Phân tích các xu thế phát triển của THE giới ngày nay

Mục lục bài viết

  • 1. Toàn cầu hóa kinh tế, khu vực hóa kinh tế và sự bùng nổ các hiệp định thương mại tự do (FTA)
  • 1.1 Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế:
  • 1.2 Xu hướng khu vực hóa kinh tế:
  • 1.3 Hiệp định thương mại tự do FTA thế hệ mới:
  • 2. Sự trỗi dậy của xu hướng bảo hộ mậu dịch
  • 3. Xu thế phát triển mang tính bùng nổ của cách mạng khoa học công nghệ
  • 4. Xu thế phát triển thương mại theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường

1. Toàn cầu hóa kinh tế, khu vực hóa kinh tế và sự bùng nổ các hiệp định thương mại tự do (FTA)

Đây là những xu hướng nổi bậtcó ảnh hưởng mạnh mẽ tới quan hệ kinh tế quốc tế

Không phải là những hiện tượng mới mẻ, mà trái lại toàn cầu hóa kinh tế và khu vực hóa kinh tế đã xuất hiện từ những thế kỉ trước, trở thành một trong những xu thế vận động tất yếu của quan hệ kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, xu hướng khu vực hóa kinh tế hiện nay dường như được “thổi bùng” nhờ sự xuất hiện của một loạt các FTA thế hệ mới, giúp các nước gia tăng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

1.1 Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế:

Xuất hiện từ khoảng những năm 50 của thế kỉ XX, toàn cầu hóa kinh tế đã trở thành một trong những khái niệm được sử dụng rộng rãi nhất trong khoa học kinh tế đương đại. Toàn cầu hóa kinh tế được đánh giá là một hiện tượng có ý nghĩa cách mạng trong tiến trình phát triển kinh tế thế giới. Nó đưa tới những biến đổi mạnh mẽ trong quan hệ kinh tế giữa các quốc gia.

Toàn cầu hóa kinh tế có thể hiểu là một hiện tượng gắn liền với sự gia tăng về số lượng cũng như cường độ của các cơ chế, tiến trình và hoạt động nhằm thúc đẩy gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới. Toàn cầu hóa kinh tế làm lu mờ khái niệm biên giới quốc gia, làm thay đổi tính chất và vị trí của thị trường. Nếu như trước đây, thị trường mang tính quốc gia thì từ khi toàn cầu hóa kinh tế xuất hiện, thị trường đã mang tính quốc tế hay tính toàn cầu.

Toàn cầu hóa kinh tế khiến các quốc gia liên kết chặt chẽ với nhau, phụ thuộc lẫn nhau trong sự phân công và hợp tác kinh tế trên quy mô toàn cầu, dưới sự điều tiết của hệ thống pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế (đơn cử như hệ thống luật trong khuôn khổ WTO - tổ chức hiện đang thu hút được sự tham gia của 164 thành viên - Tính tới thời điểm 06/3/2019 số lựợng thành viên của WTO đang là 164, bao gôm các quôc gia và lãnh thổ hài quan thành viên.).

Có thể nhận biết toàn cầu hóa kinh tế thông qua biểu hiện nền kinh tế thế giới được vận hành nhờ các mạng lưới mang tính toàn cầu. Ví dụ: Trong Imh vực thông tin, các máy tính cá nhân được nối mạng với nhau ở trong nước và nước ngoài, tạo nên một mạng lưới thông tin toàn cầu; Trong lĩnh vực thị trường sức lao động, các công ti xuyên quốc gia (TNCs) sử dụng người lao động trên phạm vi toàn cầu; Trong lĩnh vực tiêu dùng, người tiêu dùng có thể tiêu dùng hàng hóa được nhập khẩu từ các nước khác trên thế giới; Trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa, hàng hóa được sản xuất trên cơ sở chuyên môn hóa và phân công lao động quốc tế; Trong lĩnh vực tài chính, luồng vốn quốc tế được dịch chuyến giữa các quốc gia thông qua hệ thống ngân hàng kết nối với nhau, hàng ngàn tỉ USD được chu chuyển trên khắp thế giới qua các thị trường chứng khoán với tốc độ tính bằng giây suốt 24/24 giờ trong ngày... Các mạng lưới toàn cầu này không ngừng làm thay đổi cơ cấu kinh tế thế giới.

