Nguyên nhân làm bác sĩ

Đặc biệt trong đại dịch Covid-19 vừa qua, rất nhiều cán bộ, y bác sĩ cấp cơ sở tham gia tuyến đấu chống dịch, nguy cơ phơi nhiễm rất lớn. Tuy nhiên, do cơ chế, cũng như dịch bệnh khiến thu nhập thường xuyên của đội ngũ y, bác sĩ giảm khiến nhiều người muốn nghỉ việc và đổi vị trí công tác tới nơi có thu nhập tốt hơn.

Lương thấp, cơ chế không phù hợp, làm sao yêu lấy nghề

Từng theo chân các bác sĩ, nhân viên y tế của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội trong những ngày dịch Covid-19 căng thẳng, chúng tôi mới thấy hết những vất vả, cực nhọc của họ khi làm ngày, làm đêm để truy vết, khoanh vùng, dập dịch cũng như lấy mẫu, xét nghiệm cho người dân. Có những ngày hàng nghìn mẫu ở Trung tâm y tế các quận, huyện gửi về để làm xét nghiệm khẳng định, nhân viên y tế làm việc không nghỉ, chạy máy suốt đêm để sớm có kết quả. Mệt mỏi, căng thẳng, làm việc ở cường độ cao kéo dài, nhiều người kiệt sức… song họ vẫn cố bám trụ vì nhiệm vụ “chống dịch như chống giặc”.

Theo ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, hơn 2 năm chống dịch, cường độ làm việc của một nhân viên y tế ở đây thường gấp đôi, gấp ba bình thường. Mệt mỏi, ngoài lương không có thu nhập tăng thêm, áp lực công việc, ảnh hưởng của việc thanh tra, kiểm tra… khiến nhiều người xin nghỉ việc, chuyển việc. Trong số những người nghỉ việc, bỏ việc có bác sĩ, kỹ thuật y, y tá… “Trung tâm đã có thống kê số lượng viên chức y tế nghỉ việc và lý do xin nghỉ thường là cá nhân, hoặc gia đình,... nhưng trong đó có nguyên nhân lương thấp, áp lực công việc khiến họ mệt mỏi”, ông Khổng Minh Tuấn chia sẻ.

Nguyên nhân làm bác sĩ
Nguyên nhân làm bác sĩ
Nguyên nhân làm bác sĩ
Nguyên nhân làm bác sĩ
Nguyên nhân làm bác sĩ
Bác sĩ thăm khám bệnh nhân Covid-19 tại nhà ở TP Hồ Chí Minh (tháng 8-2021). Ảnh: Hùng Khoa 

Trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Quân đội nhân dân trong buổi họp báo thường kỳ Quý II-2022 của UBND TP Hà Nội vừa qua, Phó giám đốc Sở Y tế Vũ Cao Cương cho biết, nguyên nhân chính khiến các y bác sĩ, đặc biệt là tuyến cơ sở xin nghỉ việc hoặc chuyển công tác là do thu nhập quá thấp, không tương xứng với cường độ và áp lực công việc.

Mức lương hiện tại của nhân viên y tế cơ sở tại các quận nội thành Hà Nội vào khoảng 4 triệu đồng, thậm chí bác sĩ ở trạm y tế ra trường được 10 năm mới được hệ số lương bậc 3, với tổng thu nhập tương ứng khoảng gần 5 triệu đồng. Nếu tính tổng các nguồn thu nhập ở mức từ 7-10 triệu đồng với mức sống ở đô thị như Hà Nội thì để tồn tại, cán bộ y tế, bác sĩ phải làm thêm công việc, thậm chí là nghỉ việc để chuyển sang các bệnh viện tư, nơi có thu nhập cao hơn, đủ sống hơn. 

Trong khi đó, áp lực công việc rất lớn. Điều này được thể hiện trong đại dịch Covid-19 vừa qua. Nhân viên y tế các trạm y tế, trung tâm y tế cơ sở phải làm việc rất vất vả. Trong giai đoạn căng thẳng, lực lượng này phải túc trực 24/24 giờ. Thậm chí, kể cả mắc Covid-19 vẫn phải tiếp tục làm việc. Theo con số thống kê của Sở Y tế Hà Nội, có đến gần 50% cán bộ trạm y tế bị stress do áp lực công việc.

Nguyên nhân làm bác sĩ
Nguyên nhân làm bác sĩ
Nguyên nhân làm bác sĩ
Nguyên nhân làm bác sĩ
Nguyên nhân làm bác sĩ
Áp lực công việc lớn, nhất là trong thời gian diễn ra dịch khiến nhiều nhân viên y tế stress trong thời gian dài. Ảnh: TUẤN SƠN

Bác sĩ Trần Thị Hoa, Trạm trưởng Trạm y tế phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội chia sẻ, công việc tại trạm y tế cơ sở như chị rất áp lực. Hiện nay y tế phường đang gánh lượng công việc rất lớn nhưng chế độ đãi ngộ lại thấp nhất. Phường Tây Mỗ có trên 24.000 dân, nhưng trong 2 năm qua, số lượng dân cư tăng đột biến lên hơn 40.000 dân do quá trình đô thị hóa. Số lượng dân cư tăng gấp đôi nhưng số nhân viên y tế tại trạm vẫn chỉ có 8 người. Công việc phòng chống dịch rất nhiều, vào thời gian cao điểm, nhân viên phải căng mình làm việc 24/24 giờ để phục vụ công tác chống dịch. Có thời điểm chị Hoa và 7 nhân viên phải hỗ trợ gần 13.000 F0.

Trạm trưởng Trần Thị Hoa cho rằng, y tế cơ sở khác với ở bệnh viện. Nếu như ở bệnh viện bác sĩ, y tá có hộ lý hỗ trợ, thì với tuyến cơ sở, khi bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế đi trực, ngoài công tác chuyên môn khám, điều trị còn phải làm như một lao công, từ quét dọn, vệ sinh phòng ốc, hành lang, sân của cả trạm y tế, đổ rác. Đại dịch xảy đến, Trạm trưởng cùng các nhân viên làm đủ mọi việc từ xét nghiệm, truy vết, khoanh vùng, tiêm chủng, đảm bảo công tác cấp cứu khi F0 chuyển nặng, trực điện thoại tư vấn suốt đêm.

Nguyên nhân làm bác sĩ
Nguyên nhân làm bác sĩ
Nguyên nhân làm bác sĩ
Nguyên nhân làm bác sĩ
Nguyên nhân làm bác sĩ
Thu nhập thấp không tương xứng với trình độ và áp lực công việc khiến nhiều nhân viên y tế quyết định nghỉ và chuyển việc. Ảnh minh họa / qdnd.vn

Cùng với đó, do dịch bệnh, nguồn thu nhập thường xuyên từ các đơn vị tự chủ giảm sâu do nguồn tài chính bị “hút” vào quá trình điều trị bệnh nhân Covid-19. Theo phân loại của Bộ Y tế, Covid-19 là bệnh nhóm A. Việc điều trị bệnh nhân được chi trả từ ngân sách Nhà nước, bệnh nhân không phải chi trả. Trong khi đó, các cơ sở y tế công lập, đặc biệt là khối bệnh viện đã thực hiện tự chủ chi thường xuyên 100%, khi chưa nhận được tiền ngân sách nhà nước, phải tạm ứng nguồn thu để đáp ứng cho điều trị bệnh nhân Covid-19, nên khó khăn lại càng khó khăn hơn, ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động.

Một vấn đề đáng lưu ý hơn là khi cán bộ, y bác sĩ nghỉ việc, gánh nặng lại được đẩy lên vai những người tại chức. Thậm chí, 1 nhân viên y tế lại gánh quá nhiều công việc gây tâm lý chán nản và tiếp tục nghỉ việc.

Nguyên nhân làm bác sĩ
Nguyên nhân làm bác sĩ
Nguyên nhân làm bác sĩ
Nguyên nhân làm bác sĩ
Nguyên nhân làm bác sĩ
"Chảy máu chất xám" từ hệ thống bệnh viện công sang các bệnh viện tư ẩn chứa nhiều hệ lụy lâu dài, đặc biệt là khi xảy ra các dịch bệnh lớn, kéo dài như Covid-19. Ảnh: qdnd.vn 

Theo Thứ trưởng phụ trách điều hành hoạt động Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, nguyên chính dẫn đến tình trạng này là việc do lương và chế độ phụ cấp đối với viên chức y tế trong hệ thống y tế công lập còn thấp, chỉ đảm bảo một phần nhu cầu của cuộc sống; vì vậy, khó giữ chân cán bộ y tế làm việc trong cơ sở y tế công lập. Trong khi thu nhập tại các cơ sở y tế ngoài công lập cao hơn gấp 3-4 lần, thậm chí có nơi cao gấp 5-6 lần thu nhập của nhân viên y tế tại các cơ sở y tế công lập.

Thứ hai là hệ thống các bệnh viện tư nhân, phòng khám đa khoa tư nhân tại các địa phương ngày càng phát triển, môi trường làm việc thuận lợi, hiện đại, thân thiện, có nhu cầu tuyển bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật y, nhất là nhân viên y tế có trình độ cao, chuyên môn sâu, có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh nên sẵn sàng đưa ra mức thu nhập cao để thu hút nhân viên y tế, trong khi các cơ sở y tế công lập lại chưa có cơ chế để giữ chân viên chức y tế có trình độ chuyên môn giỏi.

Thiếu nhân lực dẫn đến giảm năng lực khám chữa bệnh

Việc đội ngũ cán bộ, y bác sĩ chuyên môn nghỉ việc và chuyển công tác chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới năng lực khám chữa bệnh của các cơ sở y tế. Và người chịu ảnh hưởng nhiều nhất chính là người bệnh.

Về vấn đề này, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom (Bình Dương) Nguyễn Đức Phước chia sẻ, với việc hàng loạt cán bộ, y bác sĩ nghỉ việc, trung tâm khó, thậm chí không thể triển khai được một số chuyên khoa hay các dịch vụ, kỹ thuật cao, kỹ thuật mới khiến người dân không mặn mà đến khám, chữa bệnh. Từ đó dẫn đến Trung tâm không có nguồn thu, bác sĩ không có thu nhập tăng thêm nên chán nản và xin nghỉ việc.

Nguyên nhân làm bác sĩ
Nguyên nhân làm bác sĩ
Nguyên nhân làm bác sĩ
Nguyên nhân làm bác sĩ
Nguyên nhân làm bác sĩ
Việc làm cấp thiết hiện nay là thay đổi về cơ chế để đội ngũ y bác sĩ yên tâm công tác và giữ lại nguồn nhân lực chất lượng cao tại hệ thống y tế công. Ảnh: qdnd.vn 

Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương Huỳnh Minh Chín cũng cho biết: “Nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của người dân ngày một tăng cao và đa dạng. Trong khi khả năng đáp ứng của hệ thống y tế ở cả 3 tuyến còn nhiều hạn chế do thiếu nhân lực. Việc đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, tuyển dụng còn gặp rất nhiều khó khăn. Hằng năm không tuyển đủ số lượng bác sĩ, cán bộ y tế theo yêu cầu”. Trong tương lai gần, bệnh viện đa khoa 1.500 giường ở Bình Dương sắp đưa vào hoạt động, nhưng cũng đang loay hoay tìm nhân sự.

Theo lãnh đạo một bệnh viện công ở Đồng Nai, trước tình trạng bác sĩ nghỉ việc, các bệnh viện đã tuyển mới được các bác sĩ và nhân viên y tế để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Tuy nhiên, thực tế bệnh viện cũng đã mất đi nguồn nhân lực có chuyên môn, công tác nhiều năm, chất lượng khám chữa bệnh không thể không bị ảnh hưởng.

Bác sĩ Phạm Văn Dũng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất - Bệnh viện công hạng 1 của tỉnh Đồng Nai, cho biết, nếu tình trạng các y, bác sĩ, nhân viên xin nghỉ việc cứ kéo dài mà không có giải pháp, thì năng lực khám chữa bệnh của các tuyến y tế sẽ giảm đi và thiệt thòi nhất chính là người dân mà cụ thể là người bệnh.

Ở góc nhìn của đội ngũ y bác sĩ, bác sĩ Phạm Thành Luân (Bệnh viện Quân y 175) đánh giá rằng, việc các đồng nghiệp ở một số đơn vị, bệnh viện, địa phương chuyển việc, nghỉ việc chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh nói chung, hoạt động tuyến y tế cơ sở nói riêng.

“Đối với cơ sở y tế, ưu tiên hàng đầu vẫn là sẵn sàng tiếp nhận, điều trị người bệnh và bảo đảm được an toàn cao nhất cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu nhân lực thiếu thì dẫn đến ảnh hưởng chất lượng chăm sóc, điều trị. Ngoài ra, người dân thu nhập thấp, hoặc ở vùng sâu, vùng xa chủ yếu dựa vào bảo hiểm y tế ở tuyến y tế công lập để thăm khám, rõ ràng nhân lực y tế không đủ cũng sẽ rất khó khăn”, bác sĩ Phạm Thành Luân chia sẻ.

Theo đánh giá của bác sĩ Phạm Thành Luân, trong lực lượng nhân viên y tế chuyển việc, hay nghỉ việc chiếm số lượng lớn là điều dưỡng. Trong khi lực lượng này đóng vai trò rất quan trọng trong chăm sóc, hỗ trợ người bệnh, có thể nói là “kề vai sát cánh” cùng người bệnh, nhất là ở các đơn vị cấp cứu, hồi sức, ung bướu... Còn đối với bác sĩ thì có rất nhiều người giỏi, tay nghề cao, chuyên môn tốt. “Người thầy thuốc nào cũng luôn mong muốn chăm sóc, bảo vệ tốt nhất cho người dân. Việc chuyển việc, nghỉ việc có thể đến từ nhiều lý do nên để giữ chân đội ngũ y tế, rất cần tổng thể nhiều giải pháp đồng bộ ở các cấp”, bác sĩ Phạm Thành Luân tâm sự.