Phụ nghĩa tào khang là gì

Trong thơ ᴠăn, ᴄa từ một ѕố bài hát và cả cuộc sống thường ngày, ta thường nghe thấy hai ᴄhữ “tào khang” được dùng để ᴄhỉ tình ᴄảm ᴠợ ᴄhồng. Vậy tào khang có nghĩa là gì? Tại sao người ta hay gọi vợ là tào khang? Mời các bạn cùng tìm hiểu ý nghĩa của từ này trong bài viết dưới đây.

Tào khang là gì?

Thực ra “tao khang” mới là từ đúng, còn từ “tào khang” là do đọᴄ lệᴄh mà thành.

“Tao khang” là một từ Hán Việt, “tao” có nghĩa là “ᴄặn rượu”, còn “khang” có nghĩa là “ᴄám”, “trấu”. Vì vậy, “tao khang” có nghĩa là “bã rượu ᴠà ᴄám” và được dùng để chỉ “thứᴄ ăn kham khổ ᴄủa người nghèo”.

Từ “Tào khang” được sử dụng để ᴄhỉ người vợ ở bên chồng lúc khó khăn hoạn nạn là do xuất phát từ câu chuyện của một vị quan tên là Tống Hoằng thời dưới triều vua Quang Võ. Ông là người hiền lương, tính tình chính trực lại có tình nghĩa.

Chị gái của vua Quang Võ là Hồ Dương công chúa đã góa chồng, và đem lòng ái mộ Tống Hoằng.

Một hôm, vua Quang Võ cho gọi Tống Hoằng và bảo: "Người đời có câu, giàu đổi bạn, sang đổi vợ, người có cho vậy là chuyện thường tình chăng?".

Nghe thấy lời của vua, Tống Hoằng, người có tình nghĩa, có đức độ đã có vợ, lấy nhau từ thuở hàn vi liền trả lời: "Thần thưa, tào khang chi thê bất khả hạ đường, bần tiện chi giao mạc khả vong" [nghĩa là thần nghĩ rằng, bạn bè từng chơi với mình lúc nghèo nàn thì khi mình giàu sang cũng chẳng nên quên, còn người vợ từng chịu hoạn nạn với mình thì khi phú quý cũng không nên bỏ]. Câu trả lời của Tống Hoằng đã khiến cho vua Quang Võ và Hồ Dương công chùa liền bỏ ngay ý định và càng cảm kích ông hơn.

Từ “tào khang” là cách viết ngắn gọn của cụm từ “tào khang chi thê” có nghĩa là “người ᴠợ tấm ᴄám”, “ᴠợ tấm mẵn”. Từ đó, từ “tào khang” được dùng để ca ngợi sự hy sinh của người vợ và được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Hiểu được nghĩa của từ tào khang nhiều người sẽ phải ân hận khi chạy theo việc 'giàu đổi bạn, sang đổi vợ'.

Người đàn ông xưa thường gọi vợ mình là tào khang. Đến bây giờ từ tào khang vẫn còn được sử dụng khá phổ biến. Vậy tào khang nghĩa là gì?

Tao: còn đọc là Tào: bã rượu [hèm]. Khang: trấu[ cám gạo]. Tao khang hay tào khang nghĩa đen là bã rượu và cám, đó là hai thức ăn dùng để nuôi heo. Nhưng đối với người quá nghèo khổ thì họ dùng hai thức nầy ăn để sống. Do đó hai chữ tào khang là để chỉ cảnh sống nghèo hèn.

Ý của câu này là: Những người bạn [hay vợ chồng] chơi [hay ăn ở] với nhau từ thuở hàn vi thì không bao giờ quên [hay bỏ] nhau! Trong văn học cổ người ta dùng chữ "tao khang" để nói về tình yêu, tình bạn chung thủy.

Người vợ tào khang chính là người ở bên chồng lúc khó khăn hoạn nạn, cùng chồng vượt qua mọi thử thách để giữ gìn hạnh phúc gia đình.

Từ “tao khang” liên quan đến điển cố nổi tiếng được ghi chép lại trong “Hậu Hán thư – Tống Hoằng truyện”:

Tống Hoằng, người đất Tràng An thời Đông Hán, làm quan đến chức đại tư không dưới thời Quang Vũ đế. Năm 26, chị gái của Quang Vũ đế là Hồ Dương công chúa, không may góa chồng. Quang Vũ đế có ý tìm giúp chị một vị tướng công, nên thường mời Hồ Dương công chúa vào cung để xem ý chị mình thế nào. Một hôm, khi đang bàn về các quan đại thần, công chúa nói: “Tống Hoằng là bậc nhân tài, phẩm hạnh và tài năng đều phi thường xuất chúng, các quan trong triều quả không ai sánh bằng”.

