Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu ủy thác quản lý dự án

Ông Lê Nghĩa [Cao Bằng] công tác tại UBND xã. Đơn vị ông là chủ đầu tư công trình với tổng mức đầu tư đã được huyện phê duyệt là 4,8 tỷ đồng.

Đơn vị ông đã trình thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu trước khi phê duyệt, tuy nhiên đơn vị cấp trên trả lời, hiện nay công trình UBND xã chủ trương đầu tư thì UBND xã tổ chức thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu và thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu. Ông Nghĩa hỏi, như vậy có đúng không?

Theo ông Nghĩa tham khảo Điểm b Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết về lựa chọn nhà thầu thì phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu trong đó có công việc thẩm định hồ sơ mời thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu [không có trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu].

Tại Khoản 7 Điều 104 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định: "Chủ đầu tư giao cho tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan mình thực hiện thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.

Trường hợp tổ chức, cá nhân được giao thẩm định không đủ năng lực thì chủ đầu tư tiến hành lựa chọn một tổ chức tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm để thẩm định”.

Ông Nghĩa hỏi, nếu phần công việc thẩm định hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu không thuộc phần việc áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu [tức là không có trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu] như quy định tại Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT, khi đơn vị không đủ năng lực và thuê tổ chức tư vấn thẩm định hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu trước khi phê duyệt thì có bảo đảm hay không? Hay là phải đưa khoản mục chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu vào phần kết quả lựa chọn nhà thầu?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời như sau:

Theo Khoản 34 Điều 4 và Khoản 1 Điều 73 Luật Đấu thầu quy định người có thẩm quyền là người quyết định phê duyệt dự án hoặc người quyết định mua sắm theo quy định của pháp luật. Một trong các trách nhiệm của người có thẩm quyền là phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 74 của Luật này.

Theo đó, trách nhiệm phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu là của người có thẩm quyền [người quyết định phê duyệt dự án]. Việc thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 Luật Đấu thầu.

Ngoài ra, trường hợp thuê đơn vị tư vấn thẩm định hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu thì phải hình thành gói thầu và lựa chọn nhà thầu theo quy định.

Chinhphu.vn


1. Về việc đấu thầu kiểm toán độc lập:

- Tại điểm a khoản 3 Điều 35 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công, quy định như sau:

“3. Kiểm toán báo cáo quyết toán:

a] Các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư công khi hoàn thành phải kiểm toán báo cáo quyết toán trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán [trừ dự án thuộc danh mục bí mật nhà nước]. Các dự án sử dụng vốn đầu tư công còn lại, người có thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư dự án xem xét, quyết định đấu thầu kiểm toán độc lập để kiểm toán báo cáo quyết toán.

Chủ đầu tư tổ chức đấu thầu kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu và ký kết hợp đồng kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật về hợp đồng”.

- Tại khoản 12 Điều 4 của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 quy định: 

“12. Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”.

Đồng thời, tại Mục 1 Chương II Luật Đấu thầu đã quy định cụ thể hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư [gồm: Đấu thầu rộng rãi [Điều 20], Đấu thầu hạn chế [Điều 21], Chỉ định thầu [Điều 22], Chào hàng cạnh tranh [Điều 23], Mua sắm trực tiếp [Điều 24], Tự thực hiện [Điều 25], Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt [Điều 26], Tham gia thực hiện của cộng đồng [Điều 27]].

Do vậy, liên quan đến việc đấu thầu [trong đó có đấu thầu kiểm toán độc lập], đề nghị Độc giả căn cứ vào quy định của pháp luật về đấu thầu để thực hiện.

2. Về nội dung liên quan đến quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành:

- Tại Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng quy định:

52. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 137 như sau:

“1. Việc thanh toán, quyết toán dự án đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý vốn đầu tư. Việc thanh toán, quyết toán các dự án sử dụng vốn đầu tư công được thực hiện theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật về đầu tư công. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của các đơn giá, khối lượng và giá trị đề nghị thanh toán, quyết toán trong hồ sơ thanh toán, quyết toán.”.

- Tại Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng quy định:

"Điều 35. Quyết toán vốn đầu tư xây dựng

1. Dự án đầu tư xây dựng phải thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng sau khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng hoặc dừng thực hiện vĩnh viễn khi cấp có thẩm quyền có văn bản dừng hoặc cho phép chấm dứt thực hiện dự án.

10. Thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư:

a] Đối với các dự án quan trọng quốc gia và các dự án quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, giao cơ quan quản lý cấp trên của chủ đầu tư phê duyệt quyết toán các dự án thành phần sử dụng vốn đầu tư công và các dự án thành phần sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công;

b] Đối với các dự án còn lại, người quyết định đầu tư là người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoặc ủy quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành;

c] Đối với dự án PPP thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư."

- Tại Luật Đầu tư công số 39 quy định:

"Điều 81. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính

4. Chủ trì trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công."

Như vậy, theo các quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về đầu tư công hiện hành, Bộ Tài chính chỉ được giao hướng dẫn hoặc trình cấp thẩm quyền quy định quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công và Bộ Tài chính đã chủ trì trình Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công.

Do vậy, việc quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành của các dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công [nếu có], đề nghị Độc giả thực hiện theo quy định tại Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Trường hợp có vướng mắc, đề nghị độc giả là việc với Bộ Xây dựng [cơ quan chủ trì trình Chính phủ ban hành Nghị định số 10/2021/NĐ-CP] để được hướng dẫn thực hiện theo quy định. 

Bộ Tài chính có ý kiến trả lời để Quý Độc giả biết và thực hiện theo đúng quy định./.

  • Hỏi: Kính gửi Bộ Tài Chính: Đơn vị tôi là đơn vị quản lý nhà nước thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ [kiêm chủ đầu tư], hằng năm được giao kinh phí từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế của tỉnh để thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường bộ: duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa đường tỉnh; công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Xin quý Bộ cho tôi hỏi: 1. Nguồn vốn sự nghiệp kinh tế của tỉnh giao cho đơn vị tôi để thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường bộ: duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa đường tỉnh; công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình bảo đảm trật tự an toàn giao thông có phải là nguồn vốn đầu tư công hay không và Đơn vị tôi có được thu quản lý dự án và thực hiện theo quy định của thông tư 108/2021/TT-BTC ngày 08/12/2021 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban QLDA sử dụng vốn đầu tư công hay không? 2. Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của thông tư 108/2021/TT-BTC ngày 08/12/2021 có nêu “Chủ đầu tư, ban quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập: Thực hiện cơ chế tài chính theo quy định của đơn vị được giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư”, vậy số kinh phí tiết kiệm được cuối năm có phải trích 40% cải cách tiền lương và có được chi khen thưởng, phúc lợi, thu nhập tăng thêm hay không? Kính mong quý Bộ giải đáp thắc mắc để tôi có cơ sở thực hiện. Tôi chân thành cảm ơn 16/03/2022
  • Hỏi: Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công thì ghi tại Điều số 54. xử lý chuyển tiếp "1. Đối với các hợp đồng đã ký và đang thực hiện trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì các nội dung tạm ứng, thu hồi tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành được tiếp tục thực hiện theo nội dung đã được quy định trong hợp đồng. Các thủ tục tạm ứng, thu hồi tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành sau ngày Nghị định này có hiệu lực thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này. 2. Các hợp đồng đang trong quá trình đàm phán, chưa được ký kết trường hợp có nội dung chưa phù hợp với quy định tại Nghị định này thì báo cáo người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định trên nguyên tắc bảo đảm chất lượng, tiến độ, hiệu quả của dự án và không làm phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. 3. Các quy định về quyết toán vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước theo năm ngân sách tại Mục 1 Chương III Nghị định này được áp dụng kể từ công tác quyết toán theo niên độ 2021. 4. Dự án, dự án thành phần, tiểu dự án, công trình, hạng mục công trình độc lập sử dụng vốn đầu tư công đã nộp hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành về cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thực hiện theo quy định tại Thông tư số 10/2020/TT-BTC ngày 20 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước". Nhưng hiện tại Thông tư số 10/2020/TT-BTC cũng hết hiệu lực kể từ ngày 1/1/2022 được thay thế bằng Thông tư số 96/2021/TT-BTC có hiệu lực ngày 01/01/2022 như vậy đối với các hợp đồng kiểm toán độc lập ký trước thời điểm có hiệu lực của Thông tư số 10/2020/TT-BTC [các hợp đồng kiểm toán này ký và áp dụng định mức theo 64/2018/TT-BTC ngày 30/7/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước] thì thực hiện theo khoản 1 Điều 54 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công là giữ nguyên giá trị hợp đồng, định mức áp dụng trong hợp đồng hay là điều chỉnh theo quy định tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công. 24/02/2022
  • Hỏi: Tôi công tác trong lĩnh vực tư vấn kiểm toán quyết toán dự án và tư vấn thẩm tra quyết toán. Theo quy định kiểm toán báo cáo quyết toán tại Khoản 3, Điều 35, Nghị định 99/2021/NĐ-CP:"3. Kiểm toán báo cáo quyết toán:a] Các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư công khi hoàn thành phải kiểm toán báo cáo quyết toán trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán [trừ dự án thuộc danh mục bí mật nhà nước]. Các dự án sử dụng vốn đầu tư công còn lại, người có thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư dự án xem xét, quyết định đấu thầu kiểm toán độc lập để kiểm toán báo cáo quyết toán.Chủ đầu tư tổ chức đấu thầu kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu và ký kết hợp đồng kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật về hợp đồng.Chủ đầu tư, nhà thầu kiểm toán độc lập và các đơn vị có liên quan thực hiện theo quy định tại điểm b, điểm c khoản này."Tại Khoản 12 Điều 4 của Luật Đấu thầu 2013 giải thích: “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.”Tôi xin hỏi: Trường hợp người có thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư dự án đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án [có gói thầu kiểm toán độc lập] và dự toán/tổng dự toán có chi phí cho nội dung kiểm toán báo cáo quyết toán thì chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu kiểm toán độc lập theo đúng kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt và ký kết hợp đồng kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật về hợp đồng hay người có thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư dự án xem xét, quyết định đấu thầu kiểm toán độc lập bằng một văn bản riêng?Về hình thức lựa chọn nhà thầu kiểm toán độc lập bắt buộc là đấu thầu [đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế] hay có thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác, ví dụ như chỉ định thầu rút gọn… [nếu đủ điều kiện áp dụng]?Về quyết toán dự án hoàn thành các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công. Theo Điều 1 Nghị định 99/2021/NĐ-CP chỉ đề cập đến quản lý, thanh toán vốn đầu tư công; Quyết toán vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước; Quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành.Vậy, việc quyết toán dự án hoàn thành các dự án đầu tư chỉ sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công vẫn thực hiện theo quy định tại Thông tư số 10/2020/TT-BTC hay thực hiện theo quy định nào?Trân trọng cảm ơn Bộ Tài chính! 10/02/2022
  • Hỏi: Tại Điểm a, Khoản 3, Điều 35 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP quy định như sau:"3. Kiểm toán báo cáo quyết toán:a] Các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư công khi hoàn thành phải kiểm toán báo cáo quyết toán trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán [trừ dự án thuộc danh mục bí mật nhà nước]. Các dự án sử dụng vốn đầu tư công còn lại, người có thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư dự án xem xét, quyết định đấu thầu kiểm toán độc lập để kiểm toán báo cáo quyết toán.Chủ đầu tư tổ chức đấu thầu kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu và ký kết hợp đồng kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật về hợp đồng."Tôi xin hỏi, câu "…Các dự án sử dụng vốn đầu tư công còn lại, người có thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư dự án xem xét, quyết định đấu thầu kiểm toán độc lập để kiểm toán báo cáo quyết toán" được hiểu như thế nào cho đúng?Trường hợp dự án trường học được sử dụng vốn ngân sách nhà nước của tỉnh để đầu tư, dự án thuộc nhóm B, trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu được UBND tỉnh phê duyệt có giá gói thầu kiểm toán dưới 500 triệu đồng và có hình thức lựa chọn nhà thầu là chỉ định thầu. Vậy, theo Nghị định 99/2021/NĐ-CP thì gói thầu này được chỉ định thầu có đúng quy định không? Nếu không đúng thì phải thực hiện như thế nào? 10/02/2022
  • Hỏi: Hỏi : Hiện tôi đang công tác tại Ban QLDA ĐTXD các công trình giao thôn tỉnh Kiên Giang. Kính gửi Bộ Tài Chính + Hiện nay đơn vị thực hiện theo Thông tư 72 /2017/TT-BTC ngày 17 tháng 07 năm 2017 về quản lý sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư. Thông tư số 06/2019/TT-BTC ngày 28 tháng 01 năm 2019 sửa đổi một số điều của Thông tư 72/2017/TT-BTC ngày 17 tháng 07 năm 2017 của Bộ Tài chính. Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21/06/2021 thay thế Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 Hiện có sự khác biệt về quỹ thu nhập tăng thêm so với Nghị định 60/2021/NĐ-CP của chính phủ: Thông tư 72/2017/TT-BTC: Tối đa không quá 03 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng lương từ chi phí quản lý dự án do nhà nước quy định. Nghị định 60/2021/NĐ-CP: Tối đa không quá 02 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng lương từ chi phí quản lý dự án do nhà nước quy định. Hiện Ban QLDA đang vướng trong vấn đề xây dựng dự 2022, phương án tự chủ và quy chế chi tiêu nội bộ năm 2022. Ban QLDA đã xây dựng dự toán 2022 theo thông tư 72/2017/TT-BTC và thông tư 06/2019/TT-BTC gửi cấp có thẩm quyền phê duyệt. Còn phương án nếu tự chủ xây dựng theo nghị định 60/2021/NĐ-CP. Có sự khác biệt trích lập quỹ thu nhập tăng thêm đã nêu vậy xin hỏi, phương án tự chủ 3 năm, 2022 -2025 quy chế chi tiêu nội bộ nếu không xây dựng thời điểm hiện nay thì sang năm 2022 sẽ bị vướng thủ tục chi thường xuyên của đơn vị. Nếu xây dựng thì theo nghị định 60/NĐ-CP thì có bị vướng và phần thu nhập tăng thêm. Xin ý kiến bộ tài chính hướng dẫn. Hỏi: Ban Quản lý dự án đề nghị thông tư hướng dẫn thực hiện theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21/06/2021 thay thế Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 cần cụ thể Ban quản lý dự án thuộc nhóm 1 hay nhóm 2. Hiện nay Ban Quản lý dự án còn đang vướng mắc, không rõ Ban Quản lý dự án thuộc [nhóm 1] đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư hay thuộc [nhóm 2] đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên. Theo nghị định 60/2021/NĐ-CP Ban quản lý dự án thuộc nhóm 1 đáp ứng một trong các điều kiện tại mục a, mục b khoản 1 điều 9 nghị định 60/2021/NĐ-CP. Ban QLDA được chủ đầu tư giao quản lý dự án,có nguồn thu từ quản lý dự án được trích về chi thường xuyên và nguồn thu từ dịch vụ tư vấn. Hiện đơn vị trích lập quỹ phát triển sự nghiệp trong năm kế hoạch đảm bảo chi đầu tư mua sắm tài sản. Có mức tự đảm bảo chi đầu tư bằng hoặc lớn hơm mức trích khấu hao và hao mòn tài sản cố định của đơn vị. Mỗi năm bình quân đơn vị trích lập quỹ phát triển sự nghiệp khoảng 2,2 tỷ. Đơn vị có thể được xem là đơn vị nhóm 1 19/01/2022
  • Hỏi: Kính gửi Bộ Tài chính: Tôi đang thực hiện kiểm toán độc lập dự án Di chuyển và hoàn trả các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ GPMB thi công xây dựng đường bộ cao tốc Bắc Nam. Đây là dự án được phê duyệt độc lập nằm trong tiểu dự án giải phóng mặt bằng các dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc Nam. Chi phí kiểm toán độc lập đã được phê duyệt thực hiện theo khoản 1 điều 20 Thông tư 10/2020/TT-BTC. Tuy nhiên theo điểm e khoản 1 điều 20 của Thông tư 10 lại có hướng dẫn tính phí kiểm toán đối với dự án, dự án thành phần, tiểu dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Vậy trong trường hợp này phí kiểm toán độc của dự án Di chuyển và hoàn trả các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ GPMB thi công xây dựng đường bộ cao tốc Bắc Nam có áp dụng điểm e khoản 1 điều 20 của thông tư không hay chỉ áp dụng điểm a và b khoản 1 điều 20 thông tư. Kính mong Bộ Tài chính hướng dẫn giải đáp để việc thực hiện Thông tư đúng theo quy định. Xin trân trọng cảm ơn. 19/01/2022