Để theo đuổi xu hướng này, các nước sẽ phải dỡ bỏ dần các rào cản cho sự phát triển thương mại quốc tế, như giảm thuế quan, loại bỏ các biện pháp phi thuế quan, điều chỉnh chính sách và pháp luật thương mại quốc tế theo hướng tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, tự do dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn, sức lao động, công nghệ...

Khái niệm toàn cầu hóa kinh tế có liên quan chặt chẽ với khái niệm tự do hóa thương mại. Tự do hóa thương mại là quá trình giảm thiểu đến mức thấp nhất sự can thiệp của Nhà nước vào các dòng chảy thương mại xuyên biên giới nhằm xây dựng một thị trường chung trên phạm vi toàn cầu.

Toàn cầu hóa kinh tế đang ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chính sách đối nội cũng như đối ngoại của mỗi quốc gia. Tác động này mang tính hai mặt.

Một mặt, toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia khi các nước có cơ hội mở rộng xuất khẩu, đầu tư, tăng năng lực cạnh tranh, sử dụng có hiệu quả nguồn lực nội địa vào phát triển kinh tế; Giúp các nước hội nhập tốt hơn vào nền kinh tế thế giới, tận dụng cơ hội tiếp cận thị trường khi các quốc gia khác mở cửa thị trường, chủ động tham gia vào mạng lưới sản xuất, phân công lao động quốc tế, tranh thủ thu hút các nguồn lực bên ngoài để phát huy tiềm năng sẵn có; Đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển...

Mặt khác, toàn cầu hóa kinh tế cũng đưa lại những tác động tiêu cực mà các nước khi tham gia phải đối mặt, như: về kinh tế: Khi tham gia vào toàn cầu hóa, các nước chấp nhận bị cạnh tranh khốc liệt bởi các đối thủ có năng lực hơn đến từ nước ngoài; Toàn cầu hóa kinh tế là nguyên nhân lây lan khủng hoảng kinh tế khi các quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế thì khả năng chịu ảnh hưởng dây chuyền là khó tránh khỏi, về văn hóa: Tạo ra nguy cơ xung đột văn hóa, nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc trong thời hội nhập, về xã hội: Sự phân hóa giàu nghèo, bất công xã hội giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển có thể ngày càng tăng. Ngoài ra, toàn cầu hóa cũng là mối nguy đối với môi trường khi các nước đang và kém phát triển dễ trở thành bãi thải công nghiệp cho các nước công nghiệp phát triển trên thế giới; hay vấn đề an ninh quốc gia cũng cần được tăng cường khi nới lỏng kiểm soát hàng hóa tại biên giới...

Mặc dù có nhiều quan điểm, thậm chí trái ngược nhau về toàn cầu hóa kinh tế, nhưng đây là một xu thế tất yếụ khách quan của thời đại và ngay từ Hội nghị lần thứ 29 của Diễn đàn Kinh tế thế giới tổ chức tại Davos (Thụy Sỹ - từ 28/01 đến 02/02/1999), toàn cầu hóa kinh tế đã được nhận định không còn là một xu thế nữa mà đã ưở thành một thực tế.

Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam có sự thay đổi dần theo hướng từ chấp nhận toàn cầu hóa như một xu hướng khách quan, không thể đứng ngoài, nhìn nhận ra những cơ hội, thách thức cho đến chủ động tham gia, nắm bắt lấy những cơ hội từ toàn cầu hóa kinh tế. Minh chứng cho việc chủ động tham gia vào toàn cầu hóa kinh tế, Việt Nam đã gia nhập WT0 - tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh vào 11/01/2007. Đen nay, sau 13 năm gia nhập, nền kinh te Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công, giúp thay đổi diện mạo nền kinh tế đất nước (vấn đề đánh giá nền kinh tế Việt Nam sau 13 năm gia nhập WTO sẽ được đề cập sâu trong Chương 6 - Hội nhập kinh tế quốc tế, mục 6.3.4.3).

