Phá cỗ trung thu vào ngày nào

Trung thu được xem là một cái tết lớn trong năm, Tết Trung thu là một phong tục rất có ý nghĩa hằng năm, nó mang ý nghĩa của sự chăm sóc, của sự hiếu thảo như ngày báo hiếu, của lòng biết ơn, sự tri ân, của tình thân bằng hữu, của đoàn tụ, và của yêu thương.

Tết Trung thu ban đầu được biết đến là cái tết của người lớn và sau đó nó dần trở thành Tết của thiếu nhi. Tết Trung Thu được tính theo Âm lịch là vào ngày Rằm tháng 8. Trẻ em rất háo hức chào đón ngày này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, nào là đèn ông sao, mặt nạ.. và được ăn bánh trung thu.

  1. Tết trung thu còn có tên gọi khác là gì?

Ai cũng biết đến ngày tết trung thu nhưng lại r ất ít người biết Tết Trung thu còn có tên gọi khác là gì?

Tết Trung Thu còn có các tên gọi khác như Tết Thiếu Nhi, Tết Trông trăng hay Tết Đoàn viên.

+ Tết thiếu nhi: dịp này là dịp các bé được người lớn tặng nào là đồ chơi, bánh kẹo… Vào những ngày này, các em sẽ được rước đèn lồng, vừa phá cỗ Trung Thu, hát những bài hát và vui chơi trung thu như múa Lân, múa Rồng hay chơi các trò chơi… các hoạt động dành cho trẻ em khá nhiều, hình ảnh chú Cuội, chị Hằng đúng ý nghĩa dành cho thiếu nhi. Vì vậy mà nó còn có tên là tết thiếu nhi.

+ Tết Trông trăng: Vào ngày này, dân gian cũng thường làm những mâm cỗ Trung Thu và không thể thiếu những chiếc bánh trung thu. Trong dịp này mọi gia đình cùng quây quần bên nhau, cùng nhau ngắm trăng, phá cỗ Trung Thu, tâm tình, ngắm trăng nên từ đó, Tết Trung Thu còn có tên gọi khác là Tết trông Trăng.

+ Tết Đoàn viên: tên gọi này bắt nguồn từ ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu bởi vào ngày này ai cũng mong muốn được trở về bên gia đình, được quây quần bên nhau, cùng chia sẻ những tâm sự, thưởng thức những miếng bánh trung thu thật nghĩa tình và ấm áp. Còn gì quý hơn những giây phút đó khi được về bên gia đình, được nhìn những đứa trẻ nô đùa khắp sân nhà với những chiếc đèn lồng lấp lánh, mọi hình ảnh tuổi thơ được hiện về, vì vậy mà cái tên ý nghĩa này được hình thành.

  1. Trung thu ngày mấy?

Trung thu là ngày 15/8 [âm lịch] hàng năm vì ngày này mặt trăng tròn nhất và sáng nhất. Bên cạnh đó vào thời gian này cũng đã thu hoạch xong mùa vụ và bắt đầu tổ chức những lễ hội mà trong đó tiêu biểu là lễ hội trăng rằm.

  1. Tết trung thu 2022 vào ngày bao nhiêu dương lịch?

Tết trung thu năm 2022 sắp đến gần, bạn muốn biết năm nay trung thu ngày bao nhiêu dương lịch để biết được ngày chính xác để giúp bạn và gia đình có thể lên kế hoạch cho những chuyến vui chơi trung thu sao cho hợp lý nhất hay thu xếp thời gian để về quê đón trung thu cùng gia đình.

Thường thì ở công ty, doanh nghiệp thường sử dụng ngày lịch dương. Vì vậy, nhiều người thường thắc mắc Tết trung thu 2020 là vào ngày bao nhiêu dương lịch để cho công ty đi du lịch vào ngày này hay mua quà tặng cho khách hàng, đối tác vào dịp này.

Theo như bảng lịch 2020 thì Tết trung thu năm nay [tức ngày 15/8 âm lịch] sẽ rơi vào thứ 5, ngày 01/10 dương lịch

Nhắc tới Trung Thu là nhắc đến ông trăng, chị Hằng, chú Cuội cùng những chiếc đèn lồng rực rỡ và hoạt động không thể thiếu đó là phá cỗ Trung thu. Mặc dù luôn được nhắc tới vào mỗi dịp Trung Thu tuy nhiên “phá cỗ” là gì thì không phải ai cũng biết về ý nghĩa cũng như nguồn gốc của nó. Cùng mayruaxegiadinh.com.vn tìm hiểu chi tiết về hoạt động Phá cỗ Trung Thu đặc biệt này nhé!

Contents

Phá cỗ Trung Thu là gì?

Trong ngày tết Trung Thu, thông thường các gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cỗ bao gồm: bánh nướng, bánh dẻo và một số loại bánh hấp dẫn được trẻ em yêu thích hay các loại trái cây tươi mọng theo mùa cùng nhiều loài hoa được cắt tỉa công phu theo nhiều hình dạng khác nhau và được sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt.

 

Mâm ngũ quả phá cỗ Trung Thu.

 

Xung quanh là những loại đèn lồng như: đèn cá chép, đèn ông sao,…. lung linh đầy sắc màu. Một mâm cỗ Trung Thu thì không cần tuân theo một nguyên tắc nào, tuy nhiên thường mọi người sẽ chuẩn bị theo ngũ hành và nên đặt ở giữa sân để cúng trời đất tổ tiên. Sau khi cúng bái xong, khi trăng rằm lên cao và sáng rõ nhất, mọi người sẽ quây quần bên nhau và đồng thanh hô “Phá cỗ”.

 

Bức tranh phá cỗ Trung Thu bên các thành viên trong gia đình.

 

Cách phá cỗ Trung Thu đơn giản là người lớn sẽ chia đều bánh trái trong mâm cỗ cho mọi người cùng thưởng thức. Dưới ánh trăng sáng, các thành viên cùng nhau uống trà, nhâm nhi những chiếc bánh, trái cây rồi kể cho nhau nghe những câu chuyện, trẻ con thì lăng xăng cầm đèn lồng vui đùa, hát vang các bài hát phá cỗ Trung Thu vui nhộn.

 

Phá cỗ Trung Thu vào ngày nào? Phá cỗ Trung Thu được hiểu là cùng nhau thưởng thức mâm cỗ Trung Thu vào ngày rằm tháng 8 [tức 15/8 Âm lịch], mọi người cùng thưởng thức không khí sum vầy, đầm ấm của ngày Tết đoàn viên.

Ý nghĩa của việc phá cỗ Trung Thu

 Một phong tục tập quán tốt đẹp

Vào dịp này, thường sẽ có rất nhiều các phong tục, tục lệ cổ xưa được biểu diễn trên khắp các khu vực. Các tục lệ quen thuộc của buổi lễ như: rước đèn, phá cỗ,…. đều được diễn ra. Phá cỗ Trung Thu được xem là một hoạt động không thể thiếu, mang lại không khí náo nhiệt và hoài niệm cho mọi người.

Đối với người lớn, hoạt động này gợi nhớ về những kỉ niệm xưa cũ còn đối với những đứa trẻ thì chúng sẽ hiểu hơn về phong tục tập quán tốt, những nét đẹp độc đáo ở nơi mình được sinh ra và lớn lên. Từ đó, có thể góp phần bảo tồn những giá trị xưa cũ và truyền lại cho những lớp kế cận sau này.

Phá cỗ Trung Thu là một phong tục truyền thống tốt đẹp được ông cha ta lưu giữ từ xa xưa.

Gắn kết tình cảm gia đình

Tết Trung Thu hay còn được gọi là Tết Đoàn Viên, là dịp mà ai đi xa cũng đều muốn được trở về bên gia đình, được quây quần cùng nhau bên mâm cỗ, cùng nhau trông trăng và chờ đợi thời điểm phá cỗ. 

Theo đó, tập tục phá cỗ còn giúp các thành viên trong gia đình gắn kết tình cảm với nhau hơn, là cơ hội để đoàn viên, để mọi người thu hẹp khoảng cách lại với nhau, cùng nhau chia sẻ những vui buồn, khó khăn và thử thách trong những ngày tháng làm ăn vừa qua để động viên nhau cùng cố gắng hơn.

 

Tết Trung Thu hay còn gọi là tết đoàn viên, là dịp để mọi người được quây quần bên nhau.

