Đề bài - giải đề thi hết học kì ii hóa học 8 thcs hợp giang

d] Nếu cho toàn bộ lượng khí H2vừa sinh ra ở phản ứng trên đi qua ống nghiệm chứa 24 gam sắt [III] oxit, đun nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được bao nhiêu gam sắt?

Đề bài

Câu 1 : Cho các oxit sau: FeO; N2O5; SO­3; BaO. Hãy phân loại và gọi tên các oxit trên.

Câu 2 : Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau và cho biết chúng thuộc loại phản ứng hóa học nào?

a] KClO3----> KCl + O2

b] H2+ O2----> H2O

c] H2+ CuO ----> Cu + H2O

d] H2O + Na2O ----> NaOH

Câu 3 : Nêu phương pháp hoá học nhận biết ba chất sau đựng riêng trong ba lọ mất nhãn: Nước cất, dung dịch H3PO4, dung dịch NaOH.

Câu 4 : Viết phương trình hoá học xảy ra khi cho các chất sau tác dụng với nước: Ca, K2O.

Câu 5 : Em hãy đề xuất 4 biện pháp để bảo vệ bầu không khí trong lành tránh ô nhiễm?

Câu 6 :

Cho 19,5 gam kẽm [Zn] vào bình chứa dung dịch axit clohiđric [HCl] dư.

a] Viết phương trình hóa học của phản ứng.

b] Tính khối lượng ZnCl2tạo thành?

c] Tính thể tích khí H2thoát ra [ở đktc]?

d] Nếu cho toàn bộ lượng khí H2vừa sinh ra ở phản ứng trên đi qua ống nghiệm chứa 24 gam sắt [III] oxit, đun nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được bao nhiêu gam sắt?

[Zn = 65; H = 1; Cl = 35,5; Fe = 56; O = 16]

--- HẾT ---

Lời giải chi tiết

Câu 1

Phương pháp:

Oxit axit là oxit của phi kim.

Tên gọi oxit axit: tên phi kim [có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim] + oxit [có tiền tố chỉ số lượng nguyên tử oxi].

Oxit bazơ là oxit của kim loại.

Tên gọi của oxit bazơ: Tên kim loại [nếu kim loại nhiều hóa trịkèm theo hóa trị] + oxit.

Cách giải:

* Oxit axit:

+ N2O5: đinitơ pentaoxit.

+ SO3: lưu huỳnh trioxit.

* Oxit bazơ:

+ FeO : sắt [II] oxit.

+ BaO : bari oxit.

Câu 2

Phương pháp:

Dựa vào tính chất hóa học của các H2; O2và H2O và kiến thức về các loại phản ứng hóa học đã học [phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, phản ứng oxi hóa khử, phản ứng thế].

Cách giải:

a] 2KClO3\[\xrightarrow{{{t}^{0}}}\] 2KCl + 3O2

Đây là phản ứng phân hủy và phản ứng oxi hóa khử.

b] 2H2+ O2\[\xrightarrow{{{t}^{0}}}\] 2H2O

Đây là phản ứng hóa hợp và phản ứng oxi hóa khử.

c] H2+ CuO \[\xrightarrow{{{t}^{0}}}\] Cu + H2O

Đây là phản ứng oxi hóa khử.

d] H2O + Na2O 2NaOH

Đây là phản ứng hóa hợp.

Câu 3

Phương pháp:

Dựa vào tính chất hóa học đặc trưng của các chất cần nhận biết.

Cách giải:

Sử dụng quỳ tím và nhúng lần lượt vào 3 ống nghiệm chứa riêng biết ba chất trên.

- Quỳ tím hóa đỏ: dung dịch H3PO4.

- Quỳ tím hóa xanh: dung dịch NaOH.

- Quỳ tím không đổi màu: nước cất.

Câu 4

Phương pháp:

Dựa vào tính chất hóa học của nước.

Cách giải:

Ca + 2H2O Ca[OH]2+ H2

K2O + H2O 2KOH

Câu 5

Phương pháp:

Dựa vào kiến thức bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm [sgk hóa 8/ trang 96].

Cách giải:

Bốn biện pháp để bảo vệ bầu không khí trong lành tránh ô nhiễm là

- Xử lí khí thải của các nhà máy, lò đốt, phương tiện giao thông.

- Sử dụng năng lượng sạch.

- Trồng rừng, trồng cây xanh.

- Hạn chế các hoạt động đốt cháy để giảm lượng khí thải vào môi trường.

Câu 6

Phương pháp:

Dựa vào phản ứng [Zn + HCl] ⟹ số mol ZnCl2và H2⟹ Khối lượng ZnCl2và thể tích khí H2.

Dựa vào phản ứng [H2+ Fe2O3] ⟹ xác định chất dư, hết ⟹ số mol sắt ⟹ Khối lượng sắt.

Cách giải:

a] PTHH: Zn + 2HCl ZnCl2+ H2

b] nZn= 19,5/65 = 0,3 [mol]

Theo PTHH ⟹

\[{n_{ZnC{l_2}}} = {n_{Zn}} = 0,3[mol] \Rightarrow {m_{ZnC{l_2}}} = 0,3.136 = 40,8[g]\]

c] Theo PTHH ⟹

\[{n_{{H_2}}} = {n_{Zn}} = 0,3[mol] \Rightarrow {V_{{H_2}}} = 0,3.22,4 = 6,72[l]\]

d] \[{n_{F{e_2}{O_3}}} = \frac{{24}}{{160}} = 0,15[mol];{n_{{H_2}}} = 0,3[mol]\]

PTHH: 3H2+ Fe2O3\[\xrightarrow{{{t}^{0}}}\] 2Fe + 3H2O

Xét tỉ lệ: \[\frac{{{n_{{H_2}}}}}{3} = 0,1 < 0,15 = \frac{{{n_{F{e_2}{O_3}}}}}{1}\]

⟹ H2phản ứng hết, Fe2O3còn dư sau phản ứng.

Theo PTHH ⟹ \[{n_{Fe}} = \frac{{2{n_{{H_2}}}}}{3} = 0,2[mol]\]

Vậy mFe= 0,2.56 = 11,2 [gam].

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề