Sân bay Tân Sơn Nhất có bao nhiêu cửa ra tàu bay?

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là cảng hàng không quốc tế ở miền Nam Việt Nam. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với diện tích 850 hađứng đầu về mặt công suất nhà ga [với công suất từ 15-17 triệu lượt khách mỗi năm

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất  là trụ sở hoạt động chính của tất cả các hãng hàng không Việt Nam, là nơi đóng trụ sở của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam quản lý toàn bộ các sân bay dân dụng ở Việt Nam.

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là cảng hàng không quốc tế ở miền Nam Việt Nam. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với diện tích 850 hađứng đầu về mặt công suất nhà ga [với công suất từ 15-17 triệu lượt khách mỗi năm – quá tải khi lượng hành khách lớn hơn 25 triệu khách/năm, so với công suất hiện tại của sân bay Nội Bài là 6 triệu, Sân bay Đà Nẵng là 3 triệu] và cũng là sân bay có lượng khách lớn nhất Việt Nam. Nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 8 km về phía bắc ở quận Tân Bình, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là đầu mối giao thông quan trọng của cả miền Nam.

 

Tên giao dịch chính thức: Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Sân bay này thuộc sự quản lý và khai thác của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam [ACV], trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải.

Tên tiếng Anh: Tan Son Nhat International Airport [TIA]
Địa chỉ: Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: [08] 3848 5383.
Fax:           [08] 3848 7450.
Email:
AFS: VVTSZPZX
SITA: SGNOPXH
Mã cảng hàng không [code]: SGN
Nhà ga hành khách quốc tế: 92.000m2
Nhà ga hành khách quốc nội: 44.000m2
Đường cất hạ cánh [Runway]: 2 đường cất hạ cánh với độ dài là 3048m và 3059m
Sân đỗ tàu bay [Apron]: 37.500m2
Năng lực: 20 triệu hành khách/ năm
Giờ phục vụ: 24/24h.
Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất có vị trí kinh tế, chính trị, có vị trí địa lý rất thuận tiện cho hoạt động hàng không dân dụng vì nằm trên các trục giao thông hàng không đông đúc Đông – Tây và Nam – Bắc của khu vực, là cửa ngõ giao thương của thành phố Hồ Chí Minh với các nền kinh tế khác trên thế giới, là điểm dừng thuận lợi và lý tưởng trong mạng đường bay từ Châu Âu, Nam Á sang Đông Nam Á, Đông Bắc, Bắc Á và Châu Á – Thái Bình Dương.

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, cũng như các tỉnh ở Nam bộ. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 [28,8C], tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng 1 [25,7C]. Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình 25-28C đều trong năm và có hai mùa mưa – khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Là trung tâm du lịch lớn nhất nước, thành phố Hồ Chí Minh thu hút 70% lượng khách quốc tế đến Việt Nam mỗi năm. Đây vừa là tiềm năng lớn cần đầu tư khai thác vừa là một lợi thế rất lớn trong cạnh tranh với các Cảng hàng không trong khu vực nhằm từng bước biến Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất thành một thương cảng, một trung tâm trung chuyển hàng không của khu vực và thế giới.

1. Vị trí:

Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tọa lạc trên địa bàn phường 2 quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Phía Tây giáp đường Trường Chinh; phía Tây Bắc giáp đường Phạm Văn Bạch và đường Tân Sơn quận Tân Phú; phía Đông giáp đường Quang Trung quận Gò Vấp; phía Nam giáp đường Cộng Hòa/ Hoàng văn Thụ quận Tân Bình.
       
Tính từ điểm quy chiếu, Cảng HKQT Tân Sơn Nhất cách trung tâm thành phố 6km [hướng 3140 so với trụ sở UBND Tp Hồ Chí Minh].

Tọa độ điểm quy chiếu: là giao điểm của đường CHC 07R/25L và đường lăn Bắc-Nam, toạ độ địa lý:
10049’13.63”N – 106039’39.23”E [WGS-84];

Mức cao điểm quy chiếu: 10m so với mực nước biển trung bình [MSL]

2. Quá trình phát triển:
Sân bay Tân Sơn Nhất do chế độ cũ để lại từ năm 1975, chia thành hai khu vực quân sự và dân sự rõ rệt, có nhà ga dân dụng quy mô so với bấy giờ là khá lớn, công suất khoảng 1,5 triệu lượt khách/năm, với đầy đủ trang thiết bị, cơ sở kỹ thuật mặt đất, cơ sở thương mại và dịch vụ hành khách tương đối đủ, do lực lượng của Quân đội nhân dân Việt Nam  vào tiếp quản sớm nên hầu hết các cơ sở này vẫn còn nguyên, bên cạnh đó, các trang thiết bị và cơ sở vật chất sửa chữa khôi phục và đưa vào hoạt động bình thường trong đó đáng kể là việc tập trung tiếp quản Nha kỹ thuật thuộc “Hãng hàng không Việt Nam” và “Sở khai thác không vận” thuộc Nha hàng không dân sự, khôi phục hệ thống thông tin chỉ huy, sửa chữa và ổn định lại nhà ga dân dụng.
Ngày 1 tháng 5 năm 1975, chiếc trực thăng Mi6 do phi công Lê Đình Ký thuộc Trung đoàn không quân 916 lái, hạ cánh xuống Sân bay Tân Sơn Nhất trở thành chiếc máy bay đầu tiên sơn phù hiệu Không quân Nhân dân Việt Nam hạ cánh xuống sân bay này. Ngày 3 tháng 5 năm 1975, chiếc máy bay vận tải IL14 của Lữ đoàn 919 chở đoàn cán bộ và phương tiện kỹ thuật hạ cánh xuống Tân Sơn Nhất nhằm tăng cường công tác đảm bảo kỹ thuật phục vụ các chuyến bay thường lệ đi, đến Tân Sơn Nhất.
Ngày 15 tháng 5 năm 1975, chiếc máy bay IL18 của Lữ đoàn 919 vinh dự đưa Chủ tịch Tôn Đức Thắng và nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước vào Sài Gòn dự lễ mừng chiến thắng. Cũng ngày 15 tháng 5 năm 1975, lực lượng tiếp quản đã khôi phục hoàn chỉnh 4 máy bay vận tải dân dụng vừa mới tiếp thu và đưa ngay những máy bay này vào hoạt động. Đường hàng không Sài Gòn – Hà Nội và ngược lại và Sài Gòn đi các địa phương ở miền Nam bắt đầu hoạt động với tần suất 5-6 lần/chuyến/ngày.từ những cơ sở thiết bị cũ và lạc hậu chủ yếu phục vụ cho mục đích quân sự, trải qua 37 năm xây dựng và trưởng thành, ngày nay Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã không ngừng đầu tư các trang thiết bị hiện đại và đồng bộ phục vụ cho công tác phục vụ hành khách ngày càng văn minh, lịch sự.

Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất ngày nay đã thay đổi toàn diện, mọi mặt, có những bước tiến dài trên con đường phát triển và hội nhập, đáp ứng nhu cầu ngày một cao của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, là cảng hàng không có quy mô khai thác lớn và nhộn nhịp nhất của Việt Nam về mặt diện tích lẫn công suất với 20 triệu lượt khách mỗi năm, kết hợp hoạt động bay quốc tế và nội địa.

3. Cơ sở hạ tầng:

Là Cảng hàng không dân dụng kết hợp với hoạt động bay quân sự, trong đó khu vực dân sự nằm ở phía phía đông và nam, khu vực quân sự nằm ở phía tây và bắc Cảng HKQTTân Sơn Nhất, Cảng HKQT Tân Sơn Nhất được phép tiếp nhận các chuyến bay thường lệ, không thường lệ, các tàu bay tư nhân, thuê bao, chuyến bay thương mại, chuyến bay kỹ thuật, hoạt động 24/24h. Tổng diện tích đất của Cảng HKQT Tân Sơn Nhất theo ranh giới là 1500 hecta, tương đương với diện tích các sân bay quốc tế trên thế giới.

3.1. Đường cất, hạ cánh [CHC]:

Cảng HKQT Tân Sơn Nhất có hai đường cất hạ cánh song song cách nhau 365m [tính từ tim của 2 đường cất hạ cánh].
          
Đường cất hạ cánh 25R/07L:
         Hướng từ: 2490/0690
         Độ lệch từ: 0015’ Tây
         Ký hiệu đường cất hạ cánh: 25R/07L
         Mã hiệu theo phụ ước 14  ICAO: 4E
         Kích thước:
         Chiều dài: 3048m;
         Chiều rộng: 45,72m;
         Lề đường cất hạ cánh 07R/25L: 7,5m;
         Lề đường cất hạ cánh 07L/25R: 15m;
         Độ dốc dọc trung bình: 0,13% , Độ dốc ngang điển hình: 1%
         Tọa độ và mức cao ngưỡng đường CHC:
         Tọa độ: theo hệ tọa độ WGS-84
         Ngưỡng 25R: 10049’29.52”B – 106039’47.57”Đ
         Ngưỡng 07L: 10048’54.06”B – 106038’13.63”Đ
         Mức cao:
         Ngưỡng 25R: 9,93m
         Ngưỡng 07L: 6,10m
         Loại mặt đường, sức chịu tải công bố theo phương pháp ACN/PCN
         Lớp phủ mặt đường CHC là bêtông nhựa Polymer , sức chịu tải công bố là PCN=85/R/B/W/T.

Đường cất hạ cánh 25L/07R:
         Hướng từ: 2490/0690
         Độ lệch từ: 0015’ Tây
         Ký hiệu đường cất hạ cánh: 25L/07R
         Mã hiệu theo phụ ước 14  ICAO: 4E
         Kích thước:
         Chiều dài: 3800m;
         Chiều rộng: 45,72m.
         Độ dốc dọc trung bình: 0,12%, Độ dốc ngang: 1%.
         Tọa độ và mức cao ngưỡng đường CHC:
         Tọa độ: theo hệ tọa độ WGS-84
         Ngưỡng 25L: 10049’25.40”B – 106040’10.37”Đ

3.2. Đường lăn:

Hệ thống đường lăn tại Cảng HKQT Tân Sơn Nhất được đặt tên theo vị trí so với đường lăn Bắc Nam và đường cất hạ cánh 25L/07R.
+ Phía Đông đường lăn Bắc Nam có ký hiệu E.
+ Phía Tây đường lăn Bắc Nam có ký hiệu W

3.2.1   Đường lăn E1:
–         Ký hiệu và vị trí tương đối: E1, vị trí ở phía Đông đường lăn Bắc Nam, phía Bắc đường cất hạ cánh 25L;
–         Kiểu loại: Đường lăn nối;
–         Loại mặt đường, sức chịu tải: Bề mặt đường lăn phủ bêtông xi măng, PCN= 61/R/B/X/T;
–         Kích thước:
+        Chiều dài: 280m
+        Chiều rộng: 22,86m
–         Những hạn chế khi lăn: không.

3.2.2   Đường lăn E2:
–         Ký hiệu và vị trí tương đối: E2, vị trí ở phía Đông đường lăn Bắc Nam, phía Nam đường cất hạ cánh 25L
–         Kiểu loại: Đường lăn nối;
–         Loại mặt đường, sức chịu tải: Bề mặt phủ bêtông xi măng, PCN= 61/R/B/X/T
–         Kích thước:
+        Chiều dài: 250m
+        Chiều rộng: 22,86m
–         Những hạn chế khi lăn: đối với tàu bay hạ cánh đường cất hạ cánh 07R lăn vào E2 để vào các vị trí đỗ từ 18 – 23 chỉ áp cho các loại tàu bay A321 tương đương trở xuống và ngược lại;

3.2.3   Đường lăn E4
–         Ký hiệu và vị trí tương đối: E4, vị trí ở phía Đông đường lăn Bắc Nam, phía Nam đường cất hạ cánh 25L;
–         Kiểu loại: Đường lăn cao tốc áp dụng cho tàu bay hạ cánh đường băng 07R;
–         Loại mặt đường, sức chịu tải: bề mặt phủ bê tông xi măng, PCN= 61/R/B/X/T;
–         Kích thước:
+        Chiều dài: 390m
+        Chiều rộng: 22,86m
–         Những hạn chế khi lăn: không;

3.2.4   Đường lăn E6:
–         Ký hiệu và vị trí tương đối: E6, vị trí ở phía Đông đường lăn Bắc Nam, phía Nam đường cất hạ cánh 25L;
–         Kiểu loại: Đường lăn nối, đường lăn song song;
–         Loại mặt đường, sức chịu tải: Bề mặt phủ bêtông xi măng, PCN= 61/R/B/X/T
–         Kích thước:
+        Chiều dài: 1.250m
+        Chiều rộng: 22,86m
–         Những hạn chế khi lăn: không;

3.2.5   Đường lăn W3:
–         Ký hiệu và vị trí tương đối: W3, vị trí ở phía Tây đường lăn Bắc Nam và phía Nam đường cất hạ cánh 25L;
–         Kiểu loại: Đường lăn nối;
–         Loại mặt đường, sức chịu tải: Bề mặt phủ bêtông xi măng, PCN= 61/R/B/X/T
–         Kích thước:
+        Chiều dài: 330m
+        Chiều rộng: 22,86m
–         Những hạn chế khi lăn: chỉ sử dụng cho tàu bay lăn vào, giới hạn tàu bay B777, A330 tương đương trở xuống;

3.2.6   Đường lăn W4:
–         Ký hiệu và vị trí tương đối: W4, vị trí ở phía Tây đường lăn Bắc Nam, phía Bắc đường cất hạ cánh 07R;
–         Kiểu loại: Đường lăn cao tốc;
–         Loại mặt đường, sức chịu tải: Bề mặt phủ bêtông xi măng, PCN= 61/R/B/X/T
–         Kích thước:
+        Chiều dài: 390m
+        Chiều rộng: 22,86m
–         Những hạn chế khi lăn: không;

3.2.7   Đường lăn W5:
–         Ký hiệu và vị trí tương đối: W5, vị trí ở phía Tây đường lăn Bắc Nam và phía Nam đường cất hạ cánh 07R;
–         Kiểu loại: Đường lăn cao tốc;
–         Loại mặt đường, sức chịu tải: Bề mặt phủ bêtông xi măng, PCN= 61/R/B/X/T
–         Kích thước:
+        Chiều dài: 420m
+        Chiều rộng: 22,86m
–         Những hạn chế khi lăn: không;

3.2.8   Đường lăn W6:
–         Ký hiệu và vị trí tương đối: W6, vị trí ở phía Tây đường lăn Bắc Nam, phía Bắc đường cất hạ cánh 07R;
–         Kiểu loại: Đường lăn cao tốc;
–         Loại mặt đường, sức chịu tải: Bề mặt phủ bêtông xi măng, PCN= 61/R/B/X/T
–         Kích thước:
+      Chiều dài: 360m
+      Chiều rộng: 22,86m
–         Những hạn chế khi lăn: không;

3.2.9   Đường lăn W7:
–         Ký hiệu và vị trí tương đối: W7, vị trí ở phía Tây đường lăn Bắc Nam và phía Nam đường cất hạ cánh 07R;
–         Kiểu loại: Đường lăn cao tốc;
–         Loại mặt đường, sức chịu tải: Bề mặt phủ bêtông xi măng, PCN= 61/R/B/X/T
–         Kích thước:
+        Chiều dài: 360m
+        Chiều rộng: 22,86m
–         Những hạn chế khi lăn: không;

3.2.10 Đường lăn W9:
–         Ký hiệu và vị trí tương đối: W9, vị trí ở phía Tây đường lăn Bắc Nam và phía Nam đường cất hạ cánh 07R;
–         Kiểu loại: Đường lăn nối;
–         Loại mặt đường, sức chịu tải: Bề mặt phủ bêtông xi măng, PCN= 61/R/B/X/T;
–         Kích thước:
+        Chiều dài: 260m
+        Chiều rộng: 22,86m
–         Những hạn chế khi lăn: chỉ sử dụng cho tàu bay ATR72 trở xuống;

3.2.11 Đường lăn W11:
–         Ký hiệu và vị trí tương đối: W11, vị trí ở phía Tây đường lăn Bắc Nam và phía Nam đường cất hạ cánh 07R;
–         Kiểu loại: Đường lăn nối; đường lăn song song;
–         Loại mặt đường, sức chịu tải: Bề mặt phủ bêtông xi măng, PCN= 61/R/B/X/T
–         Kích thước:
+        Chiều dài: 2.790m
+        Chiều rộng: 22,86m
–         Những hạn chế khi lăn: không;

3.2.12 Đường lăn Bắc Nam: gồm 2 đoạn Bắc Nam 1 và Bắc Nam 2. Phần phía Bắc đường cất hạ cánh 25R của đường lăn Bắc Nam dài 500m không còn sử dụng được nữa; chỉ còn lại đoạn phía Nam 25R chia làm 2 đoạn là NS1 và NS2.
Bắc Nam 1:
–         Ký hiệu và vị trí tương đối: NS1, vị trí ở phía Tây đường lăn E2 và phía Nam đường cất hạ cánh 25L;
–         Kiểu loại: Đường lăn nối;
–         Loại mặt đường, sức chịu tải: Bề mặt phủ bêtông xi măng PCN= 85/R/B/W/T.
–         Kích thước:
+        Chiều dài: 356m
+        Chiều rộng: 45m
–         Những hạn chế khi lăn: không;
Bắc Nam 2:
–         Ký hiệu và vị trí tương đối: NS2, vị trí ở phía Tây đường lăn E1 và phía Bắc đường cất hạ cánh 25L; gần Đài kiểm soát tại sân cũ;
–         Kiểu loại: Đường lăn nối;
–         Loại mặt đường, sức chịu tải: Bề mặt phủ bêtông xi măng PCN= 61/R/B/X/T.
–         Kích thước:
+        Chiều dài: 250m
+        Chiều rộng: 45m
–         Những hạn chế khi lăn: không;

3.3. Sân đỗ tàu bay:

Cảng HKQT Tân Sơn Nhất có 47 vị trí đỗ, tùy kích cỡ và sức chịu tải của mặt phủ sân đỗ, các vị trí đỗ được xếp thành từng nhóm sử dụng cho một số loại tàu bay tương ứng. Cụ thể:

a]. Vị trí đỗ số 3, 36: Khai thác cho tàu bay B737, A320 và tương đương theo phương thức tự vận hành vào, khi ra dùng xe kéo đẩy;

b]. Vị trí đỗ 1, 2, 31, 32, 33, 22, 23, 34, 38, 40: Khai thác cho tàu bay A321 và tương đương theo phương thức tự vận hành vào, khi ra dùng xe kéo đẩy.

c]. Vị trí đỗ 41, 42, 43: Hiện tại chỉ sử dụng cho tàu bay đỗ qua đêm, kéo vào/ra;

d]. Vị trí đỗ 10, 11, 12 , 13, 35, 37, 39: Dùng cho B747-400 và tương đương. Khi khai thác vị trí đỗ 35, 37, 39 cho tàu bay cấp E thì các vị trí đỗ 34, 36, 38, 40, 41, 42, 43 không được phép khai thác.

e]. Vị trí đỗ 4, 5, 6, 7, 8, 9, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21: Khai thác cho tàu bay A340-600, B747- 400 và tương đương theo phương thức tự vận hành vào, khi ra dùng xe kéo đẩy.

g]. Vị trí đỗ 24, 25, 26, 27, 46, 47, 48, 49: Khai thác cho tàu bay AT72, F70 theo phương thức tự vận hành vào, khi ra dùng xe kéo đẩy.

h]. Vị trí đỗ 29: Sử dụng cho AN38, vị trí đỗ 30 sử dụng cho AN2, B200, B350;

i]. Vị trí đỗ 50, 70: Sử dụng cho tàu bay trong trường hợp có sự cố khẩn nguy.

*** Tất cả các vị trí đỗ trên đều có sức chịu tải PCN: 61/R/B/X/T.

4. Dịch vụ khai thác tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất:

Cảng HKQT Tân Sơn Nhất đạt cấp 4E theo tiêu chuẩn ICAO với hai đường hạ cất cánh, hệ thống thiết bị phụ trợ dẫn đường theo tiêu chuẩn CATII, có khả năng tiếp thu các loại tàu bay thân lớn như B747-400, A330, B777,B767, A321….

Nhà ga hành khách quốc tế đưa vào sử dụng từ năm 2007 với công suất thiết kế 12 triệu khách năm, nhà ga hàng hóa mới đưa vào sử dụng cùng với các trang thiết bị mặt đất hiện đại đã góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và cung cấp nhiều loại hình dịch vụ mới, chất lượng cao đáp ứng được tốc độ tăng trưởng của hành khách và hàng hóa trong những năm vừa qua.

Hiện nay, trung bình mỗi ngày khoảng 380 lượt chuyến cất, hạ cánh tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, cao điểm là 440 lượt chuyến/ ngày.

sân bay Tân Sơn Nhất có bao nhiêu cửa ra máy bay?

Hiện nhà ga có diện tích 40.948m2 với 20 cửa ra máy bay [4 ống lồng hàng không và 16 cửa tiếp cận từ xa], 126 quầy làm thủ tục, 1 quầy làm thủ tục nối chuyến và 1 quầy hành lý quá khổ; 30 máy soi chiếu an ninh và cổng từ, 3 băng chuyền hành lý đi, 6 băng chuyền hành lý đến [băng chuyền số 1 – 4 dành cho khách Vietnam ...

sân bay Tân Sơn Nhất có bao nhiêu công?

Phía hai bên của tầng trệt còn có các quầy thủ tục cho khách đi từ sân bay Tân Sơn Nhất. Tổng cộng có 6 cổng vào khác nhau [từ D1-D2 ở phía tay trái và D3-D6 tay phải] được bố trí riêng cho từng hãng hàng không trong nước.

Sân bay Nội Bài có bao nhiêu cửa ra máy bay?

Quầy thủ tục: sân bay có tổng cộng 96 quầy thủ tục. Ngoài ra, có 10 kiot checkin để hành khách tự làm thủ tục xuất cảnh hoặc nhập cảnh. Cửa ra tàu bay: sân bay Nội Bài có 17 cửa ra tàu bay, trong đó có 14 cửa sử dụng cầu hành khách, và 3 cửa boarding bằng xe bus cho tàu bay không cập cầu hành khách.

Gửi xe máy sân bay Tân Sơn Nhất bao nhiêu?

3.2. Gửi xe máy qua đêm ở sân bay Tân Sơn Nhất.

Chủ Đề