Phương pháp quan sát trong tội phạm học

Phương pháp quan sát trong tội phạm học

– Là sự tri giác có chủ định các biểu hiện bề ngoài của con người để nhận xét, phán đoán các đặc điểm tâm lý của họ – Phương pháp quan sát được sử dụng phổ biến trong hoạt động tố tụng, VD quan sát các biểu cảm trên nét mặt của bị cáo và các hành vi của họ, Hội đồng xét xử có thể phán đoán thái độ của họ đối với hành vi mà họ đã thực hiện – Đặc điểm: + chủ thể tiến hành quan sát cũng có thể trở thành đối tượng bị quan sát. VD khi điều tra viên quan sát đối tượng thì đối tượng cũng quan sát lại điều tra viên + việc sử dụng phương pháp quan sát có thể gặp những trở ngại nhất định, vì đối tượng của quan sát có thế có những động tác giả để che đậy nội tâm của mình. VD 1 bị cáo tại phiên tòa có thể khóc nức nở và thể hiện sự hối hận 1 cách rất “nghệ thuật” mặc dù thật tâm không hề hối hận + điều kiện của hoạt động tư pháp có thể gây ra những tác động lớn đối với tâm tý của các chủ thể tham gia, vì vậy tâm lý của họ thường bộc lộ dưới rất nhiều sắc thái khác nhau

2. Phương pháp phỏng vấn cá nhân

– Là phương pháp thu thập thông tin về người phạm tội bằng cách trưng cầu ý kiến miệng – Hai hình thức phổ biến nhất của phỏng vấn là : + phỏng vấn tự do: không tuyên bố chủ đề và hình thức đàm thoại + phỏng vấn chuẩn mực hóa: gần giống với điều tra bằng bảng câu hỏi – Khi tiến hành phỏng vấn cần chú ý: + người tiến hành phỏng vấn nên đưa ra những câu hỏi rành mạch, rõ ràng + trong trường hợp cần thiết cần tạo ra 1 không khí thẳng thắn và tin tưởng để tranh thủ sự hợp tác của những người được hỏi

3. Phương pháp thực nghiệm

– Là phương pháp mà chủ thể chủ động tạo ra tình huống nhằm làm xuất hiện ở đối tượng những hiện tượng tâm lý cần quan tâm, tiến hành đo đạc, định lượng chúng 1 cách khách quan – Có nhiều loại thực nghiệm: + thực nghiệm tự nhiên: là thực nghiệm dựa vào những điều kiện hoàn cảnh trong cuộc sống và hoạt động của đối tượng. Trong hoạt động tố tụng thì các thực nghiệm chủ yếu là thực nghiệm tự nhiên, VD thực nghiệm diễn lại hành động, + thực nghiệm giáo dục: nhằm phát triển, rèn luyện hoặc uốn nắn những phẩm chất tâm lý nào đó ở đối tượng. Thường được sử dụng trong quá trình giam giữ cải tạo phạm nhân + thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: nghiên cứu những đặc điểm tâm lý nhất định, được tiến hành trong những phòng được bố trí đặc biệt với máy móc, thiết bị tinh vi – Trong thực tế thường thực hiện thực nghiệm nhiều lần và phối hợp với các phương pháp khác

4. Phương pháp điều tra bảng hỏi cá nhân

– Là phương pháp dùng 1 bảng câu hỏi chung cho 1 số lớn đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến chủ quan của họ về 1 vấn đề nào đó – Sử dụng phương pháp này có thể trong 1 thời gian ngắn thu thập được ý kiến của nhiều người, nhưng là ý kiến chủ quan. Do đó để có được thông tin có giá trị thì cần soạn kỹ bảng câu hỏi và hướng dẫn trả lời. – Dựa vào phiếu điều tra sẽ giúp nghiên cứu những nguyên nhân tâm lý xã hội của hành vi phạm tội cụ thể và đặc điểm nhân cách của người phạm tội.

5. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động

– Là việc dựa vào phân tích kết quả, sản phẩm hoạt động có thể rút ra những kết quả luận về tâm lý nhân cách của người đã làm ra sản phẩm đó. Chẳng hạn thông qua bài thi của 1 học viên mà phán đoán 1 số nét về tâm lý của họ như: thái độ đối với môn học, hiểu biết xã hội, khả năng tư duy, … – Trong hoạt động tố tụng, khi phân tích đánh giá những dấu vết phát hiện được trên hiện trường, công cụ phạm tội, hậu quả mà hành vi phạm tội gây ra, … ta có thể xác định được động cơ, mục đích, diễn biến hành vi, ý chí, thói quen, trạng thái tâm lý của cá nhân đã thực hiện hành vi phạm tội. Ở một số nước, các chuyên gia tội phạm đã căn cứ vào cách thức thực hiện hành vi phạm tội, các dấu vết của hành vi, … mà xây dựng chân dung tâm lý của đối tượng phạm tội

6. Phương pháp trắc nghiệm

– Là phương pháp chẩn đoán tâm lý, có sử dụng những câu hỏi và bài tập được chuẩn hóa (các test) theo những thang nhất định – Trắc nhiệm cho phép với độ chính xác nhất định, xác định được mức độ hiện tại các hiểu biết và đặc điểm nhân cách của người phạm tội – Quá trình trắc nghiệm có thể chia làm 3 giai đoạn: + lựa chọn trắc nghiệm (xác định mục đích trắc nghiệm, mức độ tin cậy và độc xác thực của test) + tiến hành trắc nghiệm + xử lý kết quả thu được

7. Phương pháp nghiên cứu văn bản, hồ sơ, tài liệu

– Là phương pháp tìm hiểu tâm lý người phạm tội thông qua việc hệ thống hóa các thông tin về quan hệ, về môi trường sống, hoạt động của người phạm tội – yếu tố có ý nghĩa quyết định nội dung, phẩm chất tâm lý người phạm tội. – Vì vậy việc nghiên cứu này giúp ta có cơ sở để phát hiện các phẩm chất tâm lý của người phạm tội như: trình độ học vấn, kinh nghiệm, nghề nghiệp, vốn sống xã hội, quan điểm chống đối, …

8. Phương pháp phân tích trường hợp điển hình (case study)

– Là phương pháp được sử dụng rất phổ biến trong các ngành giáo dục học, xã hội học, quản trị học, luật học và y học – Mục tiêu cơ bản của phương pháp này là tìm hiểu rõ về trường hợp nghiên cứu bằng cách theo dõi sát sao và toàn diện trường hợp đã chọn trong 1 thời gian đủ dài và ngay tại môi trường tự nhiên của nó. – Kết quả nghiên cứu trường hợp điển hình cho phép nhà nghiên cứu đưa ra lời giải thích tại sao mọi việc xảy ra như đã xảy ra, và thông qua đó xác định các vấn đề quan trọng cần được tiếp tục nghiên cứu rộng rãi hơn trong tương lai.

Bài viết trên đây giúp bạn hiểu thêm về phương pháp nghiên cứu của tâm lý học tội phạm rõ ràng hơn. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn thêm những kiến thức về tâm lý học tội phạm nói riêng và tâm lý học nói chung.

1. Khái niệm

Trên thế giới có rất nhiều các khái niệm khác nhau về tội phạm học. Ở Việt Nam, trong các tài liệu về tội phạm học, định nghĩa về tội phạm học được đău ra tương đối thống nhất, trong đó nhấn mạnh đối tưởng nghiên cứu của tội phạm học là tội phạm và người phạm tội, nguyên nhân của tội phạm và các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm. Ta có thể rút ra định nghĩa tội phạm học như sau:

Tội phạm học là khoa học liên ngành, thực nghiệm nghiên cứu về tội phạm, nguyên nhân của tội phạm và kiểm soát tội phạm nhằm mục đích phòng ngừa tội phạm.

2. Đối tượng nghiên cứu

Tình hình tội phạm được tội phạm học nghiên cứu ở góc độ là 1 hiện tượng xã hội pháp lý, được hình thành từ 1 thể thống nhất của các tội phạm cụ thể đã xảy ra trong xã hội . Tội phạm học nghiên cứu tình hình tội phạm để làm sáng tỏ những đặc điểm thuộc tính của tình hình tội phạm, những thông số cơ bản của tình hình tội phạm.

– Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm được tội phạm học nghiên cứu là những hiện tượng có khả năng làm  phát sinh tồn tại tình hình tội phạm trong xã hội  dựng được các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Trong những nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tình hình tội phạm, tội phạm học tập trung vào 2 nhóm nhân tố chính: Nguyên nhân và điều kiện mang tính xã hội (tình hình thất nghiệp, nền kinh tế khó khăn, tâm lý văn hóa … ). Nguyên nhân và điều kiện mang tính pháp lý hình sự (việc vận hành của hệ thống pháp luật, cơ chế áp dụng, sửa đổi bộ luật hình sự …)

– Nghiên cứu những đặc điểm thuộc nhân thân người phạm tội về nhân thân người phạm tội có vai trò trong việc phạm tội để lý giải được nguyên nhân phạm tội. Nhân thân người phạm tội được tội phạm học nghiên cứu bao gồm những đặc điểm đặc trưng điển hình phản ánh bản chất xã hội của người phạm tội và những đặc điểm này có vai trò quan trọng trong cơ chế của hành vi phạm tội và góp phần phát sinh 1 tội phạm cụ thể.

