Phương pháp dạy bài toán giải bằng hai phép tính

Chúng ta đều biết rằng bài toán đơn là cơ sở hình thành bài toán hợp. Các bài toán hợp đều là sự kết hợp của hai hoặc nhiều bài toán đơn. Muốn giải được các bài toán hợp thì ta phải giải được các bài toán đơn bao hàm trong đó. Ta có thể nói, các bài toán đơn là tiền đề, là cơ sở tạo ra các bài toán hợp.

Ví dụ.

Bài toán: Một công ty dự định xây 36 ngôi nhà, đến nay đã xây được số nhà đó. Hỏi công ty đó còn phải xây bao nhiêu ngôi nhà nữa?

Bài toán này là sự kết hợp của hai bài toán: bài toán tìm một trong các phần bằng nhau của một số và bài toán tìm phần còn lại.

Một ví dụ khác: Lớp 3A có 32 học sinh, lớp 3B có nhiều hơn lớp 3A 4 học sinh. Hỏi cả hai lớp có bao nhiêu học sinh?

Bài toán này lại là sự kết hợp của bài toán về nhiều hơn và bài toán tìm tổng.

Như vậy, muốn giải tốt các bài toán hợp thì nhất thiết học sinh phải có kĩ năng giải các bài toán đơn.

Hơn thế nữa, để giải một bài toán bằng hai phép tính, học sinh cũng cần thực hiện các bước giống như giải bài toán đơn. Đó là:

Bước 1: Đọc kĩ đề bài

Bước 2: Tóm tắt

Bước 3: Lập kế hoạch giải bài toán

Bước 4: Thực hiện kế hoạch bài giải và trình bày bài giải

Bước 5: Kiểm tra lại bài.

Vậy nếu giáo viên rèn cho học sinh kĩ năng giải bài toán đơn một cách thuần thục thì khi sang bài toán giải bằng hai phép tính, học sinh sẽ vận dụng các kĩ năng đã thành thục một cách dễ dàng hơn. Hơn nữa, khi làm tốt bài toán đơn, học sinh còn học được cách lập luận logic, cách tư duy, hiểu được ý nghĩa của các phép tính, được luyện tập kĩ năng thực hiện phép tính. Điều này sẽ hỗ trợ các em rất nhiều trong việc giải bài toán bằng hai phép tính sau này.

Để học sinh có kĩ năng giải các bài toán đơn, ngay từ lớp 1, lớp 2, giáo viên cần hình thành cho học sinh kĩ năng giải các bài toán đơn và tạo điều kiện cho học sinh luyện tập, thực hành một cách thành thục. Đối với học sinh lớp 3, trong những tuần học đầu tiên, giáo viên cần cho học sinh ôn lại các dạng toán đã học ở những lớp dưới như bài toán tìm tổng, tìm phần còn lại [ở lớp 1]; bài toán về nhiều hơn, bài toán về ít hơn, bài toán về tìm số hạng, tìm số bị trừ, tìm số trừ [ở lớp 2]. Điều này vừa giúp các em nhớ lại các dạng toán đã học vừa được củng cố lại kĩ năng giải toán có lời văn. Trong những tuần học tiếp theo, học sinh được làm quen với các dạng bài toán đơn khác như tìm phần nhiều hơn, phần ít hơn, bài toán tìm một trong các phần bằng nhau của một số, bài toán gấp một số lên nhiều lần, bài toán giảm đi một số lần, so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. Giáo viên cần giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của từng dạng toán và cách làm của từng dạng bài. Qua đó tạo bước đệm cho học sinh giải bài toán bằng hai phép tính.

Biện pháp 2: Rèn kĩ năng giải toán bằng hai phép tính.

Việc giải toán bằng hai phép tính đối với học sinh giai đoạn này là một hoạt động trí não rất khó khăn và phức tạp. Ở những lớp học dưới các bài toán thường rất đơn giản. Học sinh dễ dàng tư duy để tìm lời giải của bài toán. Ở giai đoạn này các bài toán biến hóa rất nhiều và rất đa dạng không có dạng cụ thể và cách làm riêng biệt cho một dạng bài nào. Học sinh phải hiểu các khái niệm, nắm chắc ý nghĩa của phép tính, phải có khả năng suy luận, tư duy logic thì mới tìm và lập được kế hoạch giải toán. Ngoài ra, học sinh còn phải có kĩ năng tính toán thật thành thạo, chính xác và có vốn từ và khả năng lập luận để viết được câu lời giải đúng. Để học sinh có những kĩ năng đó, tôi hướng dẫn các em nắm vững các bước giải toán như sau:

Bước 1: Đọc kĩ đề và tìm hiểu đề bài.

Bước này là bước rất quan trọng trong việc giải toán. Chỉ khi đọc đúng và hiểu đề toán thì các em mới có thể tìm được lời giải. Tuy nhiên, học sinh của chúng ta thường chỉ đọc lướt qua một lượt rồi vội vàng làm bài ngay. Đây là một trong những nguyên nhân vì sao các em hay làm sai. Nhiệm vụ của giáo viên là hướng dẫn và duy trì kĩ năng đọc và tìm hiểu đề bài cho học sinh.

Để học sinh hiểu được đề bài, trước hết các em cần đọc đúng, ngắt nghỉ giữa các cụm từ. Nếu có từ nào các em chưa hiểu thì giáo viên cần giải thích cho học sinh hiểu.

Ở bước này, tôi thường yêu cầu học sinh đọc đề bài từ 2 đến 3 lần. Sau đó, tôi hỏi học sinh có từ nào các em chưa hiểu, nếu có tôi giải thích cho các em hiểu. Sau đó tôi yêu cầu học sinh dùng bút chì gạch chân dưới các cụm từ thể hiện nội dung bài toán và phân biệt giữa cái đã cho và cái phải tìm và thấy được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm. Để học sinh thấy được rõ những yếu tố đó, tôi đưa ra hai câu hỏi:

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

Trả lời được câu hỏi “Bài toán cho biết gì?” học sinh sẽ biết được những dữ kiện của bài toán. Trả lời được câu hỏi “Bài toán hỏi gì?” học sinh biết được yêu cầu của bài toán.

Ví dụ: Trong Hội khỏe Phù Đổng, đội tuyển của một tỉnh đã giành được 8 huy chương vàng, số huy chương bạc giành được nhiều gấp 3 lần số huy chương vàng. Hỏi đội tuyển đó đã giành được tất cả bao nhiêu huy chương? [SGK Toán 3 – trang 74]

Với đề toán này, tôi gọi học sinh đọc đề bài 2 đến 3 lần. Sau đó, hỏi học sinh:

- Bài toán cho biết gì?

[Bài toán cho biết: Trong Hội khỏe Phù Đổng, đội tuyển của một tỉnh đã giành được 8 huy chương vàng, số huy chương bạc giành được nhiều gấp 3 lần số huy

chương vàng]

- Bài toán hỏi gì?

[Bài toán hỏi: Hỏi đội tuyển đó đã giành được tất cả bao nhiêu huy chương?]

Sau đó, tôi yêu cầu học sinh gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng của đề bài. Trong Hội khỏe Phù Đổng, đội tuyển của một tỉnh đã giành được 8 huy chương vàng, số huy chương bạc giành được nhiều gấp 3 lần số huy chương vàng. Hỏi đội tuyển đó đã giành được tất cả bao nhiêu huy chương?

Bước 2: Tóm tắt đề bài

Bước này là bước rất quan trọng vì tóm tắt là ta dùng hình vẽ, ngôn ngữ, kí hiệu ngắn gọn để tóm tắt đề toán một cách vắn tắt, trực quan nhất . Điều này sẽ giúp học sinh tập trung chú ý vào những dữ kiện chính của bài toán, không bị rối bởi những câu văn dài, những cái không bản chất. Hơn nữa, muốn tóm tắt được bài toán, các em phải hiểu kĩ đề bài, biết cách phân tích đề, nhìn ra mối quan hệ giữa các dữ kiện bài toán. Từ đó, các em dễ dàng tìm ra hướng giải.

