Quy định số ngày nghỉ của học sinh THCS

Bài viết nhằm cung cấp những quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến thời gian làm việc, nghỉ ngơi, nghỉ việc riêng của giáo viên các cấp.

Ảnh minh họa. Phạm Linh

Quy định thời gian làm việc giáo viên mầm non, phổ thông hiện nay

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT quy định thời gian làm việc hàng năm của giáo viên mầm non là 42 tuần gồm:

“a] 35 tuần nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ [dạy trẻ];

b] 04 Tuần học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

c] 02 tuần chuẩn bị năm học mới;

d] 01 tuần tổng kết năm học.”


Trả lời bạn đọc về chế độ làm việc hiệu trưởng, nhân viên trường học

Tại khoản 1, 2 Điều 5 Số: 03/VBHN-BGDĐT ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông quy định thời gian làm việc hàng năm giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông như sau:

“1. Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:

a] 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học;

b] 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ;

c] 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;

d] 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

2. Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó:

a] 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học;

b] 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ;

c] 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;

d] 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.”

Quy định thời gian nghỉ việc hàng năm của giáo viên mầm non, phổ thông

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 84/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục 2019, thời gian nghỉ hè hàng năm của giáo viên mầm non, phổ thông quy định như sau: Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt là 08 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm;…


Làm rõ hơn về ngày làm việc, ngày nghỉ của giáo viên

Ngoài thời gian nghỉ hè theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 84/2020/NĐ-CP, giáo viên, giảng viên được nghỉ lễ, tết và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019.

Căn cứ kế hoạch thời gian năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và điều kiện cụ thể của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thời điểm nghỉ hè của giáo viên ở cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên.

Các ngày nghỉ khác mà giáo viên được nghỉ theo Điều 112 Bộ luật Lao động gồm: Tết Dương lịch nghỉ 01 ngày [01/01 dương lịch]; Tết Âm lịch nghỉ 05 ngày; Ngày 30/4 nghỉ 01 ngày; Ngày Quốc tế lao động nghỉ 01 ngày [01/5]; Ngày Quốc khánh nghỉ 02 ngày; ngày Giỗ Tổ Hùng Vương nghỉ 01 ngày [10/3 âm lịch].

Quy định thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương của giáo viên

Tại Điều 115 Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định về chế độ nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:

“Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

a] Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b] Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c] Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.


Giáo viên nghỉ dạy vì việc riêng sẽ bị trừ lương?

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.”

Như vậy, cũng giống như quy định tại Luật Viên chức, người lao động [giáo viên] có quyền được nghỉ việc không lương với điều kiện là có lý do chính đáng, phải thông báo với người sử dụng lao động [hiệu trưởng] và được hiệu trưởng đồng ý bằng văn bản. Quy định cũng không quy định thời gian nghỉ việc tối đa bao nhiêu ngày tùy thuộc vào sự cho phép của thủ trưởng đơn vị.

Bên cạnh đó, giáo viên còn được nghỉ việc hưởng chế độ nghỉ ốm theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH và các văn bản pháp luật liên quan khác như:

Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế;

Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

Nếu làm việc trong điều kiện bình thường được nghỉ ốm đau tối đa 40 ngày, làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại,…tối đa 70 ngày.

Nếu giáo viên mắc bệnh cần chữa trị dài ngày được quy định tại khoản 2 điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được nghỉ tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Nếu hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Trên đây là những quy định về thời gian làm việc, nghỉ ngơi, nghỉ việc riêng, nghỉ chế độ ốm đau mà giáo viên mầm non, phổ thông nên biết.

[*] Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Bùi Nam

1. Học sinh Mầm non và Tiểu học sẽ được nghỉ học nếu thời tiết từ 10 độ trở xuống;

2. Học sinh THCS và THPT sẽ được nghỉ học nếu nhiệt độ ngoài trời từ 7 độ trở xuống;

3. Học sinh toàn hệ thống không phải mặc đồng phục nếu thời tiết dưới 15 độ [ theo quy định riêng của Vinschool].

Theo quy định của Sở GD&ĐT Hà Nội, việc cho học sinh nghỉ học sẽ căn cứ và dự báo thời tiết ngoài trời của khu vực Hà Nội được phát tại bản tin Dự báo thời tiết của chương trình Chào buổi sáng trên kênh VTV1 và chương trình Hà Nội buổi sáng của kênh HTV1 lúc 6h00 hàng ngày.

Đồng thời, theo quy định của của Sở GD&ĐT Hải Phòng, việc cho học sinh nghỉ học sẽ căn cứ và dự báo thời tiết ngoài trời của khu vực Hải Phòng được phát tại bản tin Dự báo thời tiết của kênh truyền hình Hải Phòng lúc 6h00 hàng ngày.

Tại Vinschool, học sinh sẽ được nghỉ học theo quy định trên của Sở GD&ĐT. Tuy nhiên, do Vinschool được trang bị hệ thống điều hoà hai chiều, đảm bảo nhiệt độ ấm áp cho học sinh khi sinh hoạt trong trường, bởi vậy nếu Phụ huynh không thể thu xếp được người trông con tại nhà, Phụ huynh vẫn có thể gửi con đến trường. Trong những ngày này, Giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh làm bài tập củng cố kiến thức, kỹ năng, không dạy bài mới theo chương trình để đảm bảo tiến độ chương trình đồng đều cho các học sinh.

Hệ thống Giáo dục Vinschool

Lịch nghỉ hè được áp dụng đối với các giáo viên thuộc các cơ sở nào? Quy định về thời gian nghỉ hè của nhà giáo? Quy định về thời điểm nghỉ hè? Giáo viên dạy học vào ngày nghỉ hè được tính lương như thế nào?

– Nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập; trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo độc lập; trường mầm non, lớp mầm non độc lập [sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục mầm non].

– Trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học [sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông].

– Trường trung cấp, trường cao đẳng [sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục nghề nghiệp].

– Đại học, trường đại học, học viện [sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục đại học].

– Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường chuyên, trường năng khiếu [sau đây gọi chung là trường chuyên biệt].

– Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp.

2. Quy định về thời gian nghỉ hè của nhà giáo:

Đối với giáo viên thuộc các cơ sở giáo dục khác nhau thì thời gian nghỉ hè được quy định khác nhau, cụ thể tại Điều 3 Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ hướng dẫn Luật Giáo dục quy định về thời gian nghỉ hè của nhà giáo, cụ thể như sau:

– Thời gian nghỉ hè:

  • Đối với giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt: Thời gian nghỉ hè hằng năm là 08 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm.
  • Đối với giáo viên trường trung cấp và giảng viên trường cao đẳng: Thời gian nghỉ hè hằng năm là 06 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm.
  • Đối với giảng viên cơ sở giáo dục đại học: Thời gian nghỉ hè hằng năm được thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
  • Trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp để phòng chống thiên tai, dịch bệnh hoặc trường hợp cấp bách: thời gian nghỉ hè của nhà giáo cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt, trường trung cấp và trường cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định theo thẩm quyền.

Thông thường, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì có quyền được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động. Tùy thuộc vào tính chất công việc, người lao động có thể được nghỉ 12 ngày hoặc 14 ngày hoặc 16 ngày. Khi người lao động làm đủ 05 năm thì được tăng thêm tương ứng 01 ngày nghỉ hằng năm.

Tuy nhiên, đối với giáo viên, thời gian nghỉ hè đã bao gồm ngày nghỉ hằng năm, do đó, quy định về ngày nghỉ hằng năm tại Bộ luật Lao động 2019 không áp dụng đối với giáo viên.

Xem thêm: Mức hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi dành cho giáo viên trực tiếp giảng dạy

– Thời gian nghỉ lễ, tết và các ngày nghỉ khác: Ngoài thời gian nghỉ hè theo quy định tại khoản 1 Điều này, giáo viên, giảng viên được nghỉ lễ, tết và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động. Cụ thể như sau:

+ Tết Dương lịch: 01 ngày [ngày 01 tháng 01 dương lịch];

+ Tết Âm lịch: 05 ngày;

+ Ngày Chiến thắng: 01 ngày [ngày 30 tháng 4 dương lịch];

+ Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày [ngày 01 tháng 5 dương lịch];

+ Quốc khánh: 02 ngày [ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau];

+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày [ngày 10 tháng 3 âm lịch].

Đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, ngoài các ngày nghỉ trên thì họ còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

Xem thêm: Quy định về định mức số tiết dạy của giáo viên trung học cơ sở

3. Quy định về thời điểm nghỉ hè:

Căn cứ kế hoạch thời gian năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và điều kiện cụ thể của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh] quyết định thời điểm nghỉ hè của giáo viên ở cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt trên địa bàn.

Căn cứ Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về thời điểm nghỉ hè của giáo viên ở cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt trên địa bàn, hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng quyết định thời điểm nghỉ hè của giáo viên, giảng viên phù hợp với kế hoạch đào tạo và điều kiện cụ thể của từng trường.

Như vậy, lịch nghỉ hè hằng năm không cố định hàng năm mà tùy thuộc vào tình hình thực tế, các cơ quan có thẩm quyền sẽ quy định cụ thể thời điểm nghỉ hè phụ thuộc vào kế hoạch thời gian của từng năm học.

4. Giáo viên dạy học vào ngày nghỉ hè được tính lương như thế nào?

Việc nghỉ hè là quyền lợi của cán bộ giáo viên, vì vậy, nếu giáo viên vẫn dạy học vào những ngày nghỉ hè theo sự phân công của cơ sở giáo dục thì được xem xét là dạy thêm giờ, do đó, giáo viên có quyền được hưởng tiền lương dạy thêm giờ.

Căn cứ Điều 3 Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 08/03/2013 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Nội vụ – Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập quy định về nguyên tắc tính tiền lương dạy thêm giờ như sau:

Điều 3. Nguyên tắc tính trả tiền lương dạy thêm giờ

1. Tiền lương của một tháng làm căn cứ tính trả tiền lương dạy thêm giờ của nhà giáo, bao gồm: mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, các khoản phụ cấp lương và hệ số chênh lệch bảo lưu [nếu có].

2. Định mức giờ dạy/năm đối với giáo viên mầm non; định mức tiết dạy/ năm học đối với giáo viên phổ thông; định mức giờ giảng dạy/năm học đối với giáo viên trung cấp chuyên nghiệp; tiêu chuẩn giờ giảng/năm học đối với giáo viên, giảng viên dạy nghề; định mức giờ chuẩn giảng dạy/năm đối với giảng viên cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được gọi chung là định mức giờ dạy/năm.

Xem thêm: Quy định về định mức giờ dạy của giáo viên tổng phụ trách đội

3. Năm học quy định tại Thông tư liên tịch này được tính từ tháng 7 năm trước đến hết tháng 6 của năm liền kề.

4. Đối với nhà giáo công tác ở các cơ sở giáo dục công lập có nhiều cấp học, trình độ nghề được áp dụng định mức giờ dạy/năm quy định cho cấp học, trình độ nghề cao nhất mà nhà giáo đó trực tiếp tham gia giảng dạy theo sự phân công của người đứng đầu cơ sở giáo dục.

5. Việc lập dự toán, thanh toán, quyết toán kinh phí tiền lương dạy thêm giờ thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Cơ sở giáo dục công lập quy định tại Khoản 1 Điều 1 của Thông tư liên tịch này, căn cứ điều kiện cụ thể của từng đơn vị để thực hiện thanh toán hoặc tạm ứng tiền lương dạy thêm giờ theo tháng hoặc theo học kỳ cho phù hợp.

6. Chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở đơn vị hoặc bộ môn thiếu số lượng nhà giáo do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đơn vị hoặc bộ môn không thiếu nhà giáo thì chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi có nhà giáo nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hoặc đi học tập, bồi dưỡng, tham gia đoàn kiểm tra, thanh tra và tham gia những công việc khác [sau đây gọi chung là đi làm nhiệm vụ khác] do cấp có thẩm quyền phân công, điều động phải bố trí nhà giáo khác dạy thay.

7. Thời gian không trực tiếp tham gia giảng dạy nhưng được tính hoàn thành đủ số giờ giảng dạy và được tính vào giờ dạy quy đổi, bao gồm: thời gian nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian đi làm nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền phân công, điều động.

8. Số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ theo quy định tại Thông tư liên tịch này không quá số giờ làm thêm theo quy định của pháp luật.”

Video liên quan

Chủ Đề