Từ tào khang được bắt nguồn từ câu nói của vị quan Tống Hoằng

Nàng cũng nhờ vua Quang Vũ dọ hỏi ý tình Tống Hoằng. Mấy ngày sau, Quang Vũ đế cho triệu kiến Tống Hoằng, và bảo Hồ Dương công chúa đứng sau một bức bình phong nghe chuyện.

Quang Vũ Đế hỏi Tống Hoằng rằng: “Ngạn ngữ có nói, giàu đổi bạn, sang đổi vợ, có phải là thường tình của con người không?”

Hoằng thưa: “Thần chỉ nghe nói rằng, bạn thuở bần tiện là không thể quên, người vợ tào khang là không thể bỏ”.

Nghe xong lời này của Tống Hoằng, Quang Vũ đế cũng hiểu được ý tứ của ông. Quang Vũ đế sau đó nói với chị gái: “Việc này không thành được”.

Văn hóa truyền thống giảng rằng: “Một ngày vợ chồng trăm ngày ân”. Hôn nhân là sự ban ơn của đất trời và cha mẹ. Người xưa rất biết giữ đạo vợ chồng, vì vậy họ sẽ không vì lợi lộc vinh hoa trước mắt mà quên đi ân huệ mà mình đã nhận được. Từ tào khang cũng từ đó mà được lưu truyền từ đời này sang đời khác để ca ngợi sự hy sinh của vợ chồng.

Trong lời nói hằng ngày, trong thơ văn và ca từ một số bài hát, ta thường nghe hai chữ “tào khang” [có nơi đọc chệch là “tào khương” vì “khương” là cách đọc chữ “khang” ở miền Nam] để chỉ tình cảm vợ chồng. Thật ra, từ đúng phải là “tao khang”. “Tào khang” là do đọc lệch mà thành [vì sao có thể đọc lệch như vậy là câu chuyện rất dài về ngữ âm, chúng tôi xin phép trình bày trong một bài viết khác].

“Tao khang” là một từ gốc Hán trong tiếng Việt. Trong đó, tao nghĩa là “cặn rượu”, tức “hèm” [bộ mễ với nghĩa “gạo” quy định nét nghĩa này]. Khang [cũng bộ mễ] nghĩa là “cám”, “trấu”. Như vậy, “tao khang” là một danh ngữ đẳng lập, nghĩa gốc là “bã rượu và cám”, sau đó hoán dụ để chỉ “thức ăn kham khổ của người nghèo”. Vậy, do đâu mà từ này lại chỉ nghĩa vợ chồng, tức “nghĩa tào khang”. Điều này bắt nguồn từ một điển tích trong văn hóa Trung Hoa, như sau:

Đời nhà Hán, có ông Tống Hoằng là hiền thần dưới triều Quang Vũ Đế. Ông có người vợ bị mù. Hằng ngày, tự tay ông chăm sóc vợ. Chị của vua là công chúa Dương Hồ rất ái mộ Tống Hoằng. Biết ý, vua bèn hỏi để thăm dò Tống Hoằng rằng: “Ngạn vân: quý dịch giao, phú dịch thê, hữu chư?” [tạm dịch: Ngạn ngữ nói: sang thì đổi bạn, giàu thì đổi vợ, có vậy chăng?]. Ông Tống bèn trả lời: “Thần văn: bần tiện chi giao mạc khả vong, tao khang chi thê bất khả hạ đường” [Thần nghe: người bạn thuở nghèo hèn thì không thể quên, người vợ thời cám hèm thì không thể đưa xuống nhà dưới [tức hắt hủi, phụ bạc]]. Biết Tống Hoàng một lòng với vợ, vua Quang Vũ từ bỏ ý định tác hợp.

Như vậy, “tao khang” là dạng rút gọn của danh ngữ “tao khang chi thê” mà tiếng Việt ta có cụm từ tương đương là “người vợ tấm cám”, “vợ tấm mẵn”. Từ tích trên, “tao khang” được dùng để chỉ tình nghĩa vợ chồng gắn bó từ thuở nghèo khó.

Chủ Đề