Làm gì để xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự trong trường học

ND - Tính đến thời điểm này đã được ba năm ngành giáo dục Thủ đô đã triển khai giảng dạy bộ tài liệu "Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh" trong các trường phổ thông trên địa bàn. Ðây là bộ tài liệu được biên soạn công phu bởi các cán bộ quản lý, giáo viên giỏi am hiểu về văn hóa.

Công tác biên soạn còn có sự tham gia ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa Hà Nội để tiếp thu, chỉnh sửa bảo đảm đúng định hướng và bổ sung thông tin cho bộ tài liệu... Khi bộ tài liệu bắt đầu được triển khai giảng dạy, không những đội ngũ giáo viên mà đông đảo phụ huynh, học sinh đã ủng hộ nhà trường triển khai giảng dạy bộ tài liệu này. Bởi khi có thêm những hiểu biết về truyền thống văn minh, thanh lịch của Thủ đô, giới trẻ sẽ được khơi dậy niềm tự hào, kế thừa, tiếp nối truyền thống này trong thời đại mới.

Theo lãnh đạo Sở Giáo dục và Ðào tạo Hà Nội, thông qua việc giảng dạy nếp sống văn minh thanh lịch, đã có chuyển biến tích cực về mặt nhận thức, lối sống ứng xử, giao tiếp của các em học sinh, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức. Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt toàn thành phố tăng từ 0,9% đến 2,1% so với thời điểm chưa giảng dạy tài liệu ở mỗi cấp học. Học sinh cũng nâng cao tinh thần tương thân, tương ái, góp phần nâng cao ý thức tích cực, tự giác trong học tập, nhiệt tình trong việc xây dựng bài vở, chất lượng văn hóa tiến bộ rõ rệt. Cũng từ đây, chất lượng giáo dục đạo đức, truyền thống lịch sử Thủ đô và phong cách người Hà Nội cho học sinh có chuyển biến. Học sinh đã ý thức được trách nhiệm trong việc gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống văn hóa của người Hà Nội.

Mặc dù đạt được những kết quả bước đầu, nhưng trên thực tế, hằng ngày chúng ta vẫn bắt gặp nhiều biểu hiện thiếu văn hóa của các em. Không hiếm học sinh nói tục, chửi bậy, khi tan học đi dàn hàng ngang cản trở giao thông, nhiều học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm... Thậm chí, còn xảy ra một số trường hợp học sinh đánh nhau, trong khi đó thì một số em khác quay hình, chụp ảnh để đưa lên mạng. Việc học sinh trung học có biểu hiện tình cảm nam nữ thân mật quá mức ở nơi công cộng không phải chuyện hiếm... Ðiều này cho thấy, để tạo chuyển biến một cách đồng bộ trong xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch đối với học sinh Thủ đô còn nhiều việc phải làm.

Việc giảng dạy bộ tài liệu này không chấm điểm, không tính vào kết quả học tập, cho nên rất dễ xảy ra tình trạng học sinh tham gia tiết học cho có, nhận thức chưa đủ sâu sắc để làm thay đổi hành vi, thói quen của các em. Hơn nữa, việc hình thành nếp sống văn minh, thanh lịch phải là quá trình rèn giũa thường xuyên, liên tục chứ không chỉ trông chờ vào những tiết học. Bởi thế, mỗi thầy giáo, cô giáo trước hết phải là tấm gương về ứng xử văn minh, thanh lịch trong từng lời nói, việc làm ở nhà trường cũng như ngoài xã hội cho học sinh noi theo. Có những học sinh rất băn khoăn khi học bài An toàn giao thông trong bộ tài liệu, tài liệu tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ, nhưng khi bố mẹ đưa đón các em đi học lại vượt đèn đỏ, đi trái làn đường... Có thể thấy, hiệu quả của việc giảng dạy bộ tài liệu "Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh" không chỉ phụ thuộc vào nhà trường, mà mỗi phụ huynh cũng cần nâng cao trách nhiệm của mình trong việc dạy dỗ con em mình.

GIANG NAM

BÀI TUYÊN TRUYỀN

                                         Về thực hiện nếp sống văn minh thanh lịch, văn hóa học đường
          Nếp sống văn hóa văn minh là nếp sống theo các giá trị chuẩn mực của văn hóa dân tộc và đáp ứng yêu cầu tổ chức cuộc sống tốt đẹp của cộng đồng trong môi trường sinh hoạt, công nghiệp phát triển. Xu hướng và tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng vì thế việc xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh - sạch đẹp - an toàn là cần thiết đối với chúng ta.

          Cùng với phát triển kinh tế, nhiệm vụ phát triển văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh trong trường học, trong gia đình, trong từng con người là rất quan trọng. Văn hóa là sự thể hiện trình độ, khả năng nhận thức được biểu hiện qua lời nói, cách sống và làm việc của mỗi con người trong thực tiễn hàng ngày và bằng những việc làm cụ thể như: Đóng góp ủng hộ; Bảo vệ môi trường; Chấp hành luật an toàn giao thông…

          Với nội dung xây dựng nếp sống văn minh thanh lịch, văn hóa học đường, giữ gìn các giá trị truyền thống, lối sống lành mạnh. Trường TH Tứ Liên tuyên truyền đến toàn thể học sinh nhà trường với nội dung sau:

I. THỰC HIỆN TỐT NẾP SỐNG VĂN MINH THANH LỊCH, VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG

 - Xếp hàng ra vào lớp đúng giờ, ra vào lớp theo hiệu lệnh trống, không xô đẩy, chen lấn.

- Mặc đồng phục theo quy định

- Có kĩ năng chào hỏi lễ phép với mọi người. 

- Biết giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn cùng vươn lên trong học tậ

- Có tinh thần đoàn kết tương thân tương ái.

- Có hiểu biết về truyền thống lịch sử của cha ông [vào những ngày lễ lớn trong năm học].

- Tham gia tổ chức các buổi HĐNG.

- Thực hiện tốt cuộc vận động "Thiếu nhi thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy" và hưởng ứng phong trào "Uống nước nhớ nguồn"

- Thực hiện hiệu quả phong trào: Nói lời hay, làm việc tốt"

 - Tổ chức xây dựng nhóm học tập, các câu lạc bộ văn hóa, thể thao, học tập, an toàn giao thông,…

 - Lễ phép, kính trọng, chào hỏi và xưng hô đúng phép tắc. Không được nói trống không, không được vô lễ, xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường.

- Đảm bảo lời nói chính xác, trung thực. Không được nói dối.

- Giao tiếp phải thể hiện sự khiêm tốn, tế nhị, có văn hóa, không khí hòa bình – thân thiện – ám áp, thể hiện đạo đức, phong cách người học sinh.

- Mỗi học sinh đều tâm niệm “Tập thể lớp là một gia đình” và “Nhà trường là một đại gia đình”, luôn luôn mong muốn và góp phần xây dựng để “gia đình” là điểm tựa, nguồn vui, niềm tin, niềm tự hào cho từng học sinh mỗi ngày đến trường.

II. NẾP SỐNG VĂN HÓA, VĂN MINH NƠI CÔNG CỘNG, KHU DÂN CƯ

- Thực hiện nghiêm các quy định khi sử dụng các dịch vụ hoặc tham gia các hoạt động tại nơi công cộng.

- Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện và các phong trào ở địa phương.

- Tôn trọng, giúp đỡ và ưu tiên người lớn tuổi, người tàn tật,…

- Mặc trang phục lịch sự, gọn gàng, phù hợp khi ra đường, nơi công cộng.

- Có thái độ thân thiện, niềm nở, lịch sự, tôn trọng mọi người,

- Nói lời xin lỗi, cảm ơn đúng lúc, nhiệt tình giúp đỡ người gặp hoạn nạn, khó khăn.

- Lắng nghe, chia sẻ, tiếp thu ý kiến của mọi người.

- Không có lời nói, cử chỉ, hành vi phản cảm, thiếu văn hóa nơi công cộng.

-Chăm chỉ học tập

-Lễ phép với thầy cô, cha mẹ

-Quan tâm, giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập

-Chia sẻ kiến thức và xây dựng bài học trong lớp

-Làm bài tập về nhà, chuẩn bị bài học đầy đủ

bạn có thể làm gì để góp phần xây dựng cuộc sống văn minh,lịch sử trong trường học

bạn có thể làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn minh,lịch sự trong học tập?

Các câu hỏi tương tự

       1. Phần lí thuyết: 

 a. Trình bày khái niệm và biểu hiện của việc tôn trọng kỉ luật? Nêu 2 hành vi của học sinh thể hiện việc thực hiện tốt kỉ luật.

 b. Có người cho rằng thực hiện nếp sống kỉ luật làm cho con người mất tự do. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? 

 c. Lịch sự, tế nhị trong giao tiếp ứng xử sẽ giúp ích gì cho chúng ta? Để sống lịch sự, tế nhị các em cần phải rèn luyện như thế nào?

 d. Hãy kể 3 hành vi thể hiện sự lịch sự, tế nhị của học sinh trong giao tiếp? Rút ra bài học cho bản thân trong quá trình giao tiếp với mọi              người xung quanh? 

 e. Trình bày khái niệm và ý nghĩa về mục đích học tập của học sinh? Để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành người cong dân có ích cho gia đình và xã hội, mỗi học sinh cần rèn luyện bản thân như thế nào?

       2. Phần bài tập tính huống: 

  a. Biểu hiện của việc sống tích cực, tựa giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. 

  b. Ý nghĩa của việc sống tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.

  c. Phân biệt hành vi tích cực, tự giác với hành vi lười biếng, ỷ lại trong học sinh hiện nay.

                                                             Giúp với mai mk thi rồi

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề