. Đối với ngành giáo dục:
Trong nhiều năm qua Ngành giáo dục đã có nhiều cuộc vận động lớn như: “
Nói không với tiêu cực về bệnh thành tích và thi cử tronng giáo dục”, “ Mỗi thầy cô
là tấm gương tự học, tự sang tạo”, “ Học tập, làm theo phong cách đạo đức Hồ Chí
Minh”, “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”, “ Xây dựng phong trào
trường học Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn”,…. Đã có nhiều chuyển biến tích cực về
đạo đức, tác phong, chất lượng chuyên môn, chất lượng quản lý trong đội ngũ nhà
giáo. Bên cạnh đó việc giáo dục toàn diện cho học sinh được trú trọng, đấy mạnh.
Học sinh được tham gia vào nhiều hoạt động, được trải nghiệm thực tế nên kỹ năng
sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thực hành,… được nâng lên rõ rệt.
Kết quả thực hiện phong trào: “ Xây dựng trường học Xanh – sạch – Đẹp – An
toàn” của trường THPT Nguyễn Trường Thúy không chỉ là sự thành công của một cơ
sở bậc THPT trong tỉnh mà còn là đơn vị tiên phong đi đầu của Ngành GD&ĐT Nam
Định , là nhân tố tích cực hưởng ứng phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực”, “ Xây dựng trường học Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn” mà Bộ
GD&ĐT, Sở GD&ĐT Nam Định phát động. Đồng thời cũng là sự tích cực đóng góp


sức mình vào sự nghiệp đổi mới giáo dục.

21


D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1-Với vị trí của người đứng đầu cơ quan đơn vị phải nghiên cứu kỹ, hiểu mục
đích ý nghĩa của các văn bản chỉ đạo của các cấp, các ngành.
2-Nghiên cứu đặc điểm, tình hình của đơn vị, của địa phương. Học hỏi kinh
nghiệm từ các đơn vị, cá nhân khác xung quanh. Khai thác thuận lợi, hạn chế khó
khăn, “trong cái khó phải biết cách ló cái khôn”.
3-Lập kế hoạch thực hiện vừa có tính chiến lược dài hạn, vừa có tính cấp thiết.
Biết bố trí việc nào làm trước, việc nào làm sau. Đặc biệt là người triển khai thực
hiện phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và phải có niềm tin vào sự thành
công vào kế hoạch đã đề ra.
4-Nhất thiết phải thành lập Ban chỉ đạo, các tiểu ban, phân công nhiệm vụ và tập
huấn cho từng thành viên, từng tiểu ban phải chủ động trong công việc, có sự phối
hợp với nhau để công việc không bị chồng chéo.
5-Luôn chú trọng khâu bàn bạc dân chủ, làm tốt khâu tuyên truyền vận động, tài
chính phải mianh bạch công khai. Nhất thiết phải có sự tham gia của Hội phụ huynh
trường.
6-Các biện pháp tổ chức thực hiện phải phù hợp, hiệu quả, luôn đề cao khâu
thực hành tiết kiệm, chống thất thóa lãng phí.
7-Tăng cường kiểm tra, nghiệm thu từng việc, tổ chức họp rút kinh nghiệm
nghiêm túc, kịp thời. Trú trọng khâu khen thưởng động viên kịp thời. Trú trọng khâu
nêu gương người tốt, việc tốt.

22



E- KẾT LUẬN
Việc xây dựng trường học Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn là một phong trào có
ý nghĩa hết sức to lớn trong việc thực hiện phong trào “ Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”, từ đó thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới giáo dục. Qua
nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi, trong năm năm qua tôi đã đưa ra nhiều biện pháp thiết
thực, tổ chức thực hiện hết sức thành công và hiệu quả, hiện nay trường THPT
Nguyễn Trường Thúy luôn là trường Xanh – Sạch – Đẹp – An thuộc huyện Xuân
Trường tỉnh Nam Định.
Kết quả đề tài có thể áp dụng không chỉ với các cơ sở giáo dục mà còn có thể
áp dụng với tất cả các cơ quan, công sở, xóm thôn, phường xã.

IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN:
Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.

CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

...................................................................................
...................................................................................
...................................................................................

23

Nguyễn Công Trứ


DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO


- Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về
việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013.
- Kế hoạch 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ GD & ĐT về triển khai
phong trào thi đua; “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các
trường phổ thông năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008 – 2013.
- Công văn số 1741/ BGDĐT – GDTrH V/v hướng dẫn kết quả phong trào thi
đua xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực.
- Chỉ thị số 18/2008/CT-UBND ngày 2 tháng 10 năm 2008 về việc thi đua: “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Quyết định 4458/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2007 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành qui định về trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích
trong trường phổ thông.
- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ các năm hoc từ 2008 đến nay.
- Thông tư liên tịch số 18/2011/TTLT-BGDĐT – BYT ngày 28 tháng 4 năm
2011 về việc quy định các nội dung đánh giá công tác y tế tại các trường tiểu học,
trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp
học.
- Quyết định số 1391/QĐ-SGD ĐT- GDTrH ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Sở
GD&ĐT Nam Định về việc ban hành qui định tiêu chí công nhận trường trung học
Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn.

24


MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở pháp lý
2. Cơ sở lý luận


3. Lý luận thực tiễn
II. MỰC ĐÍCH, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
1. Mục đích nghiên cứu
2. Phương pháp nghiên cứu
3. Giới hạn đề tài
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỰC TRẠNG NHÀ TRƯỜNG
1. Thuận lợi
2. Khó khăn, thách thức
II. CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ
1. Lập sơ đồ qui hoạch kiến thiết tổng thể toàn bộ khuôn viên trường
2. Lập kế hoạch triển khai cụ thể
3. Thành lập ban chỉ đạo và các tiểu ban
4. Biện pháp thực hiện cụ thể theo từng tiêu chí
C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
I. KẾT QUẢ NỘI DUNG BỐN TIÊU CHÍ
XANH, SẠCH, ĐẸP, AN TOÀN
1. Về cảnh quan, môi trường
2. Về phía Cán bộ - Giáo viên – Nhân viên
3. Về phía học sinh
4. Về mặt xã hội
5. Đối với ngành giáo dục
D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
E. KẾT LUẬN
F. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
G. MỤC LỤC

25

Trang


1
1
1
1
2
3
4
4
4
4
5
5
5
6
6
7
18
18
18
18
19
19
20
21
22
23
24



Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp

Sáng kiến kinh nghiệm "Xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp" được nghiên cứu với các nhiệm vụ: Tìm hiểu đặc điểm tình hình của các khối lớp, tìm hiểu hoạt động của giáo viên, tìm hiểu hoạt động chỉ đạo của hiệu trưởng, tìm hiểu hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh. » Xem thêm

» Thu gọn

Chủ đề:

  • Sáng kiến kinh nghiệm
  • Xây dựng trường học
  • Trường học xanh sạch đẹp
  • Để trường học xanh sạch đẹp
  • Phương pháp xây dựng trường học

Download

Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. SƠLƯỢCLÝLỊCHSÁNGKIẾNKINHNGHIỆM I/­THÔNGTINCHUNGVỀCÁNHÂN: 1.Họvàtên:HUỲNHTHỊÁNHTUYẾT 2.Ngày,tháng,nămsinh:21­8­1965 3.Nam,nữ:Nữ 4.Địachỉ:174/19/40khuphố3,phườngTrungDũng,thànhphốBiênHòa, tỉnhĐồngNai. 5.Điệnthoại: ­Cơquan:0613824902 ­Nhàriêng:0613816023 ­ĐTDĐ:0917712090 6.Chứcvụ:P.Hiệutrưởng 7.Đơnvịcôngtác:TrườngtiểuhọcTrịnhHoàiĐức II/­TRÌNHĐỘĐÀOTẠO: ­Trìnhđộchuyênmôn:Đạihọcsưphạm. ­Nămnhậnbằng:2009 ­Chuyênngànhđàotạo:Toán­Tin III/.KINHNGHIỆMKHOAHỌC: ­Lĩnhvựcchuyênmôncókinhnghiệm:Quảnlýgiáodục ­Sốnămcókinhnghiệm:18năm ­Cácsángkiếnkinhnghiệmđãthựchiệntrong5nămgầnđây: 1.Nângcaoviệcrènchữviết,giữgìntậpvởchohọcsinhtiểu học. 2.Nângcaochấtlượngsinhhoạttổkhốichuyênmôn. 3.Vậndụngcôngnghệthôngtinvàotronggiảngdạyhọcsinh tiểuhọc.
  2. MỤCLỤC. A.MỞĐẦU I.Lýdochọnđềtài II.Đốitượng,nhiệmvụnghiêncứu. III.Phươngphápnghiêncứu. B.NỘIDUNGVÀKẾTQUẢNGHIÊNCỨU: I.Nộidung: 1/.Đặcđiểmtìnhhìnhnhàtrường. 2/.Điềutracơbản. 3/.Nhậnthứcbảnthân. 4/Trìnhbàykinhnghiệm. II.Hiệuquảcủađềtài. C­BÀIHỌCKINHNGHIỆM D­ĐỀXUẤT­KIẾNNGHỊ
  3. Tênđềtàisángkiếnkinhnghiệm: XÂYDỰNGTRƯỜNGHỌCXANH,SẠCH,ĐẸP A­MỞĐẦU: I­Lídochọnđềtài: Vừaqua,BộGiáodục­ĐàotạocóCôngvănsố:307/KH–BGDĐTngày22 tháng7năm2008về kếhoạchtriểnkhaiphongtràothiđua"Xâydựngtrường họcthânthiện,họcsinhtíchcực”trongcáctrườngphổ thôngnămhọc2008– 2009vàgiaiđoạn2008­2013.Nộidungxâydựngtậptrungchủ yếuvào5nội dungtrongđóviệcxâydựngtrườnghọcxanh,sạch,đẹp,antoànlànhữngnội dungđượcđềcậpđến. Trướckia,việcdạyvàhọctrongnhàtrườngđượcCB–GV–HSvànhiều chamẹ họcsinhquantâmhơncả việcxâydựngmôitrườngsư phạmxanh­ sạch­đẹpvàthânthiện.Nămhọc2008–2009lànămhọcđầutiêntrườngthực hiệnphongtràotheosự hướngdẫnvàchỉ đạocủaPhòngGD&ĐTvàkếtquả đạtđượcchỉmangtínhtạmthờivàcònnhiềuhạnchế.Bêncạnhđóhọcsinh chưacóýthứcxâydựng,giữ gìnvàbảovệ thànhquả củachínhmìnhthực hiện.Mặckhác,làngôitrườngtrongnộiôthànhphố chonêndiệntíchrất khiêmtốnsovớisĩsốhọcsinhnênviệcxâydựngvườncâythuốcnamhoặchồ sinhtháichúngtôigặpkhôngítkhókhăn. Làcánbộquảnlítrườnghọctôiluônmongmuốnhọcsinhđượchọctập trongmộtmôitrườngxanh,sạch,đẹp,antoàn.Trườnghọcxanh,sạch,đẹptạo ramộtmôitrườnghọctập,sinhhoạtvàvuichơi,antoàn,thúvị,hấpdẫnđối vớicácem,giúpcácemcàngthêmyêuquýtrườnglớp,thầycô,bạnbè.Trường xanhsạchđẹpvàthânthiệnsẽđểlạinhữngdấuấntốtđẹptrongcácmốiquan hệ : thầy với trò; thầy với thầy; thầy với cha mẹ học sinh; thầy với địa phương.Trườnghọcxanh,sạch,đẹpcòncóýnghĩagiáodụcmỗihọcsinhý thức,thóiquengiữ gìnvàbảovệ môitrường.Vậyđể xâydựngtrườnglớp xanh,sạch,đẹpvàantoànkhôngaikhácngoàigiáoviênvàhọcsinhcùnggia đìnhcácemphảichungtayxâydựngvàbảovệthànhquảchínhmìnhlàmđược. Vớinhữngnguyênnhânvàsuynghĩtrênnêntôichọnđềtài“XÂYDỰNG TRƯỜNGHỌCXANH,SẠCH,ĐẸP”
  4. II­Đốitượng,nhiệmvụnghiêncứu: 1/.Đốitượngnghiêncứu: ­GiáoviênchủnhiệmlàngườitrựctiếpđứnglớpcủatrườngTHTrịnh HoàiĐức. ­HọcsinhtrườngTHTrịnhHoàiĐức. ­Banđạidiệnchamẹhọcsinhcủacáclớp. 2/.Nhiệmvụnghiêncứu: a. Tìmhiểuđặcđiểmtìnhhìnhcủacáckhốilớp. b. Tìmhiểuhoạtđộngcủagiáoviên: +Nhậnthứccủagiáoviênchủnhiệm. +Biệnphápthựchiệncủacácgiáoviênchủnhiệm. c. Tìmhiểuhoạtđộngchỉđạocủahiệutrưởng: +Nhậnthứccủahiệutrưởng. +Biệnphápchỉđạo. d. Tìmhiểuhoạtđộngcủabanđạidiệnchamẹhọcsinh: +Nhậnthứccủaphụhuynhhọcsinhvềviệc“Xâydựngtrườnghọcthân thiện­Họcsinhtíchcực”vàsựpháttriểntoàndiệncủacácem. e.Kếtquảcủasựchỉđạo. III­Phươngphápnghiêncứu: Trongquátrìnhnghiêncứu,tôivậndụngcácphươngphápchủyếusau: 1/.Phươngphápđiềutra:Nắmtìnhhìnhquacácgiáoviênchủ nhiệm,cáctổ khốitrưởng,banđạidiệnchamẹhọcsinhvàcảhọcsinhsaukhitriểnkhaiphát độngphongtrào“Xâydựngtrườnghọcxanh,sạch,đẹp”. 2/.Phươngphápquansát:quansáthoạtđộngcủagiáoviênvàhọcsinhtrong việcxâydựnglớphọcxanh,sạch,đẹpnhằmgópývàhoànthiệndầnmụctiêu củaphongtràonày.Quansátsựquantâmvàsửdụngthànhquảđểphụcvụcho việcdạyhọccácmônTNXHvàgiáodụckĩnăngsốngchohọcsinhcủagiáo viênchủnhiệm. 3/.Phươngphápthốngkê:thốngkêkếtquảthựchiệntheotừnghọckì,từng nămđểsosánh. 4/.Phươngphápnghiêncứusảnphẩm:Kếhoạchtổkhối,kếhoạchcủagiáo viênchủnhiệmđểxemtổkhốitrưởng,giáoviênchủnhiệmcóđềracácbiện phápđểxâydựngvàbảovệtrườnglớpxanh,sạch,đẹp.Kiểmtrachuyênđề đểđánhgiákếtquảthựchiệncủacáclớp. B­NỘIDUNGVÀKẾTQUẢNGHIÊNCỨU: I­Nộidung: 1/.Đặcđiểmtìnhhìnhnhàtrường:
  5. a. Thuậnlợi: ­Độingũgiáoviênđềucótrìnhđộchuẩnđạt100%vàtrênchuẩn93,2%có nhiệttìnhtrongcôngtácgiảngdạyvàcóýthứctráchnhiệmcao,cóbiện pháptốtđểthựchiệnsựchỉđạocủatrường. ­Họcsinhđasốlàconemcánbộcôngnhânviênchonênphụhuynhrấtquan tâmđếnviệchọctậpvàmôitrườnghọctậpcủaconcáimình. ­Hiệutrưởnglàngườiđãlàmcôngtácquảnlílâunămvàrấtquantâmđến phongtrào“Xâydựngtrườnghọcthânthiện–Họcsinhtíchcực”. ­Banđạidiệnchamẹhọcsinhrấtnhiệttìnhsẵnsànghổtrợ,đónggóptrong cácphongtràocủalớp,củatrường. b.Khókhăn: ­Sĩsốhọcsinhđông60hs/lớpnênviệctrangtrílớpcũngrấtkhókhăn. ­Cácphònghọcđượcsơntừ lâuchonênbốnbứctườngcủalớphọcrất bẩn,khôngcódiệntíchđấtđểxâydựngvườnthựcvật. ­Mộtsốgiáoviênchỉ chútâmđếncôngtácgiảngdạynhữngcôngtáckhác chỉthựchiệnchocóhìnhthức. ­Mộtsố họcsinhcábiệtchưacóýthứcgiữ gìnvàbảovệ cácsảnphẩm củacácbạntronglớpmìnhcũngnhưcủacáclớpkhác. 2/.Điềutracơbản: a­ Bangiámhiệu: ­Tổngsố:3–Nữ:1đềulàđảngviên,HiệutrưởngkiêmBíthưChibộ. ­Tuổiđờiđềutrên40tuổi ­Tuổinghềtrên20năm. ­TrìnhđộchuyênmônđềutốtnghiệpCĐSPvàđãquađàotạoquảnlí. ­Nhậnxét:Bangiámhiệucónhiềukinhnghiệmtrongcôngtácgiáodục,có uytínvớingành,địaphương,phụhuynhhọcsinh.Đãquanghiêpvụquảnlí cónănglực,cótinhthầnhọchỏi.Rấtnhiệttình,năngnổtrongcôngtác,tích cựchoànthànhtốtmọinhiệmvụ. b­ Độingũgiáoviên: ­Tổngsố:59giáoviên ­Trìnhdộchuyênmônđềuđạtchuẩnvàtrênchuẩn. ­Nhậnxét:Độingũgiáoviêngiảngdạynhiệttình,đạtchấtlượngtốt.Tỉlệ họcsinhlênlớpcaohàngnămđạttừ 99,6%trở lên,cónhiềuuytínđốivới phụhuynhvàhọcsinh.100%giáoviênchủnhiệmđềuđãquatrườnglớpsư phạm,nhiệttìnhtrongcôngtáccótinhthầntráchnhiệmcao,cóphươngpháp quảnlíhọcsinhtốt.Bêncạnhđólạiđượcsự quantâmđầutư củanhà trường,đặcbiệtlàbanđạidiệnchamẹhọcsinhởcáclớp. 3/.Nhậnthứcbảnthân: Làphóhiệutrưởngphụ tráchchuyênmôntôinhậnthấyrằngviệcxây dựngtrườnghọcxanh,sạch,đẹpsẽtạoramôitrườnghọctập,sinhhoạtvui chơihấpdẫnđốivớihọcsinhvàgiúpcácemngàycàngyêuquýtrườnglớp,
  6. thầycô,bạnbè;đồngthờicòncóýnghĩathiếtthựctrongviệcgiáodụchọc sinhýthức,thóiquenbảovệmôitrườngvàtạosứclantỏađếnmôitrường giađìnhcácemđangsinhsốngvàcộngđồngxãhội. 4/Trìnhbàykinhnghiệm: a­Lênkếhoạch: ­Trongkếhoạchchuyênmôncủanhàtrườngcũngnhưkếhoạchchuyên môntổ khốithìviệctrangtrílớphọcsẽ thựchiệnvàothángđầutiêncủa nămhọcmới. ­Việcduytrì,giữgìnvàbảovệsẽđưanộidungvàonộiquinhàtrường. ­XâydựngkếhoạchHoạtđộngngoàigiờlênlớpcócácnộidungsau: +Xâydựngtrườnghọcxanh,sạch,đẹp. +Tổ chứccáchoạtđộngnhư:viết,vẽ,sưutầm....để tìmhiểumôi trườngthiênnhiênxungquanhcácem. ­Xâydựngkế hoạchbộ mônTNXHvàMĩthuậtcónộidungliênquan đếnmôitrườngthiênnhiênxungquanh. ­Kiểmtrachuyênđềmỗinăm. b­Biệnphápthựchiện: *Lớphọc: ­Tậndụngtấtcảcácbảnggỗcũkhôngcònsửdụngtrênlớpvàtrangtrí lại,đínhvàotường ở cuốilớpđể làmbảngtrưngbàysảnphẩm,kếtquả họctậpcủacácemvớinộidungquiđịnhnhưsau:cácbàivănhay;chữviết đẹp;sảnphẩmmĩthuật,kĩthuậttheotổ nhóm;gươngngườitốt,việctốt; góchọctậpthìsưutầmcácbàitoánhay,toántuổithơ... ­Phốihợpchặtchẽvớibanđạidiệnchamẹhọcsinh ở cáclớphọcđể tiếnhành ốpgạchmenbốnbứctườngtronglớpchođồngbộ vàthường xuyêndặm,vánhữngchỗhưhỏngnhẹsaumộtthờigiansửdụng. ­Tổchứcchocácemlựachọn,trồngcâyxanhtronglớphọcvàbốtrícác chậucâychohàihoà,thẫmmĩhơn,tránhtrồngcâyquánhiều.Chỉ đạocho giáoviênhướngdẫnchocácemkĩthuậtchămsóccâyđểcâypháttriểnngày càngtốthơn. ­Giáoviênchủnhiệmthườngxuyênnhắcnhởhọcsinhviệcxâydựngvà giữgìntrườnghọcxanh,sạch,đẹpởcácbuổisinhhoạtcuốituần. ­Dự giờ vàrútkinhnghiệmchogiáoviênhìnhthànhdầnthóiquenkhai thácnhữngdữliệucóởxungquanhcácem[tronglớphọc,trongsântrường, nơicácem ở]để xâydựngbàidạyvớicáchoạtđộng,hìnhthứchọctập phongphúđadạnghơn. ­KếthợpchặtchẽvớiĐộiTNTPHCMđểkiểmtraviệcgiữvệsinhlớp họccủacácem.Thườngxuyênnhắcnhở việcgiữ vệ sinhlớphọc,trường họcởcácbuổisinhhoạtdướicờhàngtuần. ­Tiếnhànhkiểmtracáclớpnhằmnhắcnhở,bổ sung…đồngthờinêu điểnhìnhcáclớplàmtốtvàcónhiềusángtạotrongHộiđồngsưphạmnhà trường. *Trườnghọc:
  7. ­Dotrườnghọccódiệntíchquánhỏ sovớisố lượnghọcsinhchonên việcxâydựngvườnthựcvậtvàcácaosinhtháikhôngthể thựchiệnđược theoquiđịnhchonênchúngtôitiếnhànhtrồngcâyvàocácchậuvàbốtrívào mộtgócsântrườngđểkhôngchiếmsânchơicủacácem.Aosinhtháithìlấy nhữngchậutrồngcâykiểnglớnđể trồngmộtsố loàicâysốngdướinước như:hoasúng,câyrong,mộtsốloạicâythuỷ sinhkhácvànuôimộtsố loài cánhỏdễsinhsản. ­Câythuốcnamthìvậnđộnggiáoviênvàhọcsinhsưutầm.Câykiểng thìdogiáoviênvàphụhuynhhọcsinhủnghộ.Sốlượngcâyđượcchămsóc khácẩnthậnvàthườngxuyênđượcbổ sung.Mộtsố phụ huynhhọcsinh ủnghộmộtsốchậutrồngcâylớnnênsốcâyđượcchuyểntừchậunhỏsang chậulớnpháttriểnrấttốt. ­Bố trícácchậukiểnglớn ở trướccáclớphọcđể tạocảnhquantrong sântrườngngàycàngđẹphơn. ­Trangbịmộtsốpanôápphíchtrongcácbứctườngbaoquanhsântrường để giáodụcphápluậtvàkĩnăngsốngchocácemnhư:cácbiểnbáogiao thông;quitrìnhrửataysạch;mộtsố biệnphápphòngchốngbệnhsốtxuất huyết..... II­Kếtquả: 1/.Nămhọc2007–2008: ­100%lớphọccóbảngtrưngbàysảnphẩmvớinộidungtheoquiđịnh củanhàtrườngvàtrangtrícâyxanhtronglớphọc. ­Cóđượcmộthònnonbộ. ­Vườnthựcvậtvớikhoảng20loạicâykhácnhau[chủyếulàcâythuốc nam] 2/.Nămhọc2008–2009: ­100%lớphọccóbảngtrưngbàysảnphẩmvớinộidungđượcxâydựng theomụcđíchgiáodụccủagiáoviênchủ nhiệm.70%bảngtrưngbàyđã đượcgiáoviênthiếtkếchắcchắnvàmangtínhthẫmmĩhơn. ­Việctrangtrívàchămsóccâyxanhtronglớp[khối4&5]làdocácem thựchiệntheosựhướngdẫncủagiáoviênchủnhiệm. ­Cóthêm2hồsinhtháivớimộtsốloạicâysốngdướinướcnhư:câyhoa súng,câyrong,bèohoadâuvàmộtsốloàicánhỏ. ­Vườnthựcvậttăngthêmmộtsốchậucâykiểng. 3/.Nămhọc2009–2010: ­70%lớphọcđãđượcốpgạchmenbốnbứctườngxungquanhnênlớp họcsạchsẽvàsángsủahơnrấtnhiều. ­50%lớphọcđãcótủthuốcytếvàtủsáchthiếunhi. ­Họcsinhđãsưutầmnhiềutranhảnhđẹpcủađấtnướcđểtrangtrílớp học.Việctrưngbàysảnphẩmcũngmangtínhsángtạovàthẫmmĩhơn.
  8. ­Vườnthựcvậtđựơcthaythế bằngnhữngchậulớnhơnvàsố lượng câyvàokhoảng50cây[câythuốcnamvàcâykiểng]. ­Mộtsốgiáoviêncóchúýđếnviệctổchứchoạtđộngngoàigiờlênlớp cónộidungliênquanđếnmôitrườngxungquanhlớphọcvàtrườnghọccủa cácemnhư: +Tổchứcthivẽtranhtheochủđề“Trườngemxanh,sạch,đẹp”. +Tổ chứcchocácemtìmhiểuvề cácloạicâythuốcnammàembiết [thamquanvườnthựcvật]. 4/.Nămhọc2010–2011: ­100%cáclớphọcvàđãđượcốpgạchmentường. ­80%cáclớphọcđãcótủthuốcytế. ­Việctrồngcâyxanhtronglớphọcmangtínhchọnlọchơnvàđượccác emchămsóckhátốt,nhiềuchậucâykiểngcógiátrịcao. ­Có3hồsinhtháivàcásinhsôirấtnhiều. ­Vườnthựcvậtcókhoảng90chậucây,số loạicâykháđadạngvànhờ chămsócchuđáonênpháttriểnkhátốt. ­Số tiếtdạyngoàithựctế đãđượcgiáoviêntiếnhànhthườngxuyên hơn. ­Cácemđãcóýthứcxâydựng,giữgìn,bảovệvàchămsóccâyxanhtốt hơn. C­BÀIHỌCKINHNGHIỆM: Quaviệcthựchiệnnhữngbiệnpháptrêntôinhậnthấynếubiếthuyđộng đượcsứcmạnhtổnghợpcủacáclựclượngtrongvàngoàinhàtrườngtrong việcxâydựngtrườnghọcxanh,sạch,đẹpthìsẽ giảiquyếtmộtphầnnhững khókhănvềcơsởvậtchất.Phongtràophátđộngđãgắnkếthơntinhthầnđoàn kết,hỗ trợ lẫnnhaucủacácgiáoviênvìhailớpcùnghọcmộtphòngsángvà chiềunêngiáoviênvàhọcsinhcủahailớpcùngnhaugiữ gìnvàbảovệ lớp mìnhxanh,sạch,đẹpsaumỗibuổihọcđể chonhữnglớpsaukhôngphảimất nhiềuthờigianchoviệcquétdọnmàtậptrunghơntrongviệcgiảngdạyvàhọc tập.Trườnghọcxanh,sạch,đẹpđãthậtsự tạoramôitrườnghọctập,sinh hoạtvuichơihấpdẫnvàthânthiệnđốivớihọcsinhvàgiúpcácemngàycàng yêuquýtrườnglớp,thầycô,bạnbè;đồngthờicòncóýnghĩathiếtthựctrong việcgiáodụchọcsinhýthức,thóiquenbảovệ môitrườngvàtạosứclantỏa đếncácgiáoviêntrườngbạntrongthànhphốvàtrongtỉnhvềthamquahọctập. Họcsinhthamgiacáchoạtđộnggiáodụctrongnhàtrườngmộtcáchhứngthú vớitháiđộtựgiác,chủđộngvàcóýthứcsángtạo. D­ĐỀXUẤT­KIẾNNGHỊ: Khôngcó Hiệutrưởng Ngườiviết
  9. CaoQuốcHùng HuỳnhThịÁnhTuyết XácnhậncủaPhòngGiáodụcvàĐàotạoTP.BiênHòa: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
  10. ..................................................................................................................................... XácnhậncủaSởGiáodụcvàĐàotạotỉnhĐồngNai: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................

SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp

Mục tiêu của giáo dục môi trường là giúp học sinh mở rộng hiểu biết về môi trường sống của con người, quan hệ giữa con người và môi trường, hiểu biết một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và biện pháp bảo vệ môi trường. » Xem thêm

» Thu gọn

Chủ đề:

  • Xây dựng cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp
  • Công tác giáo dục bảo vệ môi trường
  • Giúp học sinh có ý thức bảo vệ môi trường
  • Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục
  • Sáng kiến kinh nghiệm THCS
  • Sáng kiến kinh nghiệm

Download

Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG XANH -SẠCH – ĐẸP
  2. Phần I: CƠ SỞ CHỌN ĐỀ TÀI 1.Lý do chọn đề tài: Môi trường hiện nay là một trong những vấn đề nóng bỏng của toàn xã hội đặc biệt quan tâm, nó có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống con người. Môi trường bị ô nhiễm có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và mọi sinh hoạt của con người. Môi trường xanh sạch đẹp tạo hứng thú, tâm lý thoải mái cho con người khi làm việc cũng như lúc nghỉ ngơi.Chính vì vậy giáo dục môi trường cho học sinh nói chung và bậc trung học cơ sở nói riêng là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay. Mục tiêu của giáo dục môi trường là giúp học sinh mở rộng hiểu biết về môi trường sống của con người, quan hệ giữa con người và môi trường, hiểu biết một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và biện pháp bảo vệ môi trường. Giáo dục học sinh tình cảm yêu quý tôn trọng thiên nhiên góp phần hình thành và phát triển ở học sinh một số kỹ năng, thói quen bảo vệ môi trường, thói quen sống vệ sinh, ngăn nắp, gọn gàng, tiết kiệm; biết trồng cây xanh, làm cho môi trường xanh- sạch – đẹp. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng cảnh quan môi trường xanh -sạch – đẹp” 2.Cơ sở lý luận: Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển xã hội bền vững về sinh thái. Mục đích của giáo dục môi trường nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào gìn giữ, bảo tồn, sử dụng môi trường theo cách thức bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. Nó cũng bao hàm cả việc học tập cách sử dụng những công nghệ mới nhằm tăng sản lượng và tránh những thảm họa môi trường, xóa nghèo đói tận dụng cơ hội và đưa ra những
  3. quyết định khôn khéo trong sử dụng tài nguyên. Hơn nữa nó bao hàm cả việc đạt được những kỹ năng, có những động lực và cam kết hành động, dù với tư cách cá nhân hay tập thể, để giải quyết những vấn đề môi trường hiện tại và phòng ngừa những vấn đề mới nảy sinh. Giáo dục môi trường trong trường phổ thông nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là mỗi học sinh được trang bị một ý thức trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của trái đất, một khả năng biết đánh giá vẻ đẹp của thiên nhiên và một giá trị nhân cách khắc sâu bởi một nền tảng đạo lý môi trường. Là một chủ thể mang tính xuyên suốt trong sự hòa nhập với các môn học khác, giáo dục môi trường mang lại cho học sinh cơ hội hiểu biết về môi trường, hiểu biết các quyết định về môi trường của con người. Giáo dục môi trường cũng tạo ra cơ hội để sử dụng tất cả các kỹ năng liên quan tới cuộc sống hôm nay và ngày mai của các em. Tất cả những điều này đưa chúng ta đến một hy vọng học sinh có nhiều ý kiến sáng tạo và tham gia tích cực cho sự lành mạnh của thế giới. Nguyên tắc thực hiện giáo dục môi trường: Thực hiện giáo dục môi trường cần đảm bảo nguyên tắc đồng bộ phối hợp và tiến hành thường xuyên. - Đồng bộ: Các cấp các ngành cần phải quan tâm đến vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường. - Phối hợp giữa các đoàn thể, giáo viên bộ môn, GVCN, giáo dục thông qua HĐNGLL. -Tiến hành thường xuyên, liên tục tránh thời vụ. 3.Cơ sở thực tiễn: Những năm qua công tác giáo dục môi trường trong trường phổ thông đã được ngành giáo dục quan tâm và từ năm học 2008-2009 việc giáo dục môi trường được lồng ghép trong các bộ môn văn hóa như: GDCD, Sinh học, Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử, Công nghệ ...,nhất là từ khi Bộ giáo dục-Đào
  4. tạo phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trong những năm gần đây việc giáo dục môi trường, xây dựng cảnh quan môi trường xanh- sạch- đẹp được nhà trường chú trọng, tổ chức trồng cây xanh trên sân trường, lao động làm vệ sinh trường lớp, phân công học sinh các lớp làm vệ sinh hàng tuần. Tuy nhiên do ý thức của học sinh và một số CBVC chưa thật sự quan tâm đến vấn đề môi trường nên ý thức bảo vệ môi trường xanh–sạch-đẹp vẫn còn nhiều hạn chế, giáo viên chủ nhiệm chỉ nhắc nhở học sinh làm vệ sinh lớp học hàng ngày chưa để ý đến khu vực xung quanh. Mặt khác do trường vừa mới được thành lập trong thời gian ngắn nên việc trồng cây xanh gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy trong những năm qua công tác chỉ đạo xây dựng cảnh quan môi trường xanh- sạch – đẹp chưa mang lại hiệu quả, khuôn viên nhà trường thiếu bóng mát của cây xanh, công tác vệ sinh trường lớp nhiều lúc không đảm bảo nhất là trong thời gian thi học kỳ và cuối năm, khu xử lý rác chưa đảm bảo. Công tác kiểm tra việc làm vệ sinh của các lớp học chưa thường xuyên, có nhiều lớp sau khi làm vệ sinh xong chưa tập kết rác về hố rác. Qua thực trạng công tác giáo dục môi trường ở trường THCS Thị Trấn Khe Tre chúng tôi nhận thấy rằng công tác này được đưa vào trường PT là một việc làm rất cần thiết, trường đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai kế hoạch và quản lý chỉ đạo cụ thể song chưa quán triệt được tất cả những yêu cầu của nội dung xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực do Bộ GD-ĐT phát động, do ảnh hưởng nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên đã có một số tồn tại đáng kể. Trên cơ sở những mặt đã làm được và những mặt tồn tại nêu trên, tôi xin nêu một số giải pháp đã và đang thực hiện sau: Phần II: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG XANH- SẠCH- ĐẸP
  5. 1.Biện pháp1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, học sinh về công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan môi trường xanh –sạch – đẹp Nhận thức là một vấn đề rất quan trọng trong công tác quản lý, chỉ đạo giáo dục bảo vệ môi trường đây là một công tác để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, giáo dục ý thức kỹ năng sống cho học sinh. a. Đối với cán bộ quản lý. Cán bộ cốt cán là lực lượng nòng cốt quyết định sự thành công của công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh vì vậy nâng cao nhận thức là một việc làm cần thiết. Trước hết là đối với hiệu trưởng, người cán bộ quản lý trường học phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở trường phổ thông, triển khai cụ thể đến từng giáo viên yêu cầu, tiêu chí trường học xanh – sạch- đẹp, an toàn cuối năm học tự đánh giá theo kế hoạch của trường đã đề ra . Phải nhận thức được sự chỉ đạo, tổ chức các hoạt động, các phong trào là nhiệm vụ của hiệu trưởng và Hội đồng giáo dục. Thấy được tầm quan trọng của công tác giáo dục trong trường phổ thông, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sống, ý thức bảo vệ môi trường xung quanh. Qua đó hiệu trưởng không được xem nhẹ công tác này và biết đầu tư thích đáng để công tác giáo dục môi trường có chất lượng và đạt được hiệu quả cao nhất. b. Đối với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm. Sự hợp tác của GVCN và GVBM có vai trò quyết định cho sự thành công của công tác giáo dục bảo vệ môi trường vì vậy nâng cao nhận thức cho giáo viên là việc cần làm. Thông qua hoạt động ngoại khoá của các tổ chuyên môn, các buổi họp hội đồng ...giúp giáo viên nhận thức tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo vệ môi trường, đây là nhiệm vụ quan trọng trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của ngành giáo dục phát
  6. động nhằm góp phần giáo dục toàn diện học sinh, rèn luyện cho các em kỹ năng sống và hoạt động, thấy được tầm quan trọng của công tác này và thì mỗi CBVC phải phát huy tinh thần trách nhiệm của mình tìm ra biện pháp phù hợp để giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao nhất. c.Đối với học sinh: Học sinh phải có ý thức và hành động tự giác giữ gìn môi trường xanh – sạch –đẹp ngay từ ngày đầu tiên bước chân đến trường và thực hiện mọi lúc, mọi nơi. Chính vì vậy cần phải làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục các em thường xuyên vào các buổi chào cờ đầu tuần, các buổi sinh hoạt lớp, các tiết học... 2.Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch lao động vệ sinh hàng tuần Cán bộ phụ trách công tác lao động phải xây dựng kế hoạch vệ sinh hàng tuần. Mỗi tuần 2 lớp lao động làm vệ sinh xung quanh khuôn viên nhà trường, khu vực để xe của giáo viên và học sinh. Kế hoạch này được tiến hành từ đầu năm học đến kết thúc năm học, các lớp thay phiên nhau làm dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm lớp. Ngoài ra Liên đội trường còn phân công các lớp làm vệ sinh hàng ngày từng khu vực, ngoài công tác vệ sinh trong lớp học mỗi lớp phải làm nhiệm vụ vệ sinh một khu vực khác ở sân trường hoặc hành lang dưới sự hướng dẫn của Ban cán sự lớp, việc làm này được duy trì thường xuyên liên tục . 3.Biện pháp 3: Thành lập Ban kiểm tra giám sát công tác giáo dục bảo vệ môi trường Giáo dục bảo vệ môi trường là một công việc cần thiết vì vậy cần thành lập Ban chỉ đạo thường xuyên giám sát công tác bảo vệ môi trường của học sinh. Ban chỉ đạo mỗi tháng phải tổ chức họp 1 lần để đánh giá tình hình của công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan môi trường xanh-sạch- đẹp. Ban chỉ đạo gồm có:
  7. -1Phó hiệu trưởng - Trưởng ban -Tổng phụ trách -Phó trưởng ban -Bí thư đoàn -Uỷ viên -GVCN các lớp -Uỷ viên 4.Biện pháp 4: Tổ chức các buổi lao động và các hoạt động khác Để tạo bóng mát ở sân trường, tạo điều kiện cho các em vui chơi nhà trường phải tổ chức nhiều buổi lao động cho học sinh, đoàn thanh niên, đoàn viên công đoàn trồng nhiều cây xanh, trồng cỏ trên sân trường, tổ chức các buổi lao động vệ sinh phong quang trường lớp có như vậy mới tạo được khuôn viên nhà trường luôn xanh và sạch. Giao trách nhiệm cụ thể cho các lớp về việc giữ gìn chăm sóc cây xanh, thảm cỏ, bồn hoa, trường lớp. Tổ chức các buổi ngoại khóa, các cuộc thi viết vẽ về môi trường, đây là một hoạt động thiết thực trong công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, vì vậy các tổ chuyên môn cần phối hợp với các đoàn thể khác trong nhà trường để làm tốt công tác này mỗi học kỳ có thể tiến hành 3-4 buổi 5.Biện pháp 5: Xây dựng hố rác, nhà vệ sinh Rác thải hàng ngày ở trường học tương đối lớn để đảm bảo vệ sinh môi trường cần phải xây dựng hố rác đảm bảo lưu lượng chứa đựng, xử lý rác đúng quy trình tránh ô nhiễm môi trường. Nhà vệ sinh của học sinh và giáo viên cần xây dựng cách xa các phòng học, có hệ thống nước rửa tay sau khi đi vệ sinh, thường xuyên làm tốt công tác chùi rửa nhà vệ sinh. 6.Biện pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá phong trào bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan môi trường xanh- sạch- đẹp.
  8. Kiểm tra, đánh giá là một biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng hoạt động. Bất kỳ một hoạt động nào ở trường cũng phải chú ý đến khâu kiểm tra, đánh giá. Không kiểm tra, đánh giá có nghĩa là không có quá trình quản lý. Vì vậy CBQL phối hợp với Ban chỉ đạo hoạt động, các đoàn thể trong nhà trường phải thường xuyên kiểm tra đánh giá cụ thể công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xây dựng trường lớp sạch đẹp của học sinh . Thường xuyên kiểm tra các buổi lao động vệ sinh hàng tuần, kiểm tra các khu vực được phân công vệ sinh hàng ngày của các lớp các để đánh giá tình hình thực hiện, kịp thời nhắc nhở các lớp làm chưa tốt. Phần III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1] Kết quả đạt được Nhờ sự quản lý chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Hiệu trưởng cùng với Hội đồng sư phạm để triển khai cụ thể các biện pháp nên hoạt động giáo dục bảo vệ môi trương, xây dựng cảnh quan môi trường xanh- sạch- đẹp có bước chuyển biến rõ rệt. Giáo viên để nhận thức được vai trò vị trí của công tác này trong trường phổ thông xem đây là một hoạt động tích cực thiết thực giúp học sinh phát triển toàn diện, rèn luyện kỹ năng sống và thói quen sống có văn hóa xem trường lớp như ngôi nhà thứ hai của mình. Kết quả trong thời gian qua cảnh quan môi trường của nhà trường luôn sạch sẽ, khuôn viên trường có màu xanh đủ bóng mát để học sinh vui chơi, trong các phòng học được trang trí các khẩu hiệu, cây xanh học sinh tự làm tạo cho phòng học mát mẻ, trường đã đầu tư kinh phí để làm các biểu bảng khẩu hiệu ở các hành lang, tiền sảnh đảm bảo tính khoa học và đẹp mắt.
  9. Đã xây dựng hố rác đảm bảo vệ sinh môi trường, ở phía sân sau có các thùng rác lưu động để học sinh tiện bỏ rác. Có hệ thống máng rửa tay cho học sinh sau khi đi vệ sinh. Nhận thức của đội ngũ cán bộ viên chức và học sinh ngày càng có chuyển biến tích cực, việc tuyên truyền giáo dục học sinh được tiến hành thường xuyên bằng cách lồng ghép trong các tiết dạy, các buổi ngoại khóa, các buổi chào cờ đầu tuần Tóm lại với vị trí, vai trò tầm quan trọng và hình thức tổ chức thực hiện các biện pháp chỉ đạo trên ở trường THCS Thị Trấn Khe Tre hiện nay hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường để thật sự trở thành một việc làm quan trọng của nền giáo dục phổ thông.Thực hiện công tác này là một yêu cầu cần thiết nhằm thực hiện tốt các phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà ngành giáo dục đề ra, góp phần tích cực có hiệu quả vào việc giáo dục ý thức và kỹ năng sống cho các em . Kết quả trường đã được UBND Tỉnh cộng nhận trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn1. Phong trào “ Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” được đánh giá xếp loại tốt. Thực hiện hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường tốt có hiệu quả sẽ góp phần bảo vệ môi trường ngày càng xanh – sạch – đẹp, đảm bảo được không khí trong lành, mát mẻ tâm lý thoải mái khi các em đến trường. 2] Bài học kinh nghiệm: Để hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường có chất lượng, hiệu quả thì đội ngũ CBQL, Hội đồng sư phạm nhà trường phải có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, thấy được vai trò và trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục học sinh.Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyên giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường vào các buổi chào cờ đầu tuần, hoặc lồng ghép trong các tiết dạy. Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch, phương hướng chỉ đạo hoạt động
  10. Xây dựng Ban chỉ đạo và có sự phân công cụ thể, đánh giá trách nhiệm của từng bộ phận. Phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường để giáo dục học sinh về bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường Xanh – sạch –đẹp. Tổ chức nhiều hội thi để tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường như thi vẽ tranh, thi sáng tác thơ văn… Phần IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận: Để thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện học sinh ngoài việc cung cấp kiến thức cơ bản của các bộ môn văn hóa nhà trường cần phải giúp học sinh có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh. Môi trường xung quanh sạch – đẹp sẽ tạo cho các em tâm lý thoải mái yêu thích đến trường từ đó chất lượng giảng dạy các bộ môn văn hóa sẽ được nâng cao. Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường phổ thông là giúp cho học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về môi trường sống của con người, học sinh có những kỹ năng, thói quen bảo vệ môi trường và có thái độ tình cảm tốt biết yêu quý gần gũi với thiên nhiên, môi trường xung quanh, tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ giữ gìn vệ sinh môi trường ở lớp học, ở trường và gia đình. Về phía đội ngũ giáo viên nắm chắc nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, thường xuyên làm tốt công tác giáo dục học sinh, tích hợp nội dung bảo vệ môi trường vào trong các tiết dạy của các bộ môn. Luôn thể hiện tính tiên phong gương mẫu trong việc bảo vệ môi trường. Về phía cán bộ quản lý thường xuyên theo dõi, đôn đốc nhắc nhở, hướng dẫn cho giáo viên các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường. Tổ chức nhiều hội thi, nhiều buổi ngoại khóa để tuyên truyền giáo dục học sinh.
  11. 2.Kiến nghị : Phòng giáo dục cần tổ chức các buổi hội thảo về công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho giáo viên các trường trong huyện. Tổ chức sinh hoạt chuyên đề về bảo vệ môi trường giữa các cụm trường. Nhận xét đánh giá xếp loại Người viết SKKN Của HĐSK cơ sở Nguyễn Thị Thắng Đánh giá của HĐSK cấp trên

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ XÂY DỰNG TRƯỜNG THCS NAM THẮNG ĐẠT CHUẨN XANH-SẠCH-ĐẸP-AN TOÀN


MỤC LỤC

A. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN……………………………3

I. Lí do chọn đề tài………………………………………………………………..3
II. Mục đích, phương pháp, giới hạn……………. ………………………………4
1. Mục đích nghiên cứu …………………………………………………………42. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………5

3. Giới hạn nghiên cứu ………………………………………………………….5

B. NỘI DUNG……………………………………………………………………………………6

I. Đặc điểm tình hình ……………………………………………………………61. Thuận lợi …………………………………………………………………………6

2. Khó khăn …………………………………………………………………………7

II. Khảo sát thực trạng ………………………………………………………….8

III. Các giải pháp và Biện pháp thực hiện………………………………………………11

IV. Những công việc đã làm và kết quả đạt được ………………………………….24

1. Những công việc đã làm …………………………………………………………………24

2. Kết quả đạt được …………………………………………………………………………..30

C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM …………………………………………………52

D. KẾT LUẬN …………………………………………………………………53

TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………..54

PHỤ LỤC ………………………………………………………………………………………55

BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BĐDCMHS

BHYT

BGH

CB-GV-CNV

CTCĐ

GD&ĐT

GV

GVCN

KHXH

NGLL

SKKN

TDTT

THCS

TNCS HCM

TNTP HCM

TNXH

TPT

TT

TTND

UBND

Ban đại diện cha mẹ học sinhBảo hiểm y tế

Ban giám hiệu

Cán bộ – Giáo viên – Công nhân viên

Chủ tịch công đoàn

Giáo dục và Đào tạo

Giáo viên

Giáo viên chủ nhiệm

Khoa học xã hội

Ngoài giờ lên lớp

Sáng kiến kinh nghiệm

Thể dục thể thao

Trung học cơ sở

Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

Tệ nạn xã hội

Tổng phụ trách

Tổ trưởng

Thanh tra nhân dân

Ủy ban nhân dân

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ
  2. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

Môi trường sống có ảnh hưởng tích cực tới việc hình thành nhân cách con người. Với Giáo dục, điều này càng có ý nghĩa quan trọng khi mà đến trường, các em không những chỉ trau dồi tri thức, kiến thức mà còn hình thành nhân cách, kỹ năng sống trong tương lại. Xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong đó có việc xây dựng “Trường học Xanh- Sạch- Đẹp- An toàn đã thật sự tạo ra môi trường học tập, vui chơi an toàn, thú vị, hấp dẫn đối với học sinh và giúp các em càng thêm gắn bó với trường lớp, thầy cô, bạn bè; được thụ hưởng không gian giải trí sau những giờ học căng thẳng, mệt mỏi. Trường học xanh- sạch- đẹp- an toàn còn có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục học sinh ý thức, thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường và tạo sự lan tỏa đến môi trường gia đình cộng đồng các em đang sinh sống, đồng thời góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh, văn hóa cho thế hệ trẻ ngay từ tuổi học đường; đồng thời kéo được cả gia đình, xã hội cùng vào với nhà trường góp phần quan trọng trong công tác xã hội hóa giáo dục.

Trường THCS Nam Thắng có bề dày hơn 50 năm trưởng thành và phát triển, song trường lại xa trung tâm, kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn. Do vậy trong nhiều năm qua từ cơ sở vật chất đến chất lượng dạy học đều chưa có sự đầu tư thỏa đáng. Tuy nhiên từ năm học 2012 đến nay, được UBND huyện Nam Trực, Phòng GD&ĐT huyện Nam Trực, UBND xã Nam Thắng quan tâm và đặc biệt là sự nỗ lực của BGH, tập thể CB-GV-CNV, nhà trường có sự bứt phá ngoạn mục. Tháng 01 năm 2013, trường được Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định ra quyết định công nhận là trường THCS đạt chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất của trường được xây dựng bổ sung với đầy đủ các phòng học, phòng chức năng, các phòng học bộ môn. Cảnh quan sư phạm thoáng mát, sạch đẹp. Chất lượng giảng dạy và các hoạt động giáo dục của trường được ngành đánh giá tương đối cao.

Tiếp tục thực hiện chỉ thị số 40/2008/CT –BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ GD&ĐT và kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 về việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Căn cứ quyết định số 1391/SGDĐT- GDTrH ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định và nhiệm vụ năm học 2014 – 2015 của Sở GD&ĐT về việc xây dựng trường học “Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn” trong trường học. Căn cứ tình hình thực tế của đơn vị, trong các năm học vừa qua nhà trường đã có nhiều nỗ lực để thực hiện các nội dung đề ra và đã đạt được kết quả khá tốt. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được Trường THCS Nam Thắng nhận thấy vẫn còn có một số tiêu chí nhà trường thực hiện còn chưa thật tốt, chưa đi vào chiều sâu do vậy cần phải tiếp tục tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo để thực hiện tốt tất cả các tiêu chí mà Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT đã đề ra.

Chính vì thế, trong năm học 2014 – 2015, tôi cùng BGH mạnh dạn đề nghị với chính quyền địa phương, BĐD Cha mẹ học sinh, Phòng GD&ĐT huyện quyết tâm xây dựng Trường THCS Nam Thắng đạt chuẩn Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn nhằm thực hiện tốt phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Kết quả đạt được: ngày 13 tháng 10 năm 2015, Trường THCS Nam Thắng-xã Nam Thắng-huyện Nam Trực-tỉnh Nam Định được đón đoàn công tác của Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định kiểm tra, đề nghị công nhận trường THCS Nam Thắng đạt chuẩn Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn. Ngày 23 tháng 01năm 2016, nhà trường đã long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận và sơ kết học kỳ I năm học 2015-2016.

Từ thực tế công tác xây dựng trường học Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn ở trường THCS nam Thắng, tôi mạnh dạn đúc kết “Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo xây dựng trườngTHCS đạt chuẩn “Xanh- Sạch- Đẹp- An toàn” ở trường THCS Nam Thắng” nhằm thực hiện tốt phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực.

  1. MỤC ĐÍCH, PHƯƠNG PHÁP, GIỚI HẠN CỦA SÁNG KIẾN
  2. Mục đích nghiên cứu.

Nhằm thực hiện tốt phong trào hưởng ứng cuộc vận động xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” do ngành giáo dục phát động cụ thể ở đây là xây dựng Trường THCS Nam Thắng ngày một xanh hơn, sạch hơn, đẹp hơn và an toàn hơn tạo nên môi trường thân thiện đối với học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục toàn diện.

Nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên trong nhà trường về sự cần thiết phải thực hiện việc lồng ghép giáo dục môi trường cho học sinh. Từ đó góp phần giáo dục học sinh về vai trò vô cùng quan trọng của môi trường đối với cuộc sống và có thái độ, kỹ năng, thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường sống bằng những việc làm thực tế hàng ngày.

Nhằm tăng cường các hoạt động ngoại khóa, tăng cường khả năng thực hành, giáo dục thói quen lao động, gắn học với hành của học sinh trong nhà trường.

Nhằm phát huy tối đa nội lực của nhà trường, tranh thủ sự đóng góp về sức người, về tài chính của cha mẹ học sinh, của xã hội trong việc xây dựng nhà trường “xanh- sạch- đẹp- an toàn”, đẩy mạnh phong trào xã hội hóa giáo dục.

  1. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọc sách, đọc các tài liệu tham khảo về giáo dục bảo vệ môi trường, các văn bản chỉ đạo của ngành…

Phương pháp quan sát: Quan sát thực tế việc giáo dục của giáo viên, việc thực hiện của học sinh; quan sát học hỏi kinh nghiệm xây dựng trường Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn của các đơn vị bạn.

Phương pháp phân tích: Từ tình hình thực tế, phân tích các số liệu, cách thức thực hiện, xây dựng đề án, kế hoạch thực hiện.

Phương pháp đàm thoại: Nói chuyện với cán bộ giáo viên, với cha mẹ học sinh, với các em học sinh.

  1. Giới hạn nghiên cứu

SKKN được đúc rút từ thực tiễn áp dụng tại trường THCS Nam Thắng, xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định bắt đầu từ năm học 2014-2015.

  1. NỘI DUNG
  2. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
  3. Thuận lợi:

Trường THCS Nam Thắng, trong những năm gần đây luôn được đón nhận sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, của ngành GD&ĐT Nam Trực cũng như sự quan tâm, ủng hộ nhiệt tình của cha mẹ học sinh.

Tháng 01 năm 2013, trường THCS Nam Thắng được UBND tỉnh ra quyết định và cấp Bằng công nhận trường THCS đạt chuẩn Quốc gia. Trường được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đặc biệt là các phòng học bộ môn.

Năm học 2014-2015, Trường THCS Nam Thắng gồm 13 lớp với 437 học sinh. Điều kiện cơ sở vật chất được xây dựng khang trang, tương đối đầy đủ các phòng học, phòng chức năng.

Đội ngũ giáo viên đa số là trẻ, trình độ 100% đạt chuẩn và 50% trên chuẩn. Đánh giá xếp loại chuyên môn hàng năm đều đạt từ khá trở lên vì vậy thuận lợi cho công tác giáo dục học sinh.

Học sinh đa số các em có ý thức tốt trong việc giữ gìn bảo vệ môi trường. Không có học sinh mắc các tai, TNXH.

Quang cảnh trường THCS Nam Thắng

  1. Khó khăn:

Xã Nam Thắng là xã thuần nông [gồm 2 thôn Dương A và Đại An], kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn nên vệc đầu tư, chăm lo cho giáo dục chưa nhiều. Tính đến trước 2013, ngành giáo dục xã mới chỉ có trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.

Địa bàn xã rộng, hầu hết phụ huynh [đặc biệt là thôn Đại An] đi làm ăn xa quanh năm, hiều gia đình phó mặc con cái cho ông bà nên chưa thực sự chăm lo, chú ý việc học cho con.

Đội ngũ Ban giám hiệu có hai thành viên thì đồng chí Hiệu trưởng [là nữ] bổ nhiệm năm 2011, đồng chí Phó hiệu trưởng mới được bổ nhiệm, lại chuyển từ nơi khác về. Vì vậy kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo, sự bao quát, nắm bắt sâu về tình hình của nhà trường, của địa phương cũng gặp những khó khăn nhất định.

Đội ngũ giáo viên của nhà trường phần lớn là trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, không có mũi nhọn vì vậy mà hoạt động phong trào còn nhiều hạn chế; chất lượng giáo dục toàn diện đặc biệt là chất lượng trí dục chưa thật sự cao và ổn định nên cũng chưa thuyết phục được địa phương và phụ huynh học sinh

Học sinh tuy tương đối thuần nhưng sức học chưa tốt, nhiều gia đình không quan tâm đến việc học của con em, ý thức tự giác chưa cao. Trường lại đóng ở xa khu dân cư, giữa cánh đồng vì vậy công tác giáo dục cũng như xây dựng, giữ gìn cơ sở vật chất còn nhiều bất cập.

  1. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG NHÀ TRƯỜNG

Để thực hiện thành công việc xây dựng trường Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn, ngay từ đầu năm học 2014-2015, tôi tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng của trường bám sát theo Hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về việc đánh giá kết quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở bậc THCS.

Việc khảo sát này giúp cho tôi thấy rõ tình hình, điều kiện của trường mình khi thực hiện nội dung “Xây dựng trường lớp xanh- sạch- đẹp- an toàn”. Kết quả khảo sát là căn cứ giúp BGH, nhà trường đề ra kế hoạch thực hiện trong năm học này và những năm tiếp theo.

Quá trình khảo sát được thực hiện với các phương pháp chủ yếu đó là phương pháp thống kê, quan sát, phỏng vấn, trao đổi với giáo viên và học sinh.

Nội dung tiến hành khảo sát tập trung vào những vấn đề gồm: tìm hiểu những ưu điểm, hạn chế trong việc thực hiện nội dung trên trong những năm học trước thông qua các dữ liệu lưu trữ như báo cáo tổng kết năm học, báo cáo tổng kết việc thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, bảng điểm chấm phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, Báo cáo đánh giá việc “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo các tiêu chí nộp về Phòng GD&ĐT … ; khảo sát thực trạng cơ sở vật chất của nhà trường; quan sát thực tế việc thực hiện của giáo viên, học sinh nội dung trên trong thời gian qua.

  1. Khảo sát về cơ sở vật chất, môi trường xung quanh trường học.

Cơ sở vật chất nhà trường tuy đã được bổ sung, xây mới được 7 phòng chức năng, 5 phòng học bộ môn, khuôn viên sạch đẹp, có hàng rào, cổng trường kiên cố, có đầy đủ các phòng học, phòng chức năng nhưng vẫn còn nhiều bất cập.

Hai ao trước trường rộng, tạo cảnh quan hài hòa nhưng toàn bộ phía trong trường [giáp sân thể dục] chưa được xây kè kiên cố, khu vực lối đi chưa có lan can rất mất an toàn khi học sinh chen lấn có thể ngã xuống ao.

Khuôn viên trường có nhiều cây nhưng bất hợp lý. Cụ thể sân chính có tới 3 cây phượng già, gần như mất hết sự sống. Một số cây khác quy hoạch lộn xộn không ra hàng lối. Ngay sân chính cũng đã xuống cấp bởi xưa chỉ đổ xỉ vôi, úng ngập nước khi có mưa.

Sân chơi xuống cấp, cây, hoa quy hoạch còn nhiều bất cập

Hệ thống cây xanh của nhà trường chưa được phong phú, nhiều khu đất còn bỏ trống chưa được trồng cây phủ xanh bóng mát; khu vực sân thể dục còn trống trải, yếu tố “ xanh” trong nhà trường cần phải bổ sung.

Trường có vườn cây cảnh nhưng chưa được xén tỉa thường xuyên, đất trống nhiều, đơn điệu. Trong hành lang nhà trường không có bóng dáng bất kỳ một ghế đá nào để học sinh có thể nghỉ ngơi, thư giãn sau giờ học.

Toàn bộ hành lang trong khuôn viên trường, các phòng chức năng, phòng học không có bất kỳ một chậu cây, chậu hoa. Trong lớp học ngoài bàn ghế học sinh, giáo viên, bảng khẩu hiệu Dạy tốt, Học tốt còn lại không có bất kỳ hình thức trang trí nào khác. Hệ thống điện, bóng đèn chưa đáp ứng được yêu cầu cho vệc dạy và học.

Trường chưa có hệ thống nước sạch đảm bảo vệ sinh môi trường. Nước uống cho học sinh vẫn phải phụ thuộc vào việc thuê bảo vệ đun. Hệ thống nhà để xe, nhà vệ sinh học sinh đã xuống cấp trầm trọng cần phải được nâng cấp đảm bảo vệ sinh và an toàn cho học sinh.

Trường nằm giữa cánh đồng bởi vậy đường vào trường cũng là một vấn đề. Đường làm từ hơn 10 năm trước, đổ bê tông song rất nhỏ, đã xuống cấp gây không ít khó khăn cho cả giáo viên và học sinh. Năm 2013 đã đổ được hơn 300m bê tông từ đê xuống nhưng còn hơn 300m nối từ đường trục xã vào vẫn chưa đổ được.

Công tác phòng chống cháy nổ, tai nạn thương tích còn nhiều hạn chế. Chưa có nội quy hướng dẫn sử dụng điện, chưa có hệ thống bình chữa cháy… việc tập huấn công tác an toàn trường học ít được triển khai.

Địa thế trường khá đẹp song toàn bộ khuôn viên trường thô và cứng, không có bất kỳ khẩu hiệu, pa-nô, áp phích tuyên truyền nào. Trường có giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật song chưa bao giờ phát huy được vai trò và khả năng.

  1. Khảo sát về các hoạt động cụ thể của giáo viên, học sinh trong việc thực hiện nội dung “ Xây dựng trường lớp xanh- sạch- đẹp- an toàn”.

Từ thực tế giảng dạy và làm công tác quản lý tại trường THCS Nam Thắng, qua việc nắm bắt tình hình thực tế, tôi nhận thấy hầu hết giáo viên mới chỉ chú ý tới việc dạy kiến thức văn hóa là chính, chưa có ý thức tự giác cao trong việc giáo dục các em thực hiện bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp – an toàn. Đơn thuần giáo viên mới chỉ dừng lại ở các buổi lao động theo quy định, thông qua các hoạt động thực tế như trực nhật, quét lớp, lau chùi cánh cửa, bàn ghế…..

Các hoạt động phối hợp của Đoàn TNCS HCM, Đội TNTP HCM với giáo viên chủ nhiệm để thực hiện nội dung tuy đã có triển khai nhưng còn nhiều hạn chế. Cụ thể mới chỉ giáo dục học sinh thông qua sinh hoạt dưới cờ, thu gom giấy vụn, qua các hoạt động lao động định kỳ, thường xuyên, các hội thi như thi hiểu biết về an toàn giao thông dười cờ, thi vẽ tranh với nội dung về môi trường.

Cũng qua khảo sát kỹ năng thực hành giữ gìn, bảo vệ môi trường, phòng chống tai nạn thương tích của học sinh trong thực tế còn có những hạn chế nhất định. Cụ thể như hầu hết khi hỏi các em học sinh “Để giữ gìn trường lớp sạch, đẹp em phải làm gì?” thì các em đều trả lời được là không được vứt rác bừa bãi, vẽ bậy lên tường … tuy nhiên thực tế các em biết nhưng một số em vẫn không thực hành những nội dung các em đã trả lời.

Ví dụ: Một số em ăn kẹo, bánh bỏ vỏ ni lông vào bồn hoa thay vì bỏ vào thùng rác, một số em còn vẽ bậy lên tường, ăn kẹo cao su nhả bã kẹo bừa bãi, xé và vất giấy vụn lung tung…. . tương tự như vậy trong việc thực hiện Luật giao thông đường bộ, khi hỏi các em là “ Em hãy cho biết đi bộ tham gia giao thông như thế nào là đúng?” các em trả lời tương đối đúng và rất nhanh tuy nhiên khi ra các đường các em chưa có ý thức tự giác, vẫn đi theo hàng hai, hàng ba, …

Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, thu dọn, làm sạch môi trường tuy đã được tổ chức [kết hợp cùng với Đoàn xã] song giáo viên chưa trú trọng đến giáo dục hành vi thực tế ngoài cuộc sống cho các em học sinh mà chủ yếu là truyền đạt lý thuyết trên lớp học. Chưa thực hiện tốt phương châm “Học thông qua hành động”.

Trên cơ sở khảo sát nắm bắt tình hình thực tế của nhà trường trong việc thực hiện nội dung xây dựng trường lớp “ Xanh- sạch- đẹp- an toàn” tôi đưa ra một số biện pháp, giải pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy, phát huy hết các ưu điểm mà nhà trường đã đạt được và khắc phục các tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện nội dung này.

III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

Bản thân tôi nhận thấy: Việc xây dựng trường đạt chuẩn Xanh-Sạch-Đẹp- An toàn là cả một quá trình không phải là một sớm một chiều. Để có thể xây dựng thành công phải huy động sự tham gia của tất cả các lực lượng chứ không riêng gì thầy trò nhà trường. Xây dựng trường Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn nhưng còn phải phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và đơn vị. Bởi thế, ngoài việc xem xét, học hỏi từ các mô hình ở các nơi khác, tôi tư vấn với đồng chí Hiệu trưởng, cùng bàn bạc thống nhất cách thức làm việc và tiến hành theo đúng trình tự như trong kế hoạch chiến lược đề ra.

  1. Nghiên cứu thật kỹ các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên

Trước hết, BGH nhà trường cần phải quán triệt thật tốt Chỉ thị số 40/2008/CT –BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ GDĐT và kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 về việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Nghiên cứu kỹ lưỡng, so sánh, đối chiếu các nội dung tiêu chí trong nhà trường với Quyết định số 1391/SGDĐT- GDTrH ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định và nhiệm vụ năm học 2014 – 2015 của Sở GD&ĐT về việc xây dựng trường học “Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn” trong trường học đặc biệt là các tiêu chí quy định trường trung học Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn [Phụ lục 1].

  1. Chủ động xây dựng đề án, tranh thủ ý kiến của Đảng bộ, chính quyền địa phương, của Ban đại diện cha mẹ học sinh và của ngành GD&ĐT huyện Nam Trực. [Đề án-Phụ lục 2]

Bám sát vào tình hình thực tế, do hoàn cảnh địa phương cũng như nhà trường còn nhiều khó khăn, chúng tôi xác định phát huy nguồn nội lực là chính, tận dụng tất cả những gì nhà trường đã và đang có [kể cả về con người và cơ sở vật chất].

Dự thảo đề án một cách cơ bản, toàn diện, cụ thể với tính khả thi cao nhất.

Xác định trong đề án tất cả các nội dung ứng với từng tiêu chí theo quy định của Sở GD&ĐT: xác định thực trạng, hướng giải quyết, phần kinh phí cho từng hạng mục.

Thống nhất trong BGH về quy trình làm việc, phân công trách nhiệm trong BGH về việc tranh thủ ý kiến tư vấn, góp ý của Địa phương, của Phòng GD&ĐT Nam Trực. Từ đó bổ sung, hoàn chỉnh đề án.

  1. Trên cơ sở Đề án, tranh thủ ý kiến các ban ngành, thông qua chi bộ nhà trường, Hội đồng trường để bàn bạc một cách dân chủ, thống nhất

Quán triệt nguyên tắc Đảng lãnh đạo, trước hết đồng chí Bí thư, cấp ủy, BGH tổ chức họp chi bộ, thông qua chủ trương, đề án xây dựng trường Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn.

Lấy ý kiến dân chủ của tất cả các đảng viên trong chi bộ đóng góp ý kiến về từng công việc.

Ra nghị quyết của chi bộ thông qua Đề án cũng như quyết tâm thực hiện và hoàn thiện công việc trong năm 2014-2015, phấn đấu đến năm 2015-2016 đón đoàn kiểm tra công nhận của Sở GD&ĐT.

Họp Hội đồng trường, Hội đồng Sư phạm nhà trường để thống nhất nội dung, tranh thủ ý kiến của cán bộ, giáo viên, công nhân viên, tạo sự đồng thuận nhất trí trong tập thể. Trên cơ sở đó phân công nhiệm vụ cho từng tổ chức, cá nhân.

Tổ chức cuộc họp mời đại diện cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh để thông qua đề án, kế hoạch; tranh thủ sự ủng hộ và tiếng nói của địa phương trong quá trình thực hiện.

Đ/c Nguyễn Văn Khương-BT Đảng ủy xã cùng lãnh đạo Đảng,

chính quyền địa phương; thường trực Ban đại diện CMHS; BGH

họp bàn kế hoạch xây dựng Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn.

Trên quan điểm bàn bạc thấu đáo, thống nhất từ địa phương, Ban đại diện CMHS; BGH nhà trường có tờ trình và kế hoạch xây dựng trường THCS Nam Thắng đạt chuẩn xanh – sạch – đẹp – an toàn đồng thời mời lãnh đạo phòng, chuyên viên thuộc tổ phổ thông Phòng GD&ĐT huyện về kiểm tra, rà soát các điều kiện đồng thời tư vấn với nhà trường về cách thức triển khai các hoạt động

Đ/c Trần Văn Hinh cùng các đồng chí trong đoàn công tác của

Phòng GD&ĐT huyện về kiểm tra, tư vấn với nhà trường

  1. Lên kế hoạch cho từng năm học. Trước hết là năm học 2014-2015 [kế hoach chung cho cả năm và kế hoạch riêng, cụ thể trong từng tháng, từng thời điểm]-Phụ lục 3.

Xác định được thành bại, thực hiện công việc như thế nào là ở kế hoạch. Bản thân tôi nghiên cứu, so sánh, đối chiếu từng tiêu chí, căn cứ vào từng công việc, từng con người để xây dựng một kế hoạch chi tiết, cụ thể.

Từ kế hoạch chung cho cả năm học, tôi lại xây dựng riêng kế hoạch của từng tháng,từng giai đoạn.

  1. Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn và phân công các thành viên phụ trách cụ thể các công việc:

Đ/c Lưu Thị Xuân – Hiệu trưởng – Trưởng ban

– Đ/c Nguyễn Văn Đạt – P. Hiệu trưởng – P. Trưởng ban

– Đ/c Vũ Thị Đào – CTCĐ – Ủy viên

– Đ/c Lâm Thị Vân Anh – Nhân viên y tế – Ủy viên

– Đ/c Nguyễn Cao Cường – TPT Đội TNTP – Ủy viên

– Đ/c Lê Ngọc Trung – Bí thư Đoàn – Ủy viên

– 13 đồng chí giáo viên chủ nhiêm các lớp là các ủy viên:

+ Đ/c Vũ Thị Hương – Lớp 6A

+ Đ/c Hoàng Thị Tuyết – Lớp 6B

+ Đ/c Tống Thị Hường-lớp 6C

+ Đ/c Nguyễn Thị Mai – Lớp 7A

+ Đ/c Pham Thị Nhung – Lớp 7B

+ Đ/c Vũ Thị Đào-lớp 7C

+ Đ/c Nguyễn Thị Tuyết – Lớp 8A

+ Đ/c Vũ Thị Hanh – Lớp 8B

+ Đ/c Phạm Thị Mai-lớp 8C

+ Đ/c Đỗ Thị Minh Thu – Lớp 9A

+ Đ/c Đặng thị Thu Hà– Lớp 9B

+ Đ/c Nguyễn Thị Ngọc-lớp 9C

+ Đ/c Hoàng Thị Việt Hà-lớp 9D

– Đ/c Hiệu trưởng – Trưởng ban : Chỉ đạo chung.

– Đ/c Phó Hiệu trưởng: Rà soát các tiêu chí, lập kế hoạch mua sắm, và trang thiết bị cơ sở vật chất cảnh quan nhà trường. Cùng các giáo viên giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.

– Chủ tịch công đoàn cơ sở : Phát động phong trào thi đua trong CB-GV-CNV trong nhà trường.

– Bí thư Chi đoàn, tổng phụ trách Đội: Phát động phong trào thi đua trong đoàn viên chi đoàn và các đội viên các lớp.

  1. Thành lập Ban tư vấn

Trên cơ sở đề án và kế hoạch đã được phê duyệt, nhất trí, Ban giám hiệu phối hợp với đại diện chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh, thành lập Ban tư vấn xây dựng trường học xanh-sạch-đẹp-an toàn.

– Ông Phạm Văn Yêm – Chủ tịch UBND xã – Trưởng ban

– Ông Nguyễn Văn Đạt – P.Hiệu trưởng – P.trưởng ban

– Ông Bùi Sỹ Tình – CT BĐDCMHS – Ủy viên

– Ông Phùng Văn Sơn – PCT BĐDCMHS – Ủy viên

– Ông Bùi Sỹ HIệp – Kế toán BĐDCMHS – Ủy viên

Ban tư vấn có nhiệm vụ xem xét, tư vấn các công việc, cách bố trí, sắp xếp, bài trí cảnh quan cho hợp lý.

Ban tư vấn còn có nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ nhà trường trong việc huy động các nguồn xã hội hóa trong quá trình xây dựng trường xanh-sạch-đẹp-an toàn.

  1. Thành lập Ban kiểm tra, giám sát

Song song với việc kiện toàn Ban chỉ đạo, đồng chí Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch xây dựng trường học xanh-sạch-đẹp-an toàn.

– Đ/c Đặng Thị Lộc-Trưởng ban TTND- Trưởng ban

– Đ/c Đinh Thị Bích Đào-TT Tổ Vă phòng-P. Trưởng ban

– Đ/c Phí Thị Liên Minh-TT Tổ KHXH -ủy viên

– Đ/c Phạm Thị Tiện – phụ trách nữ công-ủy viên

Ban giám sát có nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường lớp xanh-sạch-đẹp-an toàn của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh các lớp. Từ đó có sự đánh giá, nhận xét thể hàng tuần trong buổi chào cờ đầu tuần để nhắc nhở đội ngũ thực hiện.

  1. Tổ chức quán triệt chủ trương và phối hợp thực hiện

Xây dựng trường lớp “ Xanh- sạch- đẹp- an toàn” là một trong 5 nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” vì vậy ngay sau khi thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng Đề án và ban hành kế hoạch chi tiết để thực hiện, tôi tiến hành phân công trách nhiệm từng thành viên làm nhóm trưởng phụ trách từng tiêu chí cụ thể để triển khai thực hiện kế hoạch đề ra.

– Tiêu chí 1: Xanh – đ/c Lê Ngọc Trung

– Tiêu chí 2: Sạch – đ/c Phạm Thị Nhung

– Tiêu chí 3: Đẹp – đ/c Đỗ Duy Dũng

– Tiêu chí 4: An toàn – đ/c Nguyễn Cao Cường

[Các đ/c nhóm trưởng có trách nhiệm nghiên cứu kỹ nội dung từng tiêu chí theo quy định của Sở GD&ĐT, xây dựng kế hoạch, phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm, tư vấn ngược lại cho BGH trong quá trình thực hiện].

Tổ chức họp Ban thường trực, Ban chấp hành đại diện CMHS, họp phụ huynh học sinh toàn trường để phổ biến và thông qua kế hoạch. Qua các cuộc họp xin ý kiến đóng góp xây dựng của cha mẹ học sinh. Từ đó tạo được sự đồng thuận cao trong toàn thể phụ huynh học sinh nhà trường.

Tiếp theo tiến hành phổ biến, quán triệt trong hội đồng giáo viên, tuyên truyền tới học sinh trong các giờ chào cờ, giờ sinh hoạt lớp [thông qua GVCN] về mục đích, ý nghĩa,và vai trò của trường học “Xanh- sạch- đẹp- an toàn”.

Trong các nội dung thực hiện chúng tôi tập trung vào ba nội dung nổi cộm để ráo riết chỉ đạo thực hiện đó là:

Thứ nhất: Đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ; nguồn nước sinh hoạt, nước uống hợp vệ sinh.

Thứ hai: Giữ gìn sân trường sạch đẹp, không có rác thải vứt bừa bãi.

Thứ ba: Lên quy hoạch trồng cây xanh và bổ sung cơ sở vật chất.

Tóm lại: việc quán triệt chủ trương và phối hợp thực hiện là bước đi đầu tiên rất quan trọng để thực hiện thành công kế hoạch đề ra. Vì qua việc làm này mọi thành viên có liên quan nhận thức rõ điều mình sắp thực hiện, thấy vai trò trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Từ nhận thức đúng sẽ đi đến hành động đúng.

  1. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức của học sinh

Xác định được tuyên truyền giáo dục là một phương pháp không thể thiếu, có vai trò và tác dụng lớn góp phần thực hiện thành công nội dung giáo dục [trong đó Đoàn TNCS và Đội TNTP HCM mà trung tâm là đồng chí Bí thư Đoàn và Tổng phụ trách đội giữ vai trò chủ chốt trong công tác này]. Vì vậy công tác này được giao trọng trách cho đồng chí bí thư Đoàn, Tổng phụ trách Đội trực tiếp phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức thực hiện.

Công tác tuyên truyền giáo dục thực hiện phong trào xây dựng “ Trường học xanh- sạch- đẹp- an toàn” được thực hiện với các hình thức cụ thể như:

Tuyên truyền trong giờ chào cờ đầu tuần: nhận xét, đánh giá, nhắc nhở, khen thưởng, động viên

Một buổi chào cờ đầu tuần của học sinh nhà trường ngoài các nội dung

truyền thống là giao lưu văn hóa và tuyên truyền các hoạt động.

Tổ chức Ngày hội vệ sinh trường học, thi vẽ tranh về chủ đề môi trường, an toàn giao thông [phụ trách chính là đ/c Hà Thị Hương-GV Mỹ thuật].

Phát động cho học sinh nhận chăm sóc cây xanh và tự trang trí lớp học, phát huy tinh thần tự giác “Vườn cây em chăm”…..

Phát động phong trào kế hoạch nhỏ, thu gom giấy vụn gây quỹ Đội.

Tóm lại: Tuyên truyền là một trong các biện pháp mang lại hiệu quả cao vì nó tác động vào ý thức giữ gìn môi trường, bảo vệ cây xanh, bảo vệ lớp học, … của từng em học sinh. Đa số các em học sinh thông qua tuyên truyền giáo dục ý thức các em sẽ thực hiện theo nội dung tuyên truyền một cách nghiêm túc.

  1. Tổ chức, chỉ đạo các phong trào

Kết hợp với công tác tuyên truyền nhà trường phối hợp thêm nhiều các biện pháp giáo dục khác để thực hiện nội dung đã đề ra.

  1. Phong trào “Sân trường, lớp học không có rác”

Nội dung này nhà trường giao cho Đội thiếu niên và giáo viên chủ nhiệm trực tiếp thực hiện.

Để thực hiện phong trào này nhà trường bố trí hợp lý các thùng đựng rác tại các vị trí cố định trên sân trường, trên các phòng học, hành lang.

Ở từng lớp học, nhà trường bố trí 1 tủ sắt để đựng toàn bộ chổi, rễ, xô, chậu. Mỗi lớp học có một hộp các tông … đựng giấy vụn. Cuối mỗi tuần, TPT Đội sẽ thu gom chung toàn trường.

Trên sân trường, các dãy hành lang đều bố trí các thùng rác có nắp đậy

Liên đội tổ chức cho các chi đội đăng ký không vứt rác bừa bãi, thu giấy vụn hàng ngày, hàng tuần với đ/c Tổng phụ trách.

Đội sao đỏ làm nhiệm vụ theo dõi, giám sát, theo dõi tình hình thực hiện của các bạn mình. Kịp thời phát hiện, nhắc nhở những bạn thực hiện chưa tốt, tổng hợp báo cáo báo cáo tổng phụ trách, báo cáo giáo viên chủ nhiệm có học sinh vi phạm.

Hàng ngày, ngay từ sáng sớm giao cho đội sao đỏ có nhiệm vụ kiểm tra và nhắc nhở các lớp làm vệ sinh đúng thời gian, đúng khu vực quy định. Nếu sân trường bẩn ở khu vực nào, liên đội sẽ trừ điểm thi đua của lớp chịu trách nhiệm khu vực được giao.

Định kỳ, hàng tháng, nhà trường phối hợp với UBND xã cho xe chở rác ra khu vực tiêu hủy chung của cả xã tránh hiện tượng ô nhiễm môi trường

Qua việc thực hiện phong trào đã mang lại hiệu quả thiết thực, các em học sinh bỏ rác đúng nơi qui định, sân trường luôn được giữ gìn sạch đẹp.

  1. Phong trào “An toàn trường học”

Phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh là nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà trường đối với các em học sinh và cha mẹ của các em.

Trường THCS Nam Thắng nằm giữa cánh đồng, xa khu dân cư, có nhiều ao hồ; do đó tôi xác định nội dung quan trọng hàng đầu để thực hiện tốt phong trào đó là thực hiện an toàn xung quanh trường đồng thời hoàn thiện thêm một số kỹ năng ứng phó với cuộc sống cho các em. Vì vậy tôi tập trung thực hiện các biện pháp cụ thể sau:

Thứ nhất: Tham mưu với ủy ban nhân dân xã, Ban công an xã hỗ trợ định kỳ tuyên truyền, giáo dục về an ninh trật tự: không đốt pháo nổ, an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy…

Thứ hai: Giao Đoàn TNCS, Đội TNTP, các đ/c giáo viên TD định kỳ tổ chức dạy bơi cho học sinh, huấn luyện cách đối phó với tai nạn thương tích

Hoạt động thường kỳ: dạy bơi của Đoàn TNCS, Đội TNTP nhà trường

Thứ ba: Quy định tất cả học sinh đi xe đạp đến cổng trường là phải xuống xe dắt bộ. Giờ tan học phải dắt xe qua cổng mới được phép lên xe đi. Không đi hàng đôi, hàng ba. Giao cho tổng phụ trách Đội và giáo viên chủ nhiệm triển khai thực hiện.

Thứ tư: Ở các lớp học treo nội quy trường học, nghiêm cấm các hành vi nguy hiểm, không mang những vật sắc nhọn vào trường học….

Thứ năm: duy trì tốt hoạt động của công tác Y tế học đường với tủ thuốc cứu thương. Đ/c nhân viên y tế cũng kiêm luôn công tác quản lý vệ sinh nước uống cho học sinh.

Nhờ thực hiện các biện pháp trên mà trong năm học an toàn, không có tai nạn giao thông xảy ra. Ngoài việc chú trọng thực hiện nội dung trên thì nhà trường cũng thường xuyên hướng dẫn các em kỹ năng vui chơi, sinh hoạt đúng cách để không để xảy ra tai nạn. Công việc này được giao cho Tổng phụ trách Đội, nhân viên y tế và giáo viên chủ nhiệm phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn, nhắc nhở các em thực hiện.

  1. Phong trào “Xanh hóa trường, lớp”

Để thực hiện phong trào, nhà trường giao cho mỗi lớp phụ trách một bồn hoa, mỗi lớp tự giác đăng ký chăm sóc một khu vườn, hàng cây. Các em cùng chung tay góp sức vào việc chăm sóc, nhặt cỏ, bảo vệ bồn hoa.

Giao cho Đoàn TNCS HCM việc cắt tỉa cây cảnh, bón phân chăm sóc cây nhất là vào mùa nắng đảm bảo các bồn hoa luôn xanh tốt.

Lên kế hoạch trồng bổ sung cây xanh, cây bóng mát, các loại chậu hoa cây cảnh trang trí trên sân trường, hành lang và trong lớp học.

Xã hội hóa công tác xây dựng trường xanh-sạch-đẹp-an toàn. Huy động, kêu gọi các nhà tài trợ, các mạnh thường quân, hội cựu học sinh tặng cây xanh cho nhà trường.

Phong trào đã giúp cho hệ thống cây cảnh, cây xanh của nhà trường được bổ sung, luôn được bảo vệ, chăm sóc xanh tốt. Tạo nên khuôn viên nhà trường mát mẻ, sảng khoái.

  1. d] Phong trào “Lớp học là nhà”

Ban chỉ đạo phối kết hợp với BĐD CMHS, học sinh các lớp lên kế hoạch đầu tư trang trí theo tinh thần chung, mô hình chuẩn các phòng học. Mỗi phòng học đều có bảng nội quy, 10 điều giao tiếp có văn hóa của học sinh, bảng 5 điều Bác Hồ dạy, Chủ đề năm học, Tủ sách lớp học, dây hoa trang trí.

Giao cho GVCN lớp lập kế hoạch xanh hóa lớp học, lớp học thân thiện bằng chậu cây, hoa, khăn trải bàn, bát hoa…

Mỗi lớp học đều được chú ý giữ gìn vệ sinh chung trước, trong và sau mỗi buổi học; không xả rác bừa bãi, không ăn quà vặt trên lớp

  1. Tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ.

Ngay từ đầu năm học, nhà trường xây dựng kế hoạch lao động cụ thể. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng lớp phụ trách từng khu vực, giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm trước nhà trường về nhiệm vụ được giao.

Các lớp vừa có trách nhiệm lao động, vệ sinh khu vực được phân công hàng ngày, đồng thời cũng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sinh khu vực của mình. Kịp thời phát hiện và báo cáo sao đỏ, tổng phụ trách Đội nếu có học sinh lớp khác làm mất vệ sinh khu vực của lớp mình quản lý.

Học sinh thường xuyên lao động vệ sinh khu vực được phân công

Ngoài ra, định kỳ 1 tháng 1lần các lớp thực hiện vệ sinh toàn bộ khu vực trong và ngoài lớp học như lau bàn, lau cửa, lau tủ, quét mạng nhện trong lớp cũng như khu vực hành lang. Tất cả học sinh thực hiện tổng vệ sinh chung toàn trường: đường vào, sân tập TDTT, nhà xe, sau trường…..

Học sinh làm cỏ, chăm sóc “Vườn cây em chăm”

Các phòng hành chính và các phòng chức năng, phòng học bộ môn của nhà trường cũng được chỉ đạo vệ sinh, bố trí sắp xếp hợp lý tủ, bàn, trang trí hoa lá để tạo môi trường thoải mái, sạch đẹp cho cán bộ, giáo viên, học sinh học tập, làm việc.

Tóm lại: Việc tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ đảm bảo cho khuôn viên trường, phòng học, phòng chức năng và các phòng hành chính luôn luôn được giữ gìn sạch sẽ hàng ngày.

12 Giáo dục môi trường, giáo dục kỹ năng sống trong các tiết học

Hiện nay việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục kỹ năng sống trong một số tiết học là bắt buộc. Nếu các thầy cô giáo biết cách lồng ghép thường xuyên vấn đề này trong các bài giảng của mình thì hiệu quả chắc chắn không phải là nhỏ. Sở dĩ như vậy vì thầy cô giáo vừa là những tấm gương rất thuyết phục, vừa là những người có sức lay động, cảm hóa sâu sắc. Một lời nói của thầy cô có thể tác động trực tiếp và lớn lao hơn cả những chương trình truyền thông khô cứng.

Để chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nội dung trên thì nhà trường tổ chức tập huấn các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho giáo viên về giáo dục môi trường nhằm nâng cao khả năng tích hợp, lồng ghép giáo dục môi trường trong các giờ học chính khóa.

Tổ chức giảng mẫu cho giáo viên toàn trường rút kinh nghiệm. Tổ chức thao giảng theo các tổ khối để giáo viên trong tổ cùng bàn bạc để đưa ra những phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh từng khối.

Ban Giám hiệu thường xuyên dự giờ và góp ý cho giáo viên cách thực thực hiện để đạt mục tiêu đề ra. Đặc biệt chú ý giáo viên đến việc giáo dục bằng những tình huống cụ thể tránh nói lý thuyết suông.

Tóm lại: Qua các tiết học có giáo dục môi trường thì giáo viên cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về môi trường, đó là những hiểu biết về môi trường tự nhiên, sự ô nhiễm môi trường, phương pháp bảo vệ môi trường. Đặc biệt qua các tiết học này giúp cho học sinh có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống và các kỹ năng bảo vệ môi trường.

  1. NHỮNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

* Những việc đã làm

  1. Công tác chuẩn bị :

– Nghiên cứu kỹ những tiêu chuẩn, tiêu chí quy định về trường học Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn của Sở Giáo dục và Đào tạo.

– Lĩnh hội ý kiến, sự chỉ đạo, tư vấn của Phòng giáo dục và Đào tạo cũng như chính quyền địa phương trong công tác xây dựng trường Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn.

– Họp chi bộ, phổ biến các nội dung, xây dựng thành nghị quyết.

– Thành lập ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

– Tham khảo ý kiến của Hội đồng sư phạm, học tập kinh nghiệm ở nhiều đơn vị giáo dục trong, ngoài huyện, qua báo chí, mạng Internet.

– Tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm thực tế của địa phương, lựa chọn tìm những loại cây thích hợp và các biện pháp trồng, chăm sóc, bảo quản có hiệu quả thiết thực nhất.

– Ban chỉ đạo xây dựng trường Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn xây dựng đề án, lập kế hoạch tu bổ cơ sở vật chất, trồng cây xanh bóng mát và trồng cây cảnh, trang trí phòng học, vệ sinh môi trường cảnh quan sư phạm…Tổ chức hội nghị lấy ý kiến thống nhất với các tổ chức đoàn thể trong trường để hoàn thiện kế hoạch.

– Họp với thường trực Ban đại diện phụ huynh học sinh, thống nhất những việc làm cụ thể để tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ.

* Triển khai và chỉ đạo thực hiện kế hoạch:

– Phổ biến kế hoạch trong cuộc họp Hội đồng sư­ phạm; tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân và học sinh.

– Phân công cụ thể trách nhiệm cho từng cán bộ, giáo viên, nhân viên phụ trách.

– Tổ chức kiểm tra, tạo mọi điều kiện để cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh thực hiện đúng kế hoạch.

  1. Tổ chức thực hiện:

2.1. Đối với học sinh :

– Trong các giờ chào cờ đầu tuần, các hoạt động ngoại khóa, các giờ sinh hoạt lớp tuyên truyền kế hoạch và biện pháp xây dựng trường Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn

– Giáo dục học sinh luôn có ý thức và hành động tự giác giữ gìn, bảo vệ môi trường và thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, thực hiện đẹp người – đẹp lớp – đẹp trường.

– Các lớp trực tiếp tham gia các việc làm cụ thể hàng ngày, hàng tuần về xây dựng lớp học, trường học: vệ sinh trường lớp, chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ, trồng cây, làm cỏ, chăm sóc cây; tham gia giữ gìn an toàn trường học…

– Đội tự quản, đội sao đỏ thực hiện đúng luật An toàn giao thông; phòng chống tai, tệ nạn… các em tích cực tham gia một số hoạt động ngoại khóa của trường, lớp để có kỹ năng tự bảo vệ với tai nạn đuối nước, tai nạn giao thông, tai nạn điện, thảm họa thiên nhiên…

Ngay từ cổng trường học sinh đã được tiếp xúc và biết các quy định,

biển báo giao thông đường bộ

– Cuối học kỳ, cuối năm học, các em được tham gia nhận xét, đánh giá về việc làm tốt, việc làm chưa tốt, đề xuất ý kiến của mình với chương trình xây dựng trường Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn.

2.2. Đối với giáo viên :

– Thực hiện kế hoạch trồng cây mùa xuân, nhà trường tổ chức cho cán bộ, giáo viên tham gia ủng hộ, trồng các loại cây, hoa phù hợp cảnh quan.

– Ban chỉ đạo phân công cán bộ, giáo viên tuyên truyền về các tiêu chí trường Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn để mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh hiểu rõ yêu cầu từng tiêu chí, hiểu rõ mục đích ý nghĩa và trách nhiệm của mỗi người trước môi trường sống và học tập.

– Thực hiện có hiệu quả việc khai thác nội dung kiến thức giáo dục môi trường, tích hợp giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học trong chương trình giảng dạy. Giáo viên chủ động thực hiện các hoạt động Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn của lớp phụ trách; gương mẫu trước học sinh về hành động bảo vệ môi trường.

2.3. Đối với cán bộ quản lý nhà trường :

– Làm tốt công tác tư tưởng đối với phụ huynh, học sinh và giáo viên.

– Vận động cán bộ, giáo viên, phụ huynh tặng cây cảnh, cây bóng mát; tuyên truyền, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.

– Triển khai cụ thể tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nội dung yêu cầu, tiêu chí trường học Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn đồng thời cũng đưa vào biểu điểm thi đua để đánh giá nhận xét theo học kỳ, năm học.

– Tổ chức một số hoạt động ngoại khóa về giáo dục môi trường, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ…theo từng chủ đề cho học sinh.

– Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng lớp về việc giữ gìn và chăm sóc cây xanh, bồn hoa, khuôn viên trường lớp.

– Thực hiện những cách đánh giá: ảnh chụp, nhật ký để làm rõ sự thay đổi cảnh quan môi trường của nhà trường qua mỗi năm học.

3 Bổ sung cơ sở vật chất:

– Để tạo môi trường sạch đẹp, thoáng đãng, nhà trường tư vấn với chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh tu bổ và xây mới các công trình: đổ đường bê tông từ đường trục xã vào trường, xây mới các công trình vệ sinh cho học sinh, xây tường rào sau trường, thiết kế sân chơi, sân thể dục phù hợp với các tiêu chuẩn theo quy định.

Ban đại diện CMHS nhà trường triển khai việc nâng cấp sân chính

nhà trường bằng gạch Giếng đáy Hạ Long

– Bổ sung và mua mới nhiều bàn, ghế đá đặt tại các vị trí thích hợp trong khuôn viên nhà trường để thầy và trò nghỉ ngơi, thư giãn trước và sau giờ lên lớp.

Trong khuôn viên nhà trường, đặt nhiều bàn, ghế đá

để thầy và trò thư giãn sau giờ lên lớp

  1. Tổ chức mua cây trồng bổ sung:

– Bố trí lại vườn cây, khuôn viên hợp lí, trồng thêm các loại cây hoa, cây cảnh tạo màu sắc hài hòa

– Để tăng độ che phủ của màu xanh trên sân trường đồng thời tạo bóng mát, giá trị sử dụng, nhà trường đã làm tốt công tác xã hội hóa cũng như chi một phần kinh phí mua thêm cây ở các cơ sở ươm bán cây giống, cây cảnh không có ở địa phương như: cây osaka, xoài, sấu, bằng lăng; cắt sân làm các thảm cỏ…

– Bước đầu bố trí trồng và ươm vườn cây thuốc nam

  1. Bố trí lắp đặt hệ thống nước sạch, trang trí lại các lớp học, xây dựng cơ bản hệ thống thoát nước:

– Năm 2014, khi địa phương có dự án xây dựng nhà máy nước sạch phục vụ sinh hoạt, nhà trường bỏ kinh phí cùng phụ huynh đề nghị lắp đặt hệ thống nước sạch phục vụ nhu cầu của giáo viên và học sinh.

Hệ thống bồn rửa tay cho học sinh trước khi vào lớp

– Nhà trường thiết kế trang trí đồng bộ cho các lớp học theo đúng quy định đảm bảo thẩm mỹ và có tính giáo dục cao, học sinh tham gia các hoạt động “Xanh hoá trường học” với chủ đề: Hành động nhỏ – Ý nghĩa lớn: tự giác nhận trồng, chăm sóc cây, nhặt rác thải…

– Kè toàn bộ bờ ao chạy dọc trước sân trường vừa để đảm bảo an toàn về con người vừa tránh xói mòn mặt bằng.

Xung quanh bốn phía bờ ao đều kè kiên cố với hàng rào lưới thép.

Ao trường được thả sen, súng tạo sự hài hòa, đẹp mắt

– Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cống rãnh thoát nước, có nắp đậy tạo đường đi sạch sẽ.

– Bố trí các thùng đựng rác, để dụng cụ vệ sinh trong mỗi phòng học cho sạch đẹp, gọn. Từng vị trí trong khu vực sinh hoạt chung đều bố trí thêm các thùng rác lớn có nắp đậy. Tổ chức việc quét dọn vệ sinh, thu gom giấy rác hàng ngày chuyển vào vị trí bãi đựng rác chung quy định và xử lý đốt thường xuyên.

  1. Biện pháp:

Mỗi tuần tổ chức một buổi lao động với tinh thần Ngày xanh – sạch – đẹp, học sinh tổ chức làm cỏ, chăm sóc cây hoa ở khu vực của lớp mình nhận, lau chùi, vệ sinh toàn bộ lớp học. Biến việc chăm sóc cây, vệ sinh môi trường thành việc làm tự giác, thường xuyên hàng ngày, hàng tuần.

– Việc cắt tỉa cây xanh bóng mát, cây cảnh, phun thuốc trừ sâu bệnh, bón phân, tưới cây… được chi đoàn, ban xây dựng trường học Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn tự giác đảm nhiệm.

* Kết quả đạt được:

  1. Đối với việc tạo cảnh quan môi trường Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn

Mỗi năm học, bên cạnh việc tập trung xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác dạy – học và từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy, nhà trường lập kế hoạch trồng cây xanh bóng mát, cây cảnh xây dựng cảnh quan nhà trường, tạo môi trường giáo dục Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn. Bằng sự nỗ lực của thầy và trò nhà trường, đến nay trường THCS Nam Thắng đã đạt được những kết quả cụ thể như sau :

– Huy động từ giáo viên, phụ huynh, học sinh cũng như trích quỹ của nhà trường bổ sung thêm được 15 cây lộc vừng bóng mát, 1 vườn cây lá màu các loại cắt tỉa theo các hình thoi, hình thang…, 15 cây bóng mát trên sân trường, sân thể dục; 85 chậu cây, chậu hoa, cây xanh trang trí trong các phòng học, phòng chức năng, phòng làm việc, hành lang, sân trường…

– Vườn cây, các gốc cây, bồn hoa trước lớp học trồng thảm cỏ lạc hoa, các loại hoa đẹp, nở hoa quanh năm, cây chuỗi ngọc cắt tỉa thành các chữ Dạy tốt, Học tốt .

– Bố trí một mảnh vườn nhỏ trồng một số loại cây thuốc nam phổ biến và thông dụng trong đời sống: gừng, ngải cứu, tía tô, kinh giới, mã đề, đinh lăng…

Vườn cây thuốc nam

Thường xuyên khơi thông rãnh thoát nước, không để sảy ra tình trạng ứ đọng nước sau mưa; sử dụng hệ thống thùng đựng rác, phối hợp với địa phương để xử lý rác thải, tẩy rửa nhà vệ sinh thường xuyên, trồng cây xanh quanh khu vực nhà vệ sinh để khử mùi.

– Vệ sinh toàn trường hàng ngày; trang trí đồng bộ các phòng học, phòng học tập bộ môn, các phòng chức năng, phòng làm việc đảm bảo quy định, đẹp mắt, an toàn, tạo môi trường thoải mái sinh hoạt, học tập, làm việc.

Kết quả trên đã góp phần đáng kể vào sự chuyển biến mạnh mẽ cảnh quan của nhà trường theo tiêu chí Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn.

  1. Đối với việc giáo dục học sinh:

– Hoạt động xây dựng môi trường Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn đã tạo điều kiện cho các em được đóng góp công sức của mình làm cho cảnh quan ngôi trường mình học tập ngày càng đẹp hơn. Ngoài ra hoạt động này còn có tác động đến ý thức trách nhiệm đối với tập thể để các em ngày càng gắn bó hơn, tự hào hơn đối với mái trường. Đồng thời tạo không khí học tập vui tươi, thoải mái, nhẹ nhàng, thân thiện giúp học sinh có tình thần học tập tốt hơn.

– Việc trực tiếp được tham gia trồng, chăm sóc cây xanh bóng mát, cây cảnh, vườn hoa trong nhà trường còn giáo dục cho các em một số trí thức, kỹ năng lao động phù hợp với mục đích yêu cầu giáo dục toàn diện, học đi đôi với hành, tri thức gắn liền với thực tế, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tạo hiệu quả cao trong việc“Xanh hoá trường học”.

Một vài hình ảnh xanh hóa trường học của thầy và trò nhà trường

  1. Kết quả việc huy động các nguồn lực:

Kinh phí xây dựng trường học Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn khoảng gần 600.000.000 [sáu trăm triệu đồng]. Trong đó:

Xã hội hóa khoảng: 500.000.000 [năm trăm triệu đồng].

Ngân sách: 50 triệu đồng.

Cán bộ, giáo viên, nhân viên ủng hộ [cả vật chất và tiền] khoảng: 50.000.000 [năm mươi triệu đồng].

3.1. Nguồn lực từ phụ huynh học sinh , nhân dân và ngân sách, tài trợ:

– Xây dựng 2 nhà vệ sinh học sinh kiên cố, tự hoại, lợp mái tôn: 180.000.000 [ một trăm tám mươi triệu đồng].

– Lát sân chính bằng gạch giếng đáy Hạ Long, xây tường rào sau trường: 200.00.000 [hai trăm triệu đồng].

– Đổ đường bê-tông vào trường [350 m]: 150.000.000 [một trăm năm mươi triệu đồng].

– Xây dựng sân chơi, hệ thống thoát nước, bồn hoa ghế đá: 40.000.000 [năm mươi triệu đồng].

– Mua trồng cây bóng mát, cây cảnh, chậu cây trang trí, cây ăn quả…: 30 triệu đồng.

Cây Osaka vàng của đồng chí thiếu tướng Bùi Tiến Cam –

Phó tư lệnh cảnh sát cơ động – Bộ công an tặng nhà trường

Cây sấu của Hội cựu học sinh khóa 1993-1997 tặng nhà trường

3.2. Nguồn lực từ giáo viên và học sinh :

– Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia nhiều ngày công trồng cây phục vụ học tập, trồng và chăm sóc chậu hoa, cây cảnh, cây xanh, cây bóng mát,

– Cán bộ, giáo viên, nhân viên tặng đôi sanh thế trực [trị giá 15.000.000] trồng trên chậu trước lễ đài .

  1. Kết quả của từng tiêu chí đạt được:

Tiêu chí 1: Xanh

– Nhà trường có hệ thống tường xây bảo vệ quanh khuôn viên, khuôn viên được trồng nhiều cây xanh, cây bóng mát, trồng hoa, trồng cỏ, cây cảnh hài hòa và phù hợp với tổng thể kiến trúc nhà trường, phủ xanh các khoảng đất trống;

– Trên sân trường và trong khuôn viên trồng được nhiều cây xanh cây bóng mát, cây hoa tạo cảnh quan phong phú, đa dạng: hoa sữa, sấu, osaka, phượng vỹ, bàng, xoài, lộc vừng…

Ngay từ cổng trường ngập tràn sắc xanh

– Vườn cảnh ngoài sanh thế, sanh tán, tùng, ngâu… tầng dưới là các loại cây lá màu được trồng và cắt tỉa theo các hình thang, hình tam giác…; tầng mặt đất được phủ bằng thảm cây cỏ lạc hoa.

– Các vườn cây, vườn cảnh được thiết kế hài hòa, cân đối trước khuôn viên, trồng đa dạng các loại cây và hoa. Trước mỗi lớp đều có bố trí một bồn hoa nhỏ để các em học sinh tự thiết kế theo ý tưởng và sở thích.

– Trên sân chính trồng 4 ô cỏ với tổng diện tích gần 200m2. Các vồng cây bóng mát trước các lớp học [khối lớp 9] đều được phủ thảm cỏ, thảm hoa. Trên các bồn hoa [trước khối lớp 6, 7, 8] đều trồng các loại cây hoa, cây chuỗi ngọc cắt tỉa hình, cắt chữ Dạy Tốt, Học Tốt rất sinh động. Sân tập thể dục thể thao, sân chơi được bố trí ở khu vực riêng có hệ thống cây xanh bao quanh.

Bồn hoa, cây cối được chăm sóc, xén tỉa công phu

– Trích kinh phí mua và huy động ủng hộ nhiều chậu cây cảnh, cây hoa [85 chậu] được đặt tại những vị trí thích hợp trên sân trường, hành lang đi lại, trong khuôn viên trường, trong các phòng chức năng, phòng làm việc, trong lớp học đảm bảo đẹp mắt.

– Xây dựng bồn hoa, vườn trường được thiết kế khoa học hợp lý và đã trồng được nhiều loại hoa nở quanh năm, bước đầu trồng và ươm giống, chăm sóc vườn cây thuốc nam phục vụ cho việc đổi mới các hoạt động giáo dục.

