Nộp thuế sân bay nội bài là bao nhiêu tiền năm 2024

Giá vé máy bay tăng cao, hành khách đôi khi chỉ hiểu đơn giản là các hãng hàng không bán vé "cắt cổ", nhưng thực tế lại không phải như vậy.

Người dân làm thủ tục đi máy bay tại sân bay Nội Bài. Ảnh: Sân bay Nội Bài

Trong bài Vé máy bay tăng cao: 1 vé “cõng” trên 20 loại phí đăng ngày 11.4.2024, Báo Lao Động đưa ra một ví dụ với những con số chi tiết như sau:

Một vé máy bay của hãng hàng không Vietjet Air chặng Hà Nội đi Điện Biên Phủ ngày 22.5, giá vé máy bay khi chưa có thuế, phí chỉ là 290 nghìn đồng, thuế VAT của vé là 23 nghìn đồng.

Khách phải trả 584 nghìn tiền thuế phí, bao gồm, phụ thu dịch vụ hệ thống [quốc nội] là 215 nghìn, phí an ninh soi chiếu là 20 nghìn, phí sân bay quốc nội là 100 nghìn, phụ thu quản trị hệ thống 215 nghìn đồng, phần thuế VAT của phí là 34,4 nghìn đồng. Như vậy, để đến được tay người tiêu dùng, giá cuối cùng của vé máy bay lên tới con số 897 nghìn đồng.

Nghĩa là giá vé máy bay chưa có thuế, phí chỉ bằng 1/3 với giá vé có thuế phí.

Tương tự, các tuyến bay khác và các hãng hàng không đều phải đóng các loại thuế, phí theo quy định.

Trong kinh doanh, không hãng hàng không nào muốn đẩy giá vé quá cao đến mức hành khách không thể mua nổi vé. Và trên thực tế, giá vé máy bay tại Việt Nam cao một cách bất thường, ảnh hưởng đến việc đi lại bằng đường không của đông đảo hành khách, đó là sự bất lợi đối với ngành hàng không.

Bất lợi với ngành hàng không bởi vì khi các hãng hàng không mất khách thì các đối tác, dịch vụ sân bay liên quan đều thất thu. Tính ra, từ hành khách cho đến các đơn vị kinh doanh đều thiệt, kể cả cơ quan thuế.

Vậy tại sao không tìm ra giải pháp để hạ giá vé máy bay?

Các doanh nghiệp dịch vụ hàng không cùng chia sẻ, hỗ trợ nhau trong lúc này là cần thiết, mỗi dịch vụ hạ một ít phí thì giá vé sẽ hạ thấp đáng kể. Khi giá vé hạ nhiệt, hành khách đi máy bay tăng lên, ai cũng có lợi, tính ra không mất gì mà chỉ có được.

Chưa kể, mùa hè đến gần, ngành du lịch, dịch vụ các địa phương đang chờ đợi cơ hội này để tăng nguồn thu. Nhưng họ đang rất âu lo vì giá vé máy bay cao. Cho nên, việc hạ giá vé máy bay còn là cách để hỗ trợ kích cầu du lịch nội địa.

Đừng nghĩ đơn giản là hạ giá vé máy chỉ làm lợi cho các công ty du lịch, mà phải nhìn xa trông rộng hơn, khi người dân làm ăn buôn bán được nhờ có nguồn thu từ du khách, thì họ lại có tiền để đi du lịch. Nhiều người đi du lịch chính là tăng sức tiêu dùng, là nuôi nhau, trong đó có nuôi các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực hàng không.

Hãy vì cái chung, vì sự phát triển kinh tế của đất nước để có sự tính toán có lợi nhất cho chiếc vé máy bay trong lúc gay go này.

Thông tư 194/2016/TT-BTC hướng dẫn phí hải quan và lệ phí ra, vào cảng hàng không, sân bay đối với chuyến bay nước ngoài đến các Cảng hàng không Việt Nam.

- Người nộp phí theo Thông tư 194 là tổ chức, cá nhân nước ngoài có chuyến bay nước ngoài đến Việt Nam, trừ chuyến bay chuyên cơ; tàu bay công vụ; chuyến bay tìm kiếm cứu nạn, viện trợ; chuyến bay hạ cánh không làm thủ tục hải quan, thủ tục an ninh cửa khẩu.

- Tổ chức thu phí, lệ phí hải quan, lệ phí ra, vào cảng hàng không là các Cảng vụ Hàng không.

- Thông tư 194/2016 quy định lệ phí ra, vào cảng hàng không sân bay, Phí hải quan là 50 USD/chuyến bay.

Mặt khác, thu phí hải quan, lệ phí ra vào cảng hàng không 01 lần tại cảng hàng không sân bay đến đầu tiên đối với chuyến bay nước ngoài kết hợp nhiều điểm tại Việt Nam trong một chuyến.

- Người nộp phí, lệ phí phải nộp phí, lệ phí hải quan, ra vào cảng hàng không trước khi tàu bay cất cánh; trường hợp bay theo lịch thì có thể nộp trước khi bay hoặc chậm nhất là ngày 20 tháng tiếp theo.

Các Cảng vụ Hàng không phải chuyển 100% phí, lệ phí thu được vào ngân sách.

Thông tư 194/2016/TT-BTC có hiệu lực từ 01/01/2017, thay thế Quyết định 179/2000 của Bộ tài chính về phí, lệ phí hải quan đối với chuyến bay quốc tế đến cảng hàng không Việt Nam.

Thông tư 194/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí hải quan và lệ phí ra, vào cảng hàng không, sân bay đối với chuyến bay của nước ngoài đến Cảng hàng không Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

[HQ Online] - Năm 2021, số thu ngân sách nhà nước của Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài đạt 6.556,85 tỷ đồng, tăng 42,52% chỉ tiêu được giao.

Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài. Ảnh: N.Linh

Theo Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đơn vị đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để đảm bảo “mục tiêu kép”.

Kết quả, năm 2021, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài đã giải quyết thủ tục cho gần 150.000 tờ khai, kim ngạch xuất nhập khẩu hơn 9,1 tỷ USD.

Thực hiện công tác giám sát quản lý, hiện 100% các hãng hàng không thực hiện khai báo thông tin chuyến bay tới hệ thống một cửa quốc gia theo đúng quy định, tỷ lệ hệ thống xử lý tự động đạt trung bình 99%.

Các lô hàng đưa vào, đưa ra, lưu giữ tại 3 kho hàng không được kiểm soát chặt chẽ đảm bảo tất cả các lô hàng được theo dõi và quản lý tự động trên hệ thống giám sát tự động; thời gian thông quan hàng hóa, giải phóng hàng được rút ngắn nhiều so với trước đây.

Triển khai nhiệm vụ năm 2022, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế thực hiện chỉ tiêu thu 5.600 tỷ đồng, chỉ tiêu cao nhất so với các chi cục thuộc Cục Hải quan Hà Nội; đồng thời đảm bảo công tác quản lý nhà nước về hải quan tại địa bàn.

Theo Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, để thực hiện nhiệm vụ năm 2022 đơn vị tiếp tục triển khai quyết liệt, phấn đấu hoàn thành các kế hoạch, chương trình năm 2022 theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan Hà Nội; tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, tăng cường công tác soi chiếu các mặt hàng trọng điểm như trang thiết bị y tế, hàng quá cảnh… các tuyến đường trọng điểm theo kế hoạch và chỉ đạo các cấp.

Một mặt, cán bộ công chức hải quan tạo thuận lợi tối đa cho hành khách xuất nhập cảnh, một mặt vẫn kiểm soát quản lý được hàng hóa, hành lý của khách xuất nhập cảnh vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế, ngăn chặn kịp thời, quyết liệt việc buôn lậu, trốn thuế, tăng cường chặt chẽ hoạt động quản lý rủi ro trong thực hiện quy trình nghiệp vụ.

Chủ Đề