Phương pháp giảng dạy tiếng Anh mầm non

Ngày nay, cha mẹ ngày càng chú trọng vào việc cho con trẻ tiếp xúc với tiếng Anh ngay từ giai đoạn đầu. Nhiều trẻ em ở lứa tuổi mầm non hay mẫu giáo đã có cơ hội làm quen và “chập chững” các bài học tiếng Anh đầu tiên. Tuy nhiên, cha mẹ không khỏi gặp khó khăn trong quá trình lựa chọn các phương pháp giảng dạy tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh toàn diện cho bé ở thời điểm quan trọng này. Do đó, trong bài viết dưới đây, Language Link Academic sẽ chia sẻ các phương pháp giảng dạy tiếng Anh toàn diện cho con trẻ ở lứa tuổi mầm non và mẫu giáo.

Nhiều bậc phụ huynh đã chú trọng đến quá trình học tiếng Anh toàn diện cho bé ngay từ giai đoạn đầu

1. Ứng dụng Internet và các thiết bị thông minh trong quá trình học tiếng Anh

Việc áp dụng sự phát triển của Internet và các thiết bị hiện đại có thể đem lại nhiều thuận lợi trong quá trình học tiếng Anh của bé. Các trò chơi, website học tiếng Anh trực tuyến, ứng dụng hay phần mềm học tiếng Anh đều là những lựa chọn thú vị khi bé và tất cả thành viên trong gia đình có thể cùng nhau học mọi lúc mọi nơi. 

Điều này không chỉ giúp cha mẹ theo dõi tiến trình học của trẻ mà chính phụ huynh còn có thể tham gia vào việc học tiếng Anh cũng như giúp đỡ, động viên để con nhanh tiến bộ.

Tham khảo các trò chơi học tiếng Anh trực tuyến tại bài viết: Các trò chơi ứng dụng thú vị nhất khi dạy tiếng Anh mẫu giáo 5 tuổi

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể đọc thêm bài viết Vui học tiếng Anh cùng các phần mềm học tiếng Anh cho bé mẫu giáo về các phần mềm và ứng dụng học tiếng Anh cho trẻ em để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

2. Gia tăng tính chủ động cho bé trong việc học tiếng Anh toàn diện

Với các buổi học trên trường phổ thông, trẻ sẽ tiếp thu kiến thức nhanh hơn thông qua việc làm quen trước với những nội dung bài học sắp diễn ra. Phụ huynh có thể cho trẻ xem trước nội dung các bài tập tiếng Anh, giải thích qua cho trẻ các kiến thức mới và quan trọng. Ngoài ra, nhờ việc chuẩn bị kỹ càng trước khi đi lớp, con trẻ cũng sẽ có nhiều thời gian để tương tác và trò chuyện với giáo viên bằng tiếng Anh nhiều hơn.

Khi ở nhà, phụ huynh cũng có thể gia tăng tính chủ động của bé khi yêu cầu trẻ sử dụng tiếng Anh hoàn toàn tại nhà, ngay cả trong các hoạt động sinh hoạt đời thường nhất. Bé có thể chào buổi sáng cha mẹ bằng một câu tiếng Anh, sử dụng hoàn toàn ngoại ngữ để nêu ra các yêu cầu và thắc mắc với cha mẹ.

Cha mẹ nên động viên, giúp trẻ tự tin và chủ động khi sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày

3. Học tiếng Anh toàn diện cho bé bằng ngôn ngữ Parentese

Trong quá trình này, phụ huynh có thể sử dụng ngôn ngữ Parentese – một hình thức nói chuyện được dành riêng cho con trẻ nhằm khuyến khích và đem lại nhiều cơ hội giao tiếp cho bé. Bằng lối nói âu yếm, nhẹ nhàng, phụ huynh có thể thu hút trẻ vào cuộc hội thoại bằng tiếng Anh với các hoạt động:

