Nói về những thay đổi trong xu hướng mua sắm ở Việt Nam bằng tiếng Anh

Khởi đầu khiêm tốn của Orchard Road bắt nguồn từ đầu thập niên 1830, khi con đường này không tên không tuổi, có các vườn trái cây, đồn điền trồng nhục đậu khấu và các trang trại hồ tiêu. Năm 1958, một thương gia địa phương tên là C.K. Tang đã khai trương TANGS, cửa hàng bách hóa đầu tiên của Orchard Road. Thuở đó, cửa hàng mang tên là House of Tangs [Nhà của Tangs], và đánh dấu bước tiến đầu tiên tại nơi này trên con đường trở thành khu mua sắm được yêu thích nhất của Singapore.

Đại lộ tấp nập Orchard Road giờ đây là một thiên đường mua sắm và ăn uống, với hàng nghìn địa điểm cung cấp những trải nghiệm hưởng thụ tuyệt đỉnh cho cả du khách lẫn người dân địa phương.

Thiên đường mua sắm

Bắt đầu hành trình mua sắm của bạn ở TANGS. Là một trong những cửa hàng bách hóa lâu đời nhất của Singapore, thiết kế của trung tâm mua sắm này phỏng theo Tử Cấm Thành, với những nét kiến trúc mang đậm tính Á Đông như mái cong cong đình chùa màu xanh ngọc bích và những cây cột có màu đỏ đặc trưng. Trung tâm mua sắm này có nhiều thương hiệu nổi tiếng, những món đồ sưu tầm kiểu châu Á và các món quà lưu niệm độc đáo.

Để nghiên cứu sự tương phản, hãy đi bộ dọc theo Orchard Road và thẳng tiến đến ION Orchard, một trong những khu mua sắm ấn tượng nhất của Singapore. Khu mua sắm nổi tiếng mang dáng vẻ tương lai này có tám lầu, với các cửa hiệu bán từ thương hiệu đắt tiền đến thời trang cao cấp và cửa hiệu giải trí.

Những người sành rượu mạnh nên ghé qua The Grande Whisky Collection, nằm trên lầu năm của ION Orchard. Bảo tàng này có 4.500 chai whisky quý hiếm nhất và lâu đời nhất trên thế giới, và một cửa hàng quà tặng có bán những nhãn hiệu Scotland và Nhật Bản đặc biệt. Ở đây thường xuyên tổ chức các buổi nếm rượu và những tour có hướng dẫn chuyên sâu, khiến đây là một nơi tuyệt vời để mở rộng hiểu biết của bạn về loại thức uống vô cùng được ưa chuộng này.

Để tạm nghỉ mua sắm và thưởng thức một chút nghệ thuật, hãy ghé thăm ION Art Gallery. Không gian nghệ thuật này có hàng loạt các triển lãm quốc tế và địa phương, sẽ truyền cảm hứng làm bừng lên sức sáng tạo bên trong bạn.

Kết thúc chuyến đi mua sắm của bạn bằng một chuyến đi tới Far East Plaza, thiên đường cho cả những người thích thời trang đường phố và những người săn hàng giảm giá. Khu mua sắm này có nhiều cửa hàng thời trang kiểu phong cách đường phố rất hợp mốt, các dịch vụ làm đẹp có giá cả phải chăng và những sản phẩm điện tử bán với giá rất hời.

Những thú vui ăn uống: Bình minh và hoàng hôn

Cho dù bạn đến đây vào sáng sớm hay tối muộn, Orchard Road đều có những trải nghiệm ẩm thực ở đẳng cấp thế giới cho những người sành ăn.

Những người yêu chất xúc tác caffeine lên kế hoạch một chuyến đi tới Orchard Road nên ghé qua Oriole Coffee and Bar để thưởng thức bữa sáng và một ly cà phê thơm lừng. Cà phê ở đây được lấy từ nhiều cộng đồng nông dân có quy mô sản xuất nhỏ, rang tại nhà hàng, và chắc chắn sẽ thỏa mãn vị giác của những người thích đến đây.