Mong cầu những điều tốt đẹp

Chuẩn bị mâm cỗ Trung Thu đầy đủ để dâng lên tổ tiên, thần linh và cúng trăng còn thể hiện cho những mong cầu tốt đẹp về một cuộc sống hạnh phúc, ấm no, một năm làm ăn sung túc và đầy đủ.

 

Đèn lồng là biểu tượng đặc trưng của ngày lễ Trung Thu.

Cách tổ chức phá cỗ Trung Thu như thế nào?

 Chuẩn bị mâm cỗ Trung Thu

Điều đầu tiên chắc chắn chúng ta cần phải chuẩn bị một mâm cỗ Trung Thu. Như đã nhắc tới ở trên thì một mâm cỗ thường sẽ gồm có: bánh Trung Thu, mâm ngũ quả và đèn lồng truyền thống.

  • Bánh Trung Thu: có thể lựa chọn bánh nướng, bánh dẻo hoặc cả hai loại với nhiều hình dáng khác nhau tùy theo sở thích của mỗi người.
  • Mâm ngũ quả: thông thường sẽ gồm các loại quả như: quả bưởi, quả na, quả dưa hấu, quả chuối, quả lựu, quả ổi,…..
  • Đèn lồng: Hiện nay có rất nhiều loại đèn khác nhau về hình dáng từ ngôi sao, cá chép,…. để các bạn có thể lựa chọn.

 Rước đèn Trung Thu

Các loại đèn lồng truyền thống luôn được mọi người ưu tiên sử dụng trong dịp này. Tuy nhiên, với sự phát triển và hiện đại hơn đã xuất hiện nhiều loại đèn với hình dáng độc đáo. Hoặc để ý nghĩa hơn bạn cũng có thể cùng bé tự tạo ra những chiếc đèn lồng chắc hẳn bé sẽ rất háo hức và vui mừng.

Đèn sẽ được thắp sáng bằng nến, sau đó các em thiếu nhi sẽ cùng nhau rước đèn đi khắp xóm với nụ cười tươi rạng rỡ. Ánh sáng lung linh phát ra từ những chiếc đèn lồng tạo không khí thực sự đặc trưng của lễ Trung Thu.

 Múa lân

Có thể nói múa lân đã trở thành đặc sản và là “thương hiệu” mỗi khi nhắc đến Trung Thu. Múa lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng đối với mọi người. Tiếng trống hòa cùng đoàn múa lân cùng với hình ảnh ông địa đi khắp các con phố và khuấy động không khí náo nhiệt.

 

Múa lân là “thương hiệu” mỗi khi nhắc tới Trung Thu.

 

Chủ nhà khi có lân tới sẽ mở cửa ra để chào đón và cùng xem các chú lân nhảy múa tạo không khí vui vẻ, đặc biệt mang may mắn tới cho gia chủ. Kết thúc màn múa lân là đến “trao thưởng”, có thể là những món quà hoặc tiền mặt. Và cứ thế, đoàn múa lân sẽ tiếp tục đi tới từng nhà trong ngày Trung Thu.

Phá cỗ Trung Thu

Trung Thu là tết đoàn viên, sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghi lễ, thờ cúng gia tiên thì đây là giây phút tất cả các thành viên trong nhà tập hợp lại và ngồi bên nhau bắt đầu tiết mục phá cỗ. Mọi người sẽ thưởng thức bánh trái cùng nhau.

 

Người lớn thì cùng trò chuyện ngồi ăn bánh, nhâm nhi bên tách trà và cùng thưởng trăng còn trẻ con thì cầm lồng đèn chạy nô đùa xung quanh. Đây chính là một khung cảnh ấm cúng, một bức tranh về tết Trung Thu truyền thống đầy ý nghĩa.

 

Hình ảnh phá cỗ Trung Thu vui nhộn bên thiếu nhi.

 

Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu phá cỗ Trung Thu là gì cũng như ý nghĩa và cách tổ chức phá cỗ Trung Thu như thế nào. Trung Thu năm nay cũng sắp đến rồi, chúc bạn sẽ có một đêm phá cỗ 2022 thật vui vẻ và ý nghĩa nhé!

Chủ Đề