Sau khi học sinh đọc đề bài và tìm hiểu đề bài, tùy vào từng bài toán, giáo viên hướng dẫn học sinh chọn cách tóm tắt phù hợp và hướng dẫn học sinh tóm tắt. Đối với học sinh lớp 3, chủ yếu tôi hướng dẫn các em các cách tóm tắt sau:

a, Tóm tắt bằng chữ.

Khi hướng dẫn tóm tắt bằng chữ, tôi hướng dẫn các em viết các đại lượng cùng một bên, viết các giá trị của đại lượng cùng một bên, thẳng cột với nhau, câu hỏi của bài toán viết dòng cuối.

Tóm tắt

Huy chương vàng : 8 chiếc

Huy chương bạc : gấp 3 lần số huy chương vàng

Tất cả : … huy chương?

b, Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.

Cách tóm tắt này học sinh sẽ gặp phải khó khăn nhiều hơn vì học sinh phải chuyển đề bài từ việc thể hiện bằng câu chữ sang việc thể hiện bằng các đoạn thẳng. Đối với một số học sinh có lực học trung bình, các em rất lung túng khi tóm tắt bằng sơ đồ dạng này. Tuy nhiêu cách tóm tắt này cũng có ưu điểm. Nhìn vào sơ đồ, học sinh dễ dàng nhìn thấy mối quan hệ giữa các dữ kiện và ý nghĩa của câu hỏi.

Khi hướng dẫn tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng, tôi hướng dẫn học sinh một cách thật cẩn thận, chi tiết để học sinh làm quen dần và hiểu cách tóm tắt này. Ngoài ra, tôi còn lưu ý cho học sinh điểm bắt đầu của các đoạn thửng phải thẳng hàng nhau, và các đoạn thẳng biểu thị các giá trị trong bài phải phù hợp. Sau khi học sinh tóm tắt được bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng, tôi gọi học sinh đọc lại đề toán từ tóm tắt.

Tóm tắt

Huy chương vàng

Huy chương bạc

Bước 3: Lập kế hoạch bài giải

Đây là bước quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc các em có đưa ra được lời giải đúng hay không. Các em phải suy nghĩ để tìm ra hướng giải quyết, tìm ra cách giải của bài toán. Ở bước này đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng phân tích, tổng hợp để thiết lập trình tự giải toán đúng.

Khi thực hiện bước này, tôi hướng dẫn học sinh đi từ cái phải tìm, sau đó suy nghĩ để tìm được yêu cầu đó ta cần biết gì? Cái gì đã biết, cái gì chưa biết? Muốn tìm cái chưa biết ta phải làm? Từ đó, học sinh sẽ lập được kế hoạch để giải bài toán.

Từ tóm tắt bài toán, tôi đưa ra các câu hỏi giúp học sinh suy luận để lập kế hoạch bài giải. Tôi hướng dẫn học sinh bằng hệ thống câu hỏi như sau:

- Bài toán hỏi gì? [Bài toán hỏi: Hỏi đội tuyển đó đã giành được tất cả bao nhiêu huy chương?]

Viết: Tất cả số huy chương giành được

- Muốn tìm tất cả số huy chương giành được ta làm như thế nào? [Ta lấy số huy chương vàng giành được cộng số huy chương bạc giành được]

Viết: Tất cả số huy chương giành được = số huy chương vàng giành được + số huy chương bạc giành được.

- Số huy chương vàng giành được biết chưa? [Đã biết]

- Bằng bao nhiêu? [Là 8 chiếc huy chương]

- Số huy chương bạc giành được biết chưa? [Chưa biết]

Viết: Tất cả số huy chương = số huy chương vàng + số huy chương bạc.

8 huy chương ? huy hương

- Muốn tìm tất cả số huy chương đội tuyển đó giành được trước hết ta phải tìm gì? [Phải tìm số huy chương bạc đội tuyển đó giành được]

- Vậy bài toán này được giải bằng mấy bước? Nêu nhiệm vụ của từng bước? [Bài toán được giải bằng 2 bước: Bước 1: Tìm số huy chương bạc đội tuyển đó giành được. Bước 2: Tìm tất cả số huy chương đội tuyển đó giành được.]

