Các thành phần của nội dung dạy học trong một bài học cụ thể

Trao đổi thêm về cấu trúc bài học trong sách giáo khoa để sáng tạo trong dạy học

Ngày cập nhật : 15/07/2021

Để giúp các thầy cô khi tiếp cận với sách giáo khoa của chương trình giáo dục mới [2018] hiểu rõ hơn cấu trúc của mỗi bài học và từ đó có thể sáng tạo trong tổ chức dạy học, xin chia sẻ bài viết của nhà giáo Phan Duy Nghĩa, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh.

Theo quy định tại Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22/12/2017 của Bộ GDĐT ban hành Quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc gia thẩm định sách giáo khoa thì cấu trúc bài học trong sách giáo khoa [SGK] theo Chương trình GDPT 2018 bao gồm các thành phần cơ bản sau: mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng.

Giáo viên tiểu học Hà Tĩnh cùng nghiên cứu sách giáo khoa mới

Bài viết này, chúng tôi xin được phân tích sâu về ý nghĩa, bản chất của từng thành phần cơ bản trong SGK mới [mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng], từ đó giúp giáo viên có nhiều sáng tạo trong tổ chức dạy học.

Hoạt động mở đầu

Hoạt động mở đầu đôi khi còn được gọi là hoạt động khởi động. Hoạt động này nhằm gợi động cơ và tạo hứng thú cho học sinh.

- Kết quả cần đạt của hoạt động:

Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh về chủ đề sẽ học; học sinh cảm thấy vấn đề nêu lên rất gần gũi với mình.

Không khí lớp học vui, tò mò, chờ đợi, thích thú.

Huy động vốn hiểu biết, kinh nghiệm có sẵn của học sinh để chuẩn bị học bài mới.

Học sinh trải nghiệm qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung kiến thức, những thao tác, kĩ năng để làm nảy sinh kiến thức mới.

- Cách làm: Đặt câu hỏi; Đố vui; Kể chuyện; Đặt một tình huống; Tổ chức trò chơi... Có thể thực hiện với toàn lớp, nhóm nhỏ, hoặc cá nhân từng học sinh.

Tổ chức các hình thức trải nghiệm gần gũi với học sinh. Nếu là tình huống diễn tả bằng lời văn thì câu văn phải đơn giản, gần gũi với học sinh. Có thể thực hiện với toàn lớp, nhóm nhỏ, hoặc cá nhân từng học sinh.


Một tiết dạy Tiếng Việt lớp 1 theo Chương trình GDPT 2018 tại Trường TH Nam Điền, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh

Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động hình thành kiến thức mới là hoạt động cơ bản trong bài học của SGK. Hoạt động này nhằm giúp học sinh phân tích, khám phá và rút ra kiến thức mới. Đây là hoạt động quan trọng nhất, trọng tâm nhất, có vai trò và tác dụng làm cơ sở cho các hoạt động luyện tập và vận dụng cũng như toàn bộ quá trình dạy học phát triển năng lực học sinh. Vì vậy, giáo viên cần quan tâm, dành nhiều hơn về thời gian và trí tuệ cho việc nghiên cứu, thực hiện nội dung hoạt động cơ bản.

- Kết quả cần đạt của hoạt động:

Học sinh rút ra được kiến thức, khái niệm hay quy tắc lí thuyết, thực hành mới.

Nếu là một dạng toán mới thì học sinh phải nhận biết được dấu hiệu, đặc điểm và nêu được các bước giải dạng toán này.

- Cách làm: Dùng các câu hỏi gợi mở, câu hỏi phân tích, đánh giá để giúp học sinh thực hiện tiến trình phân tích và rút ra bài học.

Có thể sử dụng các hình thức thảo luận cặp đôi, thảo luận theo nhóm, hoặc các hình thức sáng tạo khác nhằm kích thích trí tò mò, sự ham thích tìm tòi, khám phá phát hiện của học sinh... Nên soạn những câu hỏi thích hợp giúp học sinh đi vào tiến trình phân tích thuận lợi và hiệu quả.

Hình ảnh học trực tuyến của học sinh trường tiểu học thị trấn Đức Thọ, Hà Tĩnh

Hoạt động luyện tập

Hoạt động này đôi khi còn được gọi là hoạt động thực hành. Hoạt động này yêu cầu học sinh phải vận dụng trực tiếp những kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập/tình huống. Đây là hoạt động rất quan trọng vì nó giúp học sinh kết hợp giữa lí thuyết với thực hành, đồng thời giúp giáo viên kiểm tra kết quả học sinh đã lĩnh hội.

- Kết quả cần đạt của hoạt động:

Học sinh nhớ dạng cơ bản một cách vững chắc; làm được các bài tập áp dụng dạng cơ bản theo đúng quy trình.

Học sinh biết chú ý tránh những sai lầm điển hình thường mắc trong quá trình giải quyết các bài tập/tình huống.

- Cách làm:

Thông qua việc giải những bài tập cơ bản để học sinh rèn luyện việc nhận dạng, áp dụng các bước giải và công thức cơ bản. Giáo viên quan sát giúp học sinh nhận ra khó khăn của mình, nhấn mạnh lại quy tắc, thao tác, cách thực hiện.

Giáo viên tiếp tục giúp các em giải quyết khó khăn bằng cách liên hệ lại với các quy tắc, công thức, cách làm, thao tác cơ bản đã rút ra ở trên.

Có thể giao bài tập áp dụng cho cả lớp, cho từng cá nhân, hoặc theo nhóm, theo cặp đôi, theo bàn, theo tổ học sinh.

Một tiết dạy thực hành trong Hội thi giáo viên giỏi của Hà Tĩnh

Hoạt động vận dụng

Hoạt động này có thể hiểu như là hướng tới đánh giá việc học sinh áp dụng kiến thức, kĩ năng vào các tình huống cụ thể ở nhà, trong cộng đồng. Vì vậy học sinh có thể thực hiện hoạt động tại lớp hoặc tại nhà với sự trợ giúp của người thân trong gia đình.

- Kết quả cần đạt của hoạt động:

Học sinh củng cố, nắm vững các nội dung kiến thức trong bài đã học.

Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới, đặc biệt trong những tình huống gắn với thực tế đời sống hàng ngày.

Cảm thấy tự tin khi lĩnh hội và vận dụng kiến thức mới.

- Cách làm:

Học sinh thực hành, vận dụng từng phần, từng đơn vị kiến thức cơ bản của nội dung bài đã học. Giáo viên giúp học sinh thấy được ý nghĩa thực tế của các tri thức, từ đó khắc sâu kiến thức đã học.

Khuyến khích học sinh diễn đạt theo ngôn ngữ, cách hiểu của chính các em. Khuyến khích học sinh tập phát biểu, tập diễn đạt bước đầu có lí lẽ, có lập luận.

Phan Duy Nghĩa

Phòng Giáo dục Phổ thông
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh

Nguồn: Big school

thứ hai cho rằng nội dung dạy học là khái niệm rộng hơn so với khái niệmnội dung học vấn. Chúng ta sẽ xem xét cụ thể từng quan niệm.Quan niệm thứ nhất: Quan niệm này cho rằng việc xác định nội dung dạyhọc là kết quả của việc trả lời câu hỏi: người dạy dạy cái gì và người học họccái gì trong quá trình dạy học. Cái mà người học phải lĩnh hội chính là nộidung dạy học và đó cũng là nội dung học vấn – cái hứa hẹn tạo cho mỗingười một trình độ học vấn xác định theo chuẩn mực của các trình độ đượcđào tạo.Theo quan niệm này, nội dung dạy học là: “Những tri thức, kĩ năng kĩ xảomà nắm được chúng sẽ đảm bảo q trình làm phát triển năng lực trí tuệ vàthể chất của học sinh, hình thành thế giới quan và đạo đức, hành vi tương ứngvới nó chuẩn bị cho họ bước vào cuộc sống, vào lao động”. [Exipơp chủbiên. Cơ sở lí luận dạy học. M.1967, tr 67].Quan niệm thứ hai: Nội dung dạy học là khái niệm bao hàm nội dung họcvấn. Nội dung dạy học bao gồm: 1. Các mục tiêu giáo dưỡng và giáo dục củadạy học. 2. Sự phát triển của học sinh. 3. Nội dung học vấn. 4. Nội dunggiảng dạy và học tập được phản ánh trong kế hoạch, chương trình dạy học,sách giáo khoa và giáo trình [Bách khoa tồn thư sư phạm, Tập 18.M. tr644, 645 [tiếng Nga].Theo quan niệm này, nội dung dạy học không chỉ bao hàm nội dung họcvấn mà còn chứa đựng cả hoạt động và kết quả của các hoạt động thao tácvới nội dung học vấn được thể hiện ở trình độ phát triển của người học. Cóthể kể đến các yếu tố của nội dung dạy học như: 1. Nội dung học vấn [trithức, kĩ năng, kĩ xảo, chuẩn mực phải lĩnh hội], có chức năng chủ đạo, địnhhướng cho những yếu tố khác trong khn khổ q trình dạy học. 2. Nộidung thông tin xuất phát từ các nguồn nhân lực, vật lực, ảnh hưởng của cácnguồn lực đó trong sự vận hành của chúng. 3. Kết quả tác động của mơitrường dạy học [quan hệ sư phạm, tình huống sư phạm, động thái nhóm..]. 4.Nội dung ảnh hưởng của hệ thống tổ chức, kiểm tra, đánh giá và phương pháp luận tương ứng với chúng trong dạy học. 5. Tác động của mục đích giáodưỡng, giáo dục và phát triển nhân cách người học trong quá trình dạy học.Như vậy, nội dung dạy học là tổ hợp các hoạt động, thao tác với nội dunghọc vấn do các chủ thể của q trình dạy học thực hiện, diễn ra trong mơitrường dạy học, xác định và chịu sự ảnh hưởng của các nguồn lực vật chấtcủa dạy và học, đưa lại những sản phẩm cụ thể phản ánh mục tiêu của dạyhọc.Để xem xét nội dung dạy học theo quan điểm thứ hai, cần làm rõ kháiniệm nội dung học vấn.1.2. Nội dung học vấnMuốn duy trì và phát triển xã hội, thế hệ đi sau phải lĩnh hội được nhữngkinh nghiệm xã hội mà thế hệ đi trước đã tích luỹ và truyền đạt lại, đồng thờiphải làm phong phú những kinh nghiệm đó.Kinh nghiệm xã hội được bảo tồn, được lưu giữ trong nền văn hố xã hộido chính con người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử. Nền văn hoá là sảnphẩm của hoạt động sáng tạo của con người mà trước hết là hoạt động laođộng. Chính trong q trình tiến hành các hoạt động sáng tạo, các năng lực, trithức, kĩ năng, kĩ xảo của con người được kết tinh trong sản phẩm mà conngười tạo ra. Như vậy, nền văn hoá xã hội là nơi gìn giữ kinh nghiệm xã hộilịch sử, do đó phân tích các yếu tố văn hố sẽ xác định được kinh nghiệm xãhội và cấu trúc của nó. Các kết quả nghiên cứu và phân tích kinh nghiệm xãhội đã xác định cấu trúc thành phần bốn yếu tố của nó như sau:– Những tri thức về tự nhiên, xã hội, về tư duy, kĩ thuật và những cáchthức hoạt động mà con người đã biết.– Kinh nghiệm thực hiện các hoạt động mà con người đã biết.– Kinh nghiệm tiến hành những hoạt động sáng tạo.– Kinh nghiệm về thái độ đối với thế giới, đối với con người.Những yếu tố trên của kinh nghiệm xã hội có quan hệ mật thiết vớinhau. Mỗi yếu tố thực hiện chức năng riêng của mình trong sự hình thành nhân cách cho những cá nhân lĩnh hội được kinh nghiệm xã hội, đồng thờilại liên hệ với các yếu tố khác.Để hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, xã hội và đặc biệt lànhà trường phải tổ chức tốt quá trình lĩnh hội kinh nghiệm xã hội cho mỗihọc sinh. Tuy nhiên, người học không thể lĩnh hội được tất thảy những gì màxã hội đã sáng tạo. Nói cách khác, cần có sự chọn lọc để chuyển hoá kinhnghiệm xã hội thành nội dung học vấn trong nhà trường.Từ những phân tích trên có thể khẳng định: Nội dung học vấn là hệ thốngphù hợp về mặt sư phạm và được định hướng về chính trị những tri thức,những kinh nghiệm hoạt động sáng tạo và kinh nghiệm cảm xúc đánh giáđược sử dụng trong nhà trường và các cơ sở giáo dục để chuyển giao chongười học trong quá trình hoạt động của họ.2. Cấu trúc của nội dung dạy họcCó thể khái quát hai thành phần chính của nội dung dạy học là nội dunghọc vấn và các yếu tố có liên quan đến sự vận động của nội dung học vấntrong dạy học. Trong hai thành phần trên, nội dung học vấn là thành phần cơbản.Thành phần thứ nhất: Nội dung học vấnĐây là thành tố cơ bản có ý nghĩa định hướng cho các thành tố khác củanội dung dạy học.Nội dung học vấn phản ánh kinh nghiệm xã hội, do đó nó cũng phản ánhcấu trúc thành phần bốn yếu tố của kinh nghiệm xã hội. Như vậy, nội dunghọc vấn có cấu trúc gồm bốn yếu tố sau:Thứ nhất: Tri thức về thế giới [khái niệm, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật,đạo đức, chính trị, kinh tế...] và các phương thức hoạt động. Những tri thứcnày phản ánh những tri thức của các khoa học, các dạng hoạt động tương ứngtrong thực tiễn. Nắm vững những tri thức này người học có được cơng cụnhận thức và thực hành làm cơ sở để hình thành thế giới quan khoa học. Haynói một cách khác, người học có khả năng phản ánh chân thực về thế giới khách quan và nhờ đó gia tăng khả năng của bản thân trong việc cải tạo thếgiới. Những tri thức trong nội dung dạy học bao gồm:– Tri thức có tính chất kinh nghiệm: Hệ thống những biểu tượng cụ thểcảm tính về sự vật hiện tượng của thế giới hiện thực, những thuộc tính vàquan hệ của chúng, những sự kiện và hành vi của những nhân vật văn học,những tri thức cần thiết về lịch sử khoa học và những nhà hoạt động khoahọc nổi tiếng.v.v..– Tri thức lí thuyết: Những kết quả khái quát lịch sử xã hội và nhận thứckhoa học, khái niệm, định luật, nguyên lí, lí luận cơ bản và tư tưởng chỉ đạo,những chuẩn mực về đạo đức và thẩm mĩ, pháp lí.– Tri thức thực hành: Các bài tập, cách thực hiện hành động nhằm hìnhthành cho học sinh những kĩ năng, kĩ xảo trong đó có những kĩ năng khámphá những tri thức mới, những kĩ năng vận dụng tri thức vào thực tiễn, nhữngquy tắc cần thiết để thực hiện những nhiệm vụ học tập và để chuẩn bị bướcvào cuộc sống.– Tri thức thiết kế sáng tạo: Đó là những bài tập và phương tiện nhằmhình thành những tình cảm thẩm mĩ, đạo đức, tưởng tượng sáng tạo; nhữngbài tập về tác phẩm văn học, tạo hình, âm nhạc, dựa vào đó mà hình thànhcho học sinh hình tượng nghệ thuật. Đó cũng là hình hoạ, bản thảo, hình vẽthể hiện trong đó những tư tưởng nhất định và tạo cho học sinh những hìnhảnh thiết kế – kĩ thuật.– Tri thức về phương pháp nghiên cứu và tư duy khoa học [chung, đặc thùvà bộ phận] với từng ngành khoa học riêng rẽ mà học sinh phải nắm vì thiếunhững tri thức này, học sinh sẽ không thể lĩnh hội được tri thức.Thứ hai: Kinh nghiệm tiến hành những phương thức hoạt động [kĩ năng, kĩxảo, phương pháp, quy trình, lí thuyết, ngun tắc, mơ hình]. Nắm vữngnhững yếu tố thành phần này, học sinh hình thành được cho mình những kĩnăng , kĩ xảo hoạt động trí tuệ và hoạt động chân tay cho các môn học cũngnhư cho từng môn học đặc trưng.

Video liên quan

Chủ Đề