Quy trình xử lý sblc

Quy trình xử lý sblc
Yellow Sandy Beach

QUESTION

Dạ chào anh ạ.

Em có đọc bài trả lời về STANDBY LETTER OF CREDIT dated August 19, 2014 của anh, rất là hữu ích ạ.

(https://nhducdng.wordpress.com/2014/08/19/standby-letter-of-credit/)

Anh vui lòng cho hỏi: nếu ngân hàng mở SBLC nhận được chứng từ xuất trình phù hợp là phải thanh toán, và “ngân hàng không xác định sự vi phạm đã xảy ra mà chỉ xác định chứng từ xuất trình có phù hợp hay không mà thôi”.

Vậy nếu người thụ hưởng gian dối, thực tế không giao hàng cho nhà nhập khẩu tại VN, nhưng vẫn xuất trình chứng từ (phù hợp với điều khoản SBLC) và đòi tiền ngân hàng mở SBLC

Nếu ngân hàng mở bắt buộc phải thanh toán do chứng từ phù hợp, chưa kể các khía cạnh khác, làm như vậy có vi phạm quy định về quản lý ngoại hối của VN không? (không nhập hàng vẫn phải thanh toán ngoai tệ)

Vậy phải quy định điều khoản trong SBLC như thê nào để khắc phục điều này, tức yêu cầu giấy tờ gì để chứng minh người bán thực sự có giao hàng. Em có lưu ý một số SBLC yêu cầu xuất trình vận đơn photocopy, nhưng em cho rằng rất khó xác định tính chân thực của chứng từ photocopy.

Xin cám ơn anh.

Ami Tang

———

Quy trình xử lý sblc
First day of 2018 on Hai Van Pass

ANSWER

Chào bạn năm mới,

Sáng nay tôi đưa gia đình đi đây đó nhân ngày nghỉ Tết Dương lịch, chiều nay tôi lại phải leo đèo Hải Vân để mở đầu cho một năm mới với nhiều hi vọng sẽ có một năm vui vẻ và nhiều may mắn nên bây giờ tôi mới có thời gian trả lời cho bạn.

SBLC là gì và sự khác nhau giữa SBLC và LC

Như đã trả lời trong Q&A tại đường dẫn https://nhducdng.wordpress.com/2014/08/19/standby-letter-of-credit/, SBLC là một dạng thư bảo lãnh thường được phát hành bởi các ngân hàng ở Mỹ và một số nước nơi không được phép phát hành thư bảo lãnh, trong khi LC là một phương thức thanh toán được sử dụng trong giao dịch mua bán hay còn gọi là LC thương mại:

SBLC có một số điểm khác với LC như sau:

Về mục đích thanh toán, nghĩa vụ của ngân hàng phát hành theo SBLC là nghĩa vụ thứ cấp, nghĩa là nghĩa vụ của ngân hàng phát hành chỉ phát sinh khi nghĩa vụ chính không được thực hiện, trong khi nghĩa vụ của ngân hàng phát hành theo LC là nghĩa vụ chính, tức là ngân hàng phát hành mở LC theo yêu cầu của nhà nhập khẩu và có nghĩa vụ thanh toán khi chứng từ xuất trình phù hợp.

Về quy tắc/luật điều chỉnh, SBLC tuân thủ theo ISP98 hoặc UCP 600, trong khi LC được điều chỉnh bởi UCP 600.

Về chứng từ, SBLC thường chỉ yêu cầu xuất trình yêu cầu đòi tiền kèm theo thư xác nhận của người thụ hưởng xác nhận rằng người yêu cầu phát hành SBLC không hoàn thành nghĩa vụ nào đó, ví dụ, thanh toán tiền hàng theo hợp đồng mua bán, trong khi LC thường yêu cầu chứng từ gửi hàng (shipping documents) bao gồm các chứng từ gốc như Invoice, Bill of Lading, Certificate of Origin, Packing List, Certificate of Inspection…

Trong thời gian gần đây tôi thấy có trường hợp nhiều doanh nghiệp nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phát hành SBLC như một bảo lãnh thanh toán thay vì yêu cầu phát hành LC để thanh toán tiền hàng nhập khẩu. Với SBLC nếu nhà nhập khẩu không thanh toán, người thụ hưởng SBLC có thể yêu cầu ngân hàng phát hành SBL thực hiện nghĩa vụ trả thay.

Chưa bàn đến chứng từ giả mạo, với SBLC người thụ hưởng (nhà xuất khẩu) có lợi hơn vì chứng từ giao hàng gốc gửi trực tiếp đến nhà nhập khẩu và người thụ hưởng chỉ cần xuất trình yêu cầu đòi tiền kèm theo thư xác nhận rằng người yêu cầu phát hành SBLC (nhà nhập khẩu) không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng… Do chứng từ yêu cầu theo SBLC đơn giản nên người chứng từ xuất trình dễ phù hợp hơn so với chứng từ xuất trình theo LC.
Xét về giác độ rủi ro, ngân hàng phát hành SBLC sẽ không kiểm soát được hàng hóa do chứng từ gửi hàng bao gồm vận đơn gốc được gửi trực tiếp đến nhà nhập khẩu mà không qua ngân hàng. Do vậy, nhiều ngân hàng kinh nghiệm thường từ chối phát hành SBLC trừ phi họ có các biện pháp hạn chế rủi ro, chẳng hạn như yêu cầu ký nhà nhập khẩu ký quỹ 100% giá trị SBLC hoặc chỉ phát hành SBLC cho khách hàng có uy tín…

Về việc giả mạo chứng từ, theo Điều 34 UCP 600 ngân hàng không chịu trách nhiệm về tính chân thật hoặ giả mạo của chứng từ. Do vậy, nếu chứng từ xuất trình phù hợp thì ngân hàng phải thanh toán và nhà nhập khẩu có nghĩa vụ phải hoàn trả tiền thanh toán cho ngân hàng phát hành. Nếu nhà nhập khẩu phát hiện rằng yêu cầu đòi tiền của người thụ hưởng là gian dối vì trên thực tế nhà xuất khẩu (người thụ hưởng) không thực hiện giao hàng mà vẫn đòi tiền thì nhà nhập khẩu có thể yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để ngăn ngân hàng phát hành SBLC thực hiện thanh toán. Khi nhận được lệnh dừng thanh toán của tòa án, ngân hàng không thể không tuân theo.

Nếu biết chắc rằng người thụ hưởng có gian lận trong việc đòi tiền theo SBLC, ngân hàng phát hành cũng cần cẩn trong trong việc quyết định thanh toán nhằm bảo vệ lợi ích của khách hàng. Tuy nhiên, nếu phải thanh toán, ví dụ trong trường hợp SBLC cho phép chiết khấu và ngân hàng được chỉ định đã thực hiện chiết khấu miễn truy đòi mà không hề biết có sự gian lận, thì việc đó không vi phạm quy định về quản lý ngoại hối

Có cách nào để hạn chế rủi ro cho ngân hàng phát hành lẫn nhà nhập khẩu?

Việc bạn yêu cầu xuất trình một bạn photocopy vận đơn đó cũng là một giải pháp. Tuy nhiên, nếu như nhà xuất khẩu có chủ ý lừa đảo thì việc giả mạo một bản photocopy vận đơn là quá dễ dàng.

Tôi đề xuất mấy giải pháp sau đây:

1) Nhà nhập khẩu hãy chọn phương thức thanh toán LC thay vì SBLC và ngân hàng nên phát hành LC thay vì SBLC trừ phi có giải pháp hạn chế rủi ro như đã nói ở trên.

2) Nếu vì lý do nào đó phải phát hành SBLC thì:
+ cần phải thực hiện tốt nguyên tắc KNOW YOUR CUSTOMER, tức là phải tìm hiểu rõ nhà xuất khẩu là ai, có uy tín hay không, có khả năng thực hiện giao hàng; tuyệt đối không chơi với nhà xuất khẩu “vô danh tiểu tốt” trên thị trường quốc tế. Nếu cần, ngân hàng có thể giúp nhà nhập khẩu hiểu rõ về nhà xuất khẩu.
+ nên quy định SBLC thanh toán tại ngân hàng phát hành bằng hình thức thanh toán thay vì cho phép chiết khấu hoặc SBLC cho phép thanh toán tại ngân hàng phát hành bằng hình thức trả chậm xx ngày nhằm mục đích bảo đảm hàng hóa đã được giao.

Tôi trả lời nhanh và không có thời gian đọc lại.

Chúc bạn may mắn.

Mr. Old Man
——–

Note: Please also find below a similar Q&A for your further reference

August 19, 2014August 21, 2014

STANDBY LETTER OF CREDIT

QUESTION

Dear Mr. Old Man,

One of my bank’s customers asks for our consultation on how to open standby LC. To tell the truth I am not familiar with this type of LC. I have contacted my colleagues at other banks but it cannot help because they have not yet had any experience in this type of LC.

I will highly appreciate if you explain to me about this type of LC. The customer wants to open standby LC to pay the exporter under the commercial contract.

Best regards,
N.
———–
ANSWER

Hi,

Standby letter of credit is a kind of letter of guarantee (guarantee). In USA and some countries where banks are not allowed to issue guarantees, they would issue standby letters of credit instead.

Standby letter of credit (SBLC) is different from commercial LC (CLC) in the following aspects:

Purpose of payment type:

The issuing bank’s obligation under SBLC is a secondary one, i.e., the obligation will be triggered when another primary payment mechanism does not work, whereas the issuing bank’s obligation under CLC is a primary obligation, i.e., the issuing bank issues CLC at the request and for the account of the importer to pay for the goods and the issuing bank will honour upon receipt from the presenter of complying documents required under the LC.

Governing rules:

SBLC may be subject to UCP 600 or ISP98, whereas a commercial LC is subject to UCP 600.

Required documents for payment:

Documents required under SBLC may be simply a draft accompanied a statement of default, whereas documents requires under CLC are much complex including drafts, invoice, transport documents, certificate of origin, inspection certificate, packing list….

I guess your customer is requesting your bank to issue SBLC to guarantee his//her payment obligation under the sales contract. It is quite possible. However, it is advisable that your customer would rather use CLC than insist on SBLC.

In Vietnam banks are more familiar with guarantees than SBLC. Vietnam has Circular 28.TT-2012/TT/NHNN governing bank guarantees and there is no specific law on SBLC. However, this does not mean that banks in Vietnam cannot issue SBLCs.

If you have to issue SBLC, you still use MT 700 and should pay attention to the following:

Field 40A (Form of Documentary Credit): IRREVOCABLE STANDBY
Field 40E: (Applicable Rules): UCP LATEST VERSION or ISP98
SBLC would not contain fields regarding description of goods, latest shipment date, port of loading, port of discharge…

Here is a sample for your reference:
*****MESSAGE*****
27: Sequence of Total
1/1
40A: Form of Documentary Credit
IRREVOCABLE STANDBY
20: Documentary Credit Number
DC12345
31C: Date of Issue
140819
40E: Applicable Rules
UCP LATEST VERSION
31D: Date and Place of Expiry
141210 AT OUR COUNTER
50: Applicant
VN BEVERAGE CO. LTD.
LOT 12A DANANG INDUSTRIAL PARK
DANANG CITY, VIETNAM
59: Beneficiary
CALIFORNIA BEVERAGE CO., LTD.
100 VERMON ST. ROSERVILL, CA 12345
32B: Currency Code / Amount
USD500000,
39A: Percentage Credit Amount Tolerance
10/10
41D: Available With … By …
VIETCOMBANK DANANG
BY PAYMENT
42C: Drafts at..
SIGHT
42D: Drawee
VIETCOMBANK DANANG
47A: Additional Conditions
PLEASE ADVISE THÍ STANDBY LC TO THE BENEFICIARY AT ADDRESS:….
WE HEREBY ESTABLISH OUR IRREVOCABLE STANBY LETTER OF CREDIT NO 12345 IN FAVOR OF BENEFICIARY FOR THE ACCOUNT OF VN BEVERAGE CO. LTD IN AN AMOUNT NOT TO EXCEED USD500.000,00 (FIVE HUNDRED THOUSAND AND 00/100 US DOLLARS) PLUS OR MINUS TEN PERCENT, AVAILABLE FOR PAYMENT AT OUR COUNTER AT 140-142 LE LOI ST., DANANG CITY, VIETNAM AVAILABLE BY BENEFICIARY’S SIGHT DRAFT DRAWN ON VIETCOMBANK DANANG ACCOMPANIED BY BENEFICIARY’S STATEMENT AS FOLLOWS :
“WE, CALIFORNIA BEVERAGE CO., LTD, HEREBY DEMAND PAYMENT OF USD (INSERT AMOUNT) UNDER VIETCOMBANK BINH DUONG LETTER OF CREDIT NO 12345. WE FURTHER CERTIFY THAT THE AMOUNT OF OUR DEMAND REPRESENTS THE AMOUNT DUE US AS A RESULT OF THE FAILURE OF VN BEVERAGE CO. LTD TO PERFORM IN ACCORDANCE WITH CONTRACT 45678.
DRAFTS DRAWN UNDER THIS LETTER OF CREDIT MUST BE MARKED : “DRAWN UNDER VIETCOMBANK DANANDG STANDBY LETTER OF CREDIT NO : 12345 DATED 19 AUGUST 2014
PARTIAL DRAWINGS ARE PERMITTED.
THIS LETTER OF CREDIT WILL EXPIRE AT OUR COUNTERS 140-142 LE LOI ST, DA NANG CITY, VIETNAM
THIS CREDIT IS SUBJECT TO THE UNIFORM CUSTOMS AND PRACTICE FOR DOCUMENTARY CREDITS (2007 VERSION) INTERNATIONAL CHAMBER OF COMMERCE PUBLICATION NO 600.
WE HEREBY ENGAGE WITH YOU THAT DRAWINGS PRESENTED UNDER AND IN ACCORDANCE WITH THE TERMS AND CONDITIONS OF THIS CREDIT WILL BE DULY HONORED.
71 B : Charges and Fees
OTHER THAN THE ISSUING BANKS ARE FOR THE ACCOUNT OF THE BENEFICIARY. ISSUING BANK’S CHARGES ARE FOR THE ACCOUNT OF THE APPLICANT.
49 : Confirmation Instructions
WITHOUT
***End of Message***
Kind regards,
Mr. Old Man