Nhìn màn hình điện thoại bị nhức mắt

Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Xuân Loan Đã trả lời: Ngày 05/02/2021
Mắt

Bạn thân mến! Đối với nguồn ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử, sẽ gây ra hội chứng thị giác màn hình đồng thời tác động lên hệ thần kinh gây mất ngủ, lâu dần khiến chức năng thị lực suy giảm. Đặc biệt về lâu dài sẽ đối mặt với nguy cơ bị thoái hóa, tổn thương võng mạc…

Đối với trường hợp của bạn, cần thay đổi thói quen làm việc, hạn chế tác động của ánh sáng xanh nguy hại bằng cách chủ động chăm sóc, bảo vệ mắt ngay từ bên trong bằng các dưỡng chất chuyên biệt bảo vệ thủy tinh thể, tế bào thị giác và tế bào biểu mô sắc tố võng mạc RPE. Bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về các loại thuốc nhỏ mắt hoặc uống để bảo vệ mắt, tăng tuổi thọ cho mắt.

Song song đó, bạn cần kê máy tính ở khoảng cách hợp lý, áp dụng luật 20-20-20 [cứ 20 phút thì để mắt thư giãn 20 giây bằng cách nhìn vào một vật bất kỳ với khoảng cách 20 feet – tức là tầm 6m] và cho mắt nghỉ ngơi sau mỗi 45 phút tập trung làm việc để giảm các triệu chứng khó chịu.

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng và ăn uống cũng có ảnh hưởng lớn đến độ khỏe của đôi mắt bạn. Hãy quan tâm đến đôi mắt của mình hơn bằng việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng hằng ngày, những thực phẩm giàu vitamin A, C cùng omega-3,… như trứng, sữa, trái cây, cá hồi…

Bạn lưu ý, mắt là một bộ phận rất quan trọng và dễ tổn thương, do đó đừng tùy tiện mua thuốc sử dụng mà chưa qua tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Để đặt lịch khám mắt tại Hệ thống Y tế Thu Cúc, bạn vui lòng liên hệ qua tổng đài: 1900558892. Chúc bạn luôn vui khỏe!

Lạm dụng máy tính, điện thoại dễ dẫn đến hội chứng thị giác màn hình

Nguyên nhân

Theo Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], chỉ cần tiếp xúc với màn hình của các thiết bị điện tử trên 3 giờ mỗi ngày, mắt sẽ có 90% nguy cơ bị suy giảm thị lực . Thực trạng này gióng lên hồi chuông báo động về việc suy yếu thị lực của đôi mắt – nguy cơ dẫn đến mù lòa do mắt bị tác động bởi ánh sáng nguy hiểm [được gọi là ánh sáng xanh] phát ra từ các thiết bị màn hình như: máy tính, máy tính bảng, điện thoại, tivi,… hoặc ánh sáng từ đèn LED, đèn huỳnh quang.

Ngoài ra còn có một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc Hội chứng thị giác màn hình bao gồm: vị trí đặt máy tính không đúng, ngồi sai tư thế, mắt có tật khúc xạ… Sự bùng nổ các thiết bị điện tử là điều tất yếu của cuộc sống hiện đại, song lại “kéo theo” hội chứng thị giác màn hình và gây ra các vấn đề, bệnh lý về mắt nghiêm trọng.

Triệu chứng

Mỏi mắt: Biểu hiện đầu tiên của hội chứng thị giác màn hình đó là mỏi mắt vì nhìn vào máy tính liên tục trong nhiều giờ liền.

Nhìn mờ: Mắt bị mờ nhưng không suy giảm thị lực có thể là biểu hiện của hội chứng rối loạn thị giác do máy tính. Làm việc với máy tính đòi hỏi mắt liên tục tập trung, di chuyển mắt để nhìn. Làm việc với máy tính làm mắt mỏi nhiều hơn đọc sách hay đọc báo vì màn hình có thêm các yếu tố như độ tương phản, độ chớp sáng và độ chói khiến mắt dễ bị mờ hơn.

