Quy trình thực hiện phương pháp thực nghiệm

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. LOGO Đề Tài: Phương Pháp  Nghiên Cứu Thực  Nghiệm Câu hỏi : Phương Pháp N/C KH bằng phương pháp thực nghiệm? Nêu ví dụ và phân tích các bước thực nghiệm của đề tài?
  2. Contents 1 Khái niệm PPNC thực nghiệm 2 Đặc điểm PPNC thực nghiệm 3 Phân loại thực nghiệm 4 Các loại thực nghiệm 5 Nguyên tắc và yêu cầu 6 Ví Dụ thực nghiệm 7 Các Bước tiến hành
  3. Company Logo Khái Niệm - Nghiên cứu thực nghiệm là phương pháp thu thập thông tin - Được thực hiện bởi những quan sát trong điều kiện gây biến đổi đối tượng khảo sát và môi trường xung quanh đối tượng khảo sát một cách có chủ định để hướng sự phát triển của chúng theo mục tiêu dự kiến của người nghiên cứu.
  4. Áp Dụng  Được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu tự nhiên , tâm lí học , kỹ thuật ,y học  ,trong xã hội và các lĩnh vực nghiên cứu khác
  5. Đặc điểm Cho phép tác động lên đối Đặc trưng : Tham số tượng nghiên cứu một cách bị khống chế bởi chủ động , có ý thức vào người nghiên cứu quá trình diễn biến tự nhiên để điều chỉnh quá trình diễn ra theo mong muốn của người nghiên cứu thực nghiệm được Thực Nghiệm tiến hành để khẳng định tính chân thực của phỏng đoán Thực nghiệm hay giả thuyết đã được tiến hành nêu. có kế hoạch như là thực hiện một chương trình Các nghiệm thể khoa học cần được chia thành hai hết sức chi tiết nhóm: nhóm thực và chính xác. nghiệm và nhóm đối chứng
  6. Company Logo Phân Loại Thực Nghiệm Theo nơi thực nghiệm Thực nghiệm  Thực nghiệm  Thực nghiệm  trong quần thể  trong phòng thì  tại hiện trường xã hội nghiệm Người nghiên cứu Người nghiên cứu tiếp Được thực hiện trên một chủ động tạo dựng cận những điều kiên cộng đồng.Người nghiên mô hình thực hoàn toàn thực tế nhưng cứu thay đổi các điều kiện nghiệm , khống bị hạn chế về khả năng sinh hoạt của họ , tác động chế các tham số khống chế tham số và vào đó những yếu tố cần điều kiện nghiên cứu được kiểm chứng
  7. Company Logo Theo mục đích quan sát
  8. Company Logo Các Loại Thực Nghiệm Thực Nghiệm thử và sai: Là PP đố và thử , thấy sai thử lại cho đến khi đạt được kết quả cuối cùng là hoàn toàn sai Hoặc hoàn toàn đúng theo yêu cầu của giả thiết Thử nghiệm Heuristie: là PP thử và sai được cải tiến , được chia theo bước , mỗi bước chỉ thực hiện trên một mục tiêu . Mục đích để công việc trở nên dễ dàng hơn đỡ. Thực nghiệm trên mô hình : Là loại thực nghiệm phổ biến trong các nghiên cứu xã hội.Mục đích là làm ở quy mô nhỏ Vừa dễ thực hiện , giảm thiểu rủi ro
  9. Company Logo Nguyên tắc cơ bản NC Thực Nghiệm
  10. Company Logo Yêu Cầu
  11. Một số đề tài về nghiên cứu  thực nghiệm Thực nghiệm Marshmallow (1972) Thực nghiệm hiệu ứng Halo
  12. Company Logo Thí nghiệm Marshmallow Năm 1960 bởi một giáo sư tâm lý học của Đại học Stanford thực hiện một thực nghiệm. Ông đặt kẹo dẻo lên chiếc bàn trước mặt một đứa trẻ .Đứa bé có thể ăn viên kẹo ngay, nhưng nếu nó đợi đến khi ông ấy trở lại thì ông ấy sẽ cho nó hai viên kẹo. Nhóm nghiên cứu tiếp tục tiến hành quan sát sự phát triển của lũ trẻ trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong nhiều năm sau đó Những đứa trẻ có thể đợi để được chiếc kẹo thứ hai sau này đạt điểm SAT( SAT là bài thi đánh giá khả năng đọc hiểu, phân tích và tư duy phản biện của mỗi một học sinh) cao hơn, tỷ lệ lạm dụng thuốc, tỷ lệ béo phì thấp hơn và biết cách giải quyết các căng thẳng trong cuộc sống tốt hơn, các kỹ năng xã hội cũng cải thiện hơn. Nhìn chung thì những người này cũng đạt điểm số cao hơn trong những thang đo chất lượng cuộc sống khác.
  13. Company Logo Thực nghiệm hiệu ứng Halo Một thực nghiệm được thực hiện năm 1920, nhà tâm lý học Edward Thorndike yêu cầu các sĩ quan chỉ huy đưa ra các đánh giá xếp hạng cho các đặc điểm của cấp dưới. Thorndike phát hiện ra rằng việc ấn tượng một phẩm chất của một người nào đó, chẳng hạn như trí thông minh, có thể đưa đến những đánh giá cao hơn với các đặc điểm khác chẳng hạn tính lãnh đạo, trung thành, trung thực. Ví dụ, suy nghĩ rằng một người nào đó hấp dẫn tạo ra một hiệu ứng hào quang dẫn đến việc tin người đó là tốt bụng, thông minh và vui nhộn. Hiệu ứng ngược lại cũng đúng. Khi có cảm nhận tiêu cực sẽ dẫn đến việc có các ấn tượng tiêu cực về các đặc điểm khác của người đó.
  14. Company Logo Các bước thực nhiệm  Chuẩn Bị Triển Khai Đánh giá, Xử lí
  15. Company Logo Ý Nghĩa của PP Thực nghiệm - Là một phương pháp cơ bản của nghiên cứu khoa học - Các phương pháp khác chủ yếu nghiên cứu về những cái đã có , đã biết thì PP NC thực nghiệm chủ động tạo ra những hiện tượng , quy trình , cấu trúc mới để nghiên cứu - => PP này mang tính chủ động và sang tạo cao trong việc cải tạo thực tiễn và có ý nghĩa lớn trong lịch sử phát triển khoa học.
  16. LOGO


Page 2

YOMEDIA

Bài giảng trình bày khái niệm phương pháp nghiên cứu thực nghiệm; đặc điểm phương pháp nghiên cứu thực nghiệm; phân loại thực nghiệm; các loại thực nghiệm; nguyên tắc và yêu cầu. Để nắm chi tiết nội dung kiến thức mời các bạn cùng tham khảo bài giảng.

24-04-2020 322 27

Download

Quy trình thực hiện phương pháp thực nghiệm

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

3/23/2022 9:59:00 PM

Trong nghiên cứu sức khỏe, thường quan tâm đến thử nghiệm so sánh, trong đó một hoặc nhiều nhóm có các biện pháp can thiệp cụ thể được so sánh với một nhóm không tiếp xúc với các biện pháp can thiệp.

Thực nghiệm là thiết kế nghiên cứu dịch tễ học tốt nhất để chứng minh nguyên nhân. Nó có thể được xem là bước cuối cùng trong quá trình nghiên cứu, một cơ chế để xác nhận hoặc bác bỏ tính hợp lệ của các ý tưởng, giả định, định đề và giả thuyết về hành vi của các đối tượng hoặc tác động lên chúng do can thiệp trong các nhóm vấn đề xác định. Người thực hiện nghiên cứu thực nghiệm có quyền kiểm soát các đối tượng, can thiệp, các phép đo kết quả và đặt ra các vấn đề để thử nghiệm được tiến hành. Đặc biệt, nghiên cứu viên xác định ai sẽ tiếp xúc với sự can thiệp và ai sẽ không. Việc lựa chọn này được thực hiện theo cách mà việc so sánh các thước đo kết quả giữa nhóm phơi nhiễm và nhóm không phơi nhiễm càng không có sự sai lệch càng tốt.

Như trong các thiết kế nghiên cứu khác, nghiên cứu viên hiếm khi có thể nghiên cứu tất cả các đơn vị trong một quần thể; một mẫu phải được lấy từ một quần thể mục tiêu cho các mục đích của thử nghiệm, điều này sẽ bảo toàn tính toàn vẹn của tính đại diện cho các mục đích tổng quát hóa. Điều này thường được thực hiện thông qua một quá trình có xác suất lựa chọn ngẫu nhiên các đơn vị nghiên cứu. Mặc dù quy trình này không thể đảm bảo tính đại diện trong các mẫu nhỏ, nhưng về lâu dài, các mẫu dự kiến ​​sẽ không thiên vị và đại diện cho các quần thể đang được nghiên cứu.