Bước 4: Thực hiện kế hoạch bài giải và trình bày bài giải

Bước này là bước trình bày kế hoạch bài giải thành bài giải hoàn chỉnh. Ở bước này học sinh cần có kĩ năng tổng hợp và trình bày bài một cách khoa học. Đây là bước rất quan trọng vì học sinh có lập được kế hoạch giải toán chính xác mà khi trình bày bài giải không đúng thì cũng không được công nhận kết quả. Bài giải là kết quả, là cái biểu hiện của suy luận, tư duy của các em, là cái sản

phẩm học tập của các em.

Dựa vào kế hoạch bài giải mà học sinh vừa lập được ở bước 3, tôi yêu cầu học sinh trình bày bài giải theo thứ tự các bước vừa nêu. Ở những bài đầu khi học sinh mới tiếp cận với dạng bài toán giải bằng hai phép tính, tôi hướng dẫn học sinh chi tiết từng bước một. Đặc biệt là cách viết câu lời giải của phép tính đầu tiên. Đây là vấn đề rất lớn mà học sinh gặp phải. Để học sinh thuận tiện trong việc viết câu lời giải, tôi hướng dẫn học sinh dựa vào nhiệm vụ của bước 1 trong kế hoạch bài giải để viết.

Ví dụ trong kế hoạch bài giải của bài toán trên, bước 1 là tìm số huy chương bạc mà đội tuyển đó giành được. Dựa vào nhiệm vụ này, tôi gọi học sinh đọc câu lời giải sau đó sửa lỗi cho học sinh [nếu có]. Nếu học sinh không đọc đúng được câu lười giải tôi hướng dẫn học sinh viết câu lời giải bằng cách bỏ chữ “tìm” và thêm từ “là” vào cuối câu để được câu lời giải “Số huy chương bạc đội tuyển đó giành được là”. Bên cạnh đó, tôi khuyến khích học sinh viết câu lời giải bằng cách khác để tăng khả năng sáng tạo và vốn từ ngữ. Chẳng hạn cùng đề bài đó, học sinh có thể trả lời câu lời giải bước 1 như sau “Đội tuyển đó giành được số huy chương bạc là” hoặc “Trong Hội khỏe Phù Đổng, đội tuyển đó giành được số huy chương bạc là”

Câu lời giải của bước 2, tôi hướng dẫn học sinh có thể dựa vào bước 2 để viết hoặc dựa vào câu hỏi của đề bài để trả lời. Các phép tính và hình thức của bài giải, tôi yêu cầu học sinh dựa vào kế hoạch bài giải và kĩ năng đã học ở các lớp dưới.

Cụ thể, với đề bài trên, ta có bài giải như sau:

Bài giải

Đội tuyển đó giành được số huy chương bạc là:

8 x 3 = 24 [chiếc huy chương]

Đội tuyển đó giành được tất cả số huy chương là:

8 + 24 = 32 [chiếc huy chương]

Đáp số: 32 chiếc huy chương.

Bước 5: Kiểm tra lại bài.

Đối với đa số học sinh, bước này các em rất hay bỏ qua. Tuy nhiên, bước này cũng rất quan trọng. Việc kiểm tra lại bài giúp ta tránh được những sai sót không đáng có. Yêu cầu của bước này là các em cần phải kiểm tra xem các phép tính đã được tính đúng chưa? Câu lời giải đã thích hợp chưa? Đáp số đã phù hợp với điều kiện của bài chưa? Bước này sẽ giúp học sinh rèn luyện tính cẩn thận, tránh chủ quan, ẩu đoảng.

Đối với bài toán trên, tôi yêu cầu học sinh kiểm tra những yếu tố sau:

- Số huy chương bạc giành được gấp mấy lần số huy chương vàng?

[Áp dụng bài toán so sánh số lớn gấp mấy lần số bé. 24 : 8 = 3 [lần]]

- Số huy chương vàng là bao nhiêu?

