Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học lớp 6

Hay nhất

nguyên nhân

- khai thác gỗ, khai thác củi, chặt cây, phá rừng, xây dựng đô thị,... làm mất môi trường sống của động vật

-Khai thác, sử dụng không bền vững tài nguyên sinh vật

- buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã trái phép

Biện pháp

- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật.
- Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quí hiếm.
- Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng..

Liên hệ bản thân em có thể làm được gì trong việc bảo vệ thực vật ở địa phương?
- Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương.
- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương.
- Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương.

II. VAI TRÒ CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG TỰ NHIÊN VÀ TRONG THỰC TIỄN

1/ Lấy ví dụ về nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học và hậu quả

2/ Vì sao cần bảo tồn đa dạng sinh học?

    Lấy ví dụ về một số biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học

    Kể tên một số khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển hoặc vườn quốc gia ở Việt Nam.

3/ Tìm hiểu và kể tên những loài đang bị suy giảm về số lượng. Nêu nguyên nhân và biện pháp bảo vệ các loài đó.


1/ Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học: cháy rừng, khai thác quá mức tài nguyên sinh vật, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và mặt nước thành đất nông nghiệp, xây dựng khu công nghiệp, đô thị, đường giao thông, thủy điện...

2/ 

  • Cần bảo tồn đa dạng sinh học vì: Suy giảm đa đạng sinh học sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống của con người và các loài sinh vật; ảnh hưởng nguồn lương thực, thực phẩm, nguyên liệu, dược liệu,... Do đó cần phải bảo tôn đa dạng sinh học, góp phần bảo tôn sự phong phú và đa dạng của các loài.
  • Một số biện pháp bảo tồn đa đạng sinh học như: Thành lập các khu bảo tôn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyền, các vườn quốc gia; Ban hành các luật và chính sách nhằm ngăn chặn phá rừng, cấm săn bắt bừa bãi các loài động vật quý hiếm; Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về bảo tồn đa dạng sinh học.
  • Một số khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển hoặc vườn quốc gia ở Việt Nam:

        + Vườn quốc gia Cúc Phương, Cát Tiên, Tam Đảo...

        + Khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ, Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng,  Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà Núi Chúa, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Khu bảo tồn thiên nhiên Cù lao Chàm, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé,...

        + Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng, Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang, Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An, Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau,  Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm, Khu dự trữ sinh quyển Langbian...

3/ 

  • Những loài đang bị suy giảm về số lượng: báo đốm, đười ươi, voi, khỉ đột, cá heo, loài nai Java, hươu đồng lầy Nam Mỹ, tê giác hai sừng, bò xám, heo vòi, cầy rái cá, cá sấu hoa cà, hươu sao Việt, hổ, tê tê, trâu rừng, dê núi, cầy, chồn, khỉ, voọc... 
  • Biện pháp: bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên di truyền, tuyên truyền việc thực hiện không buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã. Khuyến khích, động viên nhân dân tham gia phát hiện, ngăn chặn nạn vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã; các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý các vụ vi phạm xảy ra

Câu hỏi: Nêu nguyên nhân chính làm suy giảm đa dạng sinh vật hiện nay?

A. cháy rừng

B. ô nhiễm môi trường

C. biến đổi khí hậu

D. con người khai thác quá mức

Trả lời:

Đáp án đúng: D.con người khai thác quá mức

Nguyên nhân chính làm suy giảm đa dạng sinh vật hiện nay là con người khai thác quá mức đã làm cho nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về vấn đề này nhé!

1. Khái quát

Đa dạng sinh họctrong tiếng Anh gọi là:Biodiversity.

Đa dạng sinh họclà một từ khái quát để chỉ về các giống loài khác nhau trong tự nhiên. Các giống loài này bao gồm thực vật, động vật, vi sinh vật, các hệ sinh thái và các quá trình sinh thái mà các loài trên là một bộ phận trong đó.

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 30 triệu giống loài sinh vật. Giữa các giống loài có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.

Ví dụ: thực vật biến đổi năng lượng mặt trời thành thức ăn cho động vật nhưng ngược lại thực vật cũng nhờ động vật như hoa nhờ ong chuyển phấn hoa…; loài này là thức ăn của loài kia…

Thực vật, động vật và vi sinh vật có gien di truyền và những thông tin chứa trong các gien này là những thông tin hữu ích đối với sự phát triển thuốc trừ vật hại thiên nhiên, các loại động, thực vật có sức đề kháng cao.

Số lượng các loài khác nhau đo lường sự đa dạng giống loài. Trạng thái muôn vẻ của môi trường cư trú, cộng đồng sinh vật và tiến trình sinh thái được gọi là sự đa dạng sinh thái.

Hoạt động của con người đã làm cho tốc độ tuyệt chủng các giống loài tăng nhanh. Con người săn bắt, khai thác bừa bãi các loài thú, rừng, hay sự xuất hiện quá mức của các giống loài làm ảnh hưởng đến các loài khác [ốc bươu vàng ở Việt Nam, Philippines; hoa trinh nữ, bèo Nhật Bản, thỏ ở Úc…

Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc [UNEP] ước tính có khoảng 22 triệu loài động vật. Trong đó có 1,5 triệu loài đã được mô tả; 7 triệu có nguy cơ tuyệt chủng trong khoảng 30 năm tới; 3/4 loài chim trên thế giới đang suy tàn; 1/4 loài có vú có nguy cơ bị tiêu diệt.

Trong nông nghiệp, mỗi năm mất đi một số giống cây trồng, trong đó có những giống được mô tả trong các bộ sưu tập các tư liệu di truyền. Vì vậy, giữ gìn môi trường sống và bảo tồn giống loài đã trở thành vấn đề môi trường cấp bách nhất hiện nay.

2. Đa dạng sinh học ở Việt Nam

Việt Nam được ghi nhận là quốc gia có tính đa dạng sinh học [ĐDSH] cao với khoảng 7.500 loài chủng vi sinh vật; 20.000 loài thực vật bậc cao trên cạn và dưới nước; 10.500 loài động vật trên cạn; 1.000 loài cá nước ngọt; dưới biển có trên 7.000 loài động vật không xương sống, khoảng 2.500 loài cá và xấp xỉ 50 loài rắn biển, rùa biển và thú biển.

Có thể kể đến một số hệ sinh thái tiêu biểu sau đây:

+ Hệ sinh thái rừng: Hệ sinh thái rừng ở Việt Nam khá phong phú với các kiểu rừng kín vùng cao, rừng kín vùng thấp, rừng thưa với hệ thực vật vô cùng phong phú.

+ Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Đây là loại hình hệ sinh thái đặc thù ở vùng triều cửa sông, ven biển nước ta. Chúng góp phần quan trọng vào việc bảo vệ đất đai, điều hoà khí hậu đồng thời là môi trường sinh sống của nhiều động thực vật vùng triều có tính đa dạng lớn và còn là nơi nuôi dưỡng ấu trùng của nhiều thuỷ sản có giá trị.

+ Hệ sinh thái rạn san hô: Khu vực và thành phần các loài san hô biển nước ta rất phong phú. Rạn san hô cũng như rừng trên mặt đất, không chỉ cho nguồn lọi sinh vật thuỷ sản lớn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì trạng thái cân bằng của cà vùng nước.

+ Hệ sinh thái đầm phá, vũng, vịnh: Loại hình hệ sinh thái này chủ yêu tập trung ven biển miền Trung nước ta. Chúng là nơi sinh sống của nhiều sinh vật cửa sông, các loài rong tảo nước lợ, nơi phân bố của nhiều nhuyễn thể hai mảnh quý như trai ngọc, sò, vẹm và một số vùng là nơi cư trú của các loài chim nước có giá trị thuộc đối tượng bảo tồn của Công ước Ramsar.

Thành phần các quần xã ttong các hệ sinh thái nêu ttên cũng rất đa dạng, cấu trúc quần xã trong các hệ sinh thái phức tạp, nhiều tầng bậc, nhiều nhánh. Đặc điểm này làm cho đa dạng hệ sinh thái ở Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với các nước trên thế giới.

Các hệ sinh thái ở Việt Nam phần lớn là những hệ sinh thái có tính mềm dẻo về sinh thái, có khả năng thích ứng và phục hồi nhanh trước những biến động môi trường. Do đó, chúng có tính ổn định không cao, thế cân bằng sinh thái dễ bị phá vỡ khi có tác động từ bên ngoài hay nội tại.