Khô mắt: Mỗi người chớp mắt trung bình 14 lần/ phút. Chớp mắt là phản ứng tự nhiên của cơ thể giúp nước mắt tiết ra và trải đều trên bề mặt mắt. Tuy nhiên, khi dùng máy tính, mắt chúng ta chỉ chớp 6 lần mỗi phút. Mắt chớp ít hơn khiến nước mắt không đủ để cung cấp lên bề mặt mắt dẫn đến mắt bị khô, dễ bị kích ứng.

Nhức đầu: Có thể bạn sẽ bị nhức đầu khi có dấu hiệu bị mắc hội chứng thị gaics màn hình. Khoảng cách giữa mắt và màn hình máy tính không hợp lý có thể gây ra cảm giác đau nhức đầu, mệt mỏi. Tư thế làm việc cũng như khoảng cách giữa mắt và màn hình máy tính không tốt sẽ khiến việc điều tiết cơ mắt đạt đến cực hạn và gây nên cơn đau đầu.

Nhìn đôi: Nhìn đôi hay song thị là hiện tượng nhìn một vật nhưng lại thấy 2 hình ảnh, tức là xuất hiện một hình ảnh khác mờ hơn bên cạnh hình ảnh thật. Nhìn đôi xảy ra khi cơ mắt bị suy yếu hoặc dây thần kinh thị giác bị tổn thương.

Đau cổ, vai gáy: Khi mắt mờ do hội chứng thị giác màn hình, nhiều bệnh nhân thường điều chỉnh cổ, lưng để nhìn rõ hơn. Tuy nhiên việc này có thể khiến người bệnh bị đau lưng, đau cổ, mỏi vai gáy vì tư thế ngồi không đúng khi làm việc.

Phòng ngừa

Không sử dụng máy tính quá lâu, thời gian hợp lý là cứ sau 1 - 2 tiếng thì cho mắt nghỉ ngơi 10 - 15 phút. Trong thời gian nghỉ ngơi, cố gắng đưa mắt nhìn ra xa, vào khoảng không gian có nhiều màu xanh để mắt được nghỉ.

Người làm việc nhiều bên máy tính cần chú ý ánh sáng nơi làm việc, khoảng cách từ mắt tới máy tính. Khoảng cách tối thiểu giữa màn hình máy tính và mắt là 50cm để giảm mức độ ảnh hưởng của tia bức xạ với thị giác.

Đối với điện thoại thông minh, khoảng cách tối thiểu là 40cm. Nên đặt màn hình máy tính hợp lý, điều chỉnh lượng ánh sáng trong phòng không quá sáng hoặc quá tối. Nên thường xuyên lau bụi cho màn hình vì bụi sẽ làm giảm tương phản của màn hình. Nên chỉnh độ sáng và độ tương phản của màn hình cho đến khi mắt cảm thấy dễ chịu. Khi đọc văn bản, tin tức trên máy tính hoặc điện thoại nên chỉnh cỡ chữ của trang văn bản to để tránh mệt mỏi cho thị giác.

Ghế ngồi và tư thế ngồi hợp lý, tránh dẫn tới đau đầu, mỏi cổ, mỏi gáy và mỏi vai. Vì vậy, cần để màn hình thẳng ngay trước mặt, không để lệch về một bên. Khi ngồi nên giữ thẳng lưng và 2 vai ngang bằng.

Khi mắt mỏi, nhìn mờ tức là mắt đã quá tải cần cho mắt nghỉ ngơi. Nếu hiện tượng này kéo dài cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được khám và tư vấn cụ thể./.

Day huyệt trị bệnh văn phòng

Lóa mắt khi nhìn màn hình là tình trạng khá thường gặp ở những người thường xuyên nhìn màn hình máy tính hay điện thoại, tỉ lệ người mắc phải đang ngày càng tăng. Đây là triệu chứng của hội chứng thị giác màn hình, cùng với cảm giác mệt mỏi, khó chịu khi dùng thiết bị điện tử từ 3 - 4 giờ liên tục. Với sự phát triển công nghệ, số người làm việc thường xuyên với máy tính tăng, hội chứng thị giác màn hình cũng ngày càng phổ biến, vậy làm sao để bảo vệ mắt?

1. Lóa mắt khi nhìn màn hình do đâu?

Lóa mắt khi nhìn màn hình là một trong những triệu chứng điển hình của hội chứng thị giác màn hình - hội chứng liên quan đến thị lực và sức khỏe mắt khi tiếp xúc thường xuyên với thiết bị điện tử như: màn hình điện thoại, máy vi tính, tivi, máy tính bảng,…

Lóa mắt khi nhìn màn hình là tình trạng thường gặp ở người làm việc với máy vi tính thường xuyên

Với sự phổ biến của thiết bị điện tử cùng nhiều công việc yêu cầu sử dụng máy tính hoàn toàn, tỉ lệ người mắc hội chứng thị giác màn hình ngày càng tăng. Tổ chức Y tế thế giới WHO cho biết, mắt chúng ta tiếp xúc với màn hình thiết bị điện tử trên 3 giờ mỗi ngày sẽ có đến 90% nguy cơ bị suy giảm thị lực. Nguyên nhân là do ánh sáng xanh phát ra từ màn hình của các thiết bị này hoặc ánh sáng từ đèn huỳnh quang, đèn LED gây suy yếu đôi mắt, giảm thị lực, nguy cơ gây mù lòa.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác làm tăng tỉ lệ và mức độ của hội chứng thị giác màn hình là: tư thế ngồi làm việc không đúng, mắt có tật khúc xạ, vị trí đặt máy tính không đúng,…

Hội chứng thị giác màn hình không chỉ gây lóa mắt khi nhìn màn hình mà còn gây nhiều triệu chứng khác như:

Khô mắt

Trung bình mỗi phút mắt chúng ta sẽ chớp khoảng 14 lần, đây là cơ chế tự nhiên của mắt để nước mắt tiết ra giữ ẩm cho toàn bộ bề mặt mắt. Tuy nhiên khi tiếp xúc với màn hình điện tử liên tục, mắt sẽ chớp ít hơn khiến mắt dễ bị khô hơn, nguy cơ kích ứng cao hơn.

Giảm chớp mắt khi dùng thiết bị điện tử gây khô mắt

Mỏi mắt

Khi nhìn màn hình điện tử nhiều trong thời gian dài, triệu chứng đầu tiên bạn gặp phải là mỏi mắt.

Nhìn mờ

Mắt bị mờ tạm thời không do suy giảm thị lực là một biểu hiện của hội chứng thị giác màn hình. Khi làm việc với máy tính, mắt phải tập trung cao độ, liên tục di chuyển nên dễ mỏi hơn so với đọc sách, đọc báo,… Ngoài ra, điều kiện ánh sáng không tốt như độ chói cao, độ chớp sáng, độ tương phản không tốt,… cũng dễ khiến mắt nhìn mờ hơn.

Nhìn đôi

Đây là hiện tượng nhìn một vật ra 2 hình ảnh, hình ảnh bên cạnh thường mờ hơn hình ảnh thật. Khi có dấu hiệu này, khả năng cao dây thần kinh thị giác đã bị tổn thương hoặc cơ mắt suy yếu nghiêm trọng.

Đau cổ vai gáy

Hội chứng thị giác màn hình cùng với chứng đau cổ vai gáy là những vấn đề sức khỏe đi đôi với nhau thường gặp ở người làm việc văn phòng phải tiếp xúc và làm việc với máy tính thường xuyên. Ngoài ra cũng do nguyên nhân là tư thế ngồi làm việc không đúng.

Lóa mắt, chói mắt thường đi kèm với chứng đau cổ vai gáy

Tình trạng lóa mắt khi nhìn màn hình và các triệu chứng của hội chứng thị giác màn hình khác ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe đôi mắt cũng như sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày. Vì thế, tăng cường bảo vệ mắt với những đối tượng thường xuyên làm việc với thiết bị điện tử là rất cần thiết.

2. Lóa mắt khi nhìn màn hình cần làm gì?

Khi đã xuất hiện triệu chứng lóa mắt khi nhìn màn hình, khả năng sức khỏe thị lực của mắt đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi dùng thiết bị điện tử hoặc nhìn dưới điều kiện thiếu ánh sáng thường xuyên. Vì thế tốt nhất bạn nên đi khám tại chuyên khoa mắt, đo khúc xạ và các phản ứng mắt khác để tìm ra chính xác nguyên nhân.

Nếu chứng lóa mắt khi nhìn màn hình chỉ do hiện tượng mỏi mắt, mờ mắt, yếu cơ mắt tạm thời khi dùng máy tính nhiều trong nhiều giờ liên tục thì bạn cần nghỉ ngơi, tăng cường sức khỏe mắt bằng chế độ ăn và thói quen làm việc khoa học. Nếu đã xuất hiện tổn thương và bệnh lý ở mắt, việc điều trị là cần thiết.

3. Cách bảo vệ mắt khi dùng nhiều máy vi tính

Có đến 90% số người làm việc với máy vi tính thường xuyên xuất hiện các triệu chứng mỏi mắt, lóa mắt khi nhìn màn hình lặp lại nhiều lần. Bạn có thể bảo vệ mắt tốt hơn, ngăn ngừa các vấn đề này khi biết cách bổ sung dưỡng chất tốt cho mắt, thói quen làm việc với máy tính khoa học.

3.1. Chế độ sử dụng máy vi tính, thiết bị điện tử khoa học

Ánh sáng xanh từ màn hình thiết bị điện tử cùng các thói quen như chớp mắt ít, mắt phải di động nhiều,… là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lóa mắt khi nhìn màn hình. Vậy hãy thay đổi thói quen sử dụng này khoa học hơn:

  • Chớp mắt thường xuyên khi dùng máy vi tính, đa phần thói quen này sẽ ít đi khi bạn tập trung cao độ khi làm việc song cần tập thói quen này để bổ sung độ ẩm cho mắt liên tục.

Nên cho mắt nghỉ ngơi khi làm việc dài với máy vi tính

  • Dùng nước mắt nhân tạo, nước nhỏ mắt giúp bổ sung thêm độ ẩm cho mắt.

  • Sau khi dùng máy vi tính từ 20 - 30 phút, nên cho mắt nghỉ ngơi bằng việc nhìn ra hướng khác khoảng 2 - 5 phút.

  • Khi làm việc với máy vi tính, sử dụng ghế tựa, có đệm lưng, không ngồi làm việc với máy vi tính quá lâu mà cần vận động sau mỗi 45 - 60 phút.

  • Hạn chế làm việc với máy vi tính hoặc tiếp xúc với màn hình thiết bị điện tử quá khuya, vừa ảnh hưởng đến giấc ngủ vừa gây hại cho sức khỏe.

3.2. Chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của mắt.

Cần chủ động chăm sóc, bảo vệ võng mạc từ bên trong bằng việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất qua chế độ ăn uống và thực phẩm bổ sung.

Omega-3: Đây là chất béo rất tốt cho sức khỏe của mắt, bạn có thể bổ sung từ các loại cá béo như cá thu, cá hồi,… hoặc từ thực phẩm chức năng.

Vitamin A: Vitamin A giúp duy trì tế bào cảm giác ánh sáng ở mắt, có trong các sản phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng, gan cùng các loại trái cây, rau củ quả như cà rốt, cải xoăn, rau bina,…

Vitamin E: giúp bảo vệ võng mạc, ngăn ngừa suy giảm thị lực và thoái hóa võng mạc, có nhiều trong các loại dầu thực vật, hạt hướng dương, hạnh nhân, dầu hạt lanh,…

Bổ sung Vitamin E giúp tăng cường sức khỏe võng mạc

Như vậy, lóa mắt khi nhìn màn hình là một trong các vấn đề phổ biến và nghiêm trọng thường gặp ở các đối tượng làm việc với máy vi tính, thiết bị điện tử thường xuyên. Hãy chủ động bảo vệ mắt bằng chế độ dinh dưỡng, làm việc khoa học để tránh tiến triển thành các vấn đề ở mắt nghiêm trọng hơn.

Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.

Video liên quan

Chủ Đề