Nguyên nhân thắng lợi ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống

Chi tiết tin

Đại thắng mùa Xuân 1975 – Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử

Đại thắng mùa Xuân 1975 là bước phát triển ở quy mô cao nhất của toàn bộ tiến trình cách mạng ở miền Nam và của cuộc kháng chiến. Sẽ không thể thấu hiểu sâu sắc nguyên nhân thắng lợi

Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo là một trong những cuộc kháng chiến kéo dài nhất, oanh liệt nhất và đã chiến thắng vẻ vang, trọn vẹn.

Đại thắng mùa Xuân 1975 là bước phát triển ở quy mô cao nhất của toàn bộ tiến trình cách mạng ở miền Nam và của cuộc kháng chiến. Sẽ không thể thấu hiểu sâu sắc nguyên nhân thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nếu không đặt trong tổng thể quá trình Đảng hoạch định đường lối, lãnh đạo và chỉ đạo ở từng chặng đường cụ thể giành thắng lợi từng bước, tiến tới thắng lơi hoàn toàn. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển và thắng lợi của cuộc kháng chiến. 
Sau khi hoàn thành việc thay thế thực dân Pháp để chiếm miền Nam nước ta [28-4-1956], đế quốc Mỹ thực hiện chính sách của chủ nghĩa thực dân mới, dựa vào chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt lâu đài nước Việt Nam, phá hoại sự nghiệp hoà bình thống nhất của dân tộc Việt Nam như đã được quy định tại Hiệp định Geneve [7-1954]. Mỹ - Diệm đã đàn áp đẫm máu phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân miền Nam. Hội nghị Trung ương lần thứ 6 [khoá II] 15.7.1954 đã xác định rõ kẻ thù chính của cách mạng nước ta là đế quốc Mỹ. Tháng 9. 1954 Bộ Chính trị đã có những chủ trương cụ thế đế chống âm mưu phá hoại của Mỹ, giữ vững thành quả cách mạng, chống những hành động tiến công của địch.

Tháng 10-1954 thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, Xứ uỷ Nam Bộ được thành lập ở căn cứ Chắc Băng- U Minh để trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng. Tháng 8.1956 đồng chí Lê Duẩn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Xứ uỷ Nam Bộ bám trụ hoạt động tại miền Nam đã soạn thảo tài liệu Đề cương đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam. Đề cương đã đặt ra những vấn đề cấp thiết cần phải giải quyết đối với phong trào cách mạng miền Nam. Trong những năm 1956-1959 Mỹ - Diệm điên cuồng khủng bố cách mạng. Nhưng với sự lãnh đạo của các cấp bộ Đảng, nhân dân Nam Bộ, và khu V đã từng bước xây dựng lực lượng vũ trang, căn cứ địa để đấu tranh chống địch. 
Yêu cầu đấu tranh vũ trang trở thành bức bách và đặt ra trực tiếp. Từ ngày 12 đến 22.1.1959 Trung ương Đảng [khoá II] họp Hội nghị lần thứ 15 đề ra Đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam. Trung ương chủ trương con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam là Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Thực hiện đường lối của Nghị quyết 15, toàn miền Nam đã nổ ra phong trào Đồng khởi cuối năm 1959 đầu năm 1960. Phong trào Đồng khởi thật sự là một cao trào cách mạng, và bước phát triển nhảy vọt về chất của cách mạng miền Nam, giáng đòn nặng nề vào bộ máy thống trị của Mỹ -Diệm làm phá sản một hình thức điển hình của chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam. 
Đế quốc Mỹ rất hiếu chiến và ngoan cố không cam chịu thất bại. Nghị quyết 15 đã dự kiến với một đối tượng như vậy và trong điều kiện nào đó “Cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam cũng có khả năng chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trang trường kỳ”.

Trên thực tế, do phong trào Đồng khởi của ta chưa giành được thắng lợi hoàn toàn nên đã chuyển thành chiến tranh cách mạng lâu dài chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ. 
Để tăng thường sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng miền Nam, Đại hội III của Đảng [9. 1960] đã quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam gồm những uỷ viên Trung ương trực tiếp chỉ đạo trên chiến trường. Trung ương Cục chính thức hoạt động từ 10. 1961. Những nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị năm 1961, 1962, Nghị quyết Trung ương 9 [12.1963], với sự cha đạo trực tiếp của Trung ương Cục, của các cấp bộ Đảng ở miền Nam và với sự chi viện ngày càng tăng của miền Bắc xã hội chủ nghĩa trên đường Trường Sơn, phong trào cách mạng miền Nam có những bước phát triển mạnh mẽ. Chiến thắng ấp Bắc [2.1. 1963], cuộc khủng hoảng của ngụy quyền dẫn tới đảo chính 1.11.1963, Mỹ phải trừ bỏ Ngô Đình Diệm. Kế đó là những chiến thắng lớn ở Bình Giã, Ba Giao An Lão đến Đồng Xoài đã làm thất bại “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.

Thất bại trong “Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân, đồng thời ồ ạt đưa quân đội viễn chinh Mỹ và các nước chư hầu vào tham chiến ở miền Nam, phát động cuộc Chiến tranh cục bộ chống nhân dân Việt Nam. Hội nghị Trung ương lần thứ 11 [3.1965], Hội nghị Trung ương l2 [12.1965] và Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 17.7. 1966 đã thể hiện quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ. Chiến thắng trong trận đầu đánh Mỹ ở Núi Thành [Quảng Nam] 26.5.1965, Chiến thắng Vạn Tường [Quảng Ngãi] 8. 1965, tiếp đó là thắng lợi trong chiến dịch mùa khô 1965-1966, mùa khô 1966-1967 và chiến thắng xuân Mậu Thân 1968 đã làm thất bại chiến tranh cục bộ của Mỹ, chứng minh Mỹ không thể thắng bằng quân sự trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, buộc Mỹ phải chấm đứt ném bom miền Bắc [1.11. 1968] và ngồi vào bàn đàm phán ở Hội nghị Paris bắt đầu từ 13.5. 1968. Cùng với những chiến thắng về quân sự, Đảng chủ trương mở mặt trận ngoại giao, kết hợp vừa đánh vừa đàm theo chủ trương của Hội nghị Trung ương 13 [27. 1.1967], Đảng ta cho rằng đấu tranh ngoại giao giữ một vai trò quan trọng, tích cực và chủ động”.

Thất bại trong chiến tranh cục bộ ở miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc, đế quốc Mỹ vẫn ngoan cố kéo dài chiến tranh bằng chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” cực kỳ tàn ác và thâm độc. Trong những năm 1969, 1970 cách mạng miền Nam chịu nhiều tổn thất và gặp nhiều khó khăn. Song toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trên cả nước vẫn nêu cao ý chí, quyết tâm giành thắng lơi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thực hiện bằng được Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ta tích cực, chủ động khôi phục và phát triển lực lượng trên tất cả các chiến trường, tăng cường chi Viện của hậu phương miền Bắc. Nghị quyết 19 của Trung ương Đảng [1971] khẳng định quyết tâm đó. Đầu năm 1971 phối hợp với chiến trường các nước bạn Lào và Campuchia ta đã giành thắng lợi lớn về quân sự, nhất là việc đánh tan cuộc hành quân Lam Sơn 719 với chiến địch Đường 9 Nam Lào. Thắng lợi đó chứng minh quân ngụy Sài Gòn không thể đương đầu với lực lượng vũ trang cách mạng, nhất là với chủ lực của miền Bắc, chứng minh sự phá sản của “Việt Nam hoá chiến tranh”. Trong bối cảnh quốc tế rất phức tạp, ta mở cuộc tiến công Xuân - hè 1972 trên toàn miền Nam. Mỹ lo sợ thất bại hoàn toàn nên vội vã “Mỹ hoá” trở lại cuộc chiến tranh phát động cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai đối với miền Bắc bắt đầu từ ngày 6.4.1972 và đỉnh cao nhất là cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng 12 ngày đêm cuối tháng 12.1972. Thất bại trong trận “Điện Biên Phủ trên không” của quân dân Việt Nam, Mỹ buộc phải trở lại bàn đàm phán và ký kết Hiệp định Paris [27.l.1973]. Ngày 29.3.1973 quân Mỹ ở miền Nam làm lễ cuốn cờ chấm dứt sự có mặt của quân viễn chinh Mỹ ở Việt Nam. 
Sau Hiệp định Paris, đế quốc Mỹ vẫn tăng cường viện trợ về quân sự và kinh tế cho chính quyền Sài Gòn, tiếp tục thực hiện chiến lước “Việt Nam hoá chiến tranh”. Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu được Mỹ trợ giúp đã vi phạm những điều khoản của Hiệp định, lấn chiếm và tiếp tục mở rộng chiến tranh. Tình hình đó cho thấy một thực tế là, con đường phát triển của cách mạng miền Nam vẫn phải là tiếp tục tiến hành chiến tranh cách mạng để đánh bại chính quyền tay sai của Mỹ để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Trong bối cảnh đó Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng [khoá III được triệu tập để quyết định những nhiệm vụ của cách mạng miền Nam. Hội nghị họp đợt I: từ ngày 19.6 đến 6.7.1973 và đợt II: từ ngày 1.IO đến 4.11.1973. Hội nghị tổng kết những vấn đề lý luận và thực tiễn sâu sắc của 18 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước làm cơ sở cho những quyết sách trong giai đoạn mới tiến lên giành thắng lợi cuối cùng v.v

Hội nghị 21 của Ban Chấp hành Trung ương phân tích, đánh giá tình hình so sánh lực lượng giữa ta và địch, trên chiến trường, phân tích âm mưu và thủ đoạn của địch và dự kiến hai khả nàng phát triển: Một là, Hiệp định được thi hành từng bước, xung đột quân sự giảm dần, hoà bình được lập lại về cơ bản; đấu tranh chính trị ngày càng phát triển, cách mạng ở thế tiến lên mạnh mẽ. Hai là, địch gây chiến tranh trở lại; ta phải tiến hành chiến tranh cách mạng để giành thắng lợi. Trung ương Đảng nhấn mạnh, ta phải nắm vững tình hình, nắm vững thời cơ, chỉ đạo kiên quyết khôn khéo và linh hoạt để đưa cách mạng tiến lên. Trong mỗi khả năng phát triển của tình hình sẽ còn nhiều tình huống phức tạp. “Song dù tình hình phát triển theo khả năng nào, con đường tiến lên giành thắng lợi của cách mạng miền Nam chỉ có thể là con đường bạo lực diễn ra dưới hình thức này hay hình thức khác. Ta phải chuẩn bị sẵn sàng đối phó chắc thắng với khả năng xấu nhất là địch gây đại chiến tranh”. Nghị quyết 21 của Trung ương đề ra những biện pháp cơ bản thúc đẩy cách mạng miền Nam phát triển.

Thực hiện nhiệm vụ do Hội nghị 21 của Trung ương Đảng đề ra, cả nước dốc sức chuẩn bị lực lượng về mọi mặt. Trong nửa cuối năm 1973 và cả năm 1974, cùng với gấp rút củng cố và phát triển lực lượng tại chỗ trên chiến trường, Đảng chỉ đạo nhiệm vụ tăng cường chi viện của hậu phương miền Bắc. Mức tuyển quân và huy động của cải vật chất ở miền Bắc tăng nhiều lần so với các thời kỳ trước. Hội đồng chi viện tiền tuyến được thành lập. Điều đó nói lên quyết tâm chiến lược của Đảng và nhân dân ta. Định hướng lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng là phải nắm vững tình hình, nắm vững thời cơ, chỉ đạo kiên quyết và khôn khéo. Đến cuối năm 1974, việc chuẩn bị về mọi mặt đã tạo nên sự chuyển biến căn bản trong thế và lực của ta trên chiến trường. Bộ Chính trị hạ quyết tâm động viên sức mạnh của quân dân cả nước hoàn thành giải phóng miền nam trong 2 năm 1975, 1976. Sau chiến thắng Phước Long [1-1975] thế và lực của ta tăng lên, khả năng Mỹ đưa quân trở lại là rất khó xảy ra, Bộ Chính trị đi đến quyết định mở cuộc tiến công chiến lước để hoàn thành giải phóng miền Nam trong năm 1975. Bộ Chính trị và quân uỷ Trung ương quyết định mở chiến dịch Tây Nguyên. Ngày 10- 3-1975 ta tiến công Buôn Ma Thuật. Chiến thắng Buôn Ma Thuật và chiến địch Tây Nguyên thắng lợi chẳng những đã tăng cường thế và lực của ta mà còn xuất hiện thời cơ giải phóng miền Nam trong thời gian ngắn nhất. Ngày 18-3-1975 một ngày sau khi địch rút chạy hoàn toàn khỏi Bắc Tây Nguyên, Bộ Chính trị và quân uỷ Trung ương đã họp ngày 25-3-1975 và quyết định nhanh nhạy, chớp thời cơ giải phóng miền Nam trước mùa mưa năm 1975 nghĩa là chậm nhất là cuối tháng tư năm 1975. Phát triển thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên, Bộ Chính trị, quân uỷ Trung ương và Bộ Thắng tư lệnh quyết định mở chiến dịch Huế-Đà Nẵng. Ngày 26-3- 1975, giải phóng Huế. Ngày 29-3-1975, giải phóng Đà Nẵng. Tiếp tục tuy quét địch dọc các tỉnh cực nam Trung Bộ. Ngày 24-4-1975, ta phá tan phòng tuyến Xuân Lộc của địch mở cánh cửa hướng đông tiến vào Sài Gòn. Cùng ngày 24-4-1975 Bộ Chính trị quyết định chiến dịch giải phóng Sài Gòn mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. 17 giờ ngày 26-4-l975 chiến dịch Hồ Chí Minh đỉnh cao nhất của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 bắt đầu và toàn thắng vào lúc 11h30 ngày 30-4-1975 giải phóng Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.

Có thể thấy rõ sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là Bộ Chính trị, quân uỷ Trung ương đã có vai trò quyết định đến sự phát triển thần tốc, táo bạo của quân và dân ta trên toàn chiến trường và chỉ trong 55 ngày đã giành thắng lợi hoàn toàn. Sự lãnh đạo ở đây thể hiện ở đường lối kháng chiến và phương pháp cách mạng đúng đắn mà Đảng đề ra đã đưa toàn bộ cuộc kháng chiến lần lượt vượt qua những khó khăn thách thức, đánh bại các chiến lược chiến tranh của tên đế quốc hùng mạnh nhất. Trong đại thắng mùa Xuân 1975 sự lãnh đạo của Đảng cần được nhấn mạnh từ Nghị quyết 21 của Trung ương và tiếp đó là những quyết định quan trọng của Bộ Chính trị cuối năm 1974 đầu năm 1975. Tài thao lược của Đảng ta trong lãnh đạo chỉ đạo chiến tranh cách mạng đã được thể hiện trong những quyết sánh và thắng lợi liên tiếp trên chiến trường. Không có sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt, quyết đoán và táo bạo như thế thì không thể có thắng lợi. Ở đây đã đạt tới trình độ cao trong khoa học, nghệ thuật lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh cách mạng của bộ thống soái tối cao của Đảng và sự năng động, sáng tạo của lãnh đạo ở các địa phương, các chiến trường.

Đại thắng mùa Xuân 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn là sự hội tụ sức mạnh của quân và dân cả nước, sức mạnh của toàn dân tộc. Đó là sức mạnh của chiến tranh nhân dân Việt Nam thần kỳ với sự hy sinh to lớn của đồng bào chiến sĩ miền Nam trên tiền tuyến lớn và sự chi viện hết lòng của hậu phương lớn miền Bắc với tinh thần “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” và “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Đó là thắng lợi của khát vọng độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc “Không có gì quý hơn độc lập tự do” đồng thời cũng tỏ rõ sức mạnh của chủ nghĩa xã hội của sự kết hợp mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, của sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại. 
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân l975, về quân sự là sức mạnh tổng hợp của sự hiệp đồng binh chủng của bộ binh, pháo binh, xe tăng, lực lương phòng không, không quân, hải quân, đặc công, vận tải, hậu cần, tình báo..., của sự tiến công như vũ bão của các binh đoàn chủ lực với sự phối hợp của lực lượng vũ trang địa phương. Tổ quốc và nhân dân đời đời ghi nhớ sự hy sinh của chiến sĩ, đồng chí, đồng bào trong suốt cuộc kháng chiến và trong các chiến dịch của mùa xuân đại thắng, của những người đã ngã xuống ngay cửa ngõ Sài Gòn trước giờ toàn thắng.

Trong đấu tranh cách mạng, muốn giành thắng lợi phải có thực lực. Thắng lợi trên chiến trường phải có thực lực quân sự mạnh. Mạnh được, yếu thua. Cuộc tổng tiến công và nổi đậy mùa Xuân 1975 đã huy động sức mạnh quân sự tối đa cùng với sự chủ huy tài ba, thao lược quả cảm của những tướng lĩnh nắm vững khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam và dày dạn kinh nghiệm trận mạc suốt 30 năm kháng chiến. Từ Bộ Tổng tư lệnh đến Bộ Tư lệnh các chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế-Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh bao gồm các đồng chí lãnh đạo lỗi lạc và tướng lĩnh tài ba. Bộ đội chiến đấu dũng cảm, chỉ huy tài giỏi bảo đảm chắc thắng. Đại thắng mùa Xuân 1975 kế thừa và phát triển những kinh nghiệm, những bài học của các cuộc tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân [1968] và Xuân hè 1972 do đó đã phát huy những yếu tố làm nên sức mạnh và khắc phục những hạn chế. Đại thắng mùa Xuân 1975 đã phát triển đến đỉnh cao, làm phong phú khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Chỉ trong 55 ngày đêm đã đánh sập toàn bộ bộ máy chính quyền địch và hơn một triệu quân đội tay sai được Mỹ trang bị và huấn luyện ở trình độ hiện đại trên toàn miền Nam.

Cần phải nhấn mạnh rằng, sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên, ta đã nắm phần thắng trong tay. Hội nghị Bộ Chính trị ngày 18-3-l975 đã nhận định sự tan vỡ của ngụy quân, ngụy quyền là không thể cứu vãn được. Vì thế, phải chớp thời cơ và quyết giành thắng lợi hoàn toàn trước khi mùa mưa đến. Thắng lợi của chiến dịch Huế-Đà Nẵng và suốt các tỉnh Nam Trung Bộ đã cho thấy thắng lợi hoàn toàn đang đến gần. Khi các mũi tiến công của đại quân ta áp sát Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh thì tình thế không thể đảo ngược, thắng lợi cuối cùng chỉ tính từng ngày, từng giờ. Mặc dù ngay ở cửa ngõ Sài Gòn, địch vẫn chống trả quyết liệt, nhưng sức mạnh quân sự áp đảo của đại quân ta đa buộc toàn bộ ngụy quân và ngụy quyền phải đầu hàng vô điều kiện. Đối phương đã phải ngừng chống cụ, hạ vũ khí và tuyên bố đầu hàng. Đối phương sẽ không tuyên bố đầu hàng nếu như họ còn sức mạnh, còn có khả năng kéo dài sự kháng cự để hy vọng làm chuyển biến tình hình có lợi cho họ. Buổi sáng 30-4-1975 là giờ phút tuyệt vọng của địch chứng kiến sự cáo chung của chế độ tay sai Mỹ kéo dài 21 năm ở miền Nam nước ta. 
Đại thắng mùa Xuân 1975 không chỉ kết thúc cuộc kháng chiến oanh liệt chống Mỹ cứu nước suốt 21 năm, mà còn chấm dứt sự thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới trên đất nước ta kéo đài 117 năm [1858-1975]. Đó là thắng lợi vẻ vang của toàn thể dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đánh bại những thế lực thực dân, phát xít, đế quốc hùng mạnh nhất trong thế kỷ XX. Thắng lợi đó đã hoàn thành vẻ vang sự nghiệp đấu tranh giành độc lập và thống nhất hoàn toàn cho Tổ quốc Việt Nam.

Với đại thắng mùa Xuân 1975 một kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc đã được mở ra- kỷ nguyên đất nước độc lập, thống nhất và tiến lên chủ nghĩa xã hội. 30 năm đã trôi qua kể từ thắng lợi vẻ vang đó, đất nước Việt Nam độc lập, thống nhất đã tiến những bước dài chưa từng có trong lịch sử, giành những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới. Hào khí Xuân 1975 đã và mãi mãi cổ vũ các thế hệ người Việt Nam quyết tâm gìn giữ nền độc lập thống nhất- thành quả mà các thế hệ cha anh đã đổ biết bao xương máu mới giành được. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu mà đại thắng mùa Xuân 1975 là bản hùng ca tuyệt [diệu vẫn đang có ý nghĩa sâu sắc động viên toàn thể dân tộc Việt Nam hôm nay vững bước trên con đường xây dựng đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh để đến năm 2010 ra khỏi tình trạng một nước nghèo, chậm phát triển và đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, định hướng xã hội chủ nghĩa. 
Ý chí tự lực tự cường, sự thông minh sáng tạo và lòng quả cảm của những người Việt Nam đã làm nên đại thắng mùa Xuân 1975 lịch sử, sự đoàn kết và sức mạnh phi thường của cả dân tộc trong trận thắng huyền thoại đó đã và đang được mọi người con của nước Việt hôm nay tăng cường đoàn kết, nêu cao niềm tự hào, tự tôn dân tộc xây dựng đất nước giàu mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc, sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới như mong muốn của Bác Hồ kính yêu.

Theo PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, tạp chí Tư tưởng – Văn hoá, tháng 4/2005

Chủ Đề