  • Nói thật to các hoạt động vừa diễn ra. Ví dụ :”I like the red one. I will pick it”. (Mẹ thích cái màu đỏ. Mẹ sẽ chọn nó” hay “Look. The cat is running”. (Nhìn kìa, con mèo đang chạy). 
  • Lặp lại các từ ngữ được sử dụng thường xuyên trong các cuộc hội thoại với con trẻ. Các cụm từ như Cảm ơn, Xin lỗi, Lấy làm tiếc,… trong tiếng Anh dù đơn giản nhưng giúp trẻ học được nhiều điều về tính lịch sự trong giao tiếp.
  • Mở rộng cuộc hội thoại với con trẻ. Trẻ có thể nói bất cứ điều gì bật ra trong đầu chúng – những nội dung ngây ngô, đơn giản và đôi lúc khiến người lớn phải bật cười. Tuy nhiên, cha mẹ có thể tận dụng các ngôn ngữ “nhỏ bé” này để xây dựng các cuộc hội thoại lớn hơn. 
  • Cha mẹ nên giữ tốc độ nói chậm, rõ ràng và nên nhấn mạnh vào các từ mới một cách tự nhiên. 
  • Sử dụng một cụm từ nhất định trong quá trình tổ chức các hoạt động tương đồng. Ví dụ, khi cho trẻ tham gia các trò chơi vận động, phụ huynh có thể lặp lại các cụm như “Are you ready?”, “Let’s go”, … Hay khi bắt đầu giờ đọc truyện bằng tiếng Anh cho trẻ, cha mẹ có thể thông báo “It’s time for reading books”,…
  • Ngoài ra, phụ huynh nên có những biểu cảm đa dạng khi nói chuyện bằng tiếng Anh với trẻ. “It’s sweet”, “It’s salty”, “It’s so delicious”, “I love that”, “I don’t like it”,… hãy cố gắng biểu lộ cảm xúc khi giao tiếp với trẻ, bởi lẽ, đây cũng là cách giúp các bé ghi nhớ từ mới.

Sử dụng ngôn ngữ Parentese khi trò chuyện với trẻ sẽ tác động hiệu quả tới khả năng ngoại ngữ của các bé

Đọc thêm:

Việc phát triển tiếng Anh toàn diện cho bé không hề đơn giản. Tuy nhiên, cha mẹ có thể hỗ trợ và giúp đỡ trẻ bằng một số phương pháp được chia sẻ trên đây nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong quá trình trẻ học tiếng Anh. 

Tải xuống MIỄN PHÍ ngay
Bộ tài liệu học tốt tiếng Anh độc quyền của Language Link Academic (cập nhật 2020)!

Phương pháp giảng dạy tiếng Anh mầm non

Kiểm tra tiếng Anh miễn phí ngay cùng chuyên gia khảo thí đến từ Anh Quốc & nhận những phần quà hấp dẫn!

Phương pháp giảng dạy tiếng Anh mầm non

0981 845 299

Trẻ mầm non học tiếng anh có được không? Cho trẻ học tiếng anh sớm có tốt không? Phương pháp dạy tiếng anh cho trẻ ra sao? Đó là thắc mắc chung của đa số phụ huynh hiện nay. Khi trẻ lớn lên từ 2 đến 3 tuổi thì chúng đã có khả năng tiếp thu được một ngoại ngữ mới song song với tiếng mẹ đẻ. Do vậy nên cho trẻ học tiếng Anh sớm là điều rất tốt tuy nhiên phải có cách dạy đúng đắn và phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Bài viết hôm nay Việt Mỹ sẽ Hướng dẫn dạy tiếng anh mầm non cho trẻ mầm non thế nào là phù hợp cho quý thầy cô hiểu rõ hơn về vấn đề này.

TRẺ MẦM NON HỌC TIẾNG ANH NHƯ THẾ NÀO?

Khoa học đã chứng minh rằng, trẻ em ở giai đoạn từ 2 đến 3 tuổi là giai đoạn tốt nhất để bé bắt đầu học ngoại ngữ. Đây là giai đoạn mà trẻ có thể hiểu và phát âm ngoại ngữ một cách chuẩn xác nhất. Bởi vậy không khó hiểu khi đa số bậc cha mẹ hiện nay mong muốn con của mình tiếp xúc với tiếng Anh song song với tiếng Việt từ bé. Và lưu ý hãy hướng dẫn cho trẻ học tiếng anh một cách đúng đắn.

Trẻ nhỏ tiếp thu ngôn ngữ mới một cách rất tự nhiên. Các bé tiếp nhận ngôn ngữ được dạy mà không nhận thức được rằng mình đang học ngôn ngữ đó. Trong giai đoạn này, khả năng bắt chước của các bé rất nhanh và tự tìm ra các quy tắc cá nhân để nhớ nó tốt hơn. Có thể nói trẻ nhỏ học tiếng Anh giai đoạn này còn dễ hơn cả người lớn đấy.

>> Có thể bạn sẽ thích:

Bàn ghế mầm non chất lượng cao cho trẻ

Giường ngủ mầm non mẫu mã đẹp cho bé yêu

Bộ cầu trượt liên hoàn cho trẻ mẫu giáo đa năng

LỢI ÍCH CỦA VIỆC HỌC TIẾNG ANH SỚM CHO TRẺ

Khi được học tiếng Anh từ nhỏ, khả năng phát âm tiếng Anh của bé sẽ rất chuẩn và chính xác. Nếu được dạy một cách đúng đắn và phù hợp thì trẻ có thể phát âm tốt giống như người bản xứ. Ngoài ra khả năng sử dụng tiếng Anh của trẻ sẽ linh hoạt hơn, mềm mại hơn so với việc học tiếng Anh bằng ý thức.

Những trẻ có cơ hội học ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ ngay từ nhỏ sẽ sử dụng chiến lược học ngôn ngữ bẩm sinh này để học các ngôn ngữ khác. Các bé sẽ học ngôn ngữ thứ ba, thứ tư… một cách dễ dàng hơn.

Khi trẻ tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên thay vì một cách có ý thức thì những trẻ này sẽ có khả năng cảm thụ ngôn ngữ và văn hóa tốt hơn rất nhiều.

PHƯƠNG PHÁP DẠY TIẾNG ANH CHO TRẺ MẦM NON

Khi dạy tiếng Anh cho trẻ thì nguồn tiếng Anh phải đảm bảo đúng chuẩn (băng đĩa, người bản xứ dạy…) Nếu trẻ phát âm sai từ nhỏ thì sau này rất khó để sửa lại. Hàng ngày chúng ta nên bật băng cho trẻ nghe từ 10 – 15 phút để trẻ tiếp xúc và gần gũi hơn với môi trường tiếng Anh. Đó có thể là những bài hát đơn giản, vui nhộn nhịp điệu tươi vui để bé có thể vừa vận động và vừa học hát một cách tự nhiên nhất.

Hãy cho trẻ làm quen với các từ khóa mới thông qua tranh ảnh, vật minh họa cụ thể. Ví dụ chỉ vào trái táo nói an apple, nhìn hình con chó nói a dog…

Khi dạy tiếng Anh cho trẻ bạn không giải nghĩa tiếng Việt cho trẻ mà hãy để trẻ hiểu bằng khái niệm. Ví dụ như không được giải thích dog là con chó mà thay vào đó hãy giải thích con chó là động vật có nhiều lông, hay sủa gâu gâu, vẫy đuôi mỗi khi nhìn thấy chủ của nó…

6 NGUYÊN TẮC VÀNG TRONG VIỆC DẠY TIẾNG ANH CHO TRẺ MẦM NON

Nguyên tắc thứ 1 – Chơi hơn dạy

Đừng dạy tiếng Anh cho trẻ cố định theo một giáo trình nào cả mà hãy tạo ra một sân chơi tiếng Anh đa dạng nhiều màu sắc cho trẻ dễ tiếp thu hơn.

Bạn hãy hướng dẫn cho bé cách làm chủ sân chơi đó và từng bước bổ sung các hoạt động khác nhau tùy vào theo khả năng tiếp thu của của trẻ ít hay nhiều.

Nguyên tắc thứ 2 – Hoạt động, hình ảnh nhiều hơn lý thuyết

Các hình ảnh minh họa sinh động, các trò chơi, học hát, diễn kịch… là những hoạt động giúp trẻ tiếp nhận tiếng Anh một cách tốt nhất. Không chỉ vậy nhờ vào những hoạt động này sẽ giúp cho trẻ trở nên tự tin hơn và xây dựng cá tính riêng cho mình.

Nguyên tắc thứ 3 – Nói nhiều hơn nghe viết

Thực tế cho thấy kỹ năng nói thường dễ học và dễ bắt chước hơn là kỹ năng viết. Khi trẻ học nói tốt, sẽ xây dựng tâm lý tự tin hơn khi nói tiếng Anh. Nói tốt, phát âm chuẩn thì sẽ dẫn đến nghe tốt, từ đó giúp cho việc viết tiếng Anh cũng dễ dàng hơn. Do vậy ngay từ đầu chúng ta hãy giúp trẻ phát ẩm tiếng Anh một cách chuẩn xác nhất.

Nguyên tắc thứ 4 – Phân biệt rạch ròi hai ngôn ngữ (Anh – Việt)

Mặc dù đây là giai đoạn mà trẻ nhận thức ngôn ngữ mới rất nhanh và tốt. Tuy nhiên nếu như cách dạy song ngữ của bạn không tốt sẽ dễ khiến trẻ bị loạn ngữ, nói lẫn lộn. Vì vậy hãy giúp trẻ phân biệt rõ ràng đâu là tiếng Anh, đâu là tiếng Việt. Không được lạm dụng ngôn ngữ để nói câu một nửa tiếng Anh, một nửa tiếng Việt.

Nguyên tắc thứ 5- Hãy khuyến khích, động viên trẻ

Trẻ con rất thích được động viên và khen thưởng. Vì vậy sau mỗi bài học tiếng anh bạn hãy động viên con trẻ bằng những lời nói khích lệ, thưởng cho chúng những món quà nhỏ như kẹo, quả, đồ chơi hoặc cho trẻ những điểm số cao. Những điều này sẽ khích lệ tinh thần của trẻ để trẻ cố gắng học tốt và có tinh thần ham học hỏi hơn.

Nguyên tắc thứ 6 – Hãy kiên trì dạy ngoại ngữ cho bé

Học song ngữ là công việc không hề đơn giản chút nào, nó đòi hỏi không chỉ nhận thức của trẻ phải tốt mà còn cả sự kiên trì của bố mẹ và thầy cô dạy. Đừng sốt ruột đòi hỏi có kết quả ngay vì học ngôn ngữ là công việc lâu dài, người xưa có câu” mưa ngâu thấm đất”.

>> Xem thêm:

Các bài thơ cho trẻ mầm non hay nhất

Hướng dẫn trang trí các góc lớp mầm non

Trên đây là những chia sẻ của thiết bị mầm non Việt Mỹ về cách dạy tiếng anh mầm non cho trẻ đúng cách và hiệu quả nhất. Để c1o hiệu quả tốt hơn trong việc học tiếng Anh, cha mẹ , thầy cô hãy trang bị cho bé những thiết bị mầm non hỗ trợ cho việc học. Ví dụ như các bộ đồ chơi, ghép hình, xếp chữ bằng tiếng Anh… Hãy để cho trẻ chơi với tiếng Anh thay vì bắt trẻ học tiếng Anh cứng ngắc. Nhớ theo dõi và ghé thăm thiết bị mầm non Việt Mỹ để cập nhật những tin tức bổ ích hằng ngày cho con em mình nhé!