Quầy thuốc không được bán thuốc kê đơn

Luật Dược năm 2016 quy định: Bán lẻ thuốc kê đơn mà không có đơn thuốc là một trong các hành vi bị cấm; cơ sở kinh doanh dược có trách nhiệm chỉ được bán thuốc kê đơn tại cơ sở bán lẻ khi có đơn thuốc. Thế nhưng đến thời điểm này vẫn chưa kiểm soát được thuốc bán theo đơn, thực trạng bán lẻ thuốc phải kê đơn nhưng không có đơn vẫn diễn ra phổ biến.

Người dân mua thuốc tại một nhà thuốc trên địa bàn TP Thanh Hóa.

Thuốc kháng sinh vẫn mua - bán tràn lan...

Không cần đơn thuốc, nhưng người dân có thể dễ dàng đến bất cứ hiệu thuốc nào để mua các loại thuốc kháng sinh, giảm đau và cả các loại biệt dược. Thực trạng này diễn ra phổ biến tại các hiệu thuốc trên địa bàn tỉnh, bất chấp những quy định của Bộ Y tế. Qua đó, không chỉ gây hại cho sức khỏe người bệnh, mà còn làm gia tăng tình trạng kháng lại thuốc kháng sinh.

Dạo qua một số quầy thuốc tân dược trên địa bàn tỉnh, chúng tôi được chứng kiến nhiều người đến mua thuốc không cần sử dụng đến đơn thuốc của bác sĩ. Không chỉ ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, mà ngay ở địa bàn TP Thanh Hóa, nơi tập trung nhiều cơ sở khám, chữa bệnh cũng phổ biến tình trạng người dân tự ý mua thuốc. Tại một hiệu thuốc lớn trên địa bàn TP Thanh Hóa, dù trên bảng hiệu có ghi nhà thuốc đạt chuẩn GPP [thực hành tốt nhà thuốc], nhưng khi hỏi mua thuốc kháng sinh amoxicilin cho trẻ em [một trong những loại thuốc bắt buộc phải kê đơn], người bán chẳng mảy may hỏi về đơn thuốc mà chỉ hỏi xem trẻ có sốt, ho không để tư vấn mua thêm các loại thuốc khác như: Thuốc hạ sốt, thuốc chống viêm, phù nề Alpha choay...

Qua một nhà thuốc tư nhân khác trên đường Hải Thượng Lãn Ông, sau khi nghe khách hàng kể về những triệu chứng khó chịu đang gặp phải, nữ nhân viên lập tức tư vấn cho khách một cách nhanh nhẹn và lưu loát. Theo chị, với biểu hiện hắt hơi sổ mũi thì khách hàng chắc chắn đã mắc bệnh cảm cúm. Để “tiêu diệt ngay con vi rút cúm”, chị liền lấy cho vị khách của mình 6 liều cảm cúm bao gồm các loại thuốc đa màu sắc cùng một vỉ thuốc kháng sinh Penicillin và không quên dặn dò: Nhất định phải uống kháng sinh cho nhanh khỏi đấy nhé!.

Bà Lê Thị Vân [TP Thanh Hóa] cho biết: Mỗi khi đau họng hay sốt, ho, bà thường đến kể sơ bộ với người bán thuốc về triệu chứng, rồi họ tự chẩn đoán bệnh, bán thuốc. Bởi vì bà ngại đến bệnh viện hay các cơ sở y tế khám bệnh, mất nhiều thời gian. Qua các phương tiện truyền thông bà cũng được biết đến tác hại của việc không dùng thuốc theo đơn hay tình trạng kháng thuốc, nhưng do thói quen nên chỉ lúc nào bệnh nặng gia đình bà mới đến khám tại bệnh viện, còn các bệnh thông thường vẫn tự mua thuốc về điều trị.