3. Suy giảm đa dạng sinh vật:

-Biểu hiện:

+7.291 trong tổng số 47.677 loài trên thế giới đang bị đe dọa tuyệt chủng, bao gồm 21% động vật có vú, 30% động vật lưỡng cư, 35% động vật không xương sống và 70% loài thực vật [số liệu được đưa ra trong các nghiên cứu gần đây của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới [IUCN]].

+Thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhấtcủa tình trạngtuyệt chủng và suy giảm loài.Ở Tây Ban Nha và BồĐào Nha, loài Linh miêu Iberia [Lynx pardinus] đặc hữu hiện giảm xuống còn 84-143 cá thể -đang ở mức “cực kỳ nguy cấp”. Còn loài mèo bắt cá[Prionailurus viverrinus] ở Nam Á từng được Sách đỏ của IUCN xếp ở mức “dễ bị tổn thương”nay đãnằm trong danh sách loài “nguy cấp” do các mối đe dọa tới môi trường sốngnhư ô nhiễm, sản xuất nông nghiệp, săn bắn quá mức và khai thác gỗ.Tồi tệ hơn, các chuyên gia của Liên Hợp Quốc đã cảnh báo, loài người sẽ không có cơ hội nhìn thấy cá trong các đại dương vào năm 2050.Theo điều tra, năm 1995 toàn quốc có tới 39.671 khẩu súng các loại hiện đang sử dụng để săn bắn chim thú, bình quân mỗi thôn bản có 12 khẩu [Đỗ Tước, 1997].

+ Với số lượng người đi săn với những thứ vũ khí kể trên chưa kể đến các loại bẫy thường dùng như: bẫy treo, bẫy kẹp, bẫy thòng lọng, bẫy sập, bẫy lồng, lưới...nên số lượng cá thể động vật rừng bị săn bắt khá cao. Chỉ kể 18 loài động vật thuộc diện quí hiếm đã ghi trong sách đỏ Việt Nam, từ năm 1991-1995, đã có tới 8.964 cá thể bị săn bắt, bình quân hàng năm có tới 1.743 cá thể động vật quí hiếm bị săn bắt [Đỗ Tước, 1997].

- Nguyên nhân:

Nguyên nhân chính của hiện tượng suy giảm động vật là do sựtăng trưởng dân sốvà nhu cầu ngày càng tăng của con người. Sự gia tăng dân số,ô nhiễm môi trườngvàbiến đổi khí hậu toàn cầucũng là những nguyên nhân gián tiếp khiến cho động vật hoang dã bị suy giảm. sự suy giảm số lượng cá thể ở các loài động vật hoang dã có tác động không nhỏ của việc xâm lấn môi trường sống, tận thu đất nông nghiệp, nạn đánh bắt cá, hoạt động khai thác mỏ và nhiều tác động khác của con người.

Mặt khác, quần thể động vật cũng chịu ảnh hưởng bởibiến đổi khí hậu, ô nhiễm và khai thác tài nguyên quá mức. Do hoạt động khai thác quá mức của con người và do biến đổi khí hậu. Hoạt động của con người đã phá hoại nghiêm trọng các đại dương. Con ngườiđánh bắt cámà không kịp cho chúng sinh sản cũng như phá hủy nơi sinh sản của chúng. Nhiều động vật đã bị suy giảm, mất mát về số lượng do nơi sinh sống bị phá hủy mà nguyên nhân chủ yếu do các hoạt dộng của con người như:phá rừng, xây dựng các công trìnhthủy điện, đốt rừng lấy đất canh tác

Động vật bị khai thác quá mức, như săn bắn thú phục vụ cho con người. Không chỉ tàn phá về môi trường sống mà nạn săn bắt trộm cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng động vật hoang dã. Sự thay đổi trong thành phần hệ sinh thái như khi có một loài bị suy giảm hoặc tuyệt chủng sẽ dẫn đến sự suy giảm của những loài dùng loài đó làm thức ăn. Sự xâm hại của cácloài ngoại laicó thể phá vỡcân bằng sinh tháivà làm suy giảm quần thểđộng vật bản địa.

Nếu những hành vi xâm phạm nghiêm trọng vào giới tự nhiên không được kiềm hãm hoặc chấm dứt thì không chỉ mất đi những loài sinh vật hoang dã mà chính con người cũng sẽ đối mặt tới nguy cơ diệt vong vì đa dạng sinh học trên thế giới không còn trong vòng "giới hạn an toàn" nên có khả năng đe dọa đến sự tồn tại của con người. Các loài động thực vật đang giảm nhanh đến nỗi mất đa dạng sinh học trên thế giới không còn trong vòng "giới hạn an toàn". Giới hạn an toàn được cho là sự giảm 10% độ phong phú các loài so với số lượng ban đầu trước khi con người chiếm cứ mặt đất. Tuy nhiên một số tin rằng tỉ lệ giảm 70% vẫn nằm ở vùng an toàn, dù như vậy, sự phong phú của loài giảm xuống đến 88% một khi có loài mới trong hệ.

Sự ô nhiễm sinh học cũng là một trong các nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học. Lí do là bởi sự nhập các loài ngoại lai không kiểm soát được, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp qua sự cạnh tranh, sự ăn mồi hoặc gián tiếp qua ký sinh trùng, xói mòn nguồn gen bản địa và thay đổinơi sinh cư với các loài bản địa.

4. Hậu quả của sự suy thoái đa dạng sinh học

Sự suy thoái đa dạng sinh học dẫn đến các hậu quả chủ yếu xấu thể hiện trong các mối tương tác sau đây:

+ Sự suy thoái của hệ sinh thái sẽ đật các giống, loài trước nguy cơ bị tuyệt chủng: Theo tính toán gần đây, căn cứ tốc độ hiện nay, 5 - 10% số loài trên thế giới bị tiêu diệt vào những năm 1990 - 2020, có nghĩa là mỗi ngày có thể mất đi khoảng 40 - 140 loài và số loài bị tiêu diệt sẽ lên tới 25% vào khoảng năm 2050.

+ Sự thay đổi hay mất đi của các giống, loài sẽ tác động xấu đến môi trường sống, các hệ sinh thái: Đa dạng sinh học và môi trường sống, các hệ sinh thái hên quan chặt chẽ với nhau. Các hệ sinh thái, các môi trường sống không thể có được nếu không có sự tồn tại của các giống loài vốn dựa vào nhau để tồn tại và phát triển. Sự suy thoái của đa dạng sinh học đật môi trường sống và các hệ sinh thái vào nguy cơ bị huỷ hoại.

Sự suy thoái hoặc triệt tiêu các loài sẽ làm mất đa dạng di truyền [hay sự xói mòn di truyền]. Cùng với sự mất đi của các loài, các khu vực phân bố loài, sự xói mòn di truyền trong nội bộ các loài động thực vật, nguồn tài nguyên gen quý giá cũng bị mất theo. Nguồn gen động vật rừng, nguồn gen động thực vật thuỷ sinh trong các sông hồ hay biển cả cũng nằm trong nguy cơ này mà hiện chúng ta chưa thể thống kê hay kiểm soát nổi. Quá trình chuyên canh và việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật cũng như sự tuyệt chủng nhanh chóng của các loài sinh vật đã làm cho nguồn gen quý giá của cả các động thực vật hoang dại và những vật nuôi, cây trồng truyền thống, nguyên liệu chính cho lai tạo giống trong sản xuất nông nghiệp đã mất đỉ vĩnh viễn. Thiếu sự đa dạng về nguồn gen, các giống loài cũng sẽ bị thoái hoá dần.

5. Các biện pháp bảo vệ, cải thiện đa dạng sinh học

+ Xây dựng hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn

+ Bảo vệ tối đa sự hoang dã của khu bảo tồn, vườn quốc gia

+ Giữ gìn vùng triền biển ở trạng thái tự nhiên

+ Bảo tồn các khu đất ngập nước

+ Bảo tồn đa dạng sinh học ở các khu dân cư

+ Tạo sự thuận lợi phát triển sinh học đồng ruộng

+ Bảo vệ tốt rặng san hô và thảm cỏ biển

+ Trồng nhiều loại cây tốt hơn 1 loại cây

+ Trồng cây dọc kênh, mương, ao, hồ

+ Xây dựng vành đai xanh quanh khu vực đô thị, làng bản

+ Sản xuất nông nghiệp theo mô hình VAC

+ Canh tác ruộng bậc thang ở nơi đất dốc

+ Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp kết hợp vùng cửa sông

+ Kiểm soát chặt chẽ cây con biến đổi gen

+ Tổ chức tốt các hoạt động du lịch không săn bắn và gây hại cho môi trường

+ Tuyên chuyền cho mọi người phải biết bảo vệ đa dạng sinh học

Video liên quan

Chủ Đề