Nón la là gì của Việt Nam

Nón lá là một biểu tượng truyền thống của người dân Việt Nam. Loại nón này được sử dụng phổ biến để che nắng che mưa hay đôi khi lại được dùng như túi đựng đồ cho các quý cô, quý bà khi đi chợ, có đôi lúc lại trở thành cánh quạt đong đưa trong những ngày hè oi bức và đặc biệt đối với nhiều người còn là vật lưu giữ kỉ niệm thời ấu thơ. Hình ảnh những người phụ nữ Việt Nam đội nón lá đã trở thành một biểu tượng đẹp của người dân xứ Huế nói riêng và người Việt Nam nói chung.

Nón lá xuất hiện vào khoảng 300 – 400 năm trước. Gần đây, người Huế bắt đầu thêu và vẽ lên những câu thơ trên chiếc nón và gọi chúng bằng cái tên mĩ miều “Nón bài thơ”. Những chiếc nón này đã trở thành một món quà ý nghĩa cho gia đình và bạn bè từ dạo đó. Được làm từ thân tre và lá cọ, nón lá đòi hỏi một kĩ năng điêu luyện và ngay những nghệ nhân nón lá cũng chỉ có thể làm ra bình quân 3 chiếc một ngày.

Nón la là gì của Việt Nam

❯ VĂN HOÁ & LỊCH SỬ

Bài viết Ý Nghĩa Của Chiếc Nón Lá Trong Đời Sống Văn Hóa Của Người Việt thuộc chủ đề về Giải Đáp Thắc Mắt thời gian này đang được rất nhiều bạn quan tâm đúng không nào !! Hôm nay, Hãy cùng khoalichsu.edu.vn tìm hiểu Ý Nghĩa Của Chiếc Nón Lá Trong Đời Sống Văn Hóa Của Người Việt trong bài viết hôm nay nhé ! Các bạn đang xem nội dung : “Ý Nghĩa Của Chiếc Nón Lá Trong Đời Sống Văn Hóa Của Người Việt” Xem thêm:

  • Ý Nghĩa Của Chiếc Nón Lá Trong Đời Sống Văn Hóa Của Người Việt
  • Top 12 mẫu thuyết minh về chiếc nón lá hay chọn lọc – Thuyết minh về cái nón lá
  • tổng giá trị Văn Hóa Của Chiếc Nón Lá ở đời sống Văn Hóa Của Người Việt – indembassyhavana
  • Nón lá – Một biểu tượng đặc trưng của văn hóa Việt
  • Tìm hiểu nguồn gốc, đặc điểm cấu tạo và ý nghĩa của nón lá Việt Nam

Đánh giá về Ý Nghĩa Của Chiếc Nón Lá Trong Đời Sống Văn Hóa Của Người Việt

Xem nhanh

 

Song hành với tà áo dài, nón lá cũng là một trong những hình ảnh làm nên biểu tượng của người Việt Nam. Nón lá với bề dày lịch sử lâu dài, gắn liền với cuộc sống của người dân Việt lam lũ, mộc mạc nhưng không kém phần duyên dáng.

Nón lá là biểu tượng của người dân Việt Nam, đặc biệt là với người phụ nữ. Việt Nam là một nước có nền văn minh lúa nước, những chiếc nón sinh ra dùng để che nắng, che mưa khi đi làm nông, khi lao động. Nón lá ngày nay đã trở thành một nét đẹp truyền thống gắn liền với hình ảnh áo dài giúp người con gái Việt trở nên duyên dáng, dịu dàng hơn.

Nón la là gì của Việt Nam

Nón lá đồng hành với nền văn minh lúa nước – Ảnh: Vforum.vn

Xem thêm:

  • Ý Nghĩa Của Chiếc Nón Lá Trong Đời Sống Văn Hóa Của Người Việt
  • Top 12 mẫu thuyết minh về chiếc nón lá hay chọn lọc – Thuyết minh về cái nón lá
  • tổng giá trị Văn Hóa Của Chiếc Nón Lá ở đời sống Văn Hóa Của Người Việt – indembassyhavana
  • Nón lá – Một biểu tượng đặc trưng của văn hóa Việt

Nón lá Việt Nam ra đời như thế nào?

Nón lá đã trải qua nhiều thăng trầm, biến cố của người Việt mới có thể trường tồn đến bây giờ. Do đặc trưng của Việt Nam là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa quanh năm thường xuyên nắng mưa nên người dân nơi đây đã sử dụng lá kết lại với nhau tạo thành nón là vật che mưa, che nắng. Hình ảnh tiền thân của nón lá được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lữ, trống đồng Đông Sơn, thạp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2.500 – 3.000 năm trước Công nguyên với hình dáng thô sơ nhất.

Nón la là gì của Việt Nam

Nón lá từ lâu đã gắn liền với người phụ nữ Việt trong đời sống hằng ngày – Ảnh: Dasaque

Theo lịch sử Việt Nam, nón lá được ra đời vào khoảng thế kỷ XIII thời nhà Trần. Lúc bấy giờ nón lá được sử dụng để làm phụ kiện cho cung tần mỹ nữ nhưng nón khá dày và nặng. Theo dòng chảy thời gian thì chiếc nón ngày càng trở nên nhẹ nhàng và thanh thoát hơn.

Nón la là gì của Việt Nam

Xoay quanh hình ảnh chiếc nón cũng để lại nhiều giai thoại với người Việt. Có câu chuyện kể rằng chiếc nón lá được ra đời bởi một người phụ nữ cao lớn, trên đầu luôn đội một chiếc nón làm từ bốn chiếc lá hình tròn, những nơi nào người phụ nữ đi qua đều làm thời tiết trở nên thuận lợi hơn. Sau khi bà dạy cho người dân trồng lúa nước thì biến mất. Và để bày tỏ lòng biết ơn người Việt đã cho xây dựng một ngôi đền tưởng nhớ nữ thần, đồng thời tạo ra một mô hình nón tương tự bằng cách xâu những chiếc lá cọ lại với nhau trở thành nón lá. Dựa trên hình dạng, chiếc nón được gọi là “nón lá” hay “nón lá Việt Nam”.

Họa sĩ Đặng Mậu Tựu – Phó chủ tịch Hội văn hóa nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết rằng nón lá đã có nhiều giai đoạn biến thiên, từ chiếc nón hình tròn ở miền Bắc xưa đến nón tròn dẹt, nón quai thao và nón chóp Huế. Nón chóp là nón hiện được sử dụng phổ biến bởi mặt tạo khối vững vàng, vừa nâng cao được hiểu quả thẩm mỹ, vừa có chiều sâu để phục vụ được việc che mưa, che nắng nhiều hơn.

Nón la là gì của Việt Nam

Nón chóp là dạng nón được sử dụng nhiều hiện nay – Ảnh: Du lịch Hải Âu

Dù có nhiều giai thoại, trải qua nhiều sự biến đổi nhưng nón đã trở thành một món đồ không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của người Việt từ bao đời nay. Nón lá được con cháu Việt Nam lưu truyền, đi vào cả thơ ca, văn học.

Nón la là gì của Việt Nam

Nón lá là một đồ vật không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của người Việt – Ảnh: Tuổi trẻ

✅ Mọi người cũng xem : dính bản quyền là gì

Cách làm nón lá

Nguyên liệu chính để tạo nên một chiếc nón chủ yếu là lá cây, thân tre, sợi chỉ,.. Công đoạn đầu tiên khi làm nón là chọn lá. Có rất nhiều loại lá có thể làm nón, người Việt thường sử dụng lá dừa hoặc lá cọ. Lá dừa phải lấy từ miền Nam còn lá cọ lại có nhiều ở miền Bắc. Lá sau khi thu hoạch sẽ được phơi khô dưới ánh nắng sau đó người thợ sử dụng một thanh sắt đun nóng để ủi lá cho phẳng đẹp, nhiệt độ trên thanh sắt vừa đủ nóng nếu không sẽ làm lá bị cháy vàng.

Nón la là gì của Việt Nam

Lá cọ sau khi thu hoạch được phơi khô dưới ánh nắng – Ảnh: Báo Khoa học và Phát triển

Tiếp đến là công đoạn làm khuôn, chuốt vành nón. Người thợ chuốt từng nan tre sao cho tròn đều, đặc biệt là có đường kính rất nhỏ để dễ uốn mà không bị gãy. Một chiếc nón hoàn chỉnh sẽ có khoảng 16 nan tre uốn thành vòng tròn từ lớn đến nhỏ xếp vào một cái khung hình chóp. Con số 16 là sự nghiên cứu nhiều năm của những người thợ có kinh nghiệm, trở thành một nguyên tắc không thay đổi khi làm nón. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã có những vần thơ về quá trình làm nón này:

“Bàn tay xây lá, tay xuyên nón

Mười sáu vành, mười sáu trăng lên”

(Trích bài thơ “Người con gái chằm nón bài thơ”).

Sau khi lá được sấy phẳng, khuôn nón hoàn thiện thì người ta xếp khoảng 24 – 25 lá chồng lên nhau thành 2 lớp, cắt chéo đầu và lấy kim khâu lại với nhau, ở giữa người dân tận dụng bẹ tre khô để nón vừa cứng lại vừa bền. Xếp lá đòi hỏi rất nhiều kĩ thuật, làm sao cho đều, không bị xô lệch tạo nên được sự thanh mỏng.

Nón la là gì của Việt Nam

Lá xếp lên khuôn nón được chia thành 2 lớp là lớp trong và lớp ngoài, ở giữa là bẹ tre khô – Ảnh: Blog Traveloka

Công đoạn cuối cùng chính là khâu nón. Người thợ dùng dây cước và kim khâu để chằm nón (khâu từng mũi qua nhiều lớp cho chắc) thành hình nón. Mỗi mũi khâu trên nón dù không có sự đo đạc cụ thể nào nhưng lại đều tăm tắp, thể hiện được sự khéo léo và chuyên nghiệp của người thợ làm nón. Những mối nối chỉ khâu trên nón cũng được đảm bảo giấu kín hoàn hảo. Sau khi hoàn thiện việc khâu người thợ sẽ thêm trên đỉnh nón cái “xoài” làm bằng chỉ bóng để giúp chiếc nón đẹp hơn. Chiếc nón được hoàn thiện sau khi được phủ thêm một lớp sơn bóng, đây là sơn nhựa bóng pha với cồn để có màu trong suốt giúp cho nước mưa không thấm qua các lỗ kim trên nón. Sau cùng nón được đem đi phơi khô để tăng độ bền.

Nón la là gì của Việt Nam

Người thợ khâu nón để hoàn thiện công đoạn cuối cùng – Ảnh: Mytour

Trong nón có thêm phần quai để tạo sự cân xứng hai bên giúp cho người đội không bị rơi nón.

Xem thêm: Lễ Hội Cầu Ngư Quận Thanh Khê Đà Nẵng, Lễ Hội Cầu Ngư Ở Thanh Khê

Xem thêm:

  • Ý Nghĩa Của Chiếc Nón Lá Trong Đời Sống Văn Hóa Của Người Việt
  • Top 12 mẫu thuyết minh về chiếc nón lá hay chọn lọc – Thuyết minh về cái nón lá
  • tổng giá trị Văn Hóa Của Chiếc Nón Lá ở đời sống Văn Hóa Của Người Việt – indembassyhavana
  • Nón lá – Một biểu tượng đặc trưng của văn hóa Việt

Phân loại nón lá

Mỗi vùng miền ở Việt Nam sẽ có những kiểu nón lá riêng biệt như nón Huế thường mỏng và thanh lịch, nón người miền Tây thì lại thường sử dụng sợi chỉ đỏ,.. Sau hơn 3.000 năm xuất hiện, nón lá Việt Nam đã có nhiều phiên bản, được phân loại theo nhiều mục đích sử dụng.

Thời phong kiến thạnh hành dạng nón dấu có chóp sử dụng cho lính thú; nón gõ là dạng nón làm bằng rơm cũng sử dụng cho lính thời phong kiến. Người Việt Nam ở miền Bắc thường sử dụng nón quai thao làm duyên cho nữ giới vào thời kỳ trung đại. Sau thế kỷ XX trở đi, nón quai thao không phổ biến trong đời sống hằng ngày mà chủ yếu xuất hiện trong các lễ hội. Ngày nay, ở Bình Định hay có loại nón ngựa được làm bằng lá dứa được dùng khi cưỡi ngựa.

Kể đến nón lá Việt Nam thì không thể thiếu được nón bài thơ ở Huế. Trên chiếc nón được người thợ thủ công khéo léo lồng vào giữa hai lớp lá những bài thơ hay vẽ tranh. Khi nón được soi qua ánh nắng sẽ hiện rõ những nét đồ họa đặc biệt là tứ thơ bên trong, cũng chính vì thế mà nón được gọi là “bài thơ”.

Bảo tồn giá trị chiếc nón lá ở những làng nghề làm nón

Nhiều làng nghề nón lá ở Việt Nam được ra đời nhằm bảo tồn hình ảnh nón lá. Mỗi chiếc nón sẽ mang đặc trưng của từng vùng miền nhưng điểm chung là đều được làm nên bởi những người thợ tâm huyết.

Ở miền Bắc nổi tiếng làm nón với làng nón Chuông nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km ở huyện Thanh Oai, Hà Nội. Nón làng chuông ra đời từ năm 1940, trải qua bao thế hệ vẫn duy trì kiểu mẫu truyền thống – nón lá chóp nhọn. Điểm đặc biệt của nón lá làng Chuông chính là lá lụi, lá trắng được lấy từ vùng đồi núi Thanh Hóa, Hà Tĩnh về được phơi nắng đến khi có màu trắng bạc.

Dọc vào miền Trung nón lá lại phát triển mạnh mẽ ở cố đô Huế với nhiều làng nón như Dạ Lê, Phú Cam, Đốc Sơ… Đặc trưng của sản phẩm nón lá Huế không chỉ là những chiếc nón thông thường mà còn là một tác phẩm nghệ thuật, độc đáo nhất trong đó là nón bài thơ.

Miền Nam thì có nón Thới Tân ở Cần Thơ khoảng 70 năm tuổi, được làm bằng lá mật cật và cây trúc. Chất liệu này giúp cho chiếc nón nhìn mượt mà, bền bỉ. Người làng Thới Tân cũng chia nón thành hai loại nón đi chợ và nón đi ruộng. Nón đi chợ là loại được lựa chọn kĩ hơn trong cọng lá, trau chuốt hơn nhiều so với nón đi ruộng.

✅ Mọi người cũng xem :

Ý nghĩa của nón lá đối với người Việt

Một chiếc nón lá được làm rất công phu, khéo léo nhưng chỉ có giá khoảng 40.000 – 80.000 VNĐ/chiếc tùy loại. Giá trị của chiếc nón lá không cao nhưng ý nghĩa của chiếc nón với người Việt không thể đong đếm được. Nón lá được sử dụng với rất nhiều mục đích trong đời sống, chính vì thế mới trở thành một vật dụng thân quen, gần gũi với đời sống của người Việt. Ở nông thôn các bà, các mẹ thường sử dụng nón lá đi chợ hay ra đồng làm việc. Nón lá là biểu tượng của con người Việt Nam hiền hòa, chăm chỉ với những nét đẹp trong lao động.

Các cô gái Việt Nam rất yêu thích sử dụng nón lá như là một phụ kiện song hành cùng chiếc áo dài. Nón lá khi sử dụng trang trí thường là loại nón nhẹ nhàng, gọn gàng và có họa tiết cầu kỳ, đặc biệt là phần quai nón thường sử dụng chất liệu lụa mềm mại làm nên một tổng thể hoàn hảo.

Những chiếc nón lá Việt Nam cũng xuất hiện nhiều trong những buổi triển lãm, ở nhiều loại hình nghệ thuật. Trong những cuộc thi từ trong nước đến quốc tế, người ta thường đem đến hình ảnh của nón lá song hành với tà áo dài như biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.

Đây là thiết kế độc đáo lấy ý tưởng từ nón lá được người đẹp Thư Dung mặc khi đại diện Việt Nam đi thi Miss Eco International 2018 – Ảnh: plo

Nón lá tưởng như giản dị, đơn sơ nhưng lại ẩn chứa rất nhiều giá trị văn hóa có ý nghĩa đối với người Việt. Chắc hẳn khi đặt chân đến dải đất hình chữ S, cầm trên tay một chiếc nón lá, mỗi du khách sẽ có những ấn tượng và trải nghiệm thú vị.

✅ Mọi người cũng xem : tín dụng xã hội là gì

✅ Mọi người cũng xem : nhiễu xạ ánh sáng là gì

✅ Mọi người cũng xem : bản chất là gì hiện tượng là gì

Các câu hỏi về ý nghĩa của chiếc nón lá việt nam

Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê ý nghĩa của chiếc nón lá việt nam hãy cho chúng mình biết nhé, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình cải thiện hơn trong các bài sau nhé <3 Bài viết ý nghĩa của chiếc nón lá việt nam ! được mình và team xem xét cũng như tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu thấy bài viết ý nghĩa của chiếc nón lá việt nam Cực hay ! Hay thì hãy ủng hộ team Like hoặc share. Nếu thấy bài viết ý nghĩa của chiếc nón lá việt nam rât hay ! chưa hay, hoặc cần bổ sung. Bạn góp ý giúp mình nhé!!

Các Hình Ảnh Về ý nghĩa của chiếc nón lá việt nam

Các hình ảnh về ý nghĩa của chiếc nón lá việt nam đang được chúng mình Cập nhập. Nếu các bạn mong muốn đóng góp, Hãy gửi mail về hộp thư [email protected] Nếu có bất kỳ đóng góp hay liên hệ. Hãy Mail ngay cho tụi mình nhé

Tìm thêm thông tin về ý nghĩa của chiếc nón lá việt nam tại WikiPedia

Bạn hãy tham khảo thêm nội dung chi tiết về ý nghĩa của chiếc nón lá việt nam từ web Wikipedia.◄ Tham Gia Cộng Đồng Tại 💝 Nguồn Tin tại: https://khoalichsu.edu.vn/ 💝 Xem Thêm Chủ Đề Liên Quan tại : https://khoalichsu.edu.vn/hoi-dap/

ý nghĩa của nón lá ý nghĩa của chiếc nón lá ý nghĩa nón lá nguồn gốc của chiếc nón lá nón sơn hình xăm nón lá công dụng của chiếc nón lá lá cọ làm nón ý nghĩa của chiếc nón la nguồn gốc và ý nghĩa của nón lá ý nghĩa của nón quai thao mái che chóp nhọn traveloka mytour.vn cây lá nón là gì nón vàng nón sơ sinh mũ leo núi