Nhập khẩu máy tính xách tay đã qua sử dụng

Nhu cầu sử dụng máy tính xách tay không ngừng tăng cao, nhất là thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp học sinh phải học online tại nhà. Chính vì thế, không ít doanh nghiệp đã và đang có nhu cầu nhập khẩu nhập máy tính xách tay để cung ứng ra thị trường. Vậy quy trình thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu máy tính xách tay như thế nào? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!

1. Mã HS code và biểu thuế nhập khẩu máy tính xách tay [laptop]

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung, với bất cứ mặt hàng nào, để xác định đúng về chính sách, thủ tục nhập khẩu, đầu tiên cần xác định mã số HS của mặt hàng. Dựa vào mã HS sẽ được áp dụng các chính sách thủ tục thông quan và nghĩa vụ đóng thuế riêng biệt. Theo đó, mã HS code của máy tính xách tay như sau:

Thủ tục nhập khẩu máy tính xách tay

1.1 Mã HS code mặt hàng máy tính xách tay 

Mã HS mặt hàng 

Mô tả

8471

Máy xử lý dữ liệu tự động và các khối chức năng của chúng; đầu đọc từ tính hay đầu đọc quang học, máy truyền dữ liệu lên các phương tiện truyền dữ liệu dưới dạng mã hóa và máy xử lý những dữ liệu này, chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác.

84713020

– – Máy tính xách tay kể cả notebook và subnotebook

1.2 Biểu thuế nhập khẩu máy tính xách tay

Để hoàn tất thủ tục hải quan nhập khẩu máy tính xách tay, doanh nghiệp nhập khẩu cần hoàn tất nghĩa vụ đóng thuế. Theo đó:

+ Thuế giá trị gia tăng VAT đối với mặt hàng máy tính xách tay là 10%. 

+ Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của máy tính xách tay theo quy định hiện hành là 0%.

Lưu ý: Thuế nhập khẩu laptop ưu đãi được áp dụng khi đơn vị tiến hành nhập khẩu thiết bị từ các nước đã ký kết hiệp định thương mại tự do với Việt Nam.

2. Căn cứ pháp lý nhập khẩu máy tính xách tay [laptop]

Nhu cầu sử dụng máy tính xách tay không ngừng tăng cao

Để quá trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu máy tính xách tay, laptop diễn ra thuận lợi, đúng quy trình thì doanh nghiệp cần tham khảo một số thông tư, nghị định sau: 

Căn cứ nội dung Nghị định số 187/2013/NĐ-CP được ban hành ngày 20/11/2013 của Chính Phủ. Theo đó, nội dung ghi rõ quy định chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các đại lý có hoạt động mua bán với nước ngoài. Máy tính laptop mới 100% không thuộc diện hàng hoá phải xin giấy phép nhập khẩu. 

Căn cứ Phụ lục II của Thông tư số 05/2019/TT-BTTTT ban hành ngày 09 tháng 7 năm 2019. Nội dung ghi rõ các doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu máy tính xách tay bắt buộc phải làm công bố hợp quy sản phẩm, đồng thời làm đăng ký kiểm tra chất lượng cho lô hàng.

Căn cứ Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg, máy tính xách tay nhập khẩu là mặt hàng phải được dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu.

3. Quy trình nhập khẩu máy tính xách tay [laptop]

Để có thể nhập khẩu máy tính xách tay về Việt Nam, cá nhân/doanh nghiệp cần phải làm kiểm tra chất lượng và công bố hợp quy.

3.1 Đăng ký kiểm tra chất lượng nhập khẩu máy tính xách tay

Quý khách hàng đăng ký kiểm tra chất lượng nhập khẩu máy tính xách tay trên hệ thống thông tin một cửa quốc gia.

3.2 Thử nghiệm hiệu suất năng lượng

Theo Công văn số 1786/TCHQ-GSQL V/v dán nhãn năng lượng và kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu – Tổng Cục hải quan, hàng hóa trong quá trình nhập khẩu không phải thực hiện việc dán nhãn năng lượng, cơ quan hải quan chỉ quản lý việc áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu đối với các phương tiện, thiết bị nhập khẩu.

Như vậy để thực hiện thông quan máy tính xách tay thì phải thực hiện thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu.

3.3 Chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu máy tính xách tay

Bộ hồ sơ bao gồm: 

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

+ Giấy kiểm tra nhà nước chất lượng hàng hóa đối với máy tính xách tay

+ Kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng

+ Thông báo đăng ký chứng nhận hợp quy sản phẩm

+ Tờ khai hải quan nhập khẩu

+ Commercial Invoice [hóa đơn thương mại]

+ Bill of Lading 

+ Chứng nhận xuất xứ hàng hóa [CO] nếu có

+ Các chứng từ khác [nếu có]

3.4 Nộp hồ sơ và làm các thủ tục hải quan nhập khẩu máy tính xách tay với cơ quan hải quan

Khi đã hoàn thành thì nộp hồ sơ cho cơ quan hải quan để đăng ký tờ khai hải quan. Sau đó sẽ phân luồng hải khai để kiểm tra trên thực tế về lô hàng theo các mức độ. Doanh nghiệp sẽ phải nộp các loại khoản phí và lệ phí có liên quan để hoàn thành các việc thông quan hàng hóa.

Đăng ký dán nhãn năng lượng

3.5 Thông quan và kéo hàng về kho

Sau khi hoàn thành các thủ tục ở trên, doanh nghiệp có thể thông quan và kéo hàng về kho. Tuy nhiên, trước khi đưa hàng ra thị trường doanh nghiệp cần đăng ký dãn nhãn năng lượng cho mặt hàng máy tính xách tay.

Tại Quyết định 04/2017/QĐ-TTg đã nêu rõ, mặt hàng máy tính xách tay, laptop bắt buộc phải dán nhãn năng lượng.

Hồ sơ đăng kỹ dán nhãn năng lượng:

+ Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho thiết bị.

+ Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp.

+ Nhãn phụ của sản phẩm.

+ Mẫu dán năng lượng dự kiến.

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã công chứng, nộp bản sao. 

Xem thêm: [Mới nhất] Thủ tục hải quan nhập khẩu máy khoan khai thác đá

4. Fago Logistics cũng cấp dịch vụ làm thủ nhập khẩu máy tính xách tay uy tín, chuyên nghiệp

Fago Logistics cung cấp dịch vụ làm thủ tục hải quan nhập khẩu máy tính xách tay

Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực làm thủ tục hải quan, Fago Logistics luôn mang đến giải pháp thông quan hàng hoá uy tín, tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.  

Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, thông thạo các quy trình nghiệp vụ hải quan cùng với tinh thần trách nhiệm cao, đảm bảo tiến độ lô hàng được thông quan theo yêu cầu của quý doanh nghiệp. 

Fago Logistics cam kết chi phí dịch vụ hấp dẫn nhất ở thời điểm hiện tại. Dịch vụ chất lượng, giá cả phải chăng, tất cả vì lợi ích của quý khách hàng.

Fago Logistics cung cấp dịch vụ hải trọn gói từ các khâu vận chuyển quốc tế, khai báo hải quan, làm thủ tục hải quan để thông quan tờ khai, vận chuyển nội địa để giao hàng tận nơi.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về thủ tục nhập khẩu máy tính xách tay. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến Fago Logistics.

Thông tin liên hệ

Công Ty Cổ Phần FAGOLOGISTICS Việt Nam 

Chi Nhánh Phía Bắc: 

VPGD P.401, Tòa N2C, Đường Hoàng Minh Giám, Thanh xuân, Hà Nội.

Chi Nhánh Phía Nam: 

VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu. 

VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Website: //dichvulogistics.vn/  

Hotline: 097.908.7491 

Google Map: //goo.gl/maps/vT2uYYJtpdSWbENR9

Kết nối với chúng tôi: //www.facebook.com/DichvuLogistics.vn/

Là người bạn đồng hành không thể thiếu đối với học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng,... hiện nay nhu cầu nhập khẩu máy tính xách tay ngày càng tăng cao. Vậy thủ tục nhập khẩu máy tính xách tay như thế nào và có phức tạp không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về thủ tục nhập khẩu thiết bị công nghệ này nhé!

Thông tin về sản phẩm

Máy tính xách tay là một chiếc máy tính cá nhân giúp người dùng có thể dễ dàng mang đi và làm việc ở những địa điểm và địa hình khác nhau. Cấu tạo của máy tính xách tay được chia ra làm 2 phần chính bao gồm:

  • Cấu tạo bên ngoài: Gồm có vỏ, bàn phím, Pin, màn hình, Touchpad, sạc, cổng kết nối,...
  • Cấu tạo bên trong: Gồm có CPU, GPU, bộ nhớ ram, ổ cứng lưu trữ, Mainboard [vỉ máy tính], chip set, Ổ đĩa quang.

Hiện nay máy tính xách tay được phân ra thành các loại chính như:

  • Palmtop
  • Netbook
  • Ultrabook
  • Notebook
  • Laptop

Trung Quốc là một trong những quốc gia có nền công nghiệp kỹ thuật điện tử tiên tiến hàng đầu trên thế giới. Vì vậy các tập đoàn điện tử tại đây cũng vô cùng lớn mạnh và nổi tiếng với các dòng laptop quen thuộc như: Lenovo, Acer, Asus, Xiaomi, Huawei,...Với sự đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng; thiết kế hiện đại, nhỏ gọn; mức giá phù hợp với nhiều phân khúc sử dụng; cấu hình đa dạng, đáp ứng được hầu hết nhu cầu của người sử dụng,... các loại máy tính xách tay có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc đang trở thành sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh hiện nay. 

Chính sách nhập khẩu máy tính xách tay

Theo quy định hiện nay, mặt hàng máy tính xách tay mới 100% không thuộc trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Chính vì vậy doanh nghiệp hoàn toàn có thể nhập thiết bị này về kinh doanh một cách bình thường. Nhưng khi nhập khẩu mặt hàng máy tính xách tay, doanh nghiệp, đơn vị nhập khẩu cần tham khảo các quy định, chính sách sau đây:

  • Căn cứ vào Nghị định 187/2013/NĐ-CP, máy tính xách tay [mới hoàn toàn 100% và chưa qua sử dụng] không phải xin giấy phép nhập khẩu.
  • Căn cứ tại Phụ lục II danh mục các sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải công bố hợp quy thì mặt hàng máy tính xách tay nhập khẩu bắt buộc phải công bố hợp quy và Đăng ký kiểm tra chất lượng. Theo đó, việc nhập khẩu máy tính xách tay về để sử dụng, kinh doanh thuộc quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Bên cạnh đó, khi nhập khẩu máy tính xách tay về, doanh nghiệp phải dán nhãn năng lượng; đồng thời phải áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu cho mặt hàng nhập khẩu.

Lưu ý quan trọng:

Ở những trường hợp sau thì máy tính xách tay nhập khẩu về không phải công bố hợp quy và kiểm tra chất lượng:

  • Sản phẩm được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu để chính tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm đó sử dụng.

  • Các loại hàng hóa khác không nhằm mục đích kinh doanh theo quy định của pháp luật [loại hình phi mậu dịch].

Căn cứ vào Thông tư số 31/2015/TT-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông mới ban hành hướng dẫn một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP đối với hoạt động xuất, nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng thì máy tính xách tay đã qua sử dụng thuộc trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. 

Quy định về nhập khẩu máy tính xách tay

Căn cứ pháp lý

Một số căn cứ pháp lý mà doanh nghiệp cần nắm rõ khi nhập khẩu máy tính xách tay về kinh doanh như:

  • Thông tư số 11/2020/TT-BTTTT - Quy định về Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải công bố hợp quy.
  • Phụ lục 4: Danh mục các mặt hàng kiểm tra chuyên ngành về hiệu suất năng lượng kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm [Ban hành kèm theo Quyết định số 1182/QĐ-BCT].
  • Công văn 53/TCHQ-GSQL 2021 - Quy định về danh mục hàng tiêu dùng đã qua sử dụng cấm nhập khẩu thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.

Mã HS Code

Máy tính xách tay nhập khẩu có mã HS Code là 84713020. Theo đó:

  • Chương 84 - Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và trang thiết bị cơ khí; các bộ phận của chúng;
  • 8471 - Máy xử lý dữ liệu tự động và các khối chức năng của chúng; đầu đọc từ tính hay đầu đọc quang học, máy truyền dữ liệu lên các phương tiện truyền dữ liệu dưới dạng mã hóa và máy xử lý những dữ liệu này, chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác.
  • 847130 - Máy xử lý dữ liệu tự động loại xách tay, có trọng lượng không quá 10kg, gồm ít nhất một đơn vị xử lý dữ liệu trung tâm, một bàn phím và một màn hình.
  • 84713020 - Máy tính xách tay kể cả notebook và subnotebook.

Biểu thuế nhập khẩu

Khi nhập khẩu máy tính xách tay, doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng các khoản thuế sau:

  • Thuế nhập khẩu thông thường: 5%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 0%
  • Thuế giá trị gia tăng [VAT]: 10%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Asean - Trung Quốc [ACFTA]: 0%

Quy trình đăng ký dán nhãn năng lượng cho máy tính xách tay nhập khẩu

Căn cứ vào Quyết định 04/2017/QĐ-TTg, mặt hàng máy tính xách tay, laptop nhập khẩu bắt buộc phải dán nhãn năng lượng. Bên cạnh đó theo Thông tư 36/2016/TT-BCT, trước khi đưa sản phẩm ra thị trường để kinh doanh, doanh nghiệp bắt buộc phải lập một bộ hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng. Hồ sơ này sẽ được doanh nghiệp trình lên Bộ Công thương. Theo đó bộ hồ sơ bao gồm:

  • Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho thiết bị.
  • Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp.
  • Nhãn phụ của sản phẩm.
  • Mẫu dán năng lượng dự kiến.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã công chứng, nộp bản sao.

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy tính xách tay như sau:

Bước 1: Doanh nghiệp đăng ký kiểm tra chất lượng nhập khẩu máy tính xách tay

Bước 2: Thử nghiệm hiệu suất năng lượng. Các tiêu chuẩn Việt Nam khi thực hiện thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu là:

  • Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11847:2017 đối với máy tính để bàn và máy tính xách tay – Đo điện năng tiêu thụ.
  • Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9508:2012 màn hình máy tính – Hiệu suất năng lượng.

Bước 3: Chuẩn bị bộ hồ sơ để làm thủ tục hải quan nhập khẩu máy tính xách tay. Theo đó bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan bao gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Giấy kiểm tra chất lượng đối với máy tính xách tay
  • Kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng
  • Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm
  • Tờ khai hải quan
  • Commercial Invoice [Hóa đơn thương mại]
  • Bill of Lading [Vận đơn]
  • Chứng nhận xuất xứ hàng hóa [CO] nếu có
  • Các chứng từ khác [nếu có].

Bước 4: Nộp hồ sơ và hoàn tất các thủ tục với cơ quan hải quan

Bước 5: Thông quan và kéo hàng về kho.

Trên đây là một số thông tin về thủ tục nhập khẩu máy tính xách tay mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng rằng qua những chia sẻ ở bài viết phần nào giúp cho hoạt động thông quan mặt hàng máy tính xách tay của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi hơn!

Video liên quan

Chủ Đề