Nguyên tắc xuất hóa đơn bằng máy kèm bảng kê năm 2024

Quy định về bảng kê kèm hóa đơn điện tử; Cách lập bảng kê xuất kèm hóa đơn điện tử; Download Mẫu bảng kê kèm theo hóa đơn GTGT mới nhất; Kế toán Thiên Ưng xin trích các văn bản cụ thể:

1. Quy định về hóa đơn điện tử kèm bảng kê theo NĐ 123:

- Chỉ những Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123 và Thông tư 78 sẽ áp dụng theo quy định dưới đây nhé:

Căn cứ theo Khoản 6 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định: “Đối với các dịch vụ xuất theo kỳ phát sinh, được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn.”

Theo Công văn 587/TCT-CS ngày 02/3/2022 của Tổng cục thuế hướng dẫn Căn cứ vào các quy định và hướng dẫn nêu trên:

- Trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Thông tư số 32/2011/TT-BTC và Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính thì

không sử dụng Bảng kê giấy đính kèm hóa đơn điện tử.

- Trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ thì tại điểm a Khoản 6 Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP có quy định người bán

được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ đặc thù được bán theo kỳ nhất định như “điện, nước, dịch vụ viễn thông, dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ truyền hình, dịch vụ bưu chính chuyển phát, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm”. - Việc chuyển đổi HĐĐT sang hóa đơn giấy thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

- Đối với cơ sở y tế có hoạt động khám chữa bệnh có sử dụng phần mềm quản lý khám chữa bệnh, quản lý viện phí và cơ sở y tế có lập Bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh (Mẫu số 01/KBCB ban hành kèm theo Quyết định số 6556/QĐ-BYT ngày 30/10/2018 của Bộ Y tế) thì trong một đợt khám bệnh hoặc một đợt điều trị bệnh, cơ sở y tế có thể căn cứ vào các mục chi phí chính tại bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh để tổng hợp lập hóa đơn điện tử, đảm bảo nguyên tắc lập hóa đơn điện tử, thời điểm lập hóa đơn điện tử và nội dung của hóa đơn theo quy định, trong đó tên hàng hóa, dịch vụ trên hóa đơn thể hiện rõ: chi phí khám bệnh; ngày giường; xét nghiệm; chẩn đoán hình ảnh; thăm dò chức năng; thủ thuật, phẫu thuật; máu, chế phẩm máu, vận chuyển máu; thuốc, dịch truyền; vật tư y tế; gói vật tư y tế; vận chuyển người bệnh; dịch vụ khác.

Theo Công văn 30384/CTHN-TTHT ngày 5/5/2023 của Cục thuê Hà Nội:

Nguyên tắc xuất hóa đơn bằng máy kèm bảng kê năm 2024

Như vậy: Chỉ những “dịch vụ xuất theo kỳ phát sinh” như trên thì được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn.

Quy định về bảng kê kèm hóa đơn điện tử cụ thể như sau: - Bảng kê được lưu giữ cùng hóa đơn để phục vụ việc kiểm tra, đối chiếu của các cơ quan có thẩm quyền. - Hóa đơn phải ghi rõ “kèm theo bảng kê số…, ngày… tháng... năm”. - Trên Bảng kê phải có: Tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, số lượng, đơn giá, thành tiền hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. - Nếu người bán nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất GTGT” và “tiền thuế GTGT”. Tổng cộng tiền thanh toán đúng với số tiền ghi trên hóa đơn GTGT. - Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày. - Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số ngày… tháng... năm”.

- Trường hợp các hàng hóa, dịch vụ sử dụng bảng kê để liệt kê các hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn thì trên hóa đơn

Kính gửi Bộ Tài Chính. Doanh nghiệp (DN) tôi được nghe nói theo quy định về hóa đơn điện tử (HĐĐT) không được lập kèm bảng kê nhưng không thấy hướng dẫn cụ thể trong TT68/2019/TT-BTC. Trong thực tế làm việc, DN tôi và đối tác có nhu cầu đối chiếu thông tin chi tiết không có trên những trường, cột sẵn có trên HĐ; do vậy đã lập bảng kê ngoài gửi cho các đối tác. Ví dụ DN chúng tôi cung cấp dịch vụ vận chuyển: trên HDĐT ghi tên hàng hóa dịch vụ là "cước vận chuyển" - tổng số tiền (nhưng KHÔNG ghi kèm theo bảng kê số...ngày...). Trên bảng kê diễn giải chi tiết gồm nhiều cột như số chứng từ [ABC123...]; số vận đơn [123...]; ngày vận đơn; nơi lấy hàng; nơi trả hàng; số tiền... và có thể lên tới vài trăm dòng; các số chứng từ và vận đơn cũng không lặp lại. Xin hỏi nếu xuất HĐĐT như vậy có hợp lệ và đảm bảo quyền lợi về thuế của các bên không? Chúng tôi có phải diễn giải chi tiết trên HĐĐT theo từng đơn hàng, có số đơn, số chứng từ.. hay không khi HĐ có thể dài hàng chục trang và khó kiểm tra đối chiếu? Việc chúng tôi lập bảng kê ngoài nhằm mục đích đối chiếu mà không ghi đính kèm trên HĐ như hiện nay có sai quy định không? Kính mong Quý Cơ quan trả lời. Trân trọng cám ơn.

27/12/2019