1.2 Xu hướng khu vực hóa kinh tế:

Xu hướng khu vực hóa kinh tế (hội nhập kinh tế khu vực) là xu hướng theo đó các nước/các vùng, lãnh thổ đồng ý tự do hóa thương mại toàn bộ hoặc một phần giữa chúng với nhau, tạo ra sự phân biệt đối xử với phần còn lại của thế giới. Khu vực hóa kinh tế không phải là xu hướng mới trong quan hệ kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, nó có những bước phát triển mạnh mẽ từ những năm 90 của thế kỉ XX trở lại đây.

Những biểu hiện của xu hướng khu vực hóa khá đa dạng, như: sự tồn tại của EU, hay các thoả thuận thương mại khu vực (RTAs): CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN, CPTPP, NAFTA, CAFTA, ASEAN + 6... Hiện nay, số lượng của các RTAs ngày càng gia tăng. Theo thống kê của WT0, tính đến tháng 6/2016, tất cả các thành viên của WT0 đều có một RTA đang có hiệu lực. Tính đến thời điểm ngày 04/01/2019, WT0 đã nhận được 467 thông báo từ các thành viên WTO, trong đó 291 RTA đang có hiệu lực. Trong số các RTA này, FTA và thỏa thuận ưu đãi một phần (PSA) chiếm đa số, liên minh hải quan chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ (tầm 10%);

Cùng với toàn cầu hóa kinh tế, khu vực hóa kinh tế đang được coi là những xu thế khách quan của nền kinh tế toàn cầu.

Xu hướng khu vực hóa kinh tế có thể tồn tại bên cạnh xu hướng toàn cầu hóa bởi một số lý do sau:

+ Toàn cầu hóa diễn ra với tốc độ chậm với một số nước, trong khi đó nhu cầu mở cửa và hội nhập của các nước lại rất cấp bách. Do đó các nước có nhu cầu tham gia xu hướng khu vực hóa để hội nhập khu vực trước khi tham gia toàn cầu hóa. Ví dụ: Việt Nam nộp đơn gia nhập WTO tháng 01/1995, đến tháng 01/2007, Việt Nam mới trở thành thành viên của tổ chức này. Do đó, trong khoảng thời gian này, Việt Nam đã hội nhập kinh tế ở cấp độ khu vực để tranh thủ những lợi ích của xu hướng này. Việt Nam đã hội nhập ASEAN năm 1995, và trở thành thành viên của Khu vực Mậu dịch tự dọ ASEAN (AFTA) từ ngày 01/01/1996.

+ Trình độ phát triển giữa các khu vực rất khác nhau nên cần phải khu vực hóa trước. Khu vực hóa tạo ra liên kết giữa các nước có cùng trình độ kinh tế, có những đặc điểm tương đồng về văn hóa - xã hội và vị trí địa lý, dễ hội nhập lẫn nhau. Khu vực hóa chính là bước quá độ lên toàn cầu hóa. Ví dụ: Các nước ASEAN có điều kiện kinh tế tương đồng, trình độ phát triển kinh tế giữa một số thành viên không quá chênh lệch. Do đó, Việt Nam tham gia vào ASEAN trước khi trở thành thành viên chính thức của WTO. Đây cũng là cơ hội cho Việt Nam có thêm kinh nghiệm đàm phán gia nhập một tổ chức quốc tế, pháp điển hóa lại hệ thống pháp luật cho phù hợp với quy định của điều ước quốc tế... Hơn nữa, trong quá trình gia nhập WTO, Việt Nam cũng nhận được sự ủng hộ của các thành viên của tổ chức này.

+ Toàn cầu hóa không những không thay thế mà còn thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình khu vực hóa. Nhiều nước đã tìm cách vượt qua những thách thức của toàn cầu hỏa kinh tế bằng cách đẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương với các nước láng giềng và các nước trong khu vực. Toàn cầu hóa và khu vực hóa không phải hai xu hướng đối lập nhau mà cùng tồn tại song song, củng cố lẫn nhau và đi theo hướng hội nhập vào thị trường thế giới.

Ngoài ra, hội nhập kinh tế khu vực của các nước đang phát triển sẽ góp phần nâng cao sức mạnh đối thoại với các nước phát hiển.

Trên thực tế, các thoả thuận thương mại khu vực là con đường tiếp cận thị trường với phạm vi hẹp về địa lý nhưng mạnh về kinh tế. Hội nhập kinh tế khu vực không phải là một giải pháp đối lập với toàn cầu hóa kinh tế và chính là một bộ phận cấu thành của toàn cầu hóa kinh tế. Khu vực hóa không có nghĩa là việc chia thế giới thành các khu vực biệt lập về kinh tế và giảm giao lưu kinh tế với bên ngoài.

Ví dụ, EU đã thiết lập quan hệ hợp tác với MERCOSUR (Thị trường chung Nam Mỹ - gồm các thành viên Brazil, Argentina, Paraguay, Uruguay) và đối thoại với châu Á trong khuôn khổ ASEM.

Nhận biết được vai trò to lớn của hội nhập kinh tế khu vực, ngay từ những năm 90 của thế kỉ XX, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã chủ động nắm bắt và gia nhập vào các tổ chức khu vực, điển hình như gia nhập ASEAN năm 1995 và hiện nay là việc tham gia vào các FTA thế hệ mới.

1.3 Hiệp định thương mại tự do FTA thế hệ mới:

Thuật ngữ FTA thế hệ mới bắt đầu được sử dụng từ những năm 90 của thế kỉ XX, hàm ý nói đến các FTA phi truyền thống, với phạm vi cam kết mở cửa thương mại ngày càng rộng, mức độ cam kết ngày càng sâu. Hiện nay, cùng với sự hình thành ngày càng nhiều các FTA thế hệ mới, hoạt động trao đổi, giao lưu hàng hóa giữa các quốc gia ngày càng đa dạng, thuận lợi hơn trên cơ sở mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố thương mại khác, thực hiện các cam kết cắt giảm, tiến tới xoá bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập các khu vực thương mại tự do.

Ví dụ, bên cạnh việc kí kết các FTA thông thường, hiện Việt Nam đã tham gia kí kết 2 FTA với những cam kết sâu và rộng theo quan điểm của FTA thế hệ mới, bao gồm: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 14/01/2019; FTA giữa Việt Nam - EU (EVFTA) nếu có hiệu lực cũng sẽ ữở thành FTA thế hệ mới điển hình mà Việt Nam tham gia kí kết.

Trong khi các vòng đàm phán thương mại toàn cầu của WTOđang bế tắc và trước mắt chưa thể có bước đột phá, thì các FTA thế hệ mới đang là hướng đi có tính khả thi để thúc đẩy các biện pháp tự do hóa thương mại và đầu tư, cạnh tranh, nâng cao tiêu chuẩn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, môi trường và tiêu chuẩn lao động, vốn chưa được quy định trong các hiệp định hiện tại của WTO.

2. Sự trỗi dậy của xu hướng bảo hộ mậu dịch

Bên cạnh sự bùng nổ của các FTA thế hệ mới, cả thế giới đang tiếp tục chứng kiến sự trỗi dậy của xu hướng bảo hộ mậu dịch tại các nước, đặc biệt từ sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008.

