Nguyên nhân hay bị bầm tím trên da

Tất cả chúng ta đều từng bị va đập hay bầm tím trên da. Vết bầm tím đó chỉ là những chấn thương tạm thời. Nhưng trong một số trường hợp, vết bầm cần phải được chăm sóc y tế.

Chấn động, va đập sẽ gây tổn thương cho các mô bên dưới da. Trong một số trường hợp, các mạch máu như tĩnh mạch và mao mạch bên dưới da sẽ bị vỡ, khiến máu rò rỉ ra xung quanh. Những gì chúng ta thấy trên da sẽ là vết bầm, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).

Nguyên nhân hay bị bầm tím trên da

Vết bầm nếu kèm theo sưng đau ở vùng da xung quanh, không thể cử động khớp, cơ bắp hoặc chi ở vùng bị chấn thương thì cần phải đi khám bác sĩ ngay

SHUTTERSTOCK

Từ lúc mới bị đến khi lành, vết bầm sẽ trải qua nhiều giai đoạn khác nhau và thay đổi màu sắc. Một vết bầm mới sẽ có màu đỏ. Sau 1 đến 2 ngày thì vết bầm chuyển sang màu đen, xanh hoặc tím. Nguyên nhân là do các tế bào hồng cầu bị rò rỉ khỏi mạch máu bị mất dần ô xy.

Trong 5 đến 10 ngày sau, vết bầm sẽ có màu xanh lục hoặc vàng. Lúc đó, cơ thể đang tiết ra các hợp chất để phá vỡ hemoglobin trong lượng máu rò rỉ. Đến ngày thứ 14, vết bầm sẽ lành dần và có thể chuyển sang màu vàng, nâu và tiếp tục mờ đi.

Thông thường, các vết bầm tím do chấn thương nhẹ sẽ khỏi trong khoảng 14 ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp cần phải được chăm sóc y tế.

\n

Những người trên 50 tuổi sẽ dễ bị bầm tím hơn người trẻ. Dùng các thuốc làm loãng máu, chất bổ sung hoặc có bệnh máu khó đông cũng dễ bị bầm hơn.

Mọi người chỉ nên lo khi vết bầm kèm theo một số triệu chứng như sưng ở vùng da xung quanh, xuất hiện cục u dưới da, không thể cử động khớp, cơ bắp hoặc chi ở vùng bị chấn thương. Tất cả những trường hợp này đều cần cần phải đi khám bác sĩ.

Da dễ bị bầm cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiềm ẩn. Nếu da dễ bị bầm mà kèm theo là các triệu chứng như suy giảm thị lực, nướu răng chảy máu bất thường, chảy máu cam thường xuyên, đi tiểu ra máu, phân có màu, bên dưới móng tay bị bầm thì cũng cần gặp bác sĩ kiểm tra, theo Medical News Today.

Tin liên quan

  • Bị bầm tím sau khi lấy máu hay tiêm vắc xin có sao không?
  • Chớ bao giờ làm 4 điều này khi bạn trên 60 tuổi!
  • 7 dấu hiệu bạn có thể có cục máu đông ‘chết người’

VIDEO ĐANG XEM NHIỀU

Đọc thêm

Nguyên nhân hay bị bầm tím trên da

Phát hiện mới: Loại thảo dược này làm giảm 50% mức cholesterol chỉ sau 3 tuần

Theo một nghiên cứu mới, nhụy hoa nghệ tây - còn gọi là Saffron - có thể làm giảm mức cholesterol LDL “xấu” chỉ sau 3 tuần, theo tờ Express.

Nguyên nhân hay bị bầm tím trên da

Kỳ quái người đàn ông mọc sừng trên đầu 'cậu nhỏ', cắt đi lại mọc tiếp

Các bác sĩ đã tiết lộ rằng một người đàn ông đã phát triển một chiếc sừng dài hơn 5 cm trên đầu 'cậu nhỏ' của mình.

Nguyên nhân hay bị bầm tím trên da

Thêm 475 ca mắc Covid-19, cảnh giác dịch bệnh truyền nhiễm mới

Chiều nay 22.10, Bộ Y tế thông báo trong nước ghi nhận thêm 475 ca mắc Covid-19, đồng thời cảnh báo dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp.

Nguyên nhân hay bị bầm tím trên da

4 nguyên tắc vàng người bệnh tiểu đường không thể bỏ qua

Đối với người bệnh tiểu đường, trong quá trình kiểm soát mức đường huyết cao, người bệnh phải dùng insulin hoặc các loại thuốc để giảm lượng đường trong máu.

Nguyên nhân hay bị bầm tím trên da

Chuyên gia: Một trong những thứ tốt nhất để giảm mức cholesterol cho bạn

Chuyên gia cho biết nấm có chứa một loại chất xơ có tác dụng làm giảm mức cholesterol.

Nguyên nhân hay bị bầm tím trên da

5 bệnh viện khám sàng lọc sớm ung thư vú miễn phí

Ung thư vú nếu phát hiện ở giai đoạn rất sớm tỷ lệ điều trị khỏi đạt 98%, nhưng ở giai đoạn cuối, tỷ lệ này còn khoảng 10%. Phụ nữ cần tầm soát ung thư vú khi 40 tuổi.

Nguyên nhân hay bị bầm tím trên da

Lạ lùng với ca bệnh dị ứng bột mì mỗi khi chạy bộ, tập thể thao

Dị ứng với bột mì, thậm chí đến mức ngất xỉu là trường hợp của nữ bệnh nhân 26 tuổi ở Hà Nội, hầu như mỗi khi hoạt động thể lực.

Nguyên nhân hay bị bầm tím trên da

Vì sao dù có yêu thế nào cũng không nên hôn chó ở miệng?

Nhiều người rất yêu chó cưng và xem chúng như người bạn thân thiết. Nhưng dù yêu quý chó thế nào thì các chuyên gia y tế khuyến cáo là không được hôn lên miệng chúng. Hành động này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Nguyên nhân hay bị bầm tím trên da

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Ngăn ngừa ung thư đơn giản bằng những cách này

'Mặc dù có một số yếu tố không thể thay đổi như do gien di truyền, nhưng có đến một nửa trường hợp ung thư có thể phòng ngừa được'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Nguyên nhân hay bị bầm tím trên da

Bác sĩ chỉ ra 5 điều nên làm để ngăn ngừa ung thư

Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng ngày càng nhiều người trẻ bị bệnh ung thư. Mặc dù có một số yếu tố không thể thay đổi như do gien di truyền… nhưng có đến một nửa trường hợp ung thư có thể phòng ngừa được.

Nguyên nhân hay bị bầm tím trên da

Khàn giọng đi khám phát hiện phình tách động mạch chủ chết người

Nam bệnh nhân người Mỹ, 68 tuổi, không rõ danh tính đi khám do bị khàn giọng và đau họng kéo dài đã 3 tháng.

Nguyên nhân hay bị bầm tím trên da

Nhận biết dấu hiện bệnh do cúm gia cầm có độc lực cao

Là virus có độc lực cao, virus cúm gia cầm lây sang người có thể gây bệnh nặng, tỷ lệ tử vong cao (khoảng 50%), cao hơn nhiều so với SARS-CoV-2 (0,4%).