Phương pháp điều chỉnh của Luật giao thông đường bộ

I. Lào

1. Tên gọi: Luật giao thông đường bộ;

2. Mục tiêu Luật: Quy định các nguyên tắc, quy định và tiêu chuẩn về tổ chức, hoạt động, quản lý, giám sát và kiểm tra giao thông đường bộ để quản lý giao thông và sử dụng phương tiện đường bộ thuận lợi, an toàn, thông suốt, trật tự, nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông, giảm thiểu lưu lượng giao thông, quy định các dịch vụ, công tác bảo dưỡng sửa chữa công trình đường phố, bảo vệ môi trường, tính mạng, tài sản cá nhân và cộng đồng, góp phần bảo vệ quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

3. Phạm vi điều chỉnh: Luật quy định về quy tắc giao thông đường bộ, điều khiển phương tiện, hệ thống biển báo giao thông, người tham gia giao thông, chức năng quản lý Nhà nước của lực lượng Công an, công tác quản lý phương tiện

4. Đối tượng áp dụng: Luật quy định về Luật dùng cho cá nhân, tổ chức cả trong và ngoài nước có liên quan đến việc quản lý giao thông, việc xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo thuận lợi vận hành giao thông đường bộ tại CHDCND Lào.

II. Campuchia

1. Tên gọi: Luật giao thông đường bộ;

2. Mục tiêu Luật [Objective and Goal]: Nhằm bảo đảm trật tự và an toàn giao thông đường bộ và bảo vệ sức khỏe con người, cuộc sống, động vật, tài sản và môi trường. Mục tiêu: Nâng cao nhận thức về an toàn đường bộ, quản lý an toàn giao thông đường bộ; Giữ gìn trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Hạn chế hành vi vi phạm của người tham gia giao thông.

3. Phạm vi điều chỉnh: Luật quy định về tất cả các hoạt động liên quan đến giao thông đường bộ ở Campuchia: tín hiệu giao thông, người điều khiển phương tiện; việc quản lý giấy phép và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cơ quan chức năng.

4. Đối tượng áp dụng: Tất cả các công dân, cá nhân, tổ chức đang sinh sống, làm việc trên Vương quốc Campuchia.

III. Singapore

1. Tên Luật: Luật giao thông đường bộ [Đạo Luật giao thông đường bộ].

2. Mục tiêu: Quy định giao thông đường bộ, việc sử dụng phương tiện và người tham gia giao thông và cho các mục đích liên quan khác sau đó.

3. Phạm vi điều chỉnh: Quy định việc sử dụng phương tiện giao thông, người sử dụng đường bộ và các mục đích liên quan khác.

4. Đối tượng áp dụng: cư dân Singapore, hoặc được coi là đã cư trú tại Singapore, hoặc đã cư trú tại Singapore liên tục 6 tháng.

IV. Trung Quốc

1. Tên gọi: Luật an toàn giao thông đường bộ Trung Quốc;

2. Mục tiêu: Luật nhằm mục đích duy trì trật tự giao thông đường bộ, đưa ra những cảnh báo nhằm phòng ngừa và hạn chế tai nạn giao thông; bảo đảm an toàn cho người, tài sản cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, các tổ chức hợp pháp, tăng cường tính hiệu quả của hệ thống đường xá.

3. Phạm vi điều chỉnh: Luật quy định về phương tiện và người điều khiển phương tiện; việc giám sát thi hành pháp luật cũng như trách nhiệm pháp lý của các bên liên quan trong quản lý giao thông đường bộ.

4. Đối tượng áp dụng: Trên lãnh thổ Trung Quốc. Người điều khiển phương tiện, người đi bộ, hành khách, các cá nhân và tổ chức khi tham gia giao thông phải tuân thủ theo Luật.

V. Hàn Quốc

1. Tên Luật: Luật Giao thông đường bộ [Đạo Luật].

2. Mục tiêu Luật: Nhằm đảm bảo giao thông an toàn và thông suốt thông qua việc ngăn cản và loại bỏ các nguy cơ và các yếu tố gây cản trở giao thông trên đường.

