Phương thức tuyển sinh Học viện Ngoại giao 2022

Phương thức xét tuyển học viện ngoại giao 2022

Với phương thức xét tuyển kết hợp kết quả học tập THPT và chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, học viện dự kiến tuyển 30% tổng chỉ tiêu của mỗi ngành.

Thí sinh cần có chứng chỉ IELTS academic [hoặc tương đương] đạt từ 6.0 trở lên và có điểm trung bình cộng kết quả học tập của 3/5 kỳ học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8 trở lên.

Với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT, trường dự kiến 8% tổng chỉ tiêu của mỗi ngành. Thí sinh cần thuộc một trong các đối tượng: là học sinh trường THPT chuyên hoặc trường THPT trọng điểm quốc gia; có tên trong danh sách tham gia kỳ thi học sinh giỏi quốc gia hoặc đạt giải Nhất, Nhì, Ba; kỳ thi HSG cấp tỉnh/ thành phố lớp 10, lớp 11 hoặc lớp 12 các môn trong tổ hợp môn xét tuyển của học viện; có tên trong danh sách dự thi cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức; điểm trung bình cộng kết quả học tập của 3/5 kỳ học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8 trở lên.

Trường cũng xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế [từ 7.0 IELTS trở lên] và phỏng vấn đối với thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam; hoặc có thời gian học tập ở nước ngoài và ở Việt Nam, tốt nghiệp chương trình THPT ở Việt Nam, dự kiến chiếm 2% tổng chỉ tiêu xét tuyển của mỗi ngành.

Với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, chỉ tiêu dự kiến là 30% tổng chỉ tiêu xét tuyển của mỗi ngành.

Trường xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT, dự kiến chiếm khoảng 5% tổng chỉ tiêu của mỗi ngành; xét tuyển thẳng theo đề án tuyển sinh riêng của học viện, dự kiến 25% tổng chỉ tiêu của mỗi ngành.

Cụ thể, Học viện xét tuyển thẳng những thí sinh có điểm trung bình cộng kết quả học tập của 3/5 kỳ học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8 trở lên và có chứng chỉ IELTS academic [hoặc tương đương] đạt từ 7.0 trở lên.

Nếu là học sinh trường THPT chuyên hoặc trường THPT trọng điểm quốc gia, thí sinh cần có điểm trung bình cộng kết quả học tập của 5/5 kỳ học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8.8 trở lên hoặc có chứng chỉ IELTS academic [hoặc tương đương] đạt từ 6.5 trở lên và có điểm trung bình cộng kết quả học tập của 3/5 kỳ học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8.0 trở lên.

Đối với thí sinh tham dự cuộc thi/triển lãm/phát minh khoa học kỹ thuật quốc tế; có giấy chứng nhận đoạt giải và các chứng nhận liên quan đến cuộc thi do Bộ GD&ĐT xác nhận; có điểm trung bình cộng kết quả học tập của 3/5 kỳ học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8.0 trở lên; đã tốt nghiệp THPT năm 2021, có kết quả thi tốt nghiệp THPT đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Học viện Ngoại giao quy định cũng sẽ được xét tuyển thẳng.

Trong trường hợp một phương thức xét tuyển không đủ chỉ tiêu thì số lượng chỉ tiêu còn lại được chuyển sang các phương thức khác.

Học viện Ngoại giao hay còn gọi là Học viện Quan hệ Quốc tế, đây là trường đại học đầu tiên và duy nhất của Việt Nam đào tạo cử nhân chuyên ngành ngoại giao. Học viện Ngoại giao được thành lập theo Quyết định Số 82/2008/QĐ – TTg ngày 23 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam trên cơ sở nâng cấp Học viện Quan hệ Quốc tế [tiền thân là Trường Ngoại giao – thành lập năm 1959]. Học viện Ngoại giao thực hiện chức năng nghiên cứu chiến lược về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại; đào tạo đại học, sau đại học và bồi dưỡng cán bộ đối ngoại; nghiên cứu, tham mưu tư vấn chính sách đối ngoại cho Bộ Ngoại giao, Đảng và Nhà nước.