Trong nghiên cứu sức khỏe, thường quan tâm đến thử nghiệm so sánh, trong đó một hoặc nhiều nhóm có các biện pháp can thiệp cụ thể được so sánh với một nhóm không tiếp xúc với các biện pháp can thiệp (giả dược trong các thử nghiệm lâm sàng) hoặc tiếp xúc với phương pháp điều trị tốt nhất hiện có. Ảnh hưởng của các biện pháp can thiệp mới đối với một hoặc nhiều biến kết quả được so sánh giữa các nhóm bằng cách sử dụng các thủ tục thống kê và ý nghĩa của các khác biệt quan sát được đánh giá về sự phù hợp với các giả thuyết không.

4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

4.1. Khái niệm

4.2. Đặc điểm của phương pháp thực nghiệm

4.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm

a. Các nội dung thực nghiệm sư phạm

b. Qui trình thực nghiệm

4.1. Khái niệm

Thực nghiện khoa học (Experiment) là phương pháp đặc biệt quan trọng, một phương pháp chủ công trong nghiên cứu thực tiễn. Trong đó người nghiên cứu chủ động tác động vào đối tượng và quá trình diễn biến sự kiện mà đối tượng tham gia, để hướng dẫn sự phát triển của chúng theo mục tiêu dự kiến của mình.

Thực nghiệm sư phạm là phương pháp thu nhận thông tin về sự thay đổi số lượng và chất lượng trong nhận thức và hành vi của các đối tượng giáo dục do người nghiên cứu tác động đến chúng bằng một số tác nhân điều khiển và đã được kiểm tra. Thực nghiệm sư phạm được dùng khi đã có kết quả điều tra, quan sát các hiện tượng giáo dục, cần khẳng định lại cho chắc chắn các kết luận đã được rút ra. Thực nghiệm sư phạm cũng là phương pháp được dùng để kiểm nghiệm khi nhà khoa học sư phạm, nhà nghiên cứu, đề ra một giải pháp về phương pháp giáo dục, một phương pháp dạy học mới, một nội dung giáo dục hay dạy học mới, một cách tổ chức dạy học mới, một phương tiện dạy học mới....

Thực nghiệm sư phạm là so sánh kết quả tác động của nhà khoa học lên một nhóm lớp - gọi là nhóm thực nghiệm - với một nhóm lớp tương đương không được tác động - gọi là nhóm đối chứng. Ðể có kết quả thuyết phục hơn, sau một đợt nghiên cứu, nhà nghiên cứu có thể đổi vai trò của hai nhóm lớp cho nhau, nghĩa là, các nhóm thực nghiệm trở thành các nhóm đối chứng và ngược lại.

Vì là thực nghiệm trên con người nên từ việc tổ chức đến cách thực hiện phương pháp và lấy kết quả đều mang tính phức tạp của nó.

4.2. Đặc điểm của phương pháp thực nghiệm

Thực nghiệm khoa học được tiến hành xuất phát từ một giả thuyết (từ thực tế) hay một phán đoán (bằng tư duy) về một hiện tượng giáo dục để khẳng định hoặc bác bỏ chúng.. Thực nghiệm được tiến hành để kiểm tra, để chứng minh tính chân thực của giả thuyết vừa nêu. Như vậy, thực nghiệm thành công sẽ góp phần tạo nên một lý thuyết mới, qui luật mới hoặc một sự phát triển mới trong giáo dục

Kế hoạch thực nghiệm đòi hỏi phải miêu tả hệ thống các biến số quy định diễn biến của hiện tượng giáo dục theo một chương trình. Đây là những biến số độc lập, có thể điều khiển được và kiểm tra được. Biến số độc lập là những nhân tố thực nghiệm, nhờ có chúng mà những sự kiện diễn ra khác trước. Sự diễn biến khác trước do các biến số độc lập quy định gọi là biến số phụ thuộc, đó là hệ quả sau tác động thực nghiệm.

Theo mục đích kiểm tra giả thiết, các nghiệm thể được chia làm hai nhóm: nhóm thực nghiệm và nhóm kiểm chứng (đối chứng). Nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng được lựa chọn ngẫu nhiên có số lượng, trình độ ngang nhau và được kiểm tra chất lượng ban đầu để khẳng định điều đó. Nhóm thực nghiệm sẽ được tổ chức thực nghiệm bằng tác động của những biến số độc lập hay gọi là nhân tố thực nghiệm, để xem xét sự diễn biến của hiện tượng có theo đúng giả thuyết hay không? Nhóm đối chứng là nhóm không thay đổi bất cứ một điều gì khác thường, nó là cơ sở để so sánh kiểm chứng hiệu quả những thay đổi ở nhóm bên. Nhờ có nó mà ta có cơ sở để khẳng định hay phủ định giả thuyết của thực nghiệm.

4.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm

a. Các nội dung thực nghiệm sư phạm

  • Thực nghiệm các kết luận của quan sát sư phạm.Ví dụ: (Khi quan sát một lớp học, nhà khoa học có nhận định rằng: học sinh lớp này có nhiều vấn đề chưa tốt như mất đoàn kết khó tổ chức sinh hoạt tập thể, không chăm học.... Tuy nhiên ông cũng nhận thấy đa số học sinh rất hiếu động, một số học sinh có khả năng về một số môn thể thao. Nhà nghiên cứu nhận định: nếu tổ chức cho các em chơi thể thao ngoài giờ (hoặc cả trong giờ giải lao), có chú ý vận động những em giỏi từng môn thể thao làm người phụ trách thì có thể tập hợp học sinh lớp này dễ hơn để giáo dục. (Ðó cũng là một giả thuyết).
  • Thực nghiệm các giải pháp sư phạmCác ý đồ vận dụng phương pháp mới, phương tiện dạy học mới, chương trinh mới, sách giáo khoa mới, các hình thức tổ chức học tập mới...Ví dụ:Một thầy giáo sáng chế ra một dụng cụ thí nghiệm mới, muốn khẳng định rằng dùng nó thì có thể nâng cao chất lượng học các vấn đề có liên quan đến việc sử dụng dụng cụ ấy.
  • Nhà phương pháp muốn thực nghiệm vận dụng một phương pháp dạy học mới.
  • Nhà nghiên cứu muốn khẳng định một nội dung dạy học mới.

b. Qui trình thực nghiệm

(1) Một thực nghiệm sư phạm các nhà khoa học phát hiện racác mâu thuẫn giáo dục nhưng chưa có biện pháp khắc phục. Từ mâu thuẩn này, đề xuất các giả thuyết khoa học và các biện pháp khắc phục để nâng cao chất lượng giáo dục.

(2) Trên cơ sở giả thuyết, phân tích các biến số độc lập và chọn các nhóm thực nghiệm và đối chứng tương đương nhau về mọi phương diện.

(3) Tiến hành thực nghiệm trong điều kiện hoàn toàn giống nhau cho cả hai nhóm và quan sát thật tỉ mỉ diễn biến và kết quả của hai nhóm một cách thật sự khách quan theo từng giai đoạn.

(4) Xử lí tài liệu thực nghiệm là giai đoạn phân tích các kết quả khảo sát, theo dõi sự diễn biến của nhóm thực nghiệm, các tài liệu được phân tích, sắp xếp, phân loại và xử lí theo các công thức toán học, đánh giá trên cơ sở so sánh với kết quả của nhóm đối chứng.

Nhờ sự thuần nhất trong tiến hành thực nghiệm, sử dụng một cách thích hợp các phương pháp phân tích, thống kê kết quả thực nghiệm, ta có thể khẳng định mối liên hệ của các biến số trong nghiên cứu không phải là ngẫu nhiên mà là mối liên hệ nhân quả, xét theo tính chất của nó.

Kết quả xử lí tài liệu cho chúng ta những cơ sở để khẳng định giả thuyết, rút ra những bài học cần thiết và đề xuất những ứng dụng vào thực tế. Để đảm bảo tính phổ biến của kết quả thực nghiệm, điều cần chú ý là phải chọn đối tượng tiêu biểu để nghiên cứu, cần tiến hành ở nhiều địa bàn, trên các đối tượng khác nhau, và cần thiết hơn nữa là tiến hành thực nghiệm lặp lại nhiều lần trên cùng một đối tượng ở các thời điểm.

Kết quả thực nghiệm sư phạm là khách quan nhất so với các kết quả nghiên cứu bằng các phương pháp khác nhau.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Tài liệu bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, 2007
  • Tác giả: Ts. Nguyễn Văn Tuấn, Đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh