Nguyên nhân bệnh đái ra máu

Tiểu ra máu là hiện tượng nước tiểu khi đào thải ra khỏi cơ thể có lẫn máu hoặc dịch màu hồng nhạt. Độ đậm của nước tiểu sẽ phụ thuộc vào loại tiểu máu mà người bệnh mắc phải và lượng hồng cầu [máu] bị rò rỉ vào trong nước tiểu.

TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, Trưởng khoa Tiết Niệu - Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho hay, nếu tiểu ra máu không do bệnh lý thì có thể tự khỏi trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu là dấu hiệu của bệnh thì cần được điều trị sớm. Những nguyên nhân đến từ bệnh lý gây ra hiện tượng tiểu ra máu gồm:

Viêm bàng quang: Là tình trạng viêm sưng cấp tính hoặc mạn tính ở bàng quang. Nhiễm khuẩn là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất, chiếm hơn 50% trường hợp viêm bàng quang. Ngoài những triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, viêm bàng quang có thể gây ra chảy máu, gọi là viêm bàng quang xuất huyết. Đây được xem là dấu hiệu của viêm bàng quang tiến triển nặng khiến bàng quang phù nề xuất huyết.

Nhiễm trùng: Vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang, thận, niệu đạo hoặc tuyến tiền liệt sẽ gây nhiễm trùng, viêm sưng. Khi tình trạng bệnh tiến triển nặng sẽ gây xuất huyết. Lượng máu này sẽ được đào thải chung với nước tiểu ra ngoài và gây hiện tượng tiểu ra máu.

Sỏi tiết niệu: Sỏi hình thành do những khoáng chất trong nước tiểu cô đặc và kết tinh lại. Sỏi xuất hiện bên trong cơ quan tiết niệu, phổ biến là bàng quang và thận. Một trong những triệu chứng của sỏi thận là tiểu ra máu. Đây là dấu hiệu lâm sàng khi khối sỏi ma sát với niêm mạc tiết niệu theo dòng nước tiểu. Sự va chạm này gây tổn thương niêm mạc, khiến niêm mạc chảy máu.

U bướu thận: U bướu thận là các khối u lành tính hoặc ác tính xuất hiện ở thận. Nếu u bướu lành tính sẽ không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần phải lưu ý và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

Bên trong những khối u lành tính vẫn có khả năng cao xuất hiện các tế bào ác tính. Những tế bào này là nguyên nhân gây chèn ép các cơ quan khác khi phân chia và phát triển trong thời gian ngắn. Điều này tác động rất lớn đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Khối u bướu thận ác tính sẽ không có dấu hiệu lâm sàng trong giai đoạn đầu. Khi vào giai đoạn nặng hơn, bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như tiểu ra máu, đau vùng thắt lưng, sút cân và thiếu máu nghiêm trọng.

Xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán nguyên nhân gây tiểu ra máu. Ảnh: Freepik

Phì đại tuyến tiền liệt: Là một bệnh tiết niệu ở nam giới, gây tăng sinh lành tính của mô nền và tế bào niêm mạc tuyến hoặc phình to của tuyến tiền liệt. Tiểu ra máu là một trong những triệu chứng của phì đại tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, những triệu chứng tiểu nhiều, tiểu gấp hay bí tiểu thường xảy ra phổ biến hơn.

Bệnh thận: Những bệnh lý về thận như viêm cầu thận hoặc viêm thận có thể gây tiểu ra máu ở người bệnh. Đối với viêm cầu thận, tiểu ra máu xảy ra do cầu thận suy giảm chức năng lọc máu, làm rò rỉ hồng cầu vào nước tiểu. Bệnh viêm thận và viêm bể thận cấp cũng có thể gây tiểu máu do viêm sưng.

Vô căn: Tiểu ra máu vô căn [không tìm ra nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây tình trạng tiểu ra máu] có thể xảy ra với những thành viên trong gia đình có người mắc bệnh thận kèm triệu chứng tiểu máu. Tuy nhiên, nếu các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng là âm tính thì bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị.

Theo bác sĩ Hoàng Đức, có hai loại tiểu máu gồm tiểu máu vi thể và tiểu máu đại thể. Nếu tiểu máu đại thể có thể nhận thấy bằng mắt thường với triệu chứng điển hình là nước tiểu chuyển màu hồng nhạt hoặc đỏ thì người bị tiểu máu vi thể sẽ không thấy được máu trong nước tiểu của mình. Hơn nữa, hồng cầu của tiểu máu vi thể chỉ hiển thị dưới kính hiển vi khi xét nghiệm nước tiểu. Ngoài ra, nếu tình trạng tiểu ra máu kéo dài sẽ gây thiếu máu, suy giảm trầm trọng sức khỏe của người bệnh.

Do đó, người bệnh nên đi khám chuyên khoa Tiết niệu ngay khi phát triệu chứng bất thường ở nước tiểu. Thông qua các xét nghiệm chẩn đoán như xét nghiệm nước tiểu, nội soi bàng quang... bác sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân gây tiểu ra máu và có hướng điều trị phù hợp, hiệu quả.

      Ở nam giới, có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra máu trong nước tiểu, các tình trạng như nhiễm trùng tiểu, các vấn đề với tuyến tiền liệt. Hiếm khi tiểu máu là một cảnh báo về ung thư ở đường tiết niệu hoặc hệ thống sinh sản. Những loại ung thư này thường có thể chữa được khi phát hiện và điều trị sớm.

Đi tiểu ra máu là tình trạng cực kì phổ biến và có thể ảnh hưởng tới bất kỳ ai ở bất kì độ tuổi nào, nhưng nữ giới thường gặp tình trạng này này hơn nam giới. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể kiểm soát nó bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo với ý kiến của bác sĩ để có thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ đi tiểu ra máu?

Có nhiều yếu tố làm bạn tăng nguy cơ tiểu ra máu, đặc biệt là:

  • Trên 50 tuổi và đang bị phì đại tiền liệt tuyến
  • Viêm thận do nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn
  • Gia đình có bệnh sử về thận
  • Bạn đang sử dụng thuốc aspirin, kháng viêm giảm đau không chứa steroid và kháng sinh trong thời gian dài
  • Hoạt động thể thao quá sức.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh tiểu ra máu?

Trước tiên bác sĩ sẽ hỏi bạn về tình trạng bệnh sử cá nhân và gia đình, cũng như các triệu chứng của bạn. Để xác định nguyên nhân tiểu ra máu, bác sĩ sẽ yêu cầu làm những xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm nước tiểu. Kiểm tra sự nhiễm trùng đường tiểu hoặc sự xuất hiện của các chất khoáng gây ra sỏi thận.
  • Chẩn đoán hình ảnh. Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm như chụp X-quang, CT, MRI để có thêm thông tin để chẩn đoán chính xác.
  • Nội soi bàng quang. Bác sĩ sẽ luồn một ống mảnh có gắn một camera nhỏ vào thận của bạn để kiểm tra cận cảnh bàng quang và ống tiểu để tìm các dấu hiệu của bệnh.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tiểu ra máu?

Phương pháp điều trị còn tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán vì tiểu ra máu chỉ là một triệu chứng, không phải là bệnh lý. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ giúp bạn giảm bớt các triệu chứng khác bằng cách kê cho bạn một số loại thuốc phù hợp, như thuốc kháng sinh nếu bị nhiễm khuẩn.

Nếu bạn bị sỏi bàng quang hoặc sỏi thận, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên điều trị tán sỏi bằng sóng xung kích nội soi tán sỏi ngược dòng qua niệu đạo, tán sỏi bằng laser hay mổ lấy sỏi tùy theo vị trí và độ lớn của viên sỏi.

Đi tiểu ra máu có nguy hiểm không?

Một số nguyên nhân gây đi tiểu ra máu có thể nghiêm trọng, do đó bạn phải đi khám ngay nếu xuất hiện triệu chứng máu trong nước tiểu.

Nếu nguyên nhân gây đi tiểu ra máu là do ung thư thì việc không điều trị kịp thời có thể khiến khối u phát triển tới mức khó chữa trị.

Nếu bị nhiễm trùng đường tiểu có thể dẫn đến biến chứng suy thận.

Điều trị có thể giúp giảm các triệu chứng nếu nguyên nhân đi tiểu máu là do phì đại tuyến tiền liệt. Nếu không điều trị có thể dẫn đến khó chịu và khiến người bệnh phải đi tiểu thường xuyên, đau dữ dội và thậm chí là ung thư.

Thay đổi lối sống

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến đi tiểu ra máu?

Bạn sẽ có thể kiểm soát tình trạng này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Uống nhiều nước thay vì uống nước có cồn và các loại nước có màu khác.
  • Hạn chế thức ăn chứa nhiều muối, chất đạm và oxalat.
  • Hãy đi tiểu ngay khi bạn mắc tiểu và sau khi quan hệ tình dục.
  • Tránh sử dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có thể gây kích ứng cho bạn.
  • Dừng hút thuốc lá.
  • Thực hiện chế độ ăn uống khỏe mạnh.
  • Tránh tiếp xúc với các chất hóa học và với chất độc hại.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về tiểu ra máu [đái ra máu], xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để hiểu rõ hơn các giải pháp tốt nhất cho bạn .

Chủ Đề