[Lấy tổng số huy chương đội đó giành được trừ số huy chương bạc:

32 – 24 = 8 [chiếc huy chương]]

Tuy nhiên, không phải mỗi bài toán chỉ có một cách giải, ở bước này, tôi khuyến khích học sinh suy nghĩ tìm ra cách giải khác. Việc suy nghĩ cách giải khác giúp khuyến khích học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo, tránh tư duy theo lối mòn, máy móc.

Chẳng hạn, với đề bài: Có 240 quyển sách xếp đều vào 2 tủ, mỗi tủ có 4 ngăn. Hỏi mỗi ngăn có bao nhiêu quyển sách, biết số sách của mỗi ngăn là như nhau? Học sinh sẽ giải bài này như sau:

Bài giải

Mỗi tủ có số quyển sách là:

240 : 2 = 120 [quyển sách]

Mỗi ngăn có số quyển sách là:

120 : 4 = 30 [quyển sách]

Đáp số: 30 quyển sách

Hoặc:

Bài giải

2 tủ có số ngăn là:

4 x 2 = 8 [ngăn]

Mỗi ngăn có số quyển sách là:

240 : 8 = 30 [quyển sách]

Đáp số: 30 quyển sách

Với cách hướng dẫn học sinh giải toán bằng hai phép tính theo từng bước như trên, học sinh sẽ được rèn luyện kĩ năng tư duy logic, làm việc khoa học, có kế hoạch, sáng tạo tránh suy nghĩ rập khuân máy móc. Thêm vào đó, học sinh còn được rèn luyện một số phẩm chất cần có của con người lao động mới như cần cù, chịu khó, tự chủ, cẩn thận, yêu thích tìm tòi, sáng tạo.

Ví dụ với đề bài: Một bến xe có 45 ô tô. Lúc đầu có 18 ô tô rời bến, sau đó có thêm 17 ô tô rời bến. Hỏi bến xe còn lại bao nhiêu ô tô? [Sách giáo khoa Toán 3 – trang 52]

Tôi áp dụng 5 bước giải toán trên vào hướng dẫn học sinh giải toán như sau:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Bước 1: Đọc kĩ đề và tìm hiểu đề bài.

- Gọi 2, 3 học sinh đọc đề bài

- Giải thích từ ngữ khó hiểu [nếu có]

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS gạch chân dưới các cụm từ quan trọng.

Bước 2: Tóm tắt

- Gọi HS tóm tắt bài toán. [Với bài toán này, tôi khuyến khích học sinh tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng].

- Gọi HS lên bảng tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.

- Nhận xét.

Lưu ý cách học sinh thể hiện 18 ô tô và 17 ô tô. Ta thấy 45 : 3 = 15. Ta chia đoạn thẳng ứng với 45 ô tô thành 3 phần thì đoạn thẳng thể hiện 18 ô tô dài hơn 1/3 đoạn thẳng thể hiện 45 chiếc ô tô, đoạn thẳng thể hiện 17 ô tô dài gần bằng đoạn thẳng thể hiện 18 ô tô.

Bước 3: Lập kế hoạch bài giải

- Muốn tìm số ô tô còn lại ta làm thế nào?

- Số ô tô bến xe có biết chưa? Bằng bao nhiêu?

- Số ô tô đã rời bến biết chưa?

- Vậy bài toán được giải bằng mấy bước? Nêu nhiệm vụ của từng bước.

Bước 4: Thực hiện kế hoạch bài giải và trình bày bài giải

- Gọi HS nêu lại bước 1 của kế hoạch bài giải.

- Gọi HS nêu câu lời giải.

- Biết lúc đầu có 18 ô tô rời bến, sau đó có thêm 17 ô tô rời bến, làm thế nào ta tìm được tổng số ô tô đã rời bến?

- Gọi HS đọc câu lời giải của phép tính thứ hai.

- Muốn biết bến xe còn lại bao nhiêu ô tô ta làm thế nào?

- Yêu cầu học sinh trình bày bài giải.

Bước 5: Kiểm tra bài

- Yêu cầu HS đọc lại bài giải.