Tình trạng bán thuốc tràn lan, không cần đơn của bác sĩ đối với các loại thuốc phải kê đơn diễn ra khá phổ biến ở các nhà thuốc, quầy thuốc dù trước đó, tại Luật Dược năm 2005 và trong Bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” do Bộ Y tế ban hành từ năm 2007 đều có quy định bắt buộc phải bán lẻ thuốc theo đơn đối với các loại thuốc phải kê đơn. Tuy nhiên, việc phát hiện, xử phạt cơ sở vi phạm bán thuốc kê đơn không có đơn chưa được xem trọng.

Với chức năng kiểm tra, giám sát chất lượng, thanh tra và xử lý các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc theo quy định của pháp luật nhưng Sở Y tế cũng không đủ sức để bao quát thường xuyên đối với hàng ngàn cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn toàn tỉnh. Theo nhiều chủ cơ sở kinh doanh dược hiện nay, phần lớn người dân thường có thói quen cứ thấy trong người có dấu hiệu sức khỏe không tốt là lập tức ra ngay hiệu thuốc để mua thuốc theo kinh nghiệm hoặc dùng lại đơn cũ hay mua theo chỉ dẫn của người thân quen... Việc đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế được cho là tốn thời gian và không cần thiết. Chỉ cần thấy đau họng, đau lợi... thì các loại kháng sinh như Penicillin, Erythrormycin, Zinnat... sẽ trở thành tên gọi đầu tiên khi họ đến các quầy tân dược. Còn với các cơ sở kinh doanh thì do cạnh tranh nhau nên vẫn bán thuốc theo nhu cầu của người mua vì không mua ở nhà thuốc, quầy thuốc này, họ vẫn có thể đến mua ở quầy thuốc, nhà thuốc khác.

Chính những nguyên nhân trên khiến cho việc quản lý bán thuốc theo đơn đối với những loại thuốc bắt buộc phải kê đơn gần như không kiểm soát được. Điều này dẫn đến hệ lụy vô cùng lớn cho thế hệ tương lai, đó là tình trạng kháng thuốc. Vì thực tế đã có nhiều trường hợp phải chịu hậu quả nặng nề và đáng tiếc xảy ra.

Tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, nhiều trường hợp trẻ nhỏ ban đầu mắc các bệnh thông thường, bố mẹ tự mua thuốc kháng sinh cho trẻ dùng, sau nhiều ngày bệnh không thuyên giảm lại đổi sang loại kháng sinh khác. Chỉ đến khi bệnh tình của trẻ trở nặng mới cho đi khám và nhập viện điều trị. Theo các bác sĩ, đây là việc làm rất nguy hại, vì nếu dùng không đúng thuốc, không đúng liều lượng rất dễ dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh và khiến các bệnh thông thường biến chứng ra những bệnh nguy hiểm tới tính mạng.

Làm sao để kiểm soát tốt?

Trước thực trạng trên, tháng 9-2017, Bộ Y tế đã có Đề án “Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020” và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết nối các cơ sở cung ứng thuốc, nhằm tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn, trong đó tập trung kiểm soát kê đơn kháng sinh và bán thuốc kháng sinh. Thực hiện đề án, Sở Y tế đã tăng cường công tác tuyên truyền; mở các lớp tập huấn nhằm phổ biến tới các doanh nghiệp kinh doanh thuốc trên địa bàn tỉnh về chủ trương thực hiện nghiêm túc việc bán thuốc phải có đơn chỉ định của bác sĩ; tổ chức hội nghị triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hướng dẫn cài đặt kết nối mạng cho các đơn vị cung ứng thuốc nhằm loại bỏ mọi hành vi có tính gian lận trong sản xuất, kinh doanh thuốc, giúp thị trường này minh bạch hơn. Khi tham gia hệ thống này, các cơ sở cung ứng sẽ kê khai vào hệ thống đơn thuốc mà họ bán, các thuốc đang còn tồn trong kho, nguồn gốc, giá cả... Từ đó, cơ quan quản lý sẽ phát hiện được ngay nếu nhà thuốc có thuốc quá hạn hoặc bán thuốc cao hơn giá kê khai, mua bán thuốc có theo đơn hay không... Tuy nhiên việc chấp hành và thực hiện của các cơ sở bán lẻ thuốc hiện nay vẫn chưa thực sự nghiêm túc.

Theo dược sĩ CK 2 Bùi Hồng Thủy, Trưởng Phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân, Sở Y tế, nguyên nhân của tình trạng này trước tiên là do chính người tiêu dùng không chịu bỏ thói quen cũ, vẫn mua thuốc theo kinh nghiệm của cá nhân và nghe người quen giới thiệu mà không cần thăm khám của bác sĩ; các cơ sở bán thuốc thực hiện kết nối mạng mới chỉ mang tính hình thức còn việc bán thuốc thì chủ yếu vẫn là bán theo yêu cầu trực tiếp của khách hàng. Trong khi đó, việc kiểm tra các cơ sở có bán thuốc theo đơn hay không thực sự rất khó khăn vì nhân lực mỏng, không thể đến tất cả quầy thuốc, nhà thuốc kiểm tra thường xuyên mà chỉ kiểm tra định kỳ. Qua kiểm tra định kỳ thì thấy trên sổ sách ghi chép của các quầy thuốc, nhà thuốc vẫn thể hiện bán theo đơn đối với các loại thuốc phải kê đơn. Thêm nữa, trường hợp phát hiện bán thuốc không có đơn của bác sĩ thì việc xử phạt mới chỉ ở mức 200.000 - 500.000 đồng theo quy định, không đủ sức răn đe khiến nhiều cơ sở bán lẻ thuốc vì lợi nhuận sẽ vẫn tiếp tục vi phạm...

Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh nếu sử dụng không đúng chỉ dẫn của thầy thuốc. Để quản lý tốt việc bán thuốc theo đơn, cần phải chú trọng hơn đến công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về việc cần đi khám bác sĩ khi có biểu hiện bất thường về sức khỏe và sử dụng thuốc đúng liều lượng. Nhưng muốn vậy, trước hết phải tiếp tục nâng cao ý thức của các cơ sở kinh doanh bán lẻ thuốc trên địa bàn thông qua việc tăng cường giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; cần nâng mức xử phạt hành chính đủ sức răn đe đối với cơ sở vi phạm về bán thuốc kê đơn nhưng không có đơn của bác sĩ... Biết rằng không thể ngày một, ngày hai có thể thay đổi được nhận thức và thói quen mua, bán thuốc không theo đơn của cả người dân và người bán thuốc. Tuy nhiên, khó không có nghĩa là không làm được!.

Bài và ảnh: Tô Hà

Ngày hỏi:22/08/2018

Chào Ban tư vấn, em là Ngọc Hải hiện là sinh viên trung cấp dược. Theo như em biết thì nhà thuốc và quầy thuốc đều là cơ sở bán lẻ thuốc. Em có thắc mắc về vấn đề này mong được Ngân hàng Pháp luật giải đáp giúp. Cho em hỏi quầy thuốc và nhà thuốc khác nhau như thế nào? Ban tư vấn của Ngân hàng Pháp luật hãy giải đáp giúp em trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn!

  • Giữa nhà thuốc và quầy thuốc có những sự khác biệt sau đây:

    Nhà thuốc Quầy thuốc
    Người phụ trách chuyên môn Có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc có thể đồng thời là người làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc.

    Có một trong các văn bằng chuyên môn sau:

    - Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược;

    - Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược;

    - Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược.

    và có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.

    Quyền và trách nhiệm

    Nhà thuốc có các quyền sau đây:

    - Thực hiện một, một số hoặc tất cả hoạt động kinh doanh dược nếu đáp ứng đủ Điều kiện tương ứng với từng loại hình cơ sở kinh doanh theo quy định của Luật này;

    - Hưởng chính sách ưu đãi khi thực hiện hoạt động kinh doanh dược theo quy định của pháp luật;

    - Được thông tin, quảng cáo thuốc theo quy định của pháp luật;

    - Tổ chức cơ sở bán lẻ thuốc lưu động tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ.

    - Mua nguyên liệu làm thuốc để pha chế thuốc theo đơn và bán thuốc này tại cơ sở. Người quản lý chuyên môn về dược của nhà thuốc chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp việc pha chế thuốc tại cơ sở;

    - Mua thuốc để bán lẻ, trừ vắc xin; trường hợp mua, bán thuốc phải kiểm soát đặc biệt và thuốc thuộc Danh Mục thuốc hạn chế bán lẻ thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Luật này;

    - Tham gia cấp phát thuốc của bảo hiểm, chương trình, dự án y tế khi đáp ứng yêu cầu và Điều kiện của bảo hiểm, chương trình, dự án đó;

    - Người có Bằng dược sỹ được thay thế thuốc đã kê trong đơn thuốc bằng một thuốc khác có cùng hoạt chất, đường dùng, liều lượng khi có sự đồng ý của người mua và phải chịu trách nhiệm về việc thay đổi thuốc.

    Nhà thuốc có các trách nhiệm sau đây:

    - Phải có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược và chỉ được kinh doanh đúng loại hình cơ sở kinh doanh, phạm vi và địa Điểm kinh doanh ghi trong Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược;

    - Bảo đảm duy trì các Điều kiện kinh doanh dược trong quá trình hoạt động kinh doanh theo quy định của Luật này;

    - Thu hồi thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định tại Điều 62 của Luật này;

    - Bồi thường thiệt hại cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do lỗi của cơ sở theo quy định của pháp luật;

    - Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp bảo đảm cung ứng thuốc, nguyên liệu làm thuốc khi xảy ra dịch bệnh nguy hiểm, thiên tai, thảm họa;

    - Báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật trong trường hợp tạm dừng hoạt động từ 06 tháng trở lên hoặc chấm dứt hoạt động;

    - Thông báo, cập nhật danh sách người có Chứng chỉ hành nghề dược đang hành nghề tại cơ sở đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

    - Niêm yết công khai Chứng chỉ hành nghề dược và Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở kinh doanh;

    - Báo cáo hằng năm và báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý về dược có thẩm quyền;

    - Tuân thủ quy định của Bộ Y tế trong việc mua, bán thuốc thuộc Danh Mục thuốc hạn chế bán lẻ;

    - Niêm yết giá bán buôn, bán lẻ bằng đồng Việt Nam tại nơi giao dịch hoặc nơi bán thuốc của cơ sở kinh doanh dược để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan quản lý có thẩm quyền và tuân thủ các quy định khác về quản lý giá thuốc;

    - Lưu giữ chứng từ, tài liệu có liên quan đến từng lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong thời gian ít nhất là 01 năm kể từ ngày thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết hạn dùng;

    - Bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo đúng Điều kiện ghi trên nhãn;

    - Ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, hạn dùng cho người sử dụng trong trường hợp bán lẻ thuốc không đựng trong bao bì ngoài của thuốc; trường hợp không có đơn thuốc đi kèm, phải ghi thêm liều dùng, số lần dùng và cách dùng;

    - Chỉ được bán thuốc kê đơn tại cơ sở bán lẻ thuốc khi có đơn thuốc.

    - Bảo đảm Điều kiện pha chế thuốc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

    - Không được bán nguyên liệu làm thuốc, trừ dược liệu.

    Quầy thuốc có các quyền sau đây

    - Thực hiện một, một số hoặc tất cả hoạt động kinh doanh dược nếu đáp ứng đủ Điều kiện tương ứng với từng loại hình cơ sở kinh doanh theo quy định của Luật này;

    - Hưởng chính sách ưu đãi khi thực hiện hoạt động kinh doanh dược theo quy định của pháp luật;

    - Được thông tin, quảng cáo thuốc theo quy định của pháp luật;

    - Tổ chức cơ sở bán lẻ thuốc lưu động tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ.

    Mua và bán lẻ thuốc thuộc Danh Mục thuốc thiết yếu và Danh mục thuốc không kê đơn, trừ vắc xin; trường hợp mua, bán thuốc thuộc Danh Mục thuốc phải kiểm soát đặc biệt và Danh Mục thuốc hạn chế bán lẻ. Đối với quầy thuốc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được bán thêm một số loại thuốc khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

    Quầy thuốc có các trách nhiệm sau đây:

    - Phải có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược và chỉ được kinh doanh đúng loại hình cơ sở kinh doanh, phạm vi và địa Điểm kinh doanh ghi trong Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược;

    - Bảo đảm duy trì các Điều kiện kinh doanh dược trong quá trình hoạt động kinh doanh theo quy định của Luật này;

    - Thu hồi thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định tại Điều 62 của Luật này;

    - Bồi thường thiệt hại cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do lỗi của cơ sở theo quy định của pháp luật;

    - Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp bảo đảm cung ứng thuốc, nguyên liệu làm thuốc khi xảy ra dịch bệnh nguy hiểm, thiên tai, thảm họa;

    - Báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật trong trường hợp tạm dừng hoạt động từ 06 tháng trở lên hoặc chấm dứt hoạt động;

    - Thông báo, cập nhật danh sách người có Chứng chỉ hành nghề dược đang hành nghề tại cơ sở đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

    - Niêm yết công khai Chứng chỉ hành nghề dược và Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở kinh doanh;

    - Báo cáo hằng năm và báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý về dược có thẩm quyền;

    - Tuân thủ quy định của Bộ Y tế trong việc mua, bán thuốc thuộc Danh Mục thuốc hạn chế bán lẻ;

    - Niêm yết giá bán buôn, bán lẻ bằng đồng Việt Nam tại nơi giao dịch hoặc nơi bán thuốc của cơ sở kinh doanh dược để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan quản lý có thẩm quyền và tuân thủ các quy định khác về quản lý giá thuốc;

    - Lưu giữ chứng từ, tài liệu có liên quan đến từng lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong thời gian ít nhất là 01 năm kể từ ngày thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết hạn dùng;

    - Bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo đúng Điều kiện ghi trên nhãn;

    - Ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, hạn dùng cho người sử dụng trong trường hợp bán lẻ thuốc không đựng trong bao bì ngoài của thuốc; trường hợp không có đơn thuốc đi kèm, phải ghi thêm liều dùng, số lần dùng và cách dùng;

    - Chỉ được bán thuốc kê đơn tại cơ sở bán lẻ thuốc khi có đơn thuốc.

    - Không được bán nguyên liệu làm thuốc, trừ dược liệu.


    Địa bàn hoạt động Được mở tại bất kỳ địa bàn nào

    - Xã, thị trấn;

    - Các địa bàn mới được chuyển đổi từ xã, thị trấn thành phường, nếu chưa có đủ một cơ sở bán lẻ thuốc phục vụ 2.000 dân thì được tiếp tục mở mới quầy thuốc và được phép hoạt động không quá 03 năm kể từ ngày địa bàn được chuyển đổi;

    - Các quầy thuốc không thuộc xã, thị trấn mà đã có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực, cơ sở được phép hoạt động đến hết thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc. Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc không ghi thời hạn hiệu lực thì được phép hoạt động không quá 03 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

    Căn cứ pháp lý: Luật dược 2016, Nghị định 54/2017/NĐ-CP

    Trên đây là tư vấn về phân biệt quầy thuốc và nhà thuốc. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

    Chúc sức khỏe và thành công!


THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM.
  • Click để Xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề