Nuôi bò vỗ béo cần bao nhiêu vốn

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, Trung tâm Kỹ thuật và dịch vụ nông nghiệp huyện Hàm Thuận Bắc đã tuyên truyền, vận động nhân dân thay đổi tập quán chăn nuôi bò truyền thống trước đây, chuyển sang chăn nuôi bò theo hướng gia trại, ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi bò thịt, nuôi bò vỗ béo, bò sinh sản, nhờ đó, chất lượng đàn bò được nâng cao.

Mới đây, chúng tôi có dịp ghé thăm trại chăn nuôi bò của chị Lê Thị Huynh tại xóm 6, thôn Phú Thái, xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc. Tiếp chúng tôi, chị Huynh phấn khởi chia sẻ cách thức nuôi bò vỗ béo mà gia đình chị đã áp dụng, đầu tiên là phải chịu khó đi tìm nguồn con giống chất lượng, chọn giống bò vàng địa phương đã được lai tạo có tầm vóc lớn, thích nghi với điều kiện khí hậu, dễ nuôi, ít mắc các bệnh so với các giống bò nhập từ các địa phương khác. Để bò nhanh được xuất bán thịt, chị thường mua bò tầm 20 tháng tuổi về vỗ béo; bổ sung cho bò ăn thêm một số thức ăn cần thiết như cám gạo, cám bắp, cám viên chuyên dùng nên chỉ trong thời gian từ 4 – 6 tháng nuôi, bò đạt trọng lượng trên dưới 5 tạ hơi/con; xuất bán với giá từ 30 – 35 triệu đồng/con, trừ chi phí, lợi nhuận khoảng 10 triệu đồng/con. Với cách nuôi này, bình quân mỗi năm gia đình chị Huynh thu lãi khoảng 200 triệu đồng/ năm.

Trại chăn nuôi bò vỗ béo của chị Huynh trên diện tích hơn 1 ha đất màu, chị trồng cỏ để đảm bảo duy trì nguồn thức ăn xanh, phục vụ chăn nuôi hàng chục con bò vỗ béo. Chị Huynh chia sẻ thêm, kỹ thuật nuôi cũng không khó, chỉ cần thường xuyên theo dõi, chăm sóc, cho bò ăn đủ các chất dinh dưỡng và phòng trị bệnh kịp thời; đối với xử lý mầm bệnh, cứ 1 tuần phun sát trùng 1 lần và thay đổi thuốc sát trùng liên tục. Bên cạnh đó, chuồng trại mỗi ngày cũng phải rửa dọn 2 lần để đảm bảo môi trường sống luôn sạch sẽ, khả năng rủi ro là rất thấp.

Hiện giá đầu ra bò thịt tương đối ổn định nên chị khá yên tâm, thời gian tới, chị sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng diện tích chuồng trại, phục vụ chăn nuôi với quy mô, số lượng bò nhiều hơn góp phần nâng cao thu nhập gia đình và giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động tại địa phương.

Chia sẻ với PV. VietNamNet tại họp báo thông tin về Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam năm 2022, hôm qua [3/10], anh Trần Văn Thắng [Đan Phượng, Hà Nội] "khoe" mình là một trong 100 nông dân Việt Nam xuất sắc được vinh danh dịp này.

Anh tâm sự, bố mẹ anh là nông dân, quanh năm chăm chỉ cấy hái rất vất vả nhưng cuộc sống vẫn khó khăn. Nhà anh có tới 8 anh chị em. Đến khi trưởng thành, anh từng bươn trải đủ nghề, từ đi chợ đến đi buôn lợn… để lo cho cuộc sống gia đình.

Quê anh là huyện thuần nông, mỗi khi thấy bà con thu hoạch mùa màng bỏ phí rơm rạ thấy tiếc của vô cùng. Sau đó, anh nảy ra ý định nuôi bò để tận dụng những phụ phẩm đó. Nhưng lúc mới bắt đầu khởi nghiệp, anh chỉ là nuôi bò truyền thống, quy mô đàn khá nhỏ.

Nuôi bò cho doanh thu 65 tỷ đồng/năm, anh Trần Văn Thắng vinh dự là một trong 100 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2022 [ảnh: Tâm An]

Đến năm 2014, khi đi lang thang khảo sát vùng chăn nuôi, anh thấy có quá nhiều khu đô thị, khu công nghiệp ở Hà Nội bỏ hoang, cỏ mọc um tùm. Anh vui mừng vì biết đây là cơ hội để mở rộng quy mô trang trại chăn nuôi bò của mình mà không cần diện tích đất trồng cỏ.

Được sự trợ giúp của Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, anh nhập các giống bò ngoại chất lượng cao như bò 3B, bò Brahman... đưa vào nuôi vỗ béo, với quy mô mỗi lứa nuôi 200 con bò thịt thương phẩm. Ngoài ra, anh nuôi thêm 50 con bò sinh sản.

Cứ như vậy, chỉ với 1.000m2 đất trang trại, mỗi năm anh Thắng nuôi và xuất bán được 5 lứa bò thịt [1.000 con], trong đó chủ lực là giống bò 3B.

“Bình thường, để nuôi được một lượng lớn bò như vậy phải có ít nhất khoảng 50-60ha diện tích đất trồng cỏ. Còn tôi thì không có 1m2 đất trồng cỏ nào nhưng vẫn nuôi được rất nhiều bò”. Anh nói và cho biết, anh thuê 4 nhân công lao động với mức lương 6 triệu đồng/tháng. Hàng ngày, họ chỉ việc đi khắp các khu đô thị bỏ hoang cắt cỏ, sau đó chất đầy lên xe ô tô tải chở về trang trại cho bò ăn.

Mỗi năm anh tiết kiệm được hàng tỷ đồng nhờ cắt cỏ ở những khu công nghiệp bỏ hoang về cho bò ăn [ảnh: Dân Việt]

Theo tính toán của anh, 1 con bò ăn hết khoảng 20 kg cỏ/ngày [giá 900 đồng/kg]. Như vậy nếu nuôi trong 2 tháng, tiền cỏ sẽ hết khoảng 1,1 triệu đồng. Song, nguồn cỏ này anh kiếm được ở những khu đô thị bỏ hoang nên tiết kiệm được tiền tỷ mỗi năm.

“Phải thuê đất trồng cỏ nuôi bò thì không có lãi đâu. Nhưng cỏ cho bò ăn này mình không mất tiền mua nên mới có lãi”, anh cho hay.

Do không phải lo vấn đề thức ăn thô [cỏ] nên công việc chăn nuôi bò của anh Thắng dễ dàng hơn rất nhiều. Anh chỉ việc đầu tư tiền mua cám [thức ăn tinh] cho bò.

Theo anh Thắng, giống bò 3B rất phàm ăn, dễ nuôi, tốc độ lớn nhanh, được mệnh danh là "cỗ máy sản xuất thịt". Khi nhập về nuôi bình quân mỗi con bò 3B đạt trọng lượng 2,5-3 tạ/con, sau 2 tháng vỗ béo, bò đạt trọng lượng 5-6 tạ/con.

Bên cạnh đó, 3B là giống bò thịt cao sản, tỷ lệ thịt xẻ cao hơn so với những giống bò khác. Thường thì các giống bò có tỷ lệ thịt xẻ đạt 37-38% là cao, song bò 3B cho tỷ lệ thịt xẻ đạt 45% nên thị trường rất chuộng loại bò này.

“Một năm tôi xuất bán khoảng 1.000 con bò thịt thương phẩm, doanh thu đạt khoảng 65 tỷ đồng. Trừ hết chi phí cũng lãi được vài tỷ đồng”, anh Thắng tiết lộ.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Thắng còn có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Ở xã Thọ An, anh ủng hộ làm đường nông thôn mới, xây chùa, trường mầm non, tặng sổ tiết kiệm cho những hộ gia đình nghèo hay mua ghế đá cho trường học, trạm xá... Bên cạnh đó, anh Thắng còn đầu tư 1,2 tỷ đồng vốn kinh doanh không tính lãi cho 20 hộ chăn nuôi bò.

Vinh danh 100 nông dân Việt Nam xuất sắc

Sáng 3/10, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức họp báo thông tin về Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam năm 2022. Nhân kỷ niệm 10 năm Chương trình, năm nay, BTC quyết định trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc cho 100 nông dân.

Đây đều là những tấm gương nông dân năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế; dám nghĩ dám làm, khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực vốn, lao động, đất đai, mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất. Họ thực sự là biểu tượng đẹp, đại diện cho hàng triệu nông dân trên cả nước đang ngày đêm sản xuất, kinh doanh, sáng tạo đi đầu trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM.

Theo BTC, trong số 100 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2022, có 32 nông dân thuộc lĩnh vực trồng trọt; 25 nông dân thuộc lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; 10 nông dân có thành tích nổi bật trong liên kết sản xuất, hợp tác xã; 8 nông dân có thành tích trong lĩnh vực xây dựng NTM và bảo vệ an ninh Tổ quốc; 25 nông dân được vinh danh trong lĩnh vực phát minh sáng kiến, chuyển đổi số và khởi nghiệp.

Lễ vinh danh sẽ diễn ra vào ngày 14/10 tại Nhà hát Lớn [Hà Nội].

9X khởi nghiệp, ngày chỉ ăn 1 ổ bánh mì nay thu 18 tỷ/nămThành bà chủ 9X của vựa rau công nghệ cao cho thu 18 tỷ đồng/năm, nhưng ít ai biết Nguyễn Thị Trâm khi mới khởi nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, việc gì cũng phải làm, có ngày chỉ kịp ăn 1 ổ bánh mì.

Chủ Đề