Nêu biểu hiện cụ thể và thực trạng hút thuốc la ở học sinh

Nhiều năm qua, việc hướng tới xây dựng trường học không khói thuốc lá là một trong những nhiệm vụ được Trường THPT Lý Thường Kiệt [huyện Kim Bảng] quan tâm triển khai thực hiện. Qua đó, nhằm tạo môi trường học tập và làm việc trong lành, giúp ngăn ngừa tình trạng hút thuốc lá trong học sinh. 

Một buổi tuyên truyền về tác hại thuốc lá cho các em học sinh tại trường học

Theo cô giáo Phạm Thị Thanh Lan, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lý Thường Kiệt, đối với mục tiêu xây dựng trường học không khói thuốc, nhà trường đã tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục và làm tốt công tác theo dõi, giám sát, quản lý học sinh. Hai công việc này được nhà trường xác định phải thực hiện đồng thời mới mong đạt hiệu quả. Bởi nếu chỉ chú trọng việc tuyên truyền, giáo dục mà lơ là việc quản lý học sinh thì đó là tuyên truyền suông và nếu chỉ tập trung quản lý mà không làm tốt việc tuyên truyền sẽ khiến học sinh không hiểu được ý nghĩa của việc phòng, chống tác hại thuốc lá [PCTHTL], không giúp học sinh tự giác thay đổi nhận thức và hành vi…

Ở đây, ngay từ đầu mỗi năm học, nhà trường đã chủ động xây dựng nội quy trường học trong đó có quy định cấm hút thuốc hoàn toàn trong khuôn viên nhà trường, yêu cầu cán bộ, giáo viên, học sinh thực hiện nghiêm quy định này. Đó cũng là một tiêu chuẩn đánh giá thi đua với cán bộ, giáo viên và xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh.

Căn cứ vào những quy định về việc cấm hút thuốc trong trường học, nhà trường đã chỉ đạo, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ, giáo viên và lấy đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, tổ chức đoàn làm nòng cốt để triển khai các biện pháp tuyên truyền phù hợp, như: lồng ghép tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt tập thể; sinh hoạt dưới cờ; yêu cầu các lớp tự tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt lớp; đầu tư gắn các biển cấm hút thuốc ở các hành lang lớp học…

Một buổi sinh hoạt lớp có nội dung về PCTHTL được các học sinh Trường THPT Lý Thường Kiệt chủ động xây dựng nội dung và tự tổ chức.

Chúng tôi đã được tham dự một buổi sinh hoạt của lớp 12D2 có nội dung tuyên truyền về PCTHTL mới thấy sự sáng tạo, linh hoạt của học sinh. Các em đã tự lên kế hoạch cho buổi sinh hoạt, trong đó phân công các thành viên trong lớp thực hiện một số nhiệm vụ: tìm hiểu và chuẩn bị nội dung buổi sinh hoạt, xây dựng câu hỏi giao lưu, trang trí lớp. Buổi sinh hoạt diễn ra sôi nổi, mọi thành viên trong lớp đều thích thú và hào hứng tham gia các hoạt động diễn ra trong khuôn khổ buổi sinh hoạt, nhất là được trả lời những câu hỏi liên quan tới nhận thức, thái độ, cách ứng xử của cá nhân đối với tác hại của thuốc lá và việc hút thuốc lá trong học sinh. Qua đó, đa số học sinh đã thể hiện rất tốt sự hiểu biết của mình về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe, kinh tế và môi trường; đồng thời có chung mong muốn đóng góp sức mình vào việc xây dựng lớp học, trường học không có thuốc lá.

Được biết, hoạt động tuyên truyền PCTHTL tại các buổi sinh hoạt đã được các lớp thực hiện có nền nếp, các em học sinh thực sự cởi mở, thẳng thắn khi được chia sẻ những suy nghĩ cá nhân trước tập thể. Em Nguyễn Hoàng Nam, học sinh lớp 11A1 cho biết: Học sinh cấp THPT là lứa tuổi muốn thể hiện, khẳng định mình đã trưởng thành, thường dùng nhiều hình thức thể hiện bản thân, trong đó có không ít bạn dùng cách hút thuốc để chứng minh điều đó mặc dù có thể đều biết rõ tác hại của việc hút thuốc. Cá nhân em thấy, việc các lớp tự tổ chức các buổi sinh hoạt lồng ghép nội dung PCTHTL rất hữu ích, có nhiều tác dụng. Lớp em tuyệt đối không có bạn nam nào hút thuốc…

Trong công tác quản lý, giám sát và theo dõi học sinh thực hiện các quy định không hút thuốc trong trường học, nhà trường đã phân công giáo viên chủ nhiệm các lớp nắm bắt chặt chẽ tình hình học sinh cả về hành vi cũng như các biểu hiện tâm lý để kiểm soát tối đa học sinh trong phạm vi lớp học, nhà trường. Các giáo viên chủ nhiệm không chỉ quản lý tốt học sinh qua các giờ lên lớp mà còn giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp, các học sinh cốt cán cùng theo dõi, giúp đỡ nhau. Thông qua đó, đã kịp thời phát hiện những học sinh hút thuốc hoặc có biểu hiện hút thuốc, đồng thời ngăn ngừa việc hút thuốc đối với các học sinh khác. Nếu phát hiện các trường hợp học sinh hút thuốc, căn cứ theo nội quy của nhà trường, các giáo viên chủ nhiệm có thể áp dụng biện pháp nhắc nhở, phê bình trước lớp hoặc phản ánh với cha mẹ học sinh. Bên cạnh đó, nhà trường còn lắp đặt hệ thống camera giám sát toàn bộ vị trí công cộng trong khuôn viên trường. Hệ thống này được kết nối với máy tính, điện thoại của lãnh đạo và bảo vệ nhà trường nên hoàn toàn có thể kiểm soát tốt các hành vi hút thuốc trong trường học.

Với vai trò là lực lượng nòng cốt, tổ chức đoàn thanh niên đã tích cực tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức cho đoàn viên, thanh niên [ĐVTN] về tác hại của thuốc lá và tham gia PCTHTL. Ngay từ đầu mỗi năm học, công tác tuyên truyền PCTHTL đã được Đoàn trường triển khai tới tất cả các chi đoàn và ĐVTN. Công tác tuyên truyền được Đoàn trường phối hợp tổ chức dưới nhiều hình thức qua các buổi sinh hoạt đoàn; cung cấp các tài liệu, thông tin về tác hại của thuốc lá và tầm quan trọng về xây dựng trường học không khói thuốc lá. Không chỉ là một thành viên tích cực trong tổ tư vấn tham gia tư vấn, phân tích nhằm làm thay đổi nhận thức của ĐVTN, đoàn trường còn tham gia giám sát cùng các cán bộ quản lý theo dõi, giám sát việc hút thuốc ở từng dãy, từng tầng các khu phòng học.

Thời gian tới, Trường THPT Lý Thường Kiệt tiếp tục triển khai sâu rộng các hoạt động PCTHTL trong nhà trường, xây dựng trường học không khói thuốc. Trong đó, tăng cường công tác tuyên truyền, truyền thông trong cán bộ, giáo viên và học sinh; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền; xác định cụ thể hơn các chỉ tiêu, xây dựng tiêu chí thi đua cho các lớp học, học sinh; làm tốt hơn nữa công tác giám sát và theo dõi học sinh…

                                                                                                                                       Mậu Ngọ

Dễ dàng mua được thuốc lá khiến tình trạng hút thuốc ở thanh thiếu niên đang gia tăng đến mức báo động ở phạm vi toàn quốc...

Theo kết quả điều tra sức khỏe học đường năm 2019 cho biết, có đến 2,6% học sinh từ 13 - 17 tuổi hút thuốc lá điện tử, tỷ lệ này ở học sinh thành thị là 3,4%.

Mặc dù tác hại do khói thuốc lá gây ra đã được cảnh báo liên tục, nhưng tình trạng hút thuốc ở thanh thiếu niên, đặc biệt là học sinh ngày càng gia tăng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hút thuốc lá ở học sinh ngày càng nhiều là do môi trường sinh hoạt.

Với lý do bị bạn bè lôi kéo, buồn chán về hoàn cảnh gia đình cũng như sa sút kết quả học tập…, các em đã thử nghiệm hút thuốc. Ở độ tuổi này, việc khám phá và bắt chước hành động như người lớn được xem là cách thể hiện bản thân. Trong đó, hút thuốc lá được các em xem như một hành động “ngầu” trong mắt bạn bè.

 Ông Nguyễn Thanh Thảo - Giám đốc Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch cho biết, đối với người hút thuốc lá, chỉ sau 7 giây, chất nicotin sẽ gây hưng phấn lên vỏ não và ngay lập tức được bộ não ghi nhớ.

Khi lượng nicotin trong máu giảm, trạng thái hưng phấn mất đi. Khi đó, người hút sẽ có cảm giác khó chịu, não bộ sẽ kích thích gây cảm giác thèm thuốc trở lại. Đó là lý do vì sao chỉ tâm lý hút vài điếu, dần dần trở thành thói quen đối với người hút thuốc và không từ bỏ được.

Việc dễ dàng mua thuốc lá từ các hàng quán khiến việc hút thuốc lá ngày càng trở nên phổ biến với lứa tuổi học sinh. Bên cạnh đó, hiện pháp luật chỉ buộc nhà sản xuất phải in hình và ghi dòng chữ “Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe” lên vỏ bao thuốc, chứ chưa có quy định về độ tuổi bao nhiêu mới được mua và sử dụng thuốc lá và người bán phải có trách nhiệm như thế nào với việc từ chối bán thuốc lá cho đối tượng là các em học sinh.

Người chưa đủ tuổi vị thành niên, học sinh hút thuốc sẽ gây nhiều tác hại cho sức khỏe. Thời gian hút càng dài thì tác hại càng lớn, lượng nicotin trong thuốc lá dự trữ trong cơ thể càng cao. Lúc đó, nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay còn gọi là tắc nghẽn đường hô hấp càng cao.

Ngoài ra, khói thuốc lá còn là nguyên nhân của nhiều bệnh như ung thư phổi, ung thư vùng hầu nghiêm trọng. Theo các chuyên gia y tế, ở độ tuổi vị thành niên, cơ thể các em đang phát triển, chưa hoàn thiện, khả năng chống đỡ tác nhân gây bệnh còn yếu nên nguy cơ gây bệnh cao hơn.

Video liên quan

Chủ Đề