  • Hỏi: Kính thưa Bộ Tài chính, hiện nay tôi là kế toán đang công tác tại Ban Quản lý dự án cấp huyện. ngày 21/12/2021 tôi có trình dự toán thu chi năm 2022 của Ban quản lý dự án xuống phòng tài chính thẩm định, dự toán được căn cứ theo TT 72/2017/TT-BTC và TT 06/2019/TT-BTC tuy nhiên, phòng tài chính huyện trả lời TT 72/2017/TT-BTC và TT 06/2019/TT-BTC đã hết hiệu lực do hai thông tư này căn cứ vào Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị định141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác. mà Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 và Nghị định141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Nghị định 60/2021/NĐ-CP. ngày 21/6/2021. và phòng tài chính không đồng ý với các khoản mục chi, chế độ tiền lương, trích lập các quỹ...theo TT 72/2017/TT-BTC và TT 06/2019/TT-BTC. trong khi đó TT 72/2017/TT-BTC và TT 06/2019/TT-BTC chưa hết hiệu lực và cũng chưa có TT thay thế. vậy Phòng tài chính huyện thực hiện như vậy là đúng hay sai? xin Bộ Tài chính hướng dẫn 19/01/2022
  • Hỏi: Đơn vị tôi là Ban quản lý dự án ĐTXD. Đơn vị được giao quyền tự chủ tự bảo đảm chi thường xuyên theo Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác. Theo Thông tư 06/2019/TT-BTC ngày 28/01/2019 có quy định: "Chi bổ sung thu nhập [thu nhập tăng thêm] cho người lao động hưởng lương từ chi phí quản lý dự án [gồm: cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng tiền lương từ chi phí quản lý dự án] trong năm và dự phòng chi bổ sung thu nhập [thu nhập tăng thêm] cho người lao động hưởng lương từ chi phí quản lý dự án năm sau trong trường hợp nguồn thu nhập bị giảm.” Tôi xin hỏi, đơn vị tôi có được chi trả thu nhập tăng thêm cho hợp đồng khoán việc được không? 19/01/2022
  • Hỏi: Hỏi về phụ cấp kiếm nhiệm quản lý dự án : Bệnh viện Tôi được Bộ Y tế giao làm Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn Vốn trái phiếu Chính phủ với hình thức quản lý dự án là “Giao chủ đầu tư ký hợp đồng ủy thác quản lý dự án cho Ban quản lý dự án chuyên ngành, khu vực tại nơi có dự án để tổ chức thực hiện”. Đơn vị đã ký hợp đồng ủy thác quản lý dự án với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành – Bộ Xây dựng [sau đây gọi là Ban QLDA] với nội dung ủy thác "một phần" nhiệm vụ quản lý dự án đồng thời thành lập Tổ Quản lý dự án là các cán bộ, viên chức thuộc đơn vị thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án "không ủy thác" cho Ban QLDA. Như vậy, đơn vị tôi với chức danh là chủ đầu tư tuy không thành lập Ban QLDA nhưng các thành viên của Tổ Quản lý dự án vẫn thực hiện các nhiệm vụ như của Ban QLDA. Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của Chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì Bệnh viện tôi thuộc loại đối tượng quản lý dự án nhóm I. Vậy Tôi xin hỏi: Cán bộ được phân công thực hiện nhiệm vụ trong Tổ quản lý dự án có được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm quản lý dự án trong chi phí quản lý dự án không? 07/01/2022
  • Hỏi: Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An là Ban quản lý dự án chuyên ngành của huyện, được UBND huyện Quế Phong thành lập theo quy định của pháp luật. UBND huyện Quế Phong đã cử 03 Cán bộ thuộc biên chế của UBND huyện, hưởng lương tại Văn phòng UBND huyện kiêm nhiệm 3 chức danh sau: 1. 01 Phó phòng Dân tộc kiêm nhiệm Giám đốc Ban Quản lý dự án; 2. 01 Chuyên viên phòng Kinh tế và Hạ tầng kiêm nhiệm Phó Giám đốc Ban QLDA; 3. 01 Chuyên viên phòng Tài chính – Kế hoạch kiêm nhiệm phụ trách Kế toán Ban QLDA. Xin hỏi Bộ Tài chính 03 cán bộ nêu trên có được hưởng các chế độ phụ cấp kiêm nhiệm tại Ban quản lý dự án theo quy định tại Điểm b, Mục 3, Điều 11 của Thông tư số 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2021 của Bộ Tài chính, hay không ? Nếu được hưởng thì phụ cấp này do Ban Quản lý dự án thanh toán hay Văn phòng UBND huyện thanh toán. Kính mong nhận được nhận được hướng dẫn của Bộ Tài chính, gửi về địa chỉ: Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Quế Phong, khối Tây Sơn, thị trấn Kim Sơn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. [Gmail: ]./. 07/01/2022

Video liên quan

Chủ Đề