Chủ nghĩa bảo hộ (protectionism) là thuật ngữ nói đến những chính sách kinh tế được dùng để kiềm chế thương mại giữa các nước bằng nhiều biện pháp, như đánh thuế hàng nhập khẩu, thu hẹp hạn ngạch hay nâng cao tiêu chuẩn về chất lượng, xuất xứ và vệ sinh an toàn. Mấu chốt của bất kì loại hình bảo hộ nào nằm ở chỗ chính phủ mong muốn “bảo vệ” những sản phẩm nội địa khỏi đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài, vốn có thể bán cùng một sản phẩm nhưng ở mức giá thấp hơn.

Coface (tập đoàn chuyên về bảo hiểm tín dụng của Pháp) công bố số lượng các biện pháp bảo hộ thương mại thực hiện trên toàn cầu hiện nay đã tăng gấp 2,5 lần so với năm 2010. Trong số các biện pháp bảo hộ thương mại, thì công cụ thuế quan (nhập khẩu) được sử dụng với tỉ trọng ngày càng tăng, tỉ trọng này đã tăng gấp 2 lần sau 9 năm (8% năm 2009, 16% năm 2018). Đơn cử, từ năm 2016 đến 2018, thuế nhập khẩu của Mỹ đã tăng mạnh, từ 5,4% đến 12,5%. Giai đoạn này phản ánh bước ngoặt ữong chính sách thương mại của Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống.

Thực tế cho thấy rằng, chính toàn cầu hóa và tự do thương mại, mà không phải chủ nghĩa bảo hộ, mang lại nhiều lợi ích hơn cho tăng trưởng kinh tế. IMF và các tổ chức uy tín khác đều có thể chứng minh rằng toàn cầu hóa đóng góp 1,5 - 2% tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng như giúp cho hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo ở các nước đang phát triển. Các nhà phân tích tại Morgan Stanley và các tổ chức tài chính khác của Hoa Kỳ đã ước tính rằng “hàng nhập khẩu” từ Trung Quốc đã giúp một gia đình Mỹ tiết kiệm được trung bình 1.000 USD/năm. Còn WB ước tính, nếu các rào cản thương mại hoàn toàn được dỡ bỏ thì sẽ có thêm hàng chục triệu người nữa thoát nghèo. Theo tổ chức này, chỉ riêng việc thực hiện xóa bỏ các rào cản thương mại với hàng hóa thì mỗi năm các nước đang phát triển cũng có thể tăng thêm thu nhập 142 tỉ USD.

Báo cáo thường niên của Hội nghị Thương mại và phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) công bố cuối tháng 9/2018 nhận định, 10 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính (2008 - 2018), nền kinh tế toàn cầu vẫn còn bất ổn, đặc biệt sự leo thang không ngừng của hàng rào thuế quan thương mại thời gian gần đây là một mối quan ngại lớn hơn, bởi vì nó sẽ làm nhiễu loạn hệ thống thương mại quốc tế, làm gia tăng tính bất ổn của thị trường và thu hẹp đầu tư, từ đó tác động không tốt đến sự phát triển kinh tế trung hạn trên toàn cầu. Báo cáo cảnh báo rằng sau khi bùng phát cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các nước trên thế giới không những không xây dựng chính sách tốt để ngăn chặn cuộc khủng hoảng tái diễn, ngược lại còn cho phép các cơ quan tài chính lớn tăng trưởng thiếu kiểm soát, nợ chính phủ cũng tiếp tục phình ra trong thời gian gần đây, hình thành nên những rủi ro mới. Báo cáo chỉ rõ quy mô của các ngân hàng trên toàn cầu và các ngân hàng ngầm đã tăng lên 160.000 tỉ USD, gấp đôi so với quy mô của nền kinh tế toàn cầu hiện nay; khối lượng nợ toàn cầu đã tăng lên gần 250.000 tỉ USD, hơn một nửa so với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Những hạn chế về mặt thương mại gây ra bởi chủ nghĩa bảo hộ là con đường 2 chiều. Mọi hành động mang tính bảo hộ đều có thể hứng chịu “sự trả đũa” bởi các hình thức tương tự, qua đó dễ dẫn đến chiến tranh thương mại. Đơn cử, cuộc chiến thương mại do chính quyền Mỹ khơi mào năm 2018 nếu tiếp tục leo thang có thể sẽ khiến kinh tế toàn cầu, vốn vừa có dấu hiệu phục hồi sẽ mất đà tăng trưởng và có thể suy giảm trở lại. Đây là lời dự đoán được đưa ra trong báo cáo thường niên về Thương mại và Phát triển năm 2018 do UNCTAD công bố. Cụ thể, nếu các biện pháp trừng phạt về thuế lẫn nhau giữa Mỹ với các nước Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Canada, Mexico, Hàn Quốc dẫn tới cuộc chiến thương mại thì ước tính trong khoảng thời gian 5 năm (từ 2019 - 2023), nhịp độ tăng trưởng sẽ giảm đi đáng kể so với trường hợp không xảy ra cuộc chiến thương mại. Báo cáo trên cho rằng tình trạng này sẽ khiến các nước có xuất siêu thương mại bị thu hẹp lại, như Trung Quốc, Nhật Bản, sẽ hạ tỉ giá hối đoái tiền tệ nhằm duy trì sức cạnh tranh. Ngoài ra, việc các doanh nghiệp cắt giảm mức lương công nhân sẽ dẫn đến sự suy giảm nhu cầu và đầu tư trong nước.