Cơ cấu tổ chứ của học viện ngoại giao gồm những đơn vị sau:

– Viện nghiên cứu về chiến lược ngoại giao

– Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng Nghiệp vụ Ngoại giao

– Viện Biển Đông

– Văn Phòng

– Ban Đào Tạo

– Trung Tâm thông tin, Tư liệu

– Phòng Quản lí khoa học

– Khoa Lí luận chính trị

– Khoa Truyền Thông và văn Hóa Đối ngoại

– Khoa Chính Trị Quốc Tế và Ngoại Giao

– Khoa Luật Quốc Tế

– Khoa Kinh tế Quốc Tế

– Khoa Tiếng Anh

– Khoa Tiếng Pháp

– Khoa Tiếng Trung Quốc

– Dự kiến mức học phí chương trình Tiêu chuẩn năm học 2021-2022: 1.900.000 đồng/sinh viên/tháng.

– Dự kiến mức học phí chương trình Chất lượng cao năm học 2021-2022: 3.950.000 đồng/sinh viên/tháng [đối với ngành Quan hệ quốc tế, Luật quốc tế, Kinh tế quốc tế, Kinh doanh quốc tế và Truyền thông quốc tế]; 4.150.000 đồng/sinh viên/tháng [đối với ngành Ngôn ngữ Anh].

– Mức tăng học phí hàng năm không quá 10% so với năm học trước.

Năm 2022, Học viện Ngoại giao dự kiến tuyển sinh 2.200 chỉ tiêu theo 5 phương thức xét tuyển.

Học viện Ngoại giao

Xem thêm: Điểm chuẩn Học Viện Ngoại Giao

Các phương thức tuyển sinh:

STT

Phương thức xét tuyển

Chỉ tiêu [dự kiến]
Tỷ lệ Số lượng
1 Xét tuyển thẳng và Ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo 3% 67
2 Xét tuyển kết hợp Chứng chỉ quốc tế và Kết quả học tập THPT 52% 1143
3 Xét tuyển dựa trên Kết quả học tập THPT đối với thí sinh: [1] Là học sinh trường THPT Chuyên/ Trọng điểm quốc gia; hoặc

[2] Đoạt giải học sinh giỏi cấp Tỉnh/ Thành phố hoặc Tham gia Kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia/ Cuộc thi Khoa học kỹ thuật Quốc gia

15% 330
4 Xét tuyển dựa trên Kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 25% 550
5 Xét tuyển dựa trên Kết quả học tập THPT và Phỏng vấn đối với thí sinh: [1] Tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam; hoặc có thời gian học tập ở nước ngoài và ở Việt Nam, tốt nghiệp chương trình THPT ở Việt Nam và có Chứng chỉ quốc tế; hoặc [2] Có năng lực/ thành tích đặc biệt trong các lĩnh vực Văn hóa, Nghệ thuật, Khoa học, Thể thao, Báo chí – Truyền thông,… được cấp có thẩm quyền xác nhận [tương đương từ cấp Tỉnh/ Thành phố trở lên] và được Hội đồng Tuyển sinh xem xét và quyết định; hoặc

[3] Đoạt giải trong các cuộc thi quốc tế trong các lĩnh vực được Hội đồng Tuyển sinh xem xét và quyết định

5% 110

Chỉ tiêu tuyển sinh các ngành đào tạo:

STT Tên ngành Chỉ tiêu Tổ hợp môn
1 Quan hệ quốc tế 500 A01, D01, C00, D03, D04, D07
2 Kinh tế quốc tế 250 A00, A01, D01, D07
3 Truyền thông quốc tế 500 A01, D01, C00, D03, D04, D07
4 Luật quốc tế 200 A01, D01, C00, D03, D07
5 Ngôn ngữ Anh 200 A01, D01, D07
6 Kinh doanh quốc tế 200 A00, A01, D01, D07
7 Luật thương mại quốc tế 100 A01, D01, C00, D03, D07
8 Châu Á – Thái Bình Dương học 250
Hoa Kỳ học A01, D01, C00, D07
Trung Quốc học A01, D01, C00, D04, D07
Nhật Bản học A01, D01, C00, D06, D07
Hàn Quốc học A01, D01, C00, D07

[Theo Học viện Ngoại giao]

Học viện Ngoại Giao Tuyển sinh 2022

Trường học viện ngoại giao tuyển 2.200 chỉ tiêu năm 2022 với 5 phương thức xét tuyển, trong đó phương thức Xét tuyển kết hợp Chứng chỉ quốc tế và Kết quả học tập THPT dành 52% chỉ tiêu.

I.   Đối tượng tuyển sinh

-   Tất cả thí sinh tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy và có kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào được quy định theo từng phương thức xét tuyển của Học viện Ngoại giao.

-   Thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam; hoặc có thời gian học tập ở nước ngoài và ở Việt Nam, tốt nghiệp chương trình THPT ở Việt Nam.

II.       Phạm vi tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước.

III.        Chỉ tiêu tuyển sinh

-   Tổng chỉ tiêu dự kiến: 2200.

- Mỗi phương thức xét tuyển có chỉ tiêu riêng. Trong trường hợp một phương thức không tuyển đủ chỉ tiêu thì số lượng chỉ tiêu còn lại được chuyển sang các phương thức khác.

- Cụ thể như sau:

  • Ngành Quan hệ quốc tế                               500
  • Ngành Kinh tế quốc tế                                250
  • Ngành Truyền thông quốc tế                      500
  • Ngành Luật quốc tế                                     200
  • Ngành Ngôn ngữ Anh                                  200
  • Ngành Kinh doanh quốc tế                         200
  • Ngành Luật thương mại quốc tế                 100
  • Ngành Châu Á - Thái Bình Dương học     250

IV.  Danh sách ngành đào tạo dự kiến tuyển sinh đại học năm 2022 

STT

Tên ngành đào tạo

Tổ hợp xét tuyển

1

Quan hệ quốc tế

A01, C00, D01, D03, D04, D07

2

Kinh tế quốc tế

A00, A01, D01, D07

3

Truyền thông quốc tế

A01, C00, D01, D03, D04, D07

4

Luật quốc tế

A01, C00, D01, D03, D07

STT

Tên ngành đào tạo

Tổ hợp xét tuyển

5

Ngôn ngữ Anh

A01, D01, D07

6

Kinh doanh quốc tế

A00, A01, D01, D07

7

Luật thương mại quốc tế

A01, C00, D01, D03, D07

8

Châu Á - Thái Bình Dương học

Hoa Kỳ học

A01, C00, D01, D07

Trung Quốc học

A01, C00, D01, D04, D07

Nhật Bản học

A01, C00, D01, D06, D07

Hàn Quốc học

A01, C00, D01, D07

*   Ghi chú:

1.   Đối với các ngành Quan hệ quốc tế, Luật quốc tế, Kinh tế quốc tế, Truyền thông quốc tế, Kinh doanh quốc tế và Luật thương mại quốc tế, thí sinh sau khi trúng tuyển được lựa chọn học Ngoại ngữ 1 là một trong các ngoại ngữ sau: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn hoặc tiếng Nhật [nếu số lượng đăng ký đáp ứng yêu cầu về quy mô lớp học].

2.   Đối với ngành Ngôn ngữ Anh, thí sinh trúng tuyển học Ngoại ngữ 1 là tiếng Anh.

3.   Đối với ngành Châu Á - Thái Bình Dương học, thí sinh trúng tuyển học Ngoại ngữ 1 phù hợp với chuyên ngành đã lựa chọn [tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Nhật hoặc tiếng Trung Quốc].

4.   Thí sinh trúng tuyển tất cả các ngành được lựa chọn học Ngoại ngữ 2 bất kỳ trong các ngoại ngữ sau: tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Hàn, tiếng Nga, tiếng Nhật, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha hoặc tiếng Trung Quốc [nếu số lượng đăng ký đáp ứng yêu cầu về quy mô lớp học]. Điều kiện đăng ký sẽ được thông tin tại Đề án tuyển sinh năm 2022 của Học viện.

V.          Phương thức tuyển sinh

Học viện Ngoại giao dự kiến xét tuyển vào hệ đại học chính quy năm 2022 theo các phương thức xét tuyển sau:

STT

Phương thức xét tuyển

Chỉ tiêu [dự kiến]

Tỷ lệ

Số lượng

1

Xét tuyển thẳng và Ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3%

67

2

Xét tuyển kết hợp Chứng chỉ quốc tế và Kết quả học tập THPT

52%

1143

3

Xét tuyển dựa trên Kết quả học tập THPT đối với thí sinh:

[1] Là học sinh trường THPT Chuyên/ Trọng điểm quốc gia; hoặc [2] Đoạt giải học sinh giỏi cấp Tỉnh/ Thành phố hoặc Tham gia Kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia/ Cuộc thi Khoa học kỹ thuật Quốc gia

15%

330

4

Xét tuyển dựa trên Kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022

25%

550

5

Xét tuyển dựa trên Kết quả học tập THPT và Phỏng vấn đối với thí sinh: [1] Tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam; hoặc có thời gian học tập ở nước ngoài và ở Việt Nam, tốt nghiệp chương trình THPT ở Việt Nam và có Chứng chỉ quốc tế; hoặc [2] Có năng lực/ thành tích đặc biệt trong các lĩnh vực Văn hóa, Nghệ thuật, Khoa học, Thể thao, Báo chí - Truyền thông,… được cấp có thẩm quyền xác nhận [tương đương từ cấp Tỉnh/ Thành phố trở lên] và được Hội đồng Tuyển sinh xem xét và quyết định; hoặc [3] Đoạt giải trong các cuộc thi quốc tế trong các lĩnh vực được Hội đồng Tuyển sinh xem xét và quyết định

5%

110

Cụ thể như sau:

1. Phương thức Xét tuyển thẳng và Ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

       Chỉ tiêu: Dự kiến 3% tổng chỉ tiêu của mỗi ngành.

       Đối tượng: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

               Nguyên tắc Xét tuyển thẳng và Ưu tiên xét tuyển: Theo quy định trong Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục mầm non năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.   Phương thức Xét tuyển kết hợp Chứng chỉ quốc tế và Kết quả học tập THPT

       Chỉ tiêu: Dự kiến 52% tổng chỉ tiêu của mỗi ngành.

               Đối tượng: Thí sinh cần đáp ứng các điều kiện bắt buộc sau để được xét tuyển theo phương thức này:

-  Tốt nghiệp THPT;

-   Có điểm trung bình cộng kết quả học tập của 3 học kỳ bất kỳ trong 5 học kỳ lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8.0 trở lên;

-  Có một trong các Chứng chỉ quốc tế còn giá trị sử dụng tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển sau đây:

  • Tiếng Anh: IELTS Academic từ 6.0 trở lên, hoặc TOEFL iBT từ 70 trở lên, hoặc các Chứng chỉ Cambridge English Qualifications từ 170 điểm trở lên, hoặc SAT từ 1200 trở lên, hoặc ACT từ 25 điểm trở lên.
  • Tiếng Pháp: từ DELF-B1 trở lên hoặc TCF từ 300 điểm trở lên.
  • Tiếng Trung Quốc: từ HSK 4 [mức điểm từ 270] trở lên.
  • Tiếng Hàn Quốc: từ Topik 3 trở lên.
  • Tiếng Nhật Bản: từ N3 trở lên.

[Lưu ý: Nếu thí sinh có các Chứng chỉ quốc tế không được liệt kê ở trên, Hội đồng tuyển sinh sẽ xem xét và quyết định.]

             Điểm xét tuyển:

-   Điểm xét tuyển bao gồm:

  • Điểm quy đổi chứng chỉ quốc tế;
  • Tổng điểm trung bình chung học tập của 03 môn trong tổ hợp xét tuyển của Học viện thuộc 03 học kỳ bất kỳ trong 05 học kỳ [bao gồm học kỳ I và học kỳ II của năm lớp 10, 11 và học kỳ I năm lớp 12] đã lựa chọn để tham gia xét tuyển;

Tỷ lệ của các thành phần điểm được quy định cụ thể tại Đề án tuyển sinh năm 2022 của Học viện.

-   Điểm ưu tiên bao gồm:

  • Điểm ưu tiên về đối tượng và khu vực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
  • Điểm ưu tiên theo quy định của Học viện [phần V].

3.   Phương thức Xét tuyển dựa trên Kết quả học tập THPT đối với thí sinh: [1] Là học sinh trường THPT Chuyên/ Trọng điểm quốc gia; hoặc [2] Đoạt giải học sinh giỏi cấp Tỉnh/ Thành phố hoặc Tham gia Kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia/ Cuộc thi Khoa học kỹ thuật Quốc gia

       Chỉ tiêu: Dự kiến 15% tổng chỉ tiêu của mỗi ngành.

               Đối tượng: Thí sinh cần đáp ứng các điều kiện bắt buộc sau để được xét tuyển theo phương thức này:

-  Tốt nghiệp THPT;

-   Có điểm trung bình cộng kết quả học tập của 3 học kỳ bất kỳ trong 5 học kỳ lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8.0 trở lên;

-   Đáp ứng một trong các điều kiện sau:

  • Là học sinh trường THPT chuyên [theo Thông tư số 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15/02/2012 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT Chuyên], hoặc trường THPT trọng điểm quốc gia;
    • Đoạt giải Nhất, Nhì, Ba kỳ thi HSG cấp tỉnh/ thành phố lớp 10, lớp 11 hoặc lớp 12; hoặc Có tên trong danh sách tham gia kỳ thi HSG Quốc gia hoặc cuộc thi KHKT cấp Quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
-   Điểm xét tuyển bao gồm:
  • Tổng của điểm trung bình cộng kết quả học tập của 03 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của Học viện thuộc 03 học kỳ bất kỳ trong 05 học kỳ lớp 10, 11 và học kỳ I năm lớp 12 đã lựa chọn để tham gia xét tuyển;
  • Điểm ưu tiên [nếu có].

Tỷ lệ của các thành phần điểm được quy định cụ thể tại Đề án tuyển sinh năm 2022 của Học viện.

-   Điểm ưu tiên bao gồm:

  • Điểm ưu tiên về đối tượng và khu vực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
  • Điểm ưu tiên theo quy định của Học viện [phần V].
4.   Phương thức Xét tuyển dựa trên Kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022

       Chỉ tiêu: Dự kiến 25% tổng chỉ tiêu xét tuyển của mỗi ngành.

               Đối tượng: Thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 trên phạm vi toàn quốc.

Điểm xét tuyển:

-   Điểm xét tuyển bao gồm:

  • Tổng điểm của 03 môn thi trong tổ hợp xét tuyển;
    • Điểm ưu tiên về đối tượng và khu vực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo [nếu có].

Tỷ lệ của các thành phần điểm được quy định cụ thể tại Đề án tuyển sinh năm 2022 của Học viện.

5.    Phương thức Xét tuyển dựa trên Kết quả học tập THPT và Phỏng vấn đối với thí sinh: [1] Tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam; hoặc có thời gian học tập ở nước ngoài và ở Việt Nam, tốt nghiệp chương trình THPT ở Việt Nam và có Chứng chỉ quốc tế; hoặc [2] Có năng lực/ thành tích đặc biệt trong các lĩnh vực Văn hóa, Nghệ thuật, Khoa học, Thể thao, Báo chí - Truyền thông,… được cấp có thẩm quyền xác nhận [tương đương từ cấp Tỉnh/ Thành phố trở lên] và được Hội đồng Tuyển sinh xem xét và quyết định; hoặc [3] Đoạt giải trong các cuộc thi quốc tế trong các lĩnh vực được Hội đồng Tuyển sinh xem xét và quyết định

       Chỉ tiêu: Dự kiến 5% tổng chỉ tiêu xét tuyển của mỗi ngành.

                Đối tượng: Thí sinh cần đáp ứng một trong các điều kiện bắt buộc sau để được xét tuyển theo phương thức này:

a]    Tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài [đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam] ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam; hoặc có thời gian học tập ở nước ngoài và ở Việt Nam, tốt nghiệp chương trình THPT ở Việt Nam và có một trong các Chứng chỉ quốc tế còn giá trị sử dụng tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển sau đây:

  • Tiếng Anh: IELTS Academic từ 6.0 trở lên, hoặc TOEFL iBT từ 70 trở lên, hoặc các Chứng chỉ Cambridge English Qualifications từ 170 điểm trở lên, hoặc SAT từ 1200 trở lên, hoặc ACT từ 25 điểm trở lên.
  • Tiếng Pháp: từ DELF-B1 trở lên hoặc TCF từ 300 điểm trở lên.
  • Tiếng Trung Quốc: từ HSK 4 [mức điểm từ 270] trở lên.
  • Tiếng Hàn Quốc: từ Topik 3 trở lên.
  • Tiếng Nhật Bản: từ N3 trở lên.

[Lưu ý: Nếu thí sinh có các Chứng chỉ quốc tế không được liệt kê ở trên, Hội đồng tuyển sinh sẽ xem xét và quyết định.]

b]    Có năng lực/ thành tích đặc biệt trong các lĩnh vực Văn hóa, Nghệ thuật, Khoa học, Thể thao, Báo chí - Truyền thông,… được cấp có thẩm quyền xác nhận [tương đương từ cấp Tỉnh/ Thành phố trở lên] và được Hội đồng Tuyển sinh xem xét và quyết định.

c]   Đoạt giải trong các cuộc thi quốc tế trong các lĩnh vực được Hội đồng Tuyển sinh xem xét và quyết định.

Điểm xét tuyển:

-   Điểm xét tuyển đối với thí sinh thuộc đối tượng a bao gồm:

  • Điểm quy đổi Chứng chỉ quốc tế;
  • Điểm Phỏng vấn;
  • Điểm ưu tiên [nếu có].

Tỷ lệ của các thành phần điểm được quy định cụ thể tại Đề án tuyển sinh năm 2022 của Học viện.

-   Điểm xét tuyển đối với thí sinh thuộc đối tượng b và c bao gồm:

  • Tổng của điểm trung bình cộng kết quả học tập của 03 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của Học viện thuộc 03 học kỳ bất kỳ trong 05 học kỳ lớp 10, 11 và học kỳ I năm lớp 12 đã lựa chọn để tham gia xét tuyển;
  • Điểm Phỏng vấn;
  • Điểm ưu tiên [nếu có].

Tỷ lệ của các thành phần điểm được quy định cụ thể tại Đề án tuyển sinh năm 2022 của Học viện.

-   Điểm ưu tiên bao gồm:

  • Điểm ưu tiên về đối tượng và khu vực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
  • Điểm ưu tiên theo quy định của Học viện [phần V].

Theo TTHN

Video liên quan

Chủ Đề