Nhưng vấn đề cần lưu ý đối với ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp về ánh mắt

Kỹ thuật biểu cảm trên khuôn mặt

Con người có thể thể hiện chính mình hoặc biểu lộ cảm xúc, biểu lộ cái tôi thông qua sự biểu cảm ở khuôn mặt. Những trạng thái khác nhau biểu cảm trên khuôn mặt sẽ giúp bản thân mình tự tin hơn và dễ thành công hơn trong giao tiếp.

– Không giao tiếp mắt: Những người muốn che giấu điều gì thường không giao tiếp mắt khi nói dối.

– Nhìn lướt qua: Khi cảm thấy chán, người ta thường nhìn lướt qua người đối diện hoặc liếc nhìn xung quanh phòng.

– Nhìn sâu vào mắt người đối diện: Người nào tỏ ra bực tức với bạn hoặc hợm hĩnh thường nhìn chằm chằm vào mắt bạn.

– Duy trì giao tiếp mắt: Liên tục duy trì giao tiếp mắt cho thấy là biểu hiện của sự trung thực và đáng tin cậy.

– Hơi ngoảnh đầu: Khi chú ý đánh giá điều bạn đang nói, người đối diện sẽ hơi ngoảnh đầu sang một bên như muốn nghe rõ hơn.

– Nghiêng đầu: Hơi nghiêng đầu chứng tỏ người đó không tự tin lắm về điều vừa được nói.

– Gật đầu: Khi đồng ý với bạn, người đối diện sẽ gật đầu trong khi bạn đang nói.

– Cười: Khi cảm thấy tự tin và khi đồng ý, người ta sẽ cười với bạn một cách tự nhiên.

Giao tiếp mắt

Đôi mắt được ví là cửa sổ của tâm hồn, là yếu tố bộc lộ rõ nhất cảm xúc của con người. Trong khi giao tiếp, có thể hiểu được cảm xúc người khác thông qua ánh mắt để có cách ứng xử phù hợp.

– Ánh mắt hỗ trợ ngôn ngữ nói: Ánh mắt đi kèm theo lời nói sẽ làm cho lời nói truyền cảm hơn, tự tin hơn, thuyết phục hơn.

– Ánh mắt thay thế lời nói: Có những điều kiện, hoàn cảnh người ta không cần nói nhưng vẫn có thể làm cho người ta hiểu được điều mình muốn nói thông qua ánh mắt.

Yêu cầu khi sử dụng ánh mắt: Phải thể hiện đúng ánh mắt mình muốn chuyển tải điều cần nói, đồng thời không nên sử dụng những ánh mắt khó chịu, soi mói, chằm chằm…

Nụ cười

Nụ cười được xem là một trang sức trong giao tiếp và cũng là phương tiện làm quen hay xin lỗi rất tinh tế, ý nhị.

Biết sử dụng nụ cười đúng lúc, hợp lý là một nghệ thuật cần được rèn luyện thường xuyên để có thể biểu cảm thông qua các kiểu cười khác nhau. Luôn nở nụ trên môi sẽ tạo được kết quả giao tiếp tốt.

Ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp

Khi nói đến nghệ thuật giao tiếp, mọi người thường nghĩ đến vấn đề ngôn ngữ, lời ăn tiếng nói. Tuy nhiên, ngôn ngữ cơ thể, bao gồm các cử chỉ, động tác được thể hiện qua ánh mắt, nụ cười , hành động của bàn tay… tưởng như đơn giản nhưng lại có tác dụng rất hiệu quả, giúp bạn truyền đạt tới người nghe những thông điệp, ý nghĩ khó diễn đạt bằng lời nói trực tiếp. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách đúng lúc, đúng chỗ càng tôn thêm hình ảnh của bạn trong mắt người nghe.

Sức mạnh của ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể là một phần không thể thiếu trong hoạt động giao tiếp của mỗi người. Ngôn ngữ cơ thể
có một sức mạnh kì diệu tác động đến người nghe. Cử chỉ, động tác của người nói là yếu tố thu hút công chúng và giới truyền thông, trở thành “đặc trưng” của mỗi người. Ví dụ: Nhắc đến ngài Steve Ballmer, CEO, “công thần số 1” của tập đoàn Microsoft, người ta thường nghĩ ngay đến một hành động thật khó tin, đó là … thè lưỡi chào mọi người trước khi bắt đầu trổ tài diễn thuyết.

Khi nói, người nói luôn trở thành tâm điểm của sự chú ý, nên họ cần ý thức rằng, mỗi cử chỉ, hành động của người nói dù có chủ ý hay không đều truyền đi một thông điệp nào đó đến với những người xung quanh. Cho dù đó chỉ là một cái vẫy tay, liếc mắt nhìn ngang hay mím miệng trong khi giao tiếp … cũng nói lên được bạn thích thú ai, có đồng ý với vấn đề hay không, đang bối rối hay thiếu tự tin như thế nào.

Theo nghiên cứu các nhà khoa học thì trong quá trình giao tiếp, lời nói bao gồm ba yếu tố: ngôn ngữ, phi ngôn ngữ [hay còn gọi là ngôn ngữ của cơ thể] và giọng điệu. Ngôn ngữ, lạ thay chỉ góp phần nhỏ nhất 7% trong việc tác động đến người nghe, giọng điệu chiếm tới 38% và yếu tố phi ngôn ngữ lại trở nên quan trọng nhất vì sở hữu được 55%

Ánh mắt trong giao tiếp

Đôi mắt là bộ phận quan trọng nhất của con người. Tiếp xúc bằng mắt là điều kiện đầu tiên giúp bạn giao tiếp thành công. Tiếp xúc bằng mắt là một dấu hiệu đầy sức mạnh thể hiện sự kính trọng và quan tâm. Nếu bạn không nhìn một ai đó, họ sẽ nghĩ rằng bạn đang lo lắng, không chân thành hoặc thiếu quan tâm. Do vậy, trong khi trò chuyện, thỉnh thoảng hãy giao tiếp bằng mắt 1 đến 10 giây và hãy chú ý lắng nghe

Đôi mắt được ví là cửa sổ của tâm hồn, là yếu tố bộc lộ rõ nhất cảm xúc của con người. Trong khi giao tiếp, có thể hiểu được cảm xúc của người khác thông qua ánh mắt để có cách ứng xử phù hợp. Ánh mắt đi kèm theo lời nói sẽ làm cho lời nói truyền cảm hơn, tự tin hơn, thuyết phục hơn. Có những điều kiện, hoàn cảnh người ta không cần nói nhưng vẫn có thể là cho người khác hiểu được điều mình muốn nói thông qua ánh mắt. Điều quan trọng là người nói phải thể hiện đúng ánh mắt mình muốn chuyển tải điều cần nói.

Trong lúc trò chuyện, việc sử dụng đôi mắt đầy “ma lực” là cách thể hiện dễ dàng nhất để người nói biết được bạn có thực sự đang lắng nghe, chú ý đến họ hay là đang … ngán đến tận cổ như thế nào. Tuy nhiên, khi bạn luôn nhìn trực diện vào người nói, ánh mắt có thể toát lên vẻ trang nghiêm hay tươi rói, nhưng người nói sẽ hết sức phấn khởi vì họ cảm nhnậ được rằng, người nghe tôn trọng, thực tâm lắng nghe và hứng thú với những điều họ đang nói. Nêú như người nghe hạn chế sử dụng ánh mắt, người ta xe đó là biểu hiện của đau yếu, có mưu toan hoặc dối trá.

Vị trí và khoảng cách trong giao tiếp

Vị trí và khoảng cách trong giao tiếp khi ngồi hoặc đứng đều thể hiện thái độ, mục đích của mỗi người. Khi đứng nói chuyện trực diện, mặt đối mặt, điều đó thể hiện bạn muốn trò chuyện thẳng thắn, thân thiện về vấn đề nào đó. Vị trí và khoảng cách giữa hai người khi trò chuyện cho thấy bạn tôn trọng không gian riêng tư của người khác. Khi bạn đứng quá gần, người nghe sẽ cảm thấy mình bị lấn át và tỏ ra không dễ chịu. Một khoảng cách hợp lý giữa hai người sẽ tạo nên sự hài hòa, thoải mái trong buổi nói chuyện. Đừng đứng quá gần – Mỗi người thoát khỏi tình trạng không tự nhiên nhờ vào người đối thoại thân thiện. Cho mọi người có khoảng không gian riêng, đừng xâm chiếm nó.

 Động tác cơ thể trong giao tiếp

Cử chỉ và điệu bộ trong giao tiếp bộc lộ những suy nghĩ thầm kín, thể hiện được nhiều điều mà lời nói không làm được. Thái độ ứng xử cho biết giao tiếp bằng cử chỉ thể hiện được nhiều điều mà lời nói không làm được

Khi không thể diễn đạt được bằng lời nói, tốt hơn hết chúng ta nên sử dụng điệu bộ. Điệu bộ phản ánh chính xác, cảm giác, thái độ và ý định của con người.

Trong khi tṛò chuyện, người nói không nên mân mê quần áo, đồ trang sức hay bất ḱì vật dụng nào, v́ì điều đó cho thấy bạn đang bối rối hoặc bị phân tán tư tưởng trong quá trình tiếp xúc với ai đó.

Nhiều người có quan điểm sai lầm rằng “vung vẫy” tay càng nhiều trong lúc nói chuyện th́ì h́ình ảnh của họ càng trở nên lôi cuốn. Trong thực tế, bạn chỉ nên sử dụng bàn tay để diễn giải vấn đề thêm rõ ràng trước người nghe. Hoạt động của bàn tay trong quá tŕnh nói chuyện nên đúng mực, kết hợp khéo léo với quan điểm , thái độ bản thân, hoặc gắn kết với cao trào của câu chuyện cũng như tầm quan trọng của vấn đề.

Giao tiếp bằng mắt là điều xảy ra khi hai người nhìn vào mắt nhau cùng một lúc. Đây là hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ mà con người sử dụng để truyền đạt nhiều loại cảm xúc. Đó có thể là ánh mắt cau có khi khó chịu, hướng xuống tỏ vẻ phục tùng hoặc một cái nhìn thẳng khi nói đến các ý tưởng quan trọng…

Chúng ta đều biết rằng một tính cách thân thiện, gu ăn mặc đẹp và giọng nói hay có sức hút rất lớn. Nhưng khi nói chuyện với ai đó hoặc thuyết trình, chúng ta cần kết nối với người đang ngồi trước mặt và để làm việc này hiệu quả, giao tiếp bằng mắt là điều cần thiết.

Hãy cùng khám phá lý do tại sao giao tiếp bằng mắt lại quan trọng và nếu chưa giỏi thì bạn có thể làm gì để cải thiện kỹ năng này nhé.

Tầm quan trọng của giao tiếp bằng mắt

Thể hiện sự tôn trọng

Có nhiều cách để thể hiện sự tôn trọng nhưng đôi mắt phản ánh sự chân thành, ấm áp và trung thực của bạn. Đây là lý do tại sao trao và nhận ánh mắt khi giao tiếp là dấu hiệu chắc chắn của một cuộc trò chuyện tuyệt vời.  

Ngày nay, mọi người thường nhìn vào điện thoại của họ bất kể có đang nói chuyện với ai đó hay không. Vì thế giao tiếp bằng mắt sẽ khiến bạn trở nên khác biệt và thực sự cho thấy rằng bạn đang dành cho đối phương sự chú ý trọn vẹn.

Cho thấy sự thấu hiểu

Đôi khi ánh nhìn là dấu hiệu duy nhất bạn cần để cho ai đó thấy rằng bạn hiểu những gì họ đang nói. Nếu bạn cần nói về một điểm quan trọng, giao tiếp bằng ánh mắt là cách tốt nhất để truyền đạt mức độ quan trọng đó. Ngoài ra, giao tiếp bằng mắt cũng là một hình thức xác nhận tương tự như nói “Vâng” hoặc “Đồng ý”.

Truyền tải sự tự tin và đáng tin cậy

Bằng cách duy trì giao tiếp bằng mắt, người khác sẽ có nhiều khả năng nhìn nhận bạn là một người có năng lực và đáng tin cậy. Mọi người xung quanh bạn đều biết sự khó khăn để duy trì giao tiếp bằng mắt ở mức độ cao. Đó là lý do tại sao họ sẽ đánh giá rất cao khi bạn có thể giao tiếp bằng mắt trong khi nói hoặc lắng nghe.

Thu hút người đối diện

Nếu không nhìn vào mắt người khác khi nói, có thể như bạn đang độc thoại và đối phương sẽ cảm thấy bạn không muốn trò chuyện cùng họ. Trái lại, giao tiếp bằng mắt sẽ khuyến khích người nghe tham gia tích cực vào cuộc thảo luận và đưa ra các tín hiệu phi ngôn ngữ về điều bạn đang nói. 

Tạo ấn tượng và ghi nhớ lâu dài

Nhu cầu để lại ấn tượng lâu dài là điều cần thiết trong nhiều trường hợp, như trong một cuộc phỏng vấn, gặp gỡ một người bạn mới hoặc thuyết phục khách hàng tiềm năng. Khi kết hợp với chuyển động của bàn tay hoặc bất kỳ cử chỉ không lời nào khác, giao tiếp bằng ánh mắt sẽ giúp bạn trở nên đáng nhớ và đáng chú ý hơn.

Giao tiếp bằng mắt cũng có thể truyền tải một thông điệp ngắn hoặc một cảnh báo hoặc một thỏa thuận. Chẳng hạn như nhìn vào mắt ai đó và nhẹ nhàng nhắm lại được hiểu là chấp thuận, mặt khác giao tiếp với đôi mắt mở to kèm theo một cái lắc đầu thể hiện sự từ chối dứt khoác.

“Đôi khi, ánh mắt và ngôn ngữ cơ thể của chúng ta còn nói lên nhiều điều hơn cả lời nói. Giữ giao tiếp bằng mắt với người đang trò chuyện cho thấy bạn đang tích cực lắng nghe và chú ý”.

Cách giao tiếp bằng mắt tạo thiện cảm

Giao tiếp bằng mắt có thể học được giống như bất kỳ kỹ năng nào khác. Nếu bạn cảm thấy mình đang gặp khó khăn trong việc duy trì giao tiếp bằng mắt trong các cuộc trò chuyện thì những điều sau đây sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn.

Duy trì sự cân bằng phù hợp

Sự cân bằng có tầm quan trọng rất lớn khi giao tiếp bằng ánh mắt. Nếu lạm dụng, nó sẽ tạo cảm giác đe dọa hoặc áp đảo. Nếu bạn nhìn chằm chằm vào mọi người khi họ nói, bạn có thể khiến họ khó chịu.

Về nguyên tắc, khi lắng nghe, bạn cần duy trì giao tiếp bằng mắt trong khoảng 2/3 thời gian và khi nói thì tỉ lệ này là 1/3 thời gian của buổi trò chuyện. Mỗi lần giao tiếp bằng mắt nên kéo dài khoảng 5 đến 10 giây. Sau đó, hãy nhìn đi chỗ khác trong thời gian ngắn để suy nghĩ về những gì đang được nói và quay lại giao tiếp bằng mắt một lần nữa.

Tập trung vào một bên mắt

Bạn đã bao giờ nói chuyện với một người liên tục chuyển sự chú ý của họ từ mắt này sang mắt kia của bạn sau mỗi giây? Chắc bạn sẽ cảm thấy khó chịu phải không?

Khi bạn đang nhìn ai đó, hãy chọn một bên mắt và duy trì ánh nhìn mà không chuyển đổi giữa hai mắt. Bạn có thể thỉnh thoảng chuyển đổi mắt, chỉ cần đảm bảo rằng không thực hiện quá thường xuyên.

Bên cạnh đó, đừng thay thế việc nhìn vào cả hai mắt của một người bằng cách nhìn chằm chằm vào sống mũi của họ. Nếu đang ngồi gần bạn, họ sẽ nhanh chóng nhận ra rằng bạn không nhìn vào mắt họ.

Ngắt giao tiếp bằng cách nhìn sang một bên

Khi nhìn ra chỗ khác, tránh nhìn xuống hoặc nhìn lên. Trong khi nhìn xuống khiến bạn trông ngại ngùng, lo lắng hoặc cảm giác có lỗi thì nhìn lên được coi là dấu hiệu của sự cao ngạo hoặc buồn chán. Ngắt giao tiếp bằng mắt bằng cách nhìn sang một bên có thể tránh những tín hiệu phi ngôn ngữ tiêu cực này. Khi nhìn đi chỗ khác, hãy làm điều đó một cách chậm rãi, từ từ.

Tập trung vào một người trong một thời điểm

Khi nói chuyện với một nhóm người, thay vì nghĩ đến cả nhóm, hãy tưởng tượng bạn có những cuộc trò chuyện riêng lẻ với một người trong nhóm tại một thời điểm.

Khi bạn nói, hãy chọn một người trong nhóm và giả vờ rằng bạn chỉ đang nói chuyện với người đó. Hãy nhìn vào họ khi bạn kết thúc suy nghĩ hoặc câu nói của mình. Khi bắt đầu một câu hoặc ý tưởng mới, hãy chọn một người khác trong nhóm và nhìn thẳng vào mắt họ nhằm đảm bảo rằng đến cuối cùng bạn giao tiếp bằng mắt với tất cả mọi người trong nhóm.

Huỳnh Trâm

Video liên quan

Chủ Đề