Nội dung nào sau đây là chính sách kinh tế của Xô viết Nghệ Tĩnh

Trắc nghiệm: Nội dung nào sau đây là căn cứ khẳng định Xô viết Nghệ – Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931?

A. Đây là hình thức chính quyền kiểu mới, của dân, do dân và vì dân

B. Đã làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến ở nông thôn trên cả nước

C. Đã khẳng định quyền làm chủ của nông dân ở nông thôn trên cả nước

D. Làm cho hệ thống chính quyền của thực dân và phong kiến tan rã

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Đây là hình thức chính quyền kiểu mới, của dân, do dân và vì dân

Cùng Top Tài Liệu tìm hiểu về phong trào cách mạng 1930-1931 và Xô viết Nghệ – Tĩnh nhé!

a. Phong trào trên toàn quốc

– Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế – xã hội, phong trào cách mạng lên cao, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nông trong cả nước.

– Tháng 2 đến tháng 4/1930 nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân nổ ra.

+ Mục tiêu: đòi cải thiện đời sống, công nhân đòi tăng lương, giảm giờ làm; nông dân đòi giảm sưu thuế.

+ Khẩu hiệu: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến”, “Thả tù chính trị”, …

– Nhân ngày Quốc tế lao động 1/5, cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh, đây là bước ngoặt của phong trào cách mạng. Lần đầu tiên công nhân Việt Nam biểu tình kỷ niệm ngày Quốc tế lao động, đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao động trong nước, thể hiện tình đoàn kết cách mạng với nhân dân lao động thế giới.

– Tháng 6 đến tháng 8/1930, cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác trên cả nước.

b. Ở Nghệ – Tĩnh

– Tháng 9/1930 phong trào dâng cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh:

+ Nông dân biểu tình có vũ trang tự vệ với hàng nghìn người kéo đến huyện lị, tỉnh lị đòi giảm thuế ở các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Diễn Châu, Anh Sơn [Nghệ An], Kỳ Anh [Hà Tĩnh],…

+ Được công nhân Vinh – Bến Thủy hưởng ứng.

– Ngày 12/ 9/1930 biểu tình của 8000 nông dân Hưng Nguyên [Nghệ An]:

– Với khẩu hiệu: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc!”. Đến gần Vinh, con số lên tới 3 vạn người, xếp hàng dài 4 km. Pháp đàn áp dã man: cho máy bay ném bom làm chết 217 người, bị thương 126 người.

– Chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều huyện, xã.

– Nhiều cấp ủy Đảng ở thôn xã lãnh đạo nhân dân tự quản lý đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền, gọi là Xô viết.

a. Sự ra đời của các “Xô viết” ở Nghệ An, Hà Tĩnh.

– Từ tháng 9/1930, phong trào đấu tranh dâng cao nhất ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Trước sự phát triển của phong trào cách mạng, hệ thống chính quyền địch ở nhiều địa phương đã tan rã; các cấp ủy Đảng ở nhiều xã, thôn đã lãnh đọa nhân dân đứng lên xây dựng chính quyền.

– Tại Nghệ An, Xô viết ra đời từ tháng 9/1930, ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, Anh Sơn, Nghi Lộc, Diễn Châu,…

– Ở Hà Tĩnh, Xô viết hình thành cuối năm 1930 đầu năm 1931, tại các xã thuộc huyện Nghi Xuân, Hương Khê, Can Lộc.

b. Các chính sách của chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh

– Chính trị: quần chúng tự do tham gia các đoàn thể cách mạng. Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân thành lập.

– Kinh tế: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối, xóa nợ cho người nghèo. Đắp đê, phòng lụt, sửa chữa cầu đường. Lập các tổ chức sản xuất để nông dân giúp đỡ nhau

– Văn hóa, xã hội: xóa bỏ tệ nạn mê tín, dị đoan, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp; trật tự trị an giữ vững, biết đoàn kết giúp đỡ nhau.

– Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào 1930-1931.là nguồn cổ vũ mạnh mẽ của nhân dân.

c. Kết quả của phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh

– Thực dân Pháp tăng cường đàn áp, khủng bố lực lượng cách mạng => nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng, cơ sở quần chúng bị phá vỡ, nhiều cán bộ, đảng viên, những người yêu nước bị bắt, bị tù đày.

– Đến giữa năm 1931, phong trào cách mạng trong cả nước tạm thời lắng xuống.

Đáp án D

- Đối với người nông dân:

+ Ruộng đất là quyền lợi thiết thân, là tư liệu sản xuất quan trọng nhất => Nông dân đấu tranh với mục tiêu giành độc lập dân tộc sau là ruộng đất.

+ Nhiều loại thế vô lí tồn tại qua bao thời kì đã làm cho nhân dân vô cùng cực khổ.

- Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thực hiện chính sách tiến bộ: chia ruộng đất công cho dân nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối. Đây là chính sách tiến bộ nhất về kinh tế mà Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thực hiện.

72 điểm

Phương Lan

Chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thực hiện chính sách gì về kinh tế? A. Bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, lấy ruộng đất công chia cho nông dân. B. Lấy tài sản của đế quốc chia cho dân cày, bỏ thuế thân, thuế rượu, thuế muối. C. Tịch thu ruộng đất của đế quốc, phong kiến tay sai chia cho dân cày, giảm tô, xóa nợ.

D. Tịch thu tài sản của địa chủ, đế quốc chia cho nhân dân, xóa nợ cho dân nghèo.

Tổng hợp câu trả lời [1]

Đáp án A Về kinh tế, Xô viết thực hiện các biện pháp như: chưa ruộng đất công cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò; xóa nợ cho người nghèo; tu sửa cầu cống;…

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Ý nghĩa của những thắng lợi trên mặt trận quân sự trong đông-xuân 1964-1965 là A. Thắng lợi quân sự lớn, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam. B. Thắng lợi đánh dấu sự sụp đổ cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. C. Thắng lợi quân sự lớn, chứng tỏ quân dân miền Nam có thể đánh bại chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ. D. Thắng lợi quân sự lớn đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của quốc sách “ấp chiến lược” của địch.
  • Để hội nhập với xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển của mình bằng cách A. Chính trị là trọng điểm B. Văn hóa là trọng điểm C. Quân sự là trọng điểm D. Kinh tế là trọng điểm.
  • Trong nội dung cơ bản của Nghị quyết TW Đảng lần thứ 15, điểm gì có quan hệ với phong trào “Đồng Khởi” [1959 - 1960]? A. Con đường cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền. B. Khởi nghĩa bằng lực lượng chính trị của quần chúng. C. Trong khởi nghĩa, lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân. D. Khởi nghĩa bằng lực lượng vũ trang là chủ yếu.
  • Nội dung quan trọng nhất của Hiệp định Pari năm 1973 là A. Hoa Kì cam kết góp phần vào hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi. B. Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh về nước, hủy bỏ các căn cứ quân sự. C. Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài. D. Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
  • Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của nhân dân Trung Quốc hoàn thành nhờ vào yếu tố nào? A. Sự nỗ lực của nhân dân Trung Quốc. B. Sự giúp đỡ của các nước Xã hội chủ nghĩa. C. Sự giúp đỡ của Liên Xô. D. Sự lao động quên mình của nhân dân Trung Quốc và sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô.
  • Chính sách nào do Chính phủ ban hành có thể thực hiện được ngay? A. Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày. B. Chia lại ruộng đất công theo nguyên tắc công bằng và dân chủ. C. Ra thông tư giảm tô. D. Bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lí khác
  • Tình hình nông nghiệp Việt Nam sau cuộc khủng hoảng kinh thế giới [1929 -1933] biểu hiện như thế nào? A. Giá nông phẩm giảm mạnh, ruộng đất bị địa chủ chiếm đoạt. B. Các đồn điền trồng lúa chuyển sang trồng cây công nghiệp. C. Tư bản Pháp đẩy mạnh hoạt động chiến đất của nhân dân. D. Diện tích trồng cây cao su tăng nhanh gấp 10 lần so với trước khủng hoảng.
  • Điền thêm từ còn thiếu trong lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch: "... , ... ngay,... nữa. Đó là khẩu hiệu cửa ta ngày nay, đó là cách thiết thực để ta giữ vững quyền tự do độc lập". A. Tăng gia sản xuất, tăng gia sản xuất, tăng gia sản xuất nữa. B. Thực hành tiết kiệm, tăng gia sản xuất, tăng gia sản xuất. C. Không bỏ hoang ruộng đất, tăng gia sản xuất, tăng gia sản xuất. D. Khôi phục thuỷ lợi, tăng gia sản xuất, tăng gia sản xuất.
  • “Lục địa bùng cháy” là tên gọi của khu vực nào trong cuộc đấu tranh giành độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Châu Phi. B. Mĩ Latinh. C. Châu Á. D. Trung Đông
  • Lí do nào sau đây không dẫn đến việc nhóm 5 nước sáng lập ASEAN chuyển sang chiến lược kinh tế hướng ngoại? A. Lệ thuộc quá lớn vào bên ngoài. B. Thiếu vốn, nguyên liệu công nghệ. C. Tệ tham nhũng, quan liêu phát triển. D. Chi phí cao dẫn tới tình trang thua lỗ.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề