Nguyên nhân tre sơ sinh bi khoc đêm

ệ thần kinh chưa hoàn thiện: dù chỉ tác động nhỏ bên ngoài khiến trẻ dễ giật mình tỉnh giấc và trở nên quấy khóc. 

- Trẻ khóc đêm do đang đói

- Quấy khóc do tiểu dầm, đi vệ sinh ướt tã.

- Tiếng ồn và nhiệt độ trong phòng ngủ

+ Do tiếng ồn hay âm thanh bất ngờ phát ra khi em bé đang ngủ, điều đó có thể đánh thức em bé làm trẻ bị giật mình và quấy khóc.

+ Nhiệt độ phòng quá nóng hay quá lạnh cũng là nguyên nhân gây nên ảnh hưởng đến giấc ngủ của em bé, khiến em bé hay khóc đêm.

- Tác nhân gây dị ứng: mũi con bị ngứa ngáy, con khó chịu khi môi trường xung quanh có khói thuốc, mùi hóa chất, nhiều côn trùng… 

- Bất thường ở hệ tiêu hóa: con bị chướng bụng, khó tiêu, đau bụng, nhiễm giun… là nguyên nhân hay khiến trẻ quấy khóc. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh đường tiêu hóa ở trẻ nhỏ, chẳng hạn như trào ngược thực quản, viêm dạ dày,…

- Trẻ khóc do đang khó chịu, đang mắc bệnh lý

- Trẻ thiếu canxi

- Mọc răng: khiến con khó chịu, ăn uống kém, bỏ bú và quấy khóc nhiều. 

- Ban ngày hoạt động nhiều: việc trẻ hoạt động quá nhiều vào ban ngày dẫn đến tình trạng quá tải cảm xúc, có thể tạo ra những cơn ác mộng khiến trẻ giật mình và khóc ban đêm.

2. Biểu hiện khóc đêm ở trẻ

2.1 Biểu hiện bình thường khi trẻ quấy khóc đêm

- Với trẻ nhỏ hơn 16 tuần tuổi, tình trạng khóc đêm được xem là một trong những dấu hiệu cho thấy sự phát triển bình thường của con trong khi làm quen với môi trường bên ngoài bụng mẹ.

- Tình trạng con khóc đêm sẽ bắt đầu giảm dần khi con được 4- 6 tháng tuổi trở lên do trẻ đã bắt đầu thích nghi được với môi trường bên ngoài

- Biểu hiện con khóc đêm bình thường là thỉnh thoảng hay giật mình khi ngủ, khóc thành từng đợt ngắn và có thể vào giấc ngủ lại.

2.2 Biểu hiện bất thường khi trẻ quấy khóc đêm

- Trẻ hay tỉnh giấc giữa đêm, giật mình liên tục trong lúc ngủ, la hét.

- Trẻ khóc dai dẳng kéo dài 3-4 tuần liên tục, ngày nào cũng khóc trên 3 tiếng, không thể dỗ bé nín được.

- Khi trẻ khóc thường kèm theo cơn đau bụng, kéo dài khoảng 1 đến 2 giờ đồng hồ, bé khóc kèm theo có biểu hiện bệnh lý: sốt, khó thở, khò khè, tiêu lỏng, ói ọc nhiều,….

Trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân, khóc thét, không thể dỗ trẻ nín được là một trong những dấu hiệu cần mang trẻ đến khám.

3. Hậu quả việc trẻ quấy khóc buổi đêm kéo dài?

- Ảnh hưởng đến trẻ:

+ Chậm phát triển trí tuệ, giảm khả năng nhận thức và học tập.

+ Tăng nguy cơ đột tử ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh.

+ Hormone tăng trưởng bị sụt giảm, trẻ chậm tăng cân và phát triển chiều cao.

+ Hệ thống miễn dịch và tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng

+ Tăng áp lực máu não, ngưng thở, áp lực lớn trên tim làm tim đập nhanh hơn.

- Ảnh hưởng đến mẹ:

+ Stress, trầm cảm sau sinh

+ Mất sữa do thức đêm chăm bé và stress.

4. Cách xử lý trẻ quấy khóc đêm đơn giản dành cho ba mẹ

- Mẹ cho con bú: khi con khóc đêm rất có thể do con bị đói, mẹ hãy cho con một bình sữa ấm hoặc bú sữa mẹ. Mẹ có thể giúp con quên đi cơn khóc bằng cách thay đổi núm vú. Tuy nhiên không nên cho trẻ ăn quá no hay bú quá nhiều vào mỗi tối nhất là trước giờ đi ngủ.

- Giường và ga trải giường phải sạch sẽ, tránh sử dụng các loại bột giặt, nước xả gây kích ứng da trẻ.

- Không nên để trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày khiến buổi đêm trẻ khó ngủ.

- Tạo môi trường trong phòng ngủ thật yên tĩnh, giảm tối đa ánh sáng, hạn chế người qua lại, nhiệt độ phòng phù hợp, thoáng mát.

- Vỗ về, trò chuyện với con

- Thay tã lót, luôn giữ cơ thể bé khô ráo, thường xuyên thay tã mới sau khi bé đi tiểu hay đại tiện.

- Bổ sung canxi tự nhiên cho trẻ: trẻ đủ canxi trong cơ thể sẽ làm hoạt động trao đổi chất của hệ thần kinh thuận lợi hơn, con không còn hay bị giật mình khi ngủ, ngủ sâu giấc, ít quấy khóc hơn. 

Ngay khi thấy trẻ có các triệu chứng như biếng ăn, mệt mỏi, quấy khóc không rõ nguyên nhân kèm biểu hiện bệnh lý thì cha mẹ cần đứa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ khám kiểm tra và tư vấn nhé.

Chủ Đề