Để trải nghiệm một bữa ăn đậm chất quốc tế, hãy đến Wild Honey trong Mandarin Gallery. Quán cafe nhỏ yên tĩnh này phục vụ các món ăn của nhiều quốc gia tại cùng một địa điểm, cho phép những tâm hồn ăn uống ghé qua đây càng thêm trân trọng những phong cách ẩm thực khác nhau trên toàn thế giới. Nhà hàng này có nhiều món sandwich, thịt và salad ngon miệng từ các quốc gia như Italy, Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico.

Để có một trải nghiệm ẩm thực ở đẳng cấp thế giới, hãy thẳng tiến đến Manhattan, nằm bên trong Khách sạn Regent. Được vinh danh là quán bar hàng đầu ở Singapore nằm trong danh sách 50 Quán Bar Xuất Sắc Nhất Châu Á 2019, quầy bar lớn trong khách sạn này có các loại rượu mạnh nấu riêng, kỹ thuật pha chế điêu luyện và không gian gợi nhớ đến thời kỳ vàng kim của bia rượu vào đầu thế kỷ 19.

Mua sắm trực tuyến trong nước đang ngày càng trở nên phổ biến

[ĐCSVN] - Trong vài năm trở lại đây, hình thức mua sắm trực tuyến trong nước đang ngày càng trở nên phổ biến và nhận được sự quan tâm lớn của người dân, nhất là sau khi dịch bệnh bùng phát, người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm truyền thống sang tiêu dùng online nhiều hơn.

Diễn đàn “Khuynh hướng tiêu dùng Việt Nam: Tương lai thanh toán trực tuyến và tiêu dùng online” [Ảnh: K.D]

Đó là nhận định của ông Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh tại Diễn đàn “Khuynh hướng tiêu dùng Việt Nam: Tương lai thanh toán trực tuyến và tiêu dùng online” do Viện nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức ngày 20-8, tại Hà Nội.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Võ Trí Thành nhấn mạnh, tiêu dùng trực tuyến đã và đang là xu thế tất yếu trên toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Tại Việt Nam, mua sắm trực tuyến đang ngày càng trở nên phổ biến và nhận được sự quan tâm lớn của người dân. Với gần 45 triệu người tham gia mua sắm trực tuyến, Chính phủ đặt mục tiêu tới năm 2025 có 55% dân số mua sắm trực tuyến và doanh số khoảng 35 tỷ USD. Đây chính là cơ hội hấp dẫn đối với các doanh nghiệp lựa chọn phương thức bán hàng trực tuyến, đưa phương thức này trở thành một xu hướng trong thời đại 4.0.

Ông Võ Trí Thành cũng cho rằng, việc thanh toán trực tuyến cũng đang là xu hướng hiện hữu khắp trên thế giới, khẳng định người tiêu dùng thông minh chỉ cần một chiếc điện thoại là tích hợp mọi thứ từ mua sắm đến tiêu dùng và làm giảm chi phí đi rất nhiều. Thanh toán trực tuyến, tiêu dùng online sẽ thúc đẩy nhiều lĩnh vực phát triển, đặc biệt tạo sự minh bạch trong quản lý, thuận tiện cho người dùng.

Cũng theo bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch danh dự Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt các doanh nghiệp bán lẻ vào một “cuộc đua sinh tử”. Nếu chậm chân và không kịp thời chuyển đổi, họ sẽ đặt dấu chấm hết cho sự phát triển của mình trong tương lai. Thêm vào đó, đại dịch Covid-19 cũng đang tác động nặng nề lên ngành bán lẻ, gây tổn thất về mặt doanh thu. Vì thế, tốc độ chuyển đổi số đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại của doanh nghiệp bán lẻ trong tương lai bất kể quy mô lớn nhỏ.

Thảo luận tại diễn đàn, nhiều ý kiến cũng cho rằng, dù thanh toán trực tuyến đem lại nhiều lợi thế nhưng hiện nay việc thanh toán vẫn dùng tiền mặt là khá lớn. Nguyên nhân là do, người tiêu dùng vẫn còn lo ngại tình trạng hàng giả, hàng nhái tại các sàn thương mại điện tử chưa được xử lý triệt để; cùng với đó, khách hàng lo ngại lộ lọt dữ liệu người dùng khi tiến hàng thanh toán trực tuyến.

Theo đó, để người mua hàng sẵn sàng cho việc thanh toán online, không dùng tiền mặt, Chính phủ cần kiên quyết kiểm tra xử lý những sàn thương mại điện tử bán hàng giả, hàng nhái không rõ nguồn gốc. Có chế tài và biện pháp mạnh mẽ, thậm chí rút giấy phép. Chỉ có vậy mới tạo được niềm tin cho người mua sắm và thanh toán online. Cùng với đó, có chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp thương mại điện tử của Việt Nam tiếp cận nguồn vốn, chuỗi giá trị liên kết hàng Việt Nam bán trên sàn thương mại điện tử của người Việt Nam; có chính sách liên kết trong việc thanh toán, an toàn bảo mật thông tin dữ liệu người dùng.

K.D

Kim Dung

Ảnh minh họa. [Ảnh: Mỹ Phương/TTXVN]

Nền kinh tế Việt Nam được thúc đẩy bởi các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh định hướng xuất khẩu và nhu cầu trong nước. Khi nhu cầu từ đối tác thương mại thế giới của Việt Nam bắt đầu giảm xuống trong thời kỳ dịch COVID-19, nhu cầu nội địa vẫn tạo đà cho GDP tăng trưởng.

Ở lĩnh vực bán lẻ, đại dịch đã thúc đẩy hành vi tiêu dùng trên nền tảng kỹ thuật số và khuyến khích việc mua sắm trên sàn thương mại điện tử.

Với xu hướng này, nhiều doanh nghiệp trong ngành tiêu dùng nhanh chóng chuyển hướng đầu tư sang kênh kỹ thuật số để thích ứng với chiến lược tiếp cận thị trường [route-to-market], nhằm tận dụng cơ hội từ sự thay đổi thói quên tiêu dùng.

Nỗ lực phòng chống dịch COVID-19 đạt được thành công nhất định, nên tâm lý người tiêu dùng Việt Nam vẫn tương đối tích cực trong thời gian qua.

Điều này tạo thuận lợi để đơn vị sản xuất, kinh doanh hoạt động trong ngành tiêu dùng phát triển mạnh trong trung và dài hạn. Tuy nhiên, dịch COVID-19 cũng khiến người tiêu dùng dịch chuyển ưu tiên sang những mặt hàng thiết yếu và mong muốn sản phẩm dịch vụ tốt hơn.

Tập trung nhu cầu thiết yếu

Kết quả khảo sát người tiêu dùng Việt Nam do Công ty trách nhiệm hữu hạn Deloitte Việt Nam thực hiện cho thấy những thay đổi trong chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam phản ánh sự dịch chuyển của các ưu tiên trong thói quen tiêu dùng sang nhóm sản phẩm thiết yếu, giảm chi tiêu cho nhóm sản phẩm tùy ý.

Những nhân tố tác động đến hành vi mua hàng vẫn tập trung vào đặc tính của thương hiệu và chất lượng, thay vì giá cả hàng hóa như trước đây.

Điều này, phù hợp với xu hướng tiêu dùng trong những năm gần đây, khi có mức thu nhập ngày càng tăng thì người tiêu dùng phổ biến tìm kiếm sự lựa chọn thay thế chất lượng cao hơn.

Người dân cũng dành nhiều ưu tiên hơn cho những mặt hàng thuộc danh mục nhu yếu phẩm thiết yếu trong ngân sách chi tiêu hàng tháng của gia đình do ảnh hưởng của việc tuân thủ biện pháp giãn cách xã hội như ở nhà nhiều hơn hoặc tự nấu ăn.

Làm việc ở nhà nhiều hơn khiến mức chi dùng cho sản phẩm, dịch vụ tại nhà tăng cao và danh mục sản phẩm cũng thay đổi.

[Hợp tác xã bắt nhịp thị trường số, đẩy mạnh bán hàng trực tuyến]

Theo chuyên gia Deloitte, việc tập trung vào nhu cầu thiết yếu, đồng nghĩa với việc người dân cắt giảm chi phí tiêu dùng cho danh mục sản phẩm dịch vụ khác; trong đó có nhiều sản phẩm tiện ích cho cuộc sống, trừ hai nhóm dịch vụ internet và đồ vệ sinh gia dụng.

Điển hình, sức mua sản phẩm điện tử dân dụng giảm từ 10% xuống 0,2%; dịch vụ giải trí và du lịch từ 4% xuống 0,4%... Danh mục sản phẩm như nghỉ ngơi giải trí, ăn tiệm, karaoke và quán bar... bị cắt giảm hầu hết, chủ yếu là do tình trạng đóng cửa hoặc hạn chế hoạt động trong bối cảnh dịch bệnh.

Việc cắt giảm ngân sách cho giải trí và du lịch là do tình trạng hạn chế đi lại để phòng tránh dịch bệnh bùng phát nhưng việc giảm chi tiêu cho điện tử dân dụng đã phản ánh tâm lý thận trọng của người dân. Tuy nhiên, vẫn có một vài khác biệt nhỏ về phân bổ tiêu dùng mặt hàng thiết yếu của người dân ở những thành phố khác nhau.

Khảo sát thói quen chi tiêu của người tiêu dùng ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh khá tương đồng nhưng với người dân ở Đà Nẵng lại chi mua thực phẩm [chế biến sẵn và tươi sống] nhiều hơn. Còn người dân ở Cần Thơ tiêu tốn nhiều cho sản phẩm nhà ở và tiện ích.

Người Việt Nam có xu hướng tích trữ hàng hóa nhiều hơn do tác động của dịch COVID-19. Điển hình như thời điểm giãn cách xã hội toàn Thành phố Hồ Chí Minh, doanh số bán bánh mỳ ăn liền và sữa hộp đã tăng tương ứng 112% và 12% so với cùng kỳ.

Điều này cho thấy người tiêu dùng phải ở nhà nhiều hơn nên chuyển từ chi tiêu cho dịch vụ bên ngoài sang tiêu dùng tại nhà. Các doanh nghiệp có thể nhận thấy, nhóm sản phẩm không thiết yếu dễ bị ảnh hưởng về doanh số trong thời kỳ đại dịch hoặc suy thoái, trong khi nhóm hàng hóa dịch vụ chứng kiến mức tăng trưởng ấn tượng trong một thập kỷ qua.

Dịch COVID-19 có thể xem là một tín hiệu cảnh báo về những cú sốc thị trường và sự ảnh hưởng tới các sản phẩm - chuyên gia của Deloitte nhận xét.

Phân bổ chi tiêu gia đình

Đánh giá ở góc độ người tiêu dùng cho thấy, bất chấp những biến động kinh tế đang diễn ra, người tiêu dùng Việt Nam nhìn chung vẫn lạc quan.

Ảnh minh họa. [Nguồn: gemius.com]

Những người tham gia khảo sát đánh giá mức độ tin cậy vào tổng quan nền kinh tế Việt Nam ở mức 7,2/10 trong vòng từ 3-5 năm tới [thang đo mức độ tin cậy từ 0-10, tương ứng từ mức độ tin cậy thấp nhất đến mức độ tin cậy cao nhất].

Báo cáo của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho hay, mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tính chung 6 tháng đầu năm năm 2021 trên địa bàn thành phố vẫn đạt mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm trước, dù trong đó có những tháng giảm như tháng 6 vừa qua.

Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2021 đạt 541.685 tỷ đồng, tăng 7,3% so cùng kỳ năm trước.

Trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát tại Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang thúc đẩy nhu cầu về những mặt hàng thiết yếu của người dân cũng tăng cao. Vì vậy, Thành phố Hồ Chí Minh đã nhanh chóng xây dựng kế hoạch đảm bảo nguồn cung hàng hóa tiêu dùng thiết yếu cho người dân, không để xảy ra tình trạng đứt gẫy chuỗi cung ứng hay khan hiếm hàng hóa cục bộ.

Tuy nhiên, dự báo dịch bệnh vẫn tiếp diễn biến phức tạp nên tỷ lệ người người dân dự định cắt giảm chi tiêu hàng ngày đã tăng lên đáng kể so với thời điểm bình thường. Nhiều người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, họ sẽ cắt giảm chi tiêu để phòng chống rủi ro tài chính và đảm bảo an toàn cho gia đình nếu dịch COVID-19 chưa được kiểm soát hiệu quả hơn.

Chị Mai Trang, nhân viên văn phòng tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết những tháng gần đây, gia đình chỉ tập trung mua sắm hàng hóa thiết yếu, hoàn toàn cắt giảm những khoảng chi tiêu ngoài. Gia đình có hai con nhỏ nên trong bối cảnh dịch bệnh buộc phải phân bổ lại chi tiêu sinh hoạt hàng ngày để tiết kiệm và phòng rủi ro về tài chính trong tương lai.

Tương tự, anh Hải Triều, cư ngụ tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu năm 2021 đến nay, do ảnh hưởng từ dịch COVID-19 nên thu nhập bị giảm 50% so với bình thường khiến chi tiêu hàng ngày cũng phải tiết kiệm hơn.

Đối với những hoạt động vui chơi, giải trí, hàng hóa không thiết yếu... gia đình chủ động cắt giảm hoàn toàn; chỉ ưu tiên mua sắm mặt hàng phục vụ cho đời sống hàng ngày như: lương thực, thực phẩm, khẩu trang y tế.

Ghi nhận thực tế cho thấy, mặc dù người tiêu dùng Việt Nam đã giảm quy mô giỏ hàng về số lượng hàng hóa ở mỗi lượt mua sắm hàng tạp hóa, nhưng giá trị giỏ hàng lại tăng cao đáng kể. Đồng thời, người dân sẵn sàng chi nhiều hơn cho mỗi đơn vị hàng hóa hay giá trị giỏ hàng mỗi lượt mua sắm tiêu dùng trong sinh hoạt hàng ngày.

Xu hướng này, khá phù hợp với hiện trạng nhiều gia đình ưu tiên mức chi dùng hàng tháng theo kế hoạch cho thực phẩm chế biến sẵn và tươi sống, thực phẩm đồ hộp... tăng cao trong thời gian qua.

Đặc biệt, với tác động của dịch COVID-19, hành vi người tiêu dùng đã có sự thay đổi lớn, đó là gia tăng chi tiêu hàng tháng vào sản phẩm chăm sóc sức khỏe như: nước rửa tay và khẩu trang.

Ngược lại, chi tiêu hàng tháng theo kế hoạch của hộ gia đình dành cho đi lại đã giảm do biện pháp giãn cách xã hội khiến người dân tiết chế nhu cầu đi lại bên ngoài. Tương tự, người dân chi dùng cho dịch vụ giáo dục cũng hạn chế, bởi đây là lĩnh vực không thiết yếu trong giai đoạn dịch bệnh./.

Mỹ Phương [TTXVN/Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề