Nguyên nhân hoa bị héo vào buổi chiều

Hoa hồng héo cành vàng lá: Hoa hồng bị héo lá trong khi vẫn đang phát triển bình thường.Dần dần lá bị rụng và cây không phát triển nữa. Thậm chí nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng cây bị chết .

1. Nguyên nhân do đâu dẫn đến hoa hồng bị héo cành rụng lá?

Do nguyên nhân chủ quan dẫn đên hoa hồng bị héo cành vàng lá

  • Bộ rễ hoa hồng bị tổn thương trong quá trình vận chuyển hoặc khi thực hiện bứng cây. Thay chậu cho cây hồng làm đứt rễ dẫn đến tình trạng cây bị mất sức. Không hấp thu được chất dinh dưỡng và héo rủ dần.

 

Do côn trùng và mầm bệnh

  • Do côn trùng, con sùng, cuốn chiếu…cắn hư 1 phần rễ cây. Dẫn đến việc không cung cấp đủ nước và dinh dưỡng nuôi cây hoa hồng trong suốt cả ngày. Trường hợp này thường xuất hiện khi bạn trồng hoa hồng với giá thể rơm mục, phân bò thường xuyên ẩm ướt.

  • Do sâu đục thân gây hại trên hoa hồng: bạn sẽ nhận ra nếu có một cành của cây bị héo, thân cây bị khô. Nếu không phát hiện điều trị kịp thời chúng sẽ ăn xuống tận gốc dẫn đến cây hồng bị chết dần .
  • Nấm bệnh gây hại trên hoa hồng: một trong những nguyên nhân chính, thường gặp đối với cây hoa hồng được cấy ghép mô. Nấm Verticillium albo-atrum Berth gây ra lây truyền qua các mô, mắt ghép trong quá trình cấy mô.

Cây bệnh: nụ không nở được, bên ngoài phủ một lớp nấm màu xám nâu . Làm cho nụ hoa bị gẫy gục xuống, bên trong nụ bị rỗng.

Khi bệnh nặng các vết bệnh lan dần xuống cuống hoa làm cuống hoa có màu thâm tím. Trên hoa xuất hiện những đốm nhỏ có màu nâu, mọc riêng lẻ hay liên kết lại với nhau thành đám phồng lên. Các giống hoa có màu trắng rất dễ bị hại [hoa bị khô cháy].

 

>>>xem thêm: Hoa hồng – những vấn đề thường gặp và cách khắc phục

Do sử dụng phân bón chưa hợp lý nên hoa hồng héo cành vàng lá

  • Sử dụng quá nhiều lượng phân bón hoặc chất hóa học nào đó cho cây. Tình trạng này rất dễ thấy đối với người trồng cây chưa có kinh nghiệm.
  • Một số người quan niệm rằng đây là cây hoa chứ không ăn nên bón nhiều phân, chất kích thích cho cây nhanh phát triển. Nhưng thực chất khi bón quá nhiều “lố tay” lâu ngày sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến rễ. Rễ bị hư hại ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.

2. Trường hợp hoa hồng héo cành vàng lá thì chúng ta phải là sao để cứu cây?

Tiến hành đưa chậu hoa hồng vào nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh tiếp xúc với nắng quá mạnh, chỉ nên để cây ra nắng vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

Bổ sung nước cho hoa đủ độ ẩm. Tránh tưới nhiều, cây dễ bị nhập úng làm rễ bị tổn thương, nấm bệnh rất dễ xâm nhập. Bổ sung chất dinh dưỡng kích thích ra rễ, để rễ sớm phục hồi.

Riêng đối với trường hợp do bón quá nhiều phân bón dạng lỏng. Thì nên tưới nhiều vào buổi sáng để rửa trôi bớt lượng phân dư thừa ra. Phân dạng hạt, bột rải trên bề mặt chậu thì chúng ta nên cào bớt loại bỏ lớp phân này đi.

Đối với cây bị sâu bệnh gây hại

Trường hợp nhẹ: thì loại bỏ phần bị sâu bệnh hại để tránh trường hợp lây sang cành khác.

Đối với sâu đục thân: chúng ta có thể tiêm thuốc trừ sâu thẳng vào thân cây sau đó bít lỗ bằng keo liền sẹo.

Với nấm bệnh gây hại: nguyên nhân gây bệnh là do nguồn bệnh tồn tại trong đất rất lâu. Nên trước khi trồng cần khử trùng bằng hóa chất như formol 3% hoặc Basudin .v.v.

Phun thuốc vào chiều mát, và sáng ngày hôm sau. Nên tưới nước để xả phần thuốc đã tưới cho hoa chiều hôm trước để tránh cháy lá khi nắng lên.

Sau quá trình thử nghiệm thì sử dụng Dịch trùn quế, cũng sẽ hạn chế được về bệnh trên cây hồng. Mặc dù kết quả chậm hơn thuốc bảo vệ thực vật, nhưng cây sẽ không bị ngộ độc và hư hại

>>>xem thêm :DỊCH TRÙN QUẾ DGREEN HOME DINH DƯỠNG CHO HOA

Lời kết

Hy vọng với những thông tin mà Trùn Quế Dgreen cung cấp bạn đã có được những kinh nghiệm hữu ích cho quá trình canh tác hoa hồng của mình

Hoa hồng bị héo ngọn là hiện tượng thường rất dễ gặp ở trên hoa hồng. Nếu bạn là người mới bắt đầu trồng hoa hồng thì có lẽ bạn sẽ rất bỡ ngỡ vì chưa hiểu rõ lí do [nguyên nhân] là do đâu, những biểu hiện đó trên hoa hồng có phải là hiện tượng héo ngọn trên hoa hồng cũng như cách xử lý ra sao.

Bài viết này, mình sẽ nêu lên một vài vấn đề xoay quanh hiện tượng héo ngọn trên hoa hồng, đưa ra cách xử lý hiện tượng héo ngọn trên hoa hồng một cách tốt nhất để bạn có thể thực hiện ngay cho cây nhà mình.

Hoa Hồng Bị Héo Ngọn Do Chế Độ Tưới Nước

Hoa hồng héo ngọn cũng gây nên các hiện tượng héo lá non và đọt non. Nguyên nhân đầu tiên gây nên hiện tượng héo ngọn đó chính là nước tưới hay chế độ tưới của người trồng. Mình chia ra 02 trường hợp cụ thể như sau: Thiếu nước và  thừa nước.

Thiếu nước

Hoa hồng là cây ưa ẩm và cần nước trong quá trình sinh trưởng ra hoa. Khi cây bị thiếu nước thì bên trong cây sẽ khó diễn ra quá trình sinh tổng hợp bình thường, kèm theo đó là chịu tác động của nhiệt độ môi trường bên ngoài nên cây sẽ phải héo phần ngọn [tức phần ngọn cụp cuống đất, héo dần]

Thừa nước

Mặc dù là cây ưa ẩm nhưng hoa hồng nếu bị tưới nhiều nước sẽ làm bộ rễ bị úng, tổn thương rễ và hạn chế sự hút dinh dưỡng cho cây. Thêm vào đó, một thói quen không tốt của vài người trồng hoa hồng là hay tưới nước lúc nắng nóng vừa làm cây thừa nước và vừa làm cho đọt của hoa hồng bị héo.

Cách khắc phục

Với trường hợp thiếu hay thừa nước tưới dẫn tới tình trạng héo ngọn trên hoa hồng, bạn nên điều chỉnh lượng nước tưới và có chế độ tưới nước thích hợp ở từng giai đoạn, mùa và khí hậu bên ngoài môi trường. Cụ thể là:

  • Nếu cây thiếu nước, chỉ nên tưới bổ sung nước vào lúc trời mát. Tuyệt đối không được tưới nước vào lúc trời nóng, nên chuyển cây vô chỗ mát nếu cây bị mất nước [thiếu nước] do nhiệt độ bên ngoài.

  • Đối với cây thừa nước, bạn nên cho cây ra nắng để nhiệt độ có thể làm giảm bớt lượng nước ở đất trồng. Nếu quá nặng, nên thay chậu và kích rễ lại cho cây để đảm bảo cây sinh trưởng.

  • Với cây hoa hồng nên tưới 02 lần/ngày với lượng nước tưới vừa phải. Thời gian tưới nên vào sáng sớm khi nắng vừa lên và sau khi mặt trời lặn để đảm bảo cây khỏe mạnh.

Chuyển Chậu, Thay Đất Trồng Hoa Hồng Làm Héo Ngọn Cây

Nếu bạn thay chậu hay đất trồng hoa hồng và sau đó bạn nhận thấy phần đọt non, lá non của hoa hồng bắt đầu héo rũ. Thì nguyên nhân chính là do bộ rễ của hoa hồng đã bị tổn thương trong quá trình bạn thay chậu cây rồi. Với trường hợp này thì bạn nên tập trung vào rễ để khắc phục là được.

Cách khắc phục

Nếu cây hoa hồng bị héo ngọn do nguyên nhân chính xác llaf thay chậu hay đất trồng mà nên. Bạn nên thực hiện các bước như sau để phục hồi lại cây chỉ sau 07 ngày:

  • Để yên chậu cây trong vòng 02 ngày, nếu cây có hiện tượng héo rũ chưa thể phục hồi lại được bình thường cả đọt non, lá non thì xem bước tiếp theo.

  • Sử dụng thuốc kích rễ để phục hồi lại bộ rễ tổn thương, các loại thuốc kích rễ tốt hiện này là: Kích Rễ Acroots 10SL, Kích Rễ N3M, Terra Sorb 4,..

  • Sau khi kích rễ, bổ sung thêm superthrive hoặc các loại chế phẩm vitamin B1 để phục hồi cây sung sức trở lại.

Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Và Môi Trường Sống

Với nguyên nhân thứ 03 này thì nhiệt độ và các yếu tố môi trường sẽ làm ảnh hưởng tới đọt non và lá non của hoa hồng vị héo. Thông thường thì hoa hồng sinh trưởng tốt ở vào khoảng nhiệt  độ 28 độ C và độ ẩm khoảng 70%. Nếu điểu kiện lệch vào khoảng này và kèm theo các yếu tố khác có thể làm cho hoa hồng bị héo lá non và ngọn.

Cách khắc phục

  • Với khi nhiệt độ cao, bạn không nên tưới nước ngay để giải quyết hiện tượng héo ngọn mà nên chuyển cây vô chỗ mát hoặc che chắn để giảm bớt sự ảnh hưởng của nhiệt độ. Chỉ tưới nước khi môi trường xung quanh đã giảm nhiệt độ bớt đi.

  • Khi nhiệt độ quá thấp [thường Miền Bắc khoảng 10 độ C ở mùa đông], bạn cũng nên che chắn cho bớt rét và bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây dể tăng sức sống.

Hiện Tượng Héo Ngọn Hoa Hồng Do Thiếu Dinh Dưỡng

Thiếu dinh dưỡng là một trong nguyên nhân làm hoa hồng bị héo ngọn hay lá non. Đặc biệt và cụ thể nhất là sự thiếu hụt canxi đối với hoa hồng, khi thiếu dinh dưỡng thì lá và ngọn bị héo, xoăn và nặng hơn là rụng lá và chết cả cây.

Cách khắc phục

  • Thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng một cách đầy đủ, cân đối hơn. Tốt nhất nên sử dụng đa dạng nhiều loại phân bón và không nên tập trung vào một loại phân bón.

  • Nên đập nát vỏ trứng và rắc lên đất trồng hoặc bón thêm phân bón đậu tương humic để có thêm khoáng canxi nhiều nhất có thể.

Nấm Sương Mai Làm Héo Ngọn Hoa Hồng

Bệnh sương mai là một loại bệnh do vi khuẩn Peronosporaceae gây ra. Bệnh sương mai xuất hiện lúc thời điểm giao mùa và chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao, các giọt sương đọng trên ngọn và lá cùng với vi khuẩn trên sẽ làm cho ngọn và lá bị héo.

​Cách khắc phục

  • Với trường hợp bị héo ngọn này thì bạn nên dùng các loại chế phẩm có chứa hoạt chất mefenoxam và mancozeb để phòng trừ bệnh sương mai trên hoa hồng.

    Làm gì khi hoa hồng héo?

    Đầu tiên, trước khi cắm hoa vào bình hoa, chúng ta có thể ngâm cành hoa vào nước ấm để hoa tươi hơn và cũng dễ cắt tỉa cành hơn. Còn nếu thấy hoa héo sau một thời gian thì chúng ta có thể lấy hoa và ngâm vào nước ấm sẽ giúp “hồi sinh” cành hoa.

    Cây hoa hướng dương bị héo phải làm sao?

    Giấm trắng: Thêm 1 thìa giấm trắng vào bình hoa trước khi cắm khoảng 1 phút. Giấm có tác dụng như một chất xúc tác để ngăn chặn những bông hoa bị héo úa sau ngày thứ ba. Đường: Cho 1-2 thìa đường vào bình nước cắm hoa sẽ giúp hoa tươi lâu hơn vì đường có tác dụng gia tăng quá trình quang hợp hiệu quả hơn.

    Tại sao hoa hồng bì héo ngon?

    Hoa hồng bị héo ngọn do thiếu nước Vì thế nên, việc tưới đúng – đủ nước là yêu cầu tất yếu cho cây sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh. Nắng sẽ từ từ đốt cháy một cây hoa hồng đang độ thiếu nước. Biểu hiện đầu tiên mà bạn có thể trông thấy đó chính là những đọt non.

    Hoa hồng bị héo lá là bệnh gì?

    Hiện tượng cây hoa hồng bị héo lá do thiếu nước thường xảy ra ở hoa hồng trồng trong chậu. Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết khi cây hoa hồng bị thiếu nước đó các non sẽ héo rũ rồi tiếp đó những bông hoa gục xuống, uể oải, những non ở phần ngọn thì héo lả còn những khác bên dưới vẫn xanh như thường.

Chủ Đề