– Toàn bộ hệ thống cây xanh, cây bóng mát, chậu hoa cây cảnh, thảm cỏ được định kỳ, thường xuyên chăm sóc, bổ sung xanh mát quanh năm, được bố trí hợp lý có tính mỹ thuật phục vụ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh học tập, vui chơi và thụ hưởng sau giờ lên lớp.

Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia lao động

Tiêu chí 2: Sạch

– Xử lý rác thải: Nhà trường có khu vực xử lí rác thải riêng xa khu vực học tập và làm việc. Trên sân trường, trong khuôn viên trang bị hệ thống thùng rác có nắp đậy, được đặt tại các vị trí hợp lý thuận tiện đảm bảo mỹ quan, rác được phân loại theo hai nhóm [nhựa ni lông, giấy vụn] và định kỳ phối hợp với bộ phận thu gom rác của địa phương [1 lần/tháng] để vận chuyển về khu đổ rác tập trung của địa phương.

– Xử lý hệ thống cống rãnh, nước thải: Hệ thống thoát nước của nhà trường được xây dựng khoa học ứng với từng khu vực; sân TDTT cũng được thiết kế hệ thống thoát nước đổ bê tông có nắp đậy an toàn đảm bảo thoát nước tốt, không có hố nước đọng gây ô nhiễm môi trường và muỗi sinh sản, định kỳ nạo vét [1 tháng/ lần] đảm bảo lưu thông nước, không có mùi hôi.

– Nguồn nước sạch: Nhà trường lắp đặt hệ thống nước sạch ở các vị trí thuận tiện để học sinh rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi vào lớp. Tìm hiểu và liên hệ với doanh nghiệp Tuyết Thanh tại khu công nghiệp Hòa Xá đảm bảo đủ nước uống sạch cho học sinh hàng ngày. Nhà trường có nguồn nước mưa, nước máy để sử dụng thường xuyên.

– Vệ sinh môi trường: Có đầy đủ 2 nhà vệ sinh tự hoại riêng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; có đủ hai khu vệ sinh tự hoại riêng cho học sinh với diện tích sử dụng theo quy định. Công trình vệ sinh thoáng mát, đủ ánh sáng, xung quanh khu vực vệ sinh trồng cây xanh với mục tiêu tạo cảm giác thoải mái, chống ô nhiễm khử mùi hôi, nâng cao ý thức sử dụng bảo quản, đi vệ sinh đúng nơi quy định cho học sinh. Các khu nhà vệ sinh thường xuyên được tẩy rửa thường xuyên. Khuôn viên trường, lớp học các phòng chức năng, phòng làm việc vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.

2 nhà vệ sinh tự hoại của học sinh [riêng nam và nữ].

– Công tác y tế học đường: Học sinh được giáo dục cách sống khoẻ mạnh và có sự hỗ trợ về y tế, về tâm lý, cán bộ y tế thường xuyên theo dõi tuyên truyền các dịch bệnh diễn ra, hướng dẫn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh cách phòng chống, phối hợp với trạm y tế xã tổ chức tiêm chủng, khám nha mắt cho học sinh, kiểm tra theo dõi sức khỏe cho học sinh. Nhà trường có phòng y tế riêng, có tủ thuốc với một số loại thuốc thông dụng, bông, băng, gạc… đủ điều kiện đảm bảo sơ cứu ban đầu cho học sinh

– Xử lý tiếng ồn: Vị trí sân chơi bãi tập được bố trí riêng, cách tương đối xa lớp học, ngăn cách hẳn, không để học sinh trong lớp nhìn ra được dẫn đến mất tập trung.

Tiêu chí 3: Đẹp.

– Khuôn viên trường khép kín hình chữ U, ngay phía trước là 2 ao có hàng rào bao quanh, phía bờ ao ngoài đường là 1 hàng lộc vừng 14 cây chạy dọc tạo sự hài hòa, mát mẻ

Hai ao trước trường được thả hoa sen, hoa súng

– Xây dựng được môi trường xanh, sạch, có tính thẩm mỹ trong mô hình kiến trúc tổng thể, quy hoạch hợp lý, đảm bảo sự phát triển bền vững trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất cảnh quan môi trường.

– Trong khuôn viên, ở các tường lớp có bố trí các bức tranh cổ động, tuyên truyền về xây dựng và bảo vệ môi trường sống, ý thức chấp hành luật lệ giao thông… do chính giáo viên trong trường thể hiện.

Tận dụng mọi khoảng trống cho công tác tuyên truyền, cổ động

– Trên các hàng cột trụ trong trường đều có thiết kế và treo các pa-nô, áp phích mang tính giáo dục về nhân cách, con người [14 tấm]

– Xây dựng những quy định về nếp sống văn hóa, thiết kế các bảng biểu áp phích và được bố trí, sắp xếp hợp lý đảm bảo tính tiện dụng và mỹ quan thường xuyên nhắc nhở học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, biết sống hài hòa thân thiện với thiên nhiên, đảm bảo nhà trường thực sự là một trung tâm văn hóa giáo dục, rèn luyện học sinh về lý tưởng, nhân cách, lối sống.

– Thực hiện nghiêm túc những quy định chuẩn mực nhà giáo và học sinh về trang phục đảm bảo gọn gàng, sạch đẹp, cần giản dị. Xây dựng môi trường thân thiện giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với cán bộ, giáo viên, nhân viên, giữa học sinh với khách, giữa học sinh với cây xanh thảm cỏ bồn hoa, bàn ghế, lớp học, sân trường.

Tiêu chí 4: An toàn.

– Toàn bộ khuôn viên nhà trường được khép kín, ngăn cách hẳn với dân cư và bên ngoài bằng hệ thống tường bao, tường rào. Hai ao lớn được xây bờ kè, rào lưới thép B40 đảm bảo an toàn. Hàng năm, nhà trường đều cho tuyên truyền và tập huấn về bơi lội cho học sinh…

Dạy bơi, phòng chống đuối nước là hoạt động thường xuyên của nhà trường

– Cơ sở vật chất đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh giảng dạy, học tập và làm việc, độ cao bàn ghế phù hợp và lắp đặt phòng học chuẩn ánh sáng để giảm thiểu bệnh cong vẹo cột sống và cận thị trong học sinh, các khu vực có thể bị xói mòn được trồng cỏ và trồng các loại cây giữ đất.

– Ở các khu vực: phòng học bộ môn, phòng chức năng đều có lắp đặt các bảng biểu hướng dẫn sử dụng và tuyên truyền về phòng chống cháy nổ cũng như các bình chữa cháy; liên hệ với bên công an để tập huấn cho cán bộ, giáo viên và học sinh .

– Hàng năm 100% học sinh ký cam kết phòng chống các tệ nạn xã hội, cam kết không tàng trữ, vận chuyển và buôn bán các loại pháo, chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông.

– Thường xuyên tuyên truyền và giáo dục về An toàn giao thông, đội mũ bảo hiểm đúng quy cách khi đi xe đạp điện, mô tô, xe gắn máy

– Xây dựng rèn luyện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh có ý thức tự giác thực hiện an toàn trường học, thành lập đội tự quản, đội sao đỏ trong học sinh, ban tư vấn tâm lý sức khỏe, ban phòng chống cháy nổ có nhiệm vụ đảm bảo an toàn trường học, tiết kiệm điện năng, phòng tránh tai nạn thương tích, giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, đuối nước, nâng cao ý thức tự phòng, tự bảo vệ, đảm bảo không có các tệ nạn xã hội, không có hiện tượng bạo lực trong nhà trường.

– Nhà trường đã có các giải pháp trong giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh và đảm bảo quản lý an toàn trường học thông qua các giờ học ngoại khóa, tích hợp trong các môn học và trong các hoạt động NGLL lớp.

– Xấp xỉ 100% học sinh trong trường tham gia BHYT; nhà tr­ường đã phối hợp Trạm y tế xã làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho HS: tiêm vắc-xin, tiêm chủng, khám chữa bệnh, cấp thuốc theo thẻ BHYT…

Không gian thân thiện- giờ đọc sách ở thư viện của học sinh

  1. Kết quả chung

Sau một thời gian tập trung công sức của cả thầy và trò nhà trường, sự tư vấn, giúp đỡ, ủng hộ của Phòng GD&ĐT huyện Nam Trực, Đảng bộ, chính quyền địa phương, BĐD CMHS nhà trường, về cơ bản đã hoàn thành mô hình trường THCS Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn. Do đó BGH nhà trường đã tự tin làm tờ trình với PGD&ĐT huyện Nam Trực đề nghị Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định thành lập đoàn kiểm tra công nhận trường THCS Nam Thắng đạt chuẩn Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn.

Ngày 13 tháng 10 năm 2015, Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định chính thức thành lập đoàn kiểm tra về công tác xây dựng trường Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn của đơn vị THCS Nam Thắng. Đoàn do đồng chí Đỗ Anh Xô-Phó giám đốc Sở GD&ĐT làm trưởng đoàn.

Tại đơn vị, đoàn đã nghe báo cáo về công tác xây dựng trường học xanh-sạch-đẹp-an toàn; kiểm tra các loại hồ sơ và đặc biệt là kiểm tra thực tế về cơ sở vật chất nhà trường. Sau một buổi làm việc, đoàn công tác đã đi vào kết luận: Trường THCS Nam Thắng đảm bảo các tiêu chí công nhận trường THCS đạt chuẩn Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn theo quy định của Sở GD&ĐT. Đoàn cũng kiến nghị nhà trường cần tiếp tục duy trì tốt thành tích đã đạt được

Một số hình ảnh đoàn công tác của Sở GD&ĐT kiểm tra công nhận

trường xanh-sạch-đẹp-an toàn tại trường THCS Nam Thắng ngày 13/10/2015

Như vậy, trường THCS Nam Thắng là một trong 3 đơn vị THCS đầu tiên của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Trực xây dựng thành công trường đạt chuẩn Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn. Ngày 23 tháng 01 năm 2016, được sự nhất trí của Phòng GD&ĐT huyện, Đảng bộ và chính quyền địa phương, trường THCS Nam Thắng đã long trọng tổ chức “Lễ đón Bằng công nhận Trường THCS Nam Thắng đạt chuẩn Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn và sơ kết Học kỳ I năm học 2015-2016”.

Một số hình ảnh lễ đón bằng công nhận chuẩn Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn

Đồng chí Đỗ văn Lạc-Chủ tịch UBND xã Nam Thắng đọc báo cáo quá trình xây dựng trường THCS Nam Thắng đạt chuẩn Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn

BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Qua thực tiễn công tác ở trường THCS Nam Thắng, qua quá trình trực tiếp bắt tay xây dựng trường Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn, tôi rút ra được một số kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo xây dựng trường học “Xanh- sạch- đẹp- an toàn”:

Thứ nhất: Xác định xây dựng Trường đạt chuẩn Xanh-sạch-đẹp-an toàn phải là cả một quá trình, có sự chuẩn bị chu đáo từng bước một chứ không thể nóng vội nay làm mai bỏ, phải có quy hoạch tổng thể, có kế hoạch cho từng giai đoạn. Làm được đã khó nhưng làm thế nào để giữ được còn khó khăn hơn.

Thứ hai: BGH phải là những người đứng mũi chịu sào, nghiên cứu thật kỹ các văn bản hướng dẫn, nội dung các tiêu chí quy định … thật cụ thể. Từ đó có sự phân công công việc cho đội ngũ cốt cán, CB, GV thật chính xác.

Thứ ba: Phải có một bộ phận chuyên trách, theo dõi và thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch đã đề ra. Trong quá trình thực hiện thường xuyên cập nhật tình hình, sẵn sàng thay đổi nếu thấy cần thiết [như trường THCS Nam Thắng sẵn sàng đổi từ bê tông hóa sân chơi sang lát gạch Giếng đáy Hạ Long].

Thứ tư: Phải có sự đồng thuận cao và sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các thành viên trong nhà trường và của cha mẹ học sinh.

Thứ năm: Bảo vệ môi trường không chỉ trên bài giảng, lý thuyết. Trong cuộc sống hàng ngày, các thầy cô phải đi tiên phong trong việc tiết kiệm điện, nước, giấy… thì hiệu quả sẽ tăng lên gấp đôi. Muốn giáo dục được học sinh, trước hết mỗi thầy cô giáo phải thực sự gương mẫu, không chỉ giáo dục bằng lời nói mà còn phải qua hành động, việc làm [lao động cùng học sinh, nhặt giấy, rác trên sân trường nếu bắt gặp…].

Thứ sáu: Các thầy cô nên khuyến khích học trò phát huy tinh thần tự giác trong mọi hoạt động để tất cả trở thành thói quen: tự giám sát việc bảo vệ môi trường của nhau, tự nhắc nhở nhau chăm sóc, bảo vệ cây xanh… . Chỉ bằng những hành động nhỏ như nhắc nhở, tuyên dương cũng đã góp phần hình thành ý thức môi trường ở những công dân trẻ.

Thứ bảy: Muốn làm được việc gì lớn trong nhà trường cũng cần phải tạo được phong trào xã hội hóa sâu rộng để huy động được nguồn tài chính, thông thường là nhờ chính quyền, phụ huynh học sinh và nhân dân địa phương.

Thứ tám: Cán bộ quản lý nhà trường phải thường xuyên quan tâm kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung về giáo dục môi trường, coi đó như một hoạt động chuyên môn của trường; đưa việc xây dựng xanh-sạch-đẹp-an toàn vào thành một nội dung thi đua. Có như vậy mới thúc đẩy được sự chăm lo của toàn bộ đội ngũ

  1. KẾT LUẬN

Tôi tin chắc rằng nếu ý thức bảo vệ môi trường trở nên thường trực trong trường học thì không chỉ các giáo viên, học sinh được thụ hưởng một môi trường học đường trong lành hơn, mà về lâu dài, thế hệ tương lai sẽ làm tốt việc chung tay bảo vệ môi trường.

Đề tài: “Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo xây dựng trườngTHCS đạt chuẩn “Xanh- Sạch- Đẹp- An toàn” ở trường THCS Nam Thắng” nhằm thực hiện tốt phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” được thực hiện tại Trường THCS Nam Thắng bắt đầu từ năm học 2014-2015, với những hiệu quả đạt được, tôi tự thấy là có thể vận dụng những biện pháp này để thực hiện đối với các trường THCS trong toàn huyện, trong tỉnh.

Qua thực tế quá trình quản lý, chỉ đạo thực hiện nội dung xây dựng trường lớp “ Xanh- sạch- đẹp- an toàn” cùng với những kinh nghiệm của bản thân và sự nghiên cứu học hỏi đồng nghiệp, tôi nhận thấy phần trình bày trên còn có những hạn chế nhất định. Vì vậy tôi rất mong sự góp ý chân thành của các cấp lãnh đạo để cho đề tài của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.

Nam Thắng, ngày 20 tháng 05 năm 2016

Người viết SKKN

NGUYỄN VĂN ĐẠT

Video liên quan

Chủ Đề