- Yêu cầu HS kiểm tra lại câu lời giải xem phù hợp với nhiệm vụ của các bước chưa.

- Yêu cầu HS viết phép tính và tính số ô tô bến xe có sau đó kiểm tra xem đúng với đề bài chưa.

- Yêu cầu HS suy nghĩ tìm ra cách giải khác.

- Gọi HS trình bày.

- Nhận xét, chấm vở học sinh.

- 2,3 HS đọc đề bài, lớp đọc thầm.

- HS lắng nghe

- Bài toán cho biết: Một bến xe có 45 ô tô. Lúc đầu có 18 ô tô rời bến, sau đó có thêm 17 ô tô rời bến

- Bài toán hỏi: Hỏi bến xe còn lại bao nhiêu ô tô?

- HS thực hiện

Một bến xe có 45 ô tô. Lúc đầu có 18 ô tô rời bến, sau đó có thêm 17 ô tô rời bến. Hỏi bến xe còn lại bao nhiêu ô tô?

- HS tóm tắt bài toán vào nháp.

- HS vẽ

- Ta lấy số ô tô bến xe có trừ số ô tô đã rời bến.

- Đã biết, là 45 ô tô.

- Chưa biết.

- Bài toán được giải bằng 2 bước:

+ Bước 1: Tìm số ô tô đã rời bến.

+ Bước 2: Tìm số ô tô còn lại.

- Bước 1: Tìm số ô tô đã rời bến

- Số ô tô đã rời bến là [Số ô tô đã rời bến sau hai lần là, …]

- Ta lấy số ô tô rời bến lúc đầu + số ô tô rời bến lúc sau [18 + 17 = 35 [ô tô]]

- Bến xe đó còn lại số ô tô là

- Ta lấy số ô tô bến xe có – số ô tô đã rời bến [45 – 35 = 10 [ô tô]]

- HS trình bày bài giải

Bài giải

Số ô tô đã rời bến sau hai lần là:

18 + 17 = 35 [ô tô]

Bến xe còn lại số ô tô là:

45 – 35 = 10 [ô tô]

Đáp số: 10 ô tô

- HS đọc lại bài giải.

- HS kiểm tra.

- Lấy số ô tô còn lại + số ô tô đã rời bến sau đó đối chiếu với đề bài.

- HS suy nghĩ tìm cách giải khác

- HS trình bày

Bài giải

Sau khi 18 ô tô rời bến, bến xe còn lại số ô tô là:

45 – 18 = 27 [ô tô]

Sau khi có thêm 17 ô tô rời bến, bến xe còn lại số ô tô là:

27 – 17 = 10 [ô tô]

Đáp số: 10 ô tô

Biện pháp 3: Tạo hứng thú học giải toán bằng hai phép tính cho học sinh.

Đây cũng là một trong những biện pháp được cho là hữu hiệu để khuyến khích tinh thần học tập của các em. Việc hình thành kĩ năng giải toán cho học sinh là điều quan trọng nhưng nếu học sinh có kĩ năng giải toán mà không có nhu cầu giải, làm cho có bài thì cũng không thể đạt được kết quả như mong muốn. Hứng thú trong học tập là nguồn động lực, động cơ đúng đắn, là ngọn đèn soi đường, chỉ lối cho các em đến với miền đất tri thức mới. Khi có hứng thú học tập, các em sẽ tập trung toàn bộ chú ý của mình vào đối tương, vận dụng mọi giác quan của mình để tri giác đối tượng. Nhờ đó, các em ghi nhớ lâu hơn, tư duy tích cực hơn, logic hơn. Hứng thú sẽ thúc đẩy học sinh tìm tòi, tự vận động để lĩnh hội được tri thức, và sáng tạo, linh hoạt trong việc vận dụng những tri thức đã có vào việc giải quyết các vấn đề trong học tập, rèn luyện nói chung và trong việc giải toán bằng hai phép tính nói chung. Nhờ đó, kết quả học tập của học sinh ngày càng được nâng cao. Có rất nhiều cách tạo hứng thú học tập cho học sinh. Sau đây tôi trình bày một số cách tạo hứng thú học tập mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy học của mình:

*Giúp học sinh thấy được mục tiêu, lợi ích của việc giải toán.