– Phòng ngừa tội phạm được tội phạm học nghiên cứu bao gồm: Các biện pháp phòng ngừa tội phạm, các nguyên tắc tiến hành họat động phòng ngừa, hệ thống các chủ thể tham gia vào hoạt động phòng ngừa, vấn đề dự báo tội phạm, vấn đề kế hoạch hóa hoạt động phòng ngừa tội phạm trong xã hội nhằm có thể kiểm soát được tình hình tội phạm trong xã hội

3. Phương pháp nghiên cứu

a/  Phương pháp luận.

Phương pháp luận của tội phạm học là hệ thống các khái niệm các luận điểm, nguyên tắc quy luật phạm trù của triết học Mác – Lênin và của các ngành khoa học xã hội như xã hội học, tâm lý học cho ta phương thức nghiên cứu đối tượng của tội phạm học và trở thành phương pháp luận của tội phạm học

b/ Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu của tội phạm học là các phương pháp, biện pháp, cách thức cụ thể được sử dụng để thu thập xử lý và phân tích thông tin về những vấn đề mà tội phạm học nghiên cứu.

+ Phương pháp pháp lý: Xuất phát từ tính chất của tội phạm học là một ngành khoa học pháp lý xã hội học mà nó sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu là phương pháp pháp lý và phương pháp xã hội học.

– Các phương pháp pháp lý như phương pháp hệ thống; phương pháp so sánh lịch sử; phương pháp phân tích hiệu quả của hoạt động lập pháp và hiệu quả áp dụng pháp luật.

– Các phương pháp xã hội học như phương pháp thống kê; phương pháp phiếu điều tra; phương pháp phỏng vấn; phương pháp quan sát, thực nghiệm, nghiên cứu tội phạm học chọn lọc.

+ Phương pháp thống kê hình sự; Là phương pháp được sử dụng để thu thập và phân tích các số liệu về tình hình tội phạm và những vấn đề có liên quan đến tình hình tội phạm (đây là một phương pháp quan trọng trong tội phạm học).

– Nhiệm vụ của phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê đưa ra các số liệu về thực trạng và động thái của tình hình tội phạm theo các chỉ số tuyệt đối và tương đối về thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm của tình hình tội phạm về hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật.

– Xác định mối liên hệ sự phụ thuộc, sự tương quan giữa các số liệu thống kê của tình trang và động thái của tình hình tội phạm với sự phát triển của các quá trình hiện tượng này hoặc các quá trình hiện tượng khác. Các mối liên hẹ sự phụ thuộc của thực trạng và động thái của tình hình tội phạm với hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật.

– Xác định khuynh hướng phát triển của tình hình tội phạm và của các nhân tố quyết định nó từ đó đưa ra các dự báo về tình hình tội phạm. 

– Làm sáng tỏ những mặt tích cực những mặt hạn chế trong thực tiễn đấu tranh với tình hình tội phạm góp phần soạn thảo các kiến nghị và đề nghị về phần hoàn thiện công tác đó. Đáp ứng các yêu cầu và đòi hỏi của xã hội.

+ Phương pháp nghiên cứu tội phạm học chọn lọc.

– Khái niệm: là phương pháp nghiên cứu các bộ phận của đối tượng để đưa ra đặc điểm cái toàn thể về đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ của phương pháp này là bổ sung cho phương pháp thống kê.

– Phương pháp thống kê chỉ thống kê số liệu không đi sâu vào nghiên cứu tính chất tội phạm, phương pháp nghiên cứu tội phạm học chọn lọc đi sâu nghiên cứu tìm hiểu bản chất, thủ đoạn của tội phạm.

+ Phương pháp phiếu điều tra:

– Phương pháp phiếu điều tra là phương pháp thu thập phân tích, các tài liệu thu được từ những người được hỏi bằng phiếu điều tra có các câu hỏi được ghi sẵn.

– Nhiệm vụ : Bổ sung cho phương pháp thống kê.

– Mục đích : Nghiên cứu tội phạm ẩn, nghiên cứu nguyên nhân điều kiện phạm tội, hoàn cảnh người phạm tội…

Phiếu điều tra có ba dạng câu hỏi : câu hỏi mở, câu hỏi đóng và câu hỏi đóng mở. 

+ Phương pháp đối thoại 

– Là phương pháp mà người nghiên cứu trực tiếp hỏi và người được hỏi trả lời bằng hình thức nói.

+ Phương pháp quan sát 

– Là phương pháp nghiên cứu đối tượng bằng mắt để thu nhận những thông tin cần nghiên cứu.

– Mục đích : chủ yếu là để nghiên cứu phương pháp phòng ngừa.

Ngoài ra người ta còn sử dụng phương pháp toán học, logic học, tâm lý học,… để nghiên cứu tội phạm học.