3. Phạm vi điều chỉnh: Luật quy định về người tham gia giao thông, các phạm trù về đường bộ, các phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

4. Đối tượng áp dụng: Luật áp dụng đối với tất cả cư dân Hàn Quốc trong và ngoài nước và những người đang sinh sống và làm việc trên lãnh thổ Hàn Quốc [người nước ngoài].

VI. Nhật Bản

1. Tên Luật: Luật giao thông đường bộ.

2. Mục tiêu Luật: Mục tiêu của luật này là để ngăn chặn các nguy hiểm trên đường và đảm bảo sự an toàn và lưu thông của giao thông, cũng như góp phần ngăn ngừa ùn tắc phát sinh từ giao thông đường bộ.

3. Phạm vi điều chỉnh: Luật quy định về quy tắc giao thông, quy tắc cho người tham gia giao thông; quy định về biển báo hiệu; quy định về bằng lái xe, đào tạo lái xe; các biện pháp đảm bảo an toàn cho người tham giao thông

4. Đối tượng áp dụng: Cho tất cả mọi người trên đất nước Nhật Bản [kể cả người Nhật hay người nước ngoài].

VII. Nga

1. Tên Luật: Luật Liên bang Nga về an toàn giao thông đường bộ.

2. Mục tiêu của Luật: Luật xác định khung pháp lý để đảm bảo an toàn đường bộ trên lãnh thổ liên bang Nga. Mục tiêu của Luật là bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản của công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, cũng như bảo vệ lợi ích của xã hội và nhà nước bằng cách ngăn ngừa tai nạn giao thông và giảm mức độ nghiêm trọng của hậu quả.

3. Phạm vi điều chỉnh: Luật quy định về trách nhiệm của Nhà nước trong đảm bảo an toàn giao thông đường bộ và trách nhiệm của công dân khi tham gia giao thông đường bộ. Quy định về người tham gia giao thông, phương tiện tham gia giao thông; điều kiện an toàn tham gia giao thông; hoạt động quản lý giao thông; quản lý giấy phép lái xe và người điều khiển phương tiện

4. Đối tượng áp dụng: áp dụng cho công dân trên toàn lãnh thổ Liên bang Nga.

VIII. Đức

1. Tên Luật: Đạo luật giao thông đường bộ;

2. Mục tiêu: Để đảm bảo người tham gia giao thông tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông; nhằm ngăn chặn những mối nguy hiểm tiềm ẩn cho giao thông và đảm bảo sự an toàn cho giao thông.

3. Phạm vi điều chỉnh: Quy định về phương tiện, quyền và nghĩa vụ của người lái xe, hệ thống biển báo hiệu; giấy phép lái xe; việc đăng ký phương tiện; trách nhiệm và thẩm quyền và giới hạn của cơ quan chức năng trong quản lý giao thông đường bộ

4. Đối tượng áp dụng: Công dân tại Đức.

IX. Australia

1. Tên Luật: Đạo Luật giao thông đường bộ [của Đặc khu hành chính Thủ đô Canberra].

2. Mục tiêu của Luật: Nhằm tạo thuận lợi cho việc áp dụng các quy tắc đường bộ thống nhất quốc gia trong toàn lãnh thổ nước Úc, để cung cấp các vấn đề khác liên quan đến an toàn và quản lý giao thông trên đường bộ và các khu vực liên quan đến đường và cho các mục đích khác.

3. Phạm vi điều chỉnh,: Luật quy định về các quy tắc giao thông, người tham gia giao thông, thiết bị điều khiển giao thông; quy định về an toàn và quản lý giao thông.

4. Đối tượng áp dụng: Áp dụng cho công dân sinh sống và làm việc tại bang [bao gồm cả người nước ngoài, hoặc công dân các bang khác vi phạm Luật tại bang].

BBT

Video liên quan

Chủ Đề