Việc này sẽ giúp học sinh biết cái đích mà các em cần đến, tránh việc mung lung không biết học để làm gì. Khi các em thấy được cái hay, cái bổ ích mà việc học mang lại các em sẽ tự có động lực để học tập và chỉ khi các em có động cơ học tập đúng đắn thì các em mới biến động cơ đó thành hành động cụ thể và đạt kết quả tốt được. Một số giáo viên cho rằng cố gắng ép học sinh học bằng cách cho học sinh làm thật nhiều bài tập thì học sinh sẽ học tốt lên. Nhưng đó là một quan niệm rất sai lầm. Khi học sinh học tập mà không có hứng thú thì rất dễ dẫn đến tình trạng làm cho có. Như vậy, dù học sinh có làm rất nhiều bài tập thì kết quả đạt được cũng không cao.

Một trong những đặc điểm của học sinh tiểu học là rất thích được thể hiện mình. Dựa vào đặc điểm đó, giáo viên tạo hứng thú cho học sinh bằng cách chỉ ra cho các em thấy được những lượi ích cụ thể mà các em có được khi học giải toán. Những lợi ích giáo viên nêu ra cần phù hợp với nhu cầu của trẻ như: cố gắng để được cô giáo khen, được các ban yêu quý, mến phục, làm ông bà, bố mẹ hãnh diện, để được bông hoa điểm tốt, hoặc lợi ích khi áp dụng vào thực tế. Chẳng hạn với đề bài “Mẹ Hà mua 500g kẹo, số gam bánh gấp 4 lần số gam kẹo. Hỏi mẹ Hà đã mua tất cả bao nhiêu gam kẹo và bánh?”, giáo viên có thể chỉ ra cho học sinh liên hệ với thực tế khi đi chợ mua đồ các em sẽ biết tổng cân nặng mình mua là bao nhiêu. Như vậy, chắc chắn học sinh sẽ hứng thú với bài học hơn.

* Đa dạng hình thức tổ chức dạy học

Việc đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học cũng góp phần lớn tạo hứng thú cho học sinh. Nếu tất cả các bài tập giáo viên chỉ sử dụng một hình thức tổ chức dạy học thì học sinh sẽ rất dễ nhàm chán. Các hình thức tổ chức dạy học có thể sử dụng khi dạy học giải toán bằng hai phép tính là trò chơi, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân… Mỗi hình thức lại có tác động nhất định đối với việc hình thành hứng thú học tập cho học sinh.

Tổ chức trò chơi học tập

Việc sử dụng trò chơi học tập giúp không khí lớp học trở nên vui vẻ hơn, thoải mái hơn, học sinh hoạt động tích cực hơn, kích thích sự phát triển trí tuệ của học sinh. Từ đó, hiêu quả học tập của học sinh được nâng cao hơn. Tùy mỗi nội dung mỗi bài học, giáo viên lựa chọn trò chơi hợp lý. Giáo viên có thể sử dụng trò chơi trong việc giúp học sinh lập được kế hoạch bài giải, hoặc khi trình bày bài giải. Nhờ những tác động tích cực mà trò chơi mang lại, học sinh sẽ dễ dàng nhớ bài và vận dụng vào việc giải toán linh hoạt hơn.

Tổ chức hoạt động nhóm

Việc hoạt động nhóm sẽ phát huy tính tích cực, sáng tạo, và khả năng làm việc nhóm của học sinh. Viêc tổ chức hoạt động nhóm thích hợp với những bài tập mở rộng hoặc có vấn đề phức tạp cần giải quyết. Tuy nhiên giáo viên không nên quá lạm dụng hình thức này vì một số học sinh sẽ ỷ lại vào các bạn khác mà không chịu suy nghĩ.

Tổ chức hoạt động cá nhân

Việc tổ chức hoạt động cá nhân giúp giáo viên kiểm tra được năng lực giải toán của từng học sinh một cách toàn diện nhất. Từ đó, giáo viên có biện pháp giúp đỡ học sinh bù đắp những lỗ hổng kiến thức của các em.

* Đánh giá dựa trên năng lực của từng học sinh, khen thưởng kịp thời

Đây cũng là một biện pháp hữu hiệu tạo hứng thú cho học sinh. Học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng rất thích được khen. Những lời khen của giáo viên có tác động rất lớn đối với các em. Các em sẽ thấy tự tin hơn, mạnh dạn hơn, biết rằng mình đang đi đúng hướng. Giáo viên không nên chỉ khen những bạn giải đúng bài toán bằng hai phép tính, trình bày sach se mà giáo viên nên khen học sinh ngay cả khi học sinh có những tiến bộ dù là nhỏ nhất. Từ chỗ chưa biết phân tích đề toán, đến phân tích được đề toán và lập được kế hoạch bài giải; từ chỗ chưa viết câu lời giải đến biết viết câu lời giải, và viết câu lời giải hay; từ chỗ chưa biết trình bày đến biết trình bày bài sạch sẽ, cân đối; từ chỗ chưa biết viết phép tính đến việc làm tính đúng, tất cả đều phải được giáo viên nhận ra và khen đúng lúc. Từ đó, học sinh sẽ thích học hơn và các bạn khác sẽ lấy đó làm động lực cố gắng học tập để được cô giáo khen. Giáo viên cũng cần phải biết khen đúng lúc, đúng đối tượng. Với những học sinh chậm, rụt rè chỉ cần các em có tiến bộ nhỏ tôi đã khen nhưng với những học sinh có lực học khá tôi chỉ khen khi các em có tiến bộ rõ rệt hoặc khi các em nghĩ ra được cách giải hay, sáng tạo. Tuy nhiên, cũng không nên quá lạm dụng việc khen học sinh. Nếu lạm dụng sẽ dẫn đến tình trạng học sinh học với mục đích để cô giáo khen chứ không phải học để biết, để lĩnh hội tri thức.

Hình thức khen thưởng cũng nên đa dạng và phù hợp với lứa tuổi học sinh. Giáo viên có thể khen học sinh bằng những món quà tinh thần như tràng vỗ tay, được nêu gương trước lớp… hay bằng những món quà vật chất như thiếp chúc mừng, quyển truyện hay một đồ dùng học tập nào đó khi em đó có tiến bộ vượt bậc trong việc giải toán.

Như vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên không chỉ quan tâm đến việc truyền đạt tri thức, hình thành và luyện tập kĩ năng giải toán mà còn quan tâm

đến việc tạo hứng thú học tập cho học sinh. Có như vậy kĩ năng giải toáng bằng hai phép tính của học sinh mới được nâng cao.

Phép tính 9 3 2 1 ]= bao nhiêu?

Kết quả học sinh đưa ra là 9 với cách làm: 9 : 3 [2+1] = 3 [2 + 1] = 9. Đáp án sau đó được người chấm bài sửa lại thành 1, với cách làm khác, áp dụng theo quy tắc BODMAS [thứ tự ưu tiên sẽ là dấu ngoặc, chia, nhân, cộng, trừ từ trái qua phải].

Giảm đi 4 lần là phép tính gì?

Hướng dẫn bằng ví dụ trực quan về độ dài đoạn thẳng. nên độ dài đoạn thẳng AB giảm đi 4 lần thì bằng độ dài đoạn thẳng CD. Như vậy: Muốn giảm đi một số lần của một số, ta thực hiện phép chia số đo cho số lần.

Nhiều hơn là làm phép tính gì?

Đôi khi các bạn nhỏ sẽ hiểu về dạng toán này một cách phức tạp hóa. Bài tập nhiều hơn và ít hơn về cơ bản vẫn là phép tính cộng trừ cũng như nhận biết số và so sánh thông thường.

Còn lại là làm phép tính gì?

Những bài xuất hiện các từ khóa “cho đi, bớt đi, ít hơn, còn lại…” thì làm phép tính trừ. Bài có từ khóa “gấp mấy lần, hơn mấy lần, lấy mấy lần…” thì làm phép nhân.

Chủ Đề