Ôn tập văn học hiện đại việt nam lớp 9 năm 2024

Trong kỳ thi vào 10, Ngữ Văn là một môn học có lượng kiến thức lớn, đòi hỏi khả năng tư duy, ghi nhớ và sáng tạo của học sinh. Nếu không thể nắm chắc nội dung tác giả, tác phẩm, học sinh sẽ khó tiếp thu, làm bài tập và luyện các dạng đề thi. Do đó, để giúp con chuẩn bị tốt cho môn học này khi, phụ huynh nên định hướng cho con lập kế hoạch học, ôn tập ngay từ bây giờ.

Để xử lý hiệu quả lượng kiến thức trong chương trình Ngữ Văn lớp 9, cô Nguyễn Thu Trang - giáo viên môn Ngữ Văn tại Hệ thống giáo dục HOCMAI đã chia sẻ cho học sinh 3 tiến trình cần thiết để tự ôn luyện, biến khó thành dễ với môn học này ngay tại nhà.

Tiến trình 1, các em cần hệ thống lại tất cả tác phẩm văn học có trong chương trình luyện thi, với 2 phần cơ bản, phần 1 - Văn học Trung Đại bao gồm các tác phẩm Truyện Kiều, truyện Người con gái Nam Xương, Lục Vân Tiên, Hoàng Lê Nhất Thống Chí. Phần 2 - văn học Việt Nam hiện đại, học sinh sẽ ôn tập bài thơ Đồng chí, Tiểu đội xe không kính, Đoàn thuyền đánh cá, Ánh trăng; các tác phẩm truyện ngắn Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà. Ngoài ra, con có 4 tác phẩm nằm trong học kỳ II Nói với con, Viếng lăng Bác, Mùa xuân nho nhỏ, Những ngôi sao xa xôi.

Đến tiến trình thứ 2, các em sẽ bắt đầu ôn tập kiến thức theo chuyên đề và kiểu bài. Về chuyên đề, học sinh sẽ gom các tác phẩm cùng chủ đề, chủ điểm lại với nhau. Ví du, ôn về chủ đề các tác phẩm về đề tài, tình cảm gia đình như Nói với con, Bếp lửa, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ... để có một cái nhìn chung nhất, khái quát nhất, vừa tìm ra điểm tương đồng giống nhau giữa các tác phẩm vừa có thể tìm được những nét khác biệt giữa chúng.

Đối với dạng bài nghị luận là nghị luận văn học và nghị luận xã hội, các em cần vận dụng được kiến thức văn học, đời sống xã hội để thể hiện rõ chính kiến về vấn đề nghị luận và tư duy logic, sáng tạo của mình.

Để ôn tập đạt hiệu quả cao đối với môn Ngữ văn, học sinh cần chú ý nắm chắc kiến thức trọng tâm của từng chuyên đề, tự hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy, bảng biểu để dễ ghi nhớ; Rèn luyện kỹ năng làm bài theo cấu trúc đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT hướng dẫn.

Tiến trình luyện đề - luyện kỹ năng làm bài là tiến trình cuối cùng, thời điểm này học sinh đã bắt đầu bước vào giai đoạn quyết định. Với tiến trình này, cô Trang chia ra thành 2 chuyên để chính. Chuyên đề 1 là luyện kỹ năng viết, học sinh sẽ tạo đoạn văn với 3 dạng cơ bản là diễn dịch, quy nạp và tổng phân hợp; chuyên đề 2 là luyện đề, với các kỹ năng phân tích đề, tìm ý, từ kỹ năng tìm ý đó các em có thể áp dụng để viết đoạn văn.

Để thực hiện tốt những tiến trình trên sẵn sàng cho kỳ thi vào 10 năm sau, học sinh lớp 9 ngay từ bây giờ phải có sự chuẩn bị kỹ càng. Các em cần tăng cường ôn luyện qua các đề thi thử, hệ thống hóa kiến thức đã học được.

Thực tế, kỳ thi vào lớp 10 hiện nay cũng như thi đại học, thậm chí, so với độ tuổi non nớt của học sinh, thi vào 10 còn khó khăn và áp lực hơn thi đại học. Do đó, phụ huynh có con bước vào lớp 9 cần có chiến lược đúng đắn cho cả năm học, xây dựng phương pháp và lộ trình học hiệu quả cho con.

- Truyện Bến quê: Đặt nhân vật Nhĩ trong một hoàn cảnh đặc biệt lúc trẻ có điều kiện đi khắp nơi trên thế giới mà không cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương và tình yêu của gia đình. Khi cuối đời bị căn bệnh hiểm nghèo Nhĩ mới nhận ra điều đó nhưng không bao giờ anh làm được.

Các tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại có vị trí quan trọng trong quá trình ôn tập nhất là các tác phẩm truyện ngắn. Các tác phẩm này sẽ dế đượ lựa chọn làm nội dung chính cho các bài đọc hiểu văn bản, kèm theo là các câu hỏi nhỏ như năm sáng tác, người sáng tác, hoàn cảnh sáng tác cũng như thể loại. Bảng dưới đây sẽ giúp các em hệ thống lại các truyện ngắn hiện đại đã được học.

Tác phẩm - Tác giảThể loại và PTBĐNăm sáng tácNội dungNghệ thuậtLàng- Kim Lân- Truyện ngắn - Tự sự, miêu tả, biểu cảm- Năm 1948. Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Tác phẩm được rút từ tập truyện cùng tên của Kim LânQua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân.Xây dựng cốt truyện tâm lí, tình huống truyện đặc sắc; miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế; ngôn ngữ nhân vật sinh động, giàu tính khẩu ngữ, thể hiện cá tính của nhân vật; cách trần thuật linh hoạt, tự nhiên.Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long- Truyện ngắn - Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.- Sáng tác năm 1970, là kết quả của chuyến thực tế ở Lào Cai của tác giả, khi miền Bắc tiến lên xây dựng CNXH, xây dựng cuộc sống mới. Rút từ tập truyện “Giữa trong xanh” [1972].Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông hoạ sĩ, cô kĩ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao Sa Pa. Qua đó, truyện ca ngợi những người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước.Truyện xây dựng tình huống hợp lí, cách kể chuyện hợp lí, tự nhiên; miêu tả nhân vật từ nhiều điểm nhìn; ngôn ngữ chân thực giàu chất thơ và chất hoạ; có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận.Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng- Truyện ngắn. - Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.- Sáng tác năm 1966, khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, tác phẩm được đưa vào tập truyện cùng tên. - Tác phẩm được rút từ truyện ngắn cùng tên của NQS.Câu chuyện éo le và cảm động về tình cảm của hai cha con: ông Sáu và bé Thu trong lần ông về thăm nhà và ở khu căn cứ. Qua đó truyện ca ngợi tình cha con thắm thiết trong hoàn cảnh chiến tranh.Nghệ thuật miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật, đặc biệt là nhân vật trẻ em; xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên.Những ngôi sao xa xôi Lê Minh Khuê- Truyện ngắn. - Tự sự, miêu tả, biểu cảm.- Sáng tác năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt trên tuyến dường TS. - Tác phẩm được in trong tập truyện ngắn của Lê Minh Khuê, NXB Kim Đồng, Hà Nội 2001.Cuộc sống chiến đấu của 3 cô gái TNXP trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên lạc quan của họ.Sử dụng vai kể là nhân vật chính; cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động trẻ trung; nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc tinh tế, sắc sảo.Bến quê- Nguyễn Minh Châu- Truyện ngắn. - Tự sự, miêu tả, biểu cảm.- Truyện ngắn thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gầngũi của cuộc sống của quê hương. - Tác phẩm được in trong tập “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu năm 1985Qua cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên giường bệnh truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gầngũi của cuộc sống của quê hương.- Tạo tình huống nghịch lí; trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật; miêu tả tâm lí tinh tế; hình ảnh giàu tính biểu tượng; ngôn ngữ và giọng điệu giàu chất suy tư.

[TBODY] [/TBODY]

Chủ Đề