Theo báo cáo của ủy ban Kinh tế và xã hội của Liên hợp quốc tại châu Á - Thái Bình Dương (UNESCAP), thương mại toàn cầu đã thúc đẩy nhiều lĩnh vực trong thời gian qua và chủ nghĩa bảo hộ gia tăng sẽ khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt ở các nước đang phát triển bị chậm lại, cụ thể là mức 1,2%. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của chủ nghĩa bảo hộ. Khu vực này trung bình xuất khẩu xấp xỉ 15% sản phẩm của mình sang thị trường Hoa Kỳ - nơi mà làn sóng bảo hộ đang dấy lên mạnh mẽ. Đối với một so quốc gia khác thì con số này còn nhiều hơn, như lượng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ chiếm khoảng 20% tổng xuất khẩu của Trung Quốc tính theo giá frị gia tăng, tương đương 3,7% GDP. Bên cạnh đó, Mỹ với dân số 323 triệu người, là thị trường lớn đối với nhiều nền kinh tế châu Á. Cho nên, nếu chủ nghĩa bảo hộ được thực hiện tại quốc gia này, nhiều nhà sản xuất châu Á có nguy cơ rơi vào tình trạng khó khăn khi thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa.

3. Xu thế phát triển mang tính bùng nổ của cách mạng khoa học công nghệ

Sự phát triển của khoa học công nghệ thúc đẩy tăng trưởng nguồn cung cho thương mại hàng hóa, dịch vụ; kích thích tiêu dùng và gia tăng vai trò của khách hàng/người tiêu dùng trong giao dịch thương mại; và thay đổi phưong thức kết nối cung - cầu trong thương mại

Nguồn cung hàng hóa và dịch vụ cho thương mại tăng lên do sự phát triển trong sản xuất nhờ tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 làm thay đổi lực lượng sản xuất, tác động đến hiệu quả kinh tế, năng suất lao động của nhiều quốc gia, tạo ra nhiều hàng hóa hon, với chất lượng cao hon và chi phí thấp hon. Đổi mới công nghệ cũng làm thay đổi dịch vụ cung ứng, cải thiện năng suất và hiệu suất dịch vụ, giảm chi phí vận chuyển, thông tin liên lạc và dịch vụ hậu cần, chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ trở nên hiệu quả hon, chi phí thưong mại giảm, dẫn đến giá cả hàng hóa cung ứng cho người tiêu dùng giảm, góp phần thúc đẩy tiêu dùng. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ tạo ra mô hình chuỗi cung ứng mới gắn kết chặt chẽ hon với nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng này sẽ tạo ra một cơ sở dữ liệu duy nhất, làm cho chuỗi cung ứng thông minh hon, minh bạch hon và hiệu quả hon ở mọi giai đoạn, từ khi phát sinh nhu cầu cho đến khi giao hàng.

Trong phân phối, Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ có những tác động lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất và phân phối sản phẩm, thay đổi kì vọng của khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ; thúc đẩy đổi mới và hợp tác, thay đổi hình thức tổ chức...

Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thể giới sẽ chứng kiến sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của thương mại điện tử. Với những ưu việt của thương mại điện tử như tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả người bán và người mua, mở rộng cơ hội gia nhập thị trường... người tiêu dùng trên toàn cầu sẽ ngày càng thích nghi với hình thức mua sắm trực tuyến qua các trang mua sắm điện tử trên mạng internet, đặc biệt là ưên nền tảng điện thoại di động. Những tiến bộ nhanh chóng và ngày càng vượt bậc về công nghệ trong thương mại điện tử cũng như việc tăng cường ứng dụng công nghệ điện tử trong giao dịch thương mại sẽ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển thương mại toàn cầu. Đặc biệt tại những thị trường mới nổi, công nghệ sẽ làm thay đổi phương thức giao dịch trong thương mại, thương mại điện tử sẽ dần vượt qua hình thức thương mại truyền thống.

4. Xu thế phát triển thương mại theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường

Môi trường và bảo vệ môi trường là vấn đề ngày càng được các quốc gia trên thế giới quan tâm và chú trọng đầu tư, nhất là trong bối cảnh hội nhập và tự do hóa thương mại đang ngày càng diễn ra sâu rộng. Do vậy, phát triển sản phẩm gắn với bảo vệ môi trường theo hướng sản xuất và tiêu dùng sản phẩm thân thiện môi trường là một trong những ưu tiên trong thương mại toàn cầu thời gian tới, nhất là tại các quốc gia phát triển. Theo đó, nguồn cung hàng hóa nhập khẩu để phục vụ cho thương mại cũng sẽ có những đòi hỏi khắt khe hơn về tiêu chuẩn, chất lượng, đáp ứng các tiêu chí đối với sản phẩm thân thiện môi trường.

Ví dụ, để có thể xuất khẩu mặt hàng rau quả vào thị trường EU, ngoài vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch, các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam phải đạt chuẩn HACCP hay Global GAP. Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần chú ý tới xu hướng tăng tiêu thụ các sản phẩm hữu cơ, vì ngày càng nhiều người tiêu dùng EU thích các sản phẩm thực phẩm được sản xuất và chế biến bằng phương pháp tự nhiên. Hay tại thị trường Mỹ, thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 trên thế giới, tiêu thụ khoảng 12 triệu tấn trái cây tươi mỗi năm, chủ yếu là cam, nho, táo, chuối, dứa... nhưng khả năng sản xuất là 70%, còn lại 30% phải nhập khẩu. Để vào thị trường này, trái cây Việt Nam hiện phải vượt qua nhiều rào cản về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó, vấn đề truy xuất nguồn gốc được khách hàng quan tâm và Global GAP là tiêu chuẩn tối thiểu. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ quy định rõ, nông sản phải đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh - an toàn thực phẩm như phải được trồng ở vùng đăng kí và được Cục Bảo vệ thực vật Việt Nam theo dõi, đảm bảo không có mầm bệnh, trước khi xuất khẩu phải được chiếu xạ chống kí sinh trùng, mỗi lô hàng phải có chứng chỉ về an toàn thực phẩm của cơ quan Việt Nam và chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ... mới được phép xuất khẩu vào Mỹ. Đặc biệt, các loại nông sản cũng phải chịu các quy định ngặt nghèo liên quan đến dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trước khi đặt chân vào thị trường này.

Luật Minh Khuê (tổng hợp từ các nguồn trên internet)