On tập cuối học kì 1 lớp 4 Tiết 4

Ôn tập cuối học kì 1 Tiết 3 Tiết 4

Tiết 3

Câu 2 [trang 174 sgk Tiếng Việt 4]

Cho đề tập làm văn sau: "Kể chuyện ông Nguyễn Hiền". Em hãy viết

a] Phần mở bài theo kiểu gián tiếp

b] Phần mở bài theo kiểu mở rộng.

Lời giải

a] Trong lịch sử, nước ta đã xuất hiện rất nhiều nhân tài kiệt xuất, trong đó có một vị Trạng nguyên nhỏ tuổi. Nguyễn Hiền không những đỗ Trạng năm mười ba tuổi mà ông còn nổi tiếng là người có chí lớn, vượt qua hoàn cảnh khó khăn. Câu chuyện xảy ra vào đời vua Trần Nhân Tông.

b] Câu chuyện về Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất lịch sử làm em vô cùng cảm phục tài năng và ý chí của Nguyễn Hiền. Ông chính là tấm gương sáng cho con cháu đời sau noi theo.

Tiết 4

Câu 1 [trang 175 sgk Tiếng Việt 4]

Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng

Câu 2 [trang 175 sgk Tiếng Việt 4]

Nghe-viết: Đôi que đan

Nghe viết theo hướng dẫn của giáo viên

Tham khảo toàn bộ: Tiếng Việt lớp 4

Xuất bản ngày 16/08/2019

Đọc tài liệu hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi ôn tập cuối học kì 1 lớp 4 tiết 4 trang 175 sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 1 tuần 18.

Xem ngay hướng dẫn soạn bài ôn tập cuối học kì 1 lớp 4 tiết 4 trang 175  tuần 18 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 do Đọc tài liệu biên soạn, qua đó ôn tập lại các bài tập đọc đã học trong chương trình và thực hành nghe viết bài Đôi que đan. Cùng tham khảo em nhé!

I. Mục tiêu tiết học

  • Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng
  • Nghe viết chính tả bài Đôi que đan

II. Hướng dẫn ôn tập SGK

Câu 1 [trang 175 sgk Tiếng Việt 4] : Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng

Bài này các em tự ôn luyện nhé.

Câu 2 [trang 175 sgk Tiếng Việt 4] : Nghe-viết: Đôi que đan

Nghe viết theo lời đọc của cô giáo:

Đôi que đan

Mũ đỏ cho bé Khăn đen cho bà Áo đẹp cho mẹ Áo ấm cho cha Từ đôi que nhỏ Từ tay chị nữa

Dần dần hiện ra…

Ôi đôi que đan Sao mà chăm chỉ Sao mà giản dị

Sao mà dẻo dai…

Từng mũi, từng mũi Cứ đan, đan hoài Sợi len nhỏ bé Mà nên rộng dài. Em cũng tập đây Mũi lên, mũi xuống Ngón tay, bàn tay

Dẻo dần, đỡ ngượng.

Mũ đỏ cho bé  Khăn đen cho bà Áo đẹp cho mẹ Áo ấm cho cha Từ đôi que nhỏ Từ tay em nữa

Cũng dần hiện ra…

Que tre đan mãi
Bóng như ngọc ngà.

*********

Trên đây là nội dung bài ôn tập cuối học kì 1 lớp 4 tiết 4 trang 175 | SGK Tiếng Việt 4 tập 1 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Hy vọng với bài hướng dẫn chi tiết của Đọc tài liệu, em sẽ củng cố lại được những kiến thức đã học để hoàn thành tốt các bài thi trước mắt. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!

2. Nghe - viết: Đôi que đan

Trả lời:

Mũi đỏ cho bé               Từng mũi từng mũi          Mũi đỏ cho bé

Khăn đen cho bà           Cứ đan, đan hoài              Khăn đen cho bà

Áo đẹp cho mẹ              Sợi len nhỏ bé                  Áo đẹp cho bé

Áo ấm cho cha              Mà nên rộng dài               Áo ấm cho cha

Từ đôi que nhỏ                                                     Từ đôi que nhỏ

Từ tay chị nữa              Em cũng tập đây               Từ tay em nữa

Dần dần hiện ra....        Mũi lên, mũi xuống           Cũng dần hiện ra....

                                    Ngón tay, bàn tay        

Ôi đôi que đen             Dẻo dần đỡ ngượng.          Que tre đan mãi

Sao mà chăm chỉ                                                    Bóng như ngọc ngà

Sao mà giản dị                                                             PHẠM HỔ

Sao mà dẻo dai 

TIẾT 5

2. Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu văn sau. Đặt câu hỏi các bộ phận câu được in đậm.

Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông mắt một mí, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước sân.

Theo NGUYỄN PHAN HÁCH

Trả lời:

Danh từ, động từ, tính từ trong các câu trên là:

  • Danh từ là: chiều, xe, thị trấn, nắng, phố huyện, em bé, Hmông, mắt, mí, Tu Dí, Phù Lá, cổ, móng hổ, quần áo, sân.
  • Động từ là: dừng lại, đeo, chơi đùa.
  • Tính từ là: nhỏ, vàng hoe, sặc sỡ.

Đặt câu với từ in đậm:

  • Buổi chiều, xe làm gì?
  • Nắng phố huyện như thế nào?
  • Ai đang chơi đùa trước sân?

2. Cho đề tập làm văn sau: "Tả một đồ dùng học tập của em".

a. Hãy quan sát đồ dùng ấy và chuyển kết quả quan sát thành dàn ý

b. Hãy viết:

  • Phần mở bài theo kiểu gián tiếp
  • Phần kết bài theo kiểu mở rộng

Trả lời:

a. Dàn ý tả một đồ dùng học tập của em

Mở bài: Giới thiệu cây bút máy do ba em tặng nhân ngày khai giảng năm học mới.

Thân bài:

  • Tả bao quát bên ngoài: Hình dáng thon, mảnh, chất liệu nhựa cao cấp, màu sắc: màu xanh da trời, nắp bút đậy rất kín. Hoa văn rất đẹp. Cái cài bằng thép mạ vàng.
  • Tả các bộ phận bên trong: ngòi bút, nét chữ dụng cụ bơm mực.

Kết bài: Em rất yêu quý cây bút, gìn giữ nó rất cẩn thận, không bỏ quên, viết xong là đậy nắp lại. Nó là kỷ vật của ba em tặng em.

b. Hãy viết:

Phần mở bài theo kiểu gián tiếp

Sách, vở, bút, thước kẻ, là những người bạn gắn bó cùng em trong suốt quá trình học tập. Trong những vật dụng yêu quý đó em quý nhất là chiếc hộp bút bởi đó là vật dụng gắn bó với em đã nhiều năm. Không những vậy, nó còn là quà của cô út tặng em nhân sinh nhật của mình.

Phần kết bài theo kiểu mở rộng

Chiếc hộp bút gắn liền với em như một người bạn thân thiết. Vì đã dùng rất lâu nên nó cũng đã cũ đi rất nhiều, nhưng có lẽ em sẽ mãi cất giữ nó một cách cẩn thận như một kỉ niệm tuổi thơ của mình.

Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt 4 Tiết 4 là lời giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 trang 98 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố hệ thống lại kiến thức Tiếng Việt 4 về các chủ điểm, củng cố các dạng bài tập Luyện từ và câu chuẩn bị cho các bài thi giữa học kì 1 đạt kết quả cao. Mời thầy cô cùng các em học sinh tham khảo.

>> Bài trước: Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Tiết 3

Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4

  • Tiếng việt lớp 4 ôn tập giữa học kì 1 trang 98 Câu 1
  • Tiếng Việt lớp 4 ôn tập giữa học kì 1 trang 98 Câu 2
  • Tiếng Việt lớp 4 ôn tập giữa học kì 1 trang 98 Câu 3

Tiếng việt lớp 4 ôn tập giữa học kì 1 trang 98 Câu 1

Ghi lại các từ theo chủ điểm, như sau:

1- Thương người như thể thương thân

2- Măng mọc thẳng

3- Trên đôi cánh ước mơ

Trả lời:

1- Thương người như thể thương thân

a] Cùng nghĩa – Nhân nghĩa, nhân từ, nhân ái, nhân đức, đức độ, hiền từ, nhân hậu, hiền hậu, phúc hậu, cưu mang, đùm bọc, độ lượng, bao dung, thương yêu, quý mến,..

b] Trái nghĩa: gian ác, tàn bạo, hung ác, độc ác, ác độc, ác đức, ác nhân,...

2- Măng mọc thẳng

a] Cùng nghĩa: Trung thực, ngay thẳng, trung thành, trung nghĩa, thẳng thắn, thật thà, chân thật, thật tình, thật bụng, tự trọng, thành thật, v.v

b] Trái nghĩa: gian dối, dối trá, gian trá, lừa đảo, bịp bợm, ...

3- Trên đôi cánh ước mơ

a] Cùng nghĩa: Ước mơ, ước muốn, mong ước, ước vọng, mơ tưởng

Tiếng Việt lớp 4 ôn tập giữa học kì 1 trang 98 Câu 2

Tìm một thành ngữ hoặc tục ngữ đã học trong mỗi chủ điểm ở trên. Đặt câu hoặc nêu hoàn cảnh sử dụng.

Trả lời:

a] Chủ điểm "Thương người như thể thương thân"

- "Chị ngã em nâng": Chúng tôi sống với nhau thật chan hòa thân ái, giúp đỡ nhau như lời cô giáo dạy "Chị ngã em nâng"

Các em học sinh có thể tìm các câu tục ngữ thành ngữ khác như: Ở hiền gặp lành; Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao; Hiền như đất, lành như Bụt; Môi hở răng lạnh; Máu chảy ruột mềm; Nhường cơm sẻ áo; Lá lành đùm lá rách,...

b] Chủ điểm măng mọc thẳng

- Đói cho sạch, rách cho thơm: Mẹ tôi thường căn dặn chị em tôi đi đâu, làm việc gì phải luôn ghi nhớ câu nói: "Đói cho sạch rách cho thơm"

- Thẳng như ruột ngựa; Thuốc đắng dã tật; Cây ngay không sợ chết đứng. [Trung thực].

- Giấy rách giữ lấy lề

c] Chủ điểm: "Trên đôi cánh ước mơ"

- Được voi đòi tiên: Cậu đúng là một đứa "Được voi đòi tiên"

- Cầu được ước thấy; Ước sao được vậy; Ước của trái mùa; Đứng núi này trông núi nọ.

Tiếng Việt lớp 4 ôn tập giữa học kì 1 trang 98 Câu 3

Lập bảng tổng kết về hai dấu câu mới học theo mẫu câu sau

Dấu câu

Tác dụng

a. Dấu hai chấm

b. Dấu ngoặc kép

Trả lời:

Dấu câu

Tác dụng

a. Dấu hai chấm

- Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật. Dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.

VD: Cô giáo hỏi: “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”

- Hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

VD: Nàng chạy vội đến chum nước nhưng không kịp nữa rồi: Vỏ ốc đã vỡ tan

b. Dấu ngoặc kép

- Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hay của người được câu văn nhắc đến.

VD. Mẹ thường gọi tôi là “cục cưng của mẹ”

- Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đọa văn thì trước dấu ngoặc kép cần thêm dấu hai chấm.

VD. Xi-ôn-cốp-xki nói: "Các vì sao không phải để tôn thờ mà để chinh phục".

- Đánh dấu những từ được dùng với nghĩa đặc biệt.

VD. Có bạn tắc kè hoa xây “lầu” trên cành đa.

>> Bài tiếp theo: Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4: Tiết 5

Trên đây là toàn bộ lời giải Ôn tập giữa học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt Tiết 4 có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết các phần giúp các em học sinh luyện tập, hệ thống lại kiến thức

Ngoài ra, các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 4, đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa học, Lịch sử, Địa Lý, Tin học mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 4 mới nhất.

Đối với chương trình học lớp 4. Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 4 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 4. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Video liên quan

Chủ Đề