Quốc hội bầu chủ tịch nước như thế nào năm 2024

Một cuộc bầu cử gián tiếp bầu chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được tổ chức vào ngày 2 tháng 3 năm 2023. Cuộc bầu cử đã diễn ra sớm hơn dự định khi ông Nguyễn Xuân Phúc từ chức vì "trách nhiệm chính trị" sau hàng loạt những bê bối tham nhũng như Đại án Việt Á và vụ chuyến bay giải cứu bị phơi bày.

Do là chế độ đơn đảng, ứng cử viên duy nhất tham gia tranh cử là ông Võ Văn Thưởng đã được Quốc hội Việt Nam thống nhất bầu. Vào thời điểm bầu cử chỉ có 488/495 đại biểu quốc hội có mặt tham gia biểu quyết. Kết quả bỏ phiếu ghi nhận 487 phiếu tán thành, 1 phiếu trắng; chiếm 98,38%.

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 17 tháng 1 năm 2023, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã chấp thuận cho ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ nhiều chức vụ, trong đó có Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong nhiệm kỳ 2021–2026 theo nguyện vọng cá nhân. Sau đó một ngày, Quốc hội Việt Nam đã chính thức miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước của ông; bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước được phân công giữ Quyền Chủ tịch nước. Việc từ chức của ông được cho là do phải chịu trách nhiệm chính trị khi để xảy ra nhiều vụ sai phạm liên quan đến vụ án sai phạm tại Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á và vụ chuyến bay "giải cứu" công dân trở về nước do đại dịch COVID-19 khi hai Phó Thủ tướng xin thôi chức, hai Bộ trưởng và nhiều cán bộ bị xử lý.

Đến ngày 1 tháng 3, nhằm kiện toàn chức vụ Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV đã ban hành quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ tư để Quốc hội khóa XV tiến hành bầu cử Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cuộc bầu cử được xác định diễn ra trong sáng ngày 2 tháng 3 năm 2023 tại tòa nhà Quốc hội Việt Nam. Cùng ngày, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã giới thiệu nhân sự để Quốc hội Việt Nam thực hiện bầu cử.

Bầu cử[sửa | sửa mã nguồn]

Khoảng 8 giờ ngày 2 tháng 3 năm 2023, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã trình danh sách đề cử nhân sự cho chức vụ Chủ tịch nước. Ngay sau đó, Quốc hội Việt Nam đã tiến hành thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội. Tiếp sau đó, Quốc hội thực hiện biểu quyết và bầu Chủ tịch nước qua hình thức bỏ phiếu kín.

Sau khi Ban kiểm phiếu công bố kết quả, Nghị quyết bầu Chủ tịch nước đã ghi nhận 487/488 đại biểu có mặt bỏ phiếu tán thành, chiếm 98,38% tổng số đại biểu Quốc hội cho ông Võ Văn Thưởng. Ông đồng thời cũng là chủ tịch nước trẻ nhất của Việt Nam từ trước đến nay khi giữ chức ở độ tuổi 52. Khoảng 10 giờ, tân Chủ tịch nước của Việt Nam đã có bài phát biểu và tuyên thệ nhậm chức.

“ Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng, trước Quốc hội và đồng bào cử tri cả nước, tôi Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nỗ lực rèn luyện phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó. ” —

Phản ứng[sửa | sửa mã nguồn]

Hãng thông tấn Reuters gọi ông Võ Văn Thưởng là nhân vật thân cận với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhân vật được xem là quyền lực nhất Việt Nam và là "kiến trúc sư trưởng" trong những cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhiều nhà đầu tư và phân tích cũng cho rằng cuộc bầu cử là dấu hiệu cho sự liên tục trong chính sách kinh tế và đối ngoại của Việt Nam.

Ngay sau khi Võ Văn Thưởng nhậm chức Chủ tịch nước, nhiều lãnh đạo các quốc gia như Nga, Ấn Độ, Triều Tiên, Nhật Bản, Italia, Mông Cổ, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Trung Quốc, Campuchia, Lào, Cuba... đã gửi điện chúc mừng.

Kỳ họp 11 Quốc hội khoá XIV [khai mạc sáng 24.3 và bế mạc ngày 8.4] sẽ tiến hành bầu các chức danh Chủ tịch Nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội. Quy trình bầu các chức danh này như thế nào?

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên thệ sau khi được bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khoá XIII, ngày 31.3.2016. Sau đó, tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá XIV, bà Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Quốc hội khoá XIV. Ảnh VGP

Theo thông lệ, đến kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá mới, việc bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Nước, Thủ tướng Chính phủ sẽ được tiến hành. Tuy nhiên, do yêu cầu kiện toàn ngay bộ máy nhân sự để cả nước sớm triển khai những nhiệm vụ mới theo Nghị quyết Trung ương khoá XIII của Đảng nên công tác nhân sự được làm ngay tại kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIV này. Đến tháng 5.2021, Quốc hội khoá mới sẽ tiếp tục bầu, phê chuẩn nhân sự khoá XV.

Quy trình bầu cử thực hiện theo những quy định tại Nghị quyết 102/2015/QH13 ngày 24.11.2015 của Quốc hội về việc ban hành nội quy kỳ họp Quốc hội.

Quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội

1. Ủy ban thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội.

2. Ngoài danh sách do Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá trước đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào các chức danh Chủ tịch Quốc hội.

3. Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội.

4. Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá trước báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội; trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu hoặc tự ứng cử;

5. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch Quốc hội.

6. Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.

7. Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội.

8. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, biểu quyết.

9. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội.

10. Chủ tịch Quốc hội tuyên thệ.

Quy trình bầu Chủ tịch Nước

1. Ủy ban thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch Nước.

2. Ngoài danh sách do Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Chủ tịch Nước; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.

3. Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan.

4. Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội; trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu hoặc tự ứng cử.

5. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch Nước.

6. Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.

7. Quốc hội bầu Chủ tịch Nước bằng hình thức bỏ phiếu kín.

8. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, biểu quyết.

9. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch Nước.

10. Chủ tịch Nước tuyên thệ.

Quy trình bầu Thủ tướng Chính phủ

1. Chủ tịch nước trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ.

2. Ngoài danh sách do Chủ tịch Nước đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Thủ tướng Chính phủ; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.

3. Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, mời Chủ tịch Nước tham dự để trao đổi về các vấn đề có liên quan.

4. Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội.

5. Chủ tịch nước báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội.

6. Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu hoặc tự ứng cử.

Chủ Đề