Nguyên nhân bất cân xứng thông tin

1. Khái niệm

Thông tin bất cân xứng là khái niệm mô tả các tình huống trong đó những người tham gia tương tác trên thị trường nắm được thông tin khác nhau về giá trị

hoặc chất lượng của một tài sản đang được giao dịch trên thị trường đó.

Tóm lại thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên giao dịch có ít thông tin

hơn bên đối tác hoặc có thông tin nhưng thông tin không chính xác. Điều này khiến cho bên có ít thông tin hơn có những quyết định không chính xác khi thực

hiện giao dịch đồng thời bên có nhiều thông tin hơn cũng có những hành vi gây bất lợi cho bên kia khi thực hiện nghĩa vụ giao dịch.

Tình trạng thông tin bất cân xứng có thể xảy ra ở một số lĩnh vực như: ngân hàng, thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường đồ cũ, thị trường bảo hiểm, thị

trường chứng khoán....

2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng thông tin bất cân xứng

Nguyên nhân của tình trạng phi đối xứng về thông tin, theo Joseph Stiglitz, trước tiên là do những chủ thể kinh tế khác nhau quan tâm tới những đối tượng khác nhau và thông tin của họ khi về cùng một đối tượng sẽ khác nhau. Thường thì các chủ thể kinh tế hiểu mình rõ hơn là hiểu người khác. Mức độ chênh lệch về thông tin tùy thuộc vào cơ cấu, đặc trưng của thị trường.

Phi đối xứng thông tin còn có nguyên nhân nhân tạo. Chủ thể kinh tế tham gia giao dịch có thể cố tính che giấu thông tin để đạt được lợi thế trong đàm phán giao dịch.

2. Chi phí thẩm định hàng hóa Để biết rõ về chất lượng của một hàng hóa, người tiêu dùng phải bỏ ra một chi phí để thẩm định nó , được kí hiệu là C*. Lý tưởng nhất là họ có thể chọn ra một mẫu đại diện gồm những đơn vị hàng hóa để thử trước, rồi mới quyết định có mua hàng hóa hay không.

Có 3 nhóm hàng là: hàng hóa có thể thẩm định trước, hàng hóa chỉ thẩm định được khi dùng và hàng hóa không thể thẩm định. Sự khác biệt về chi phí thẩm định sẽ khiến các hàng hóa thuộc những nhóm khác nhau và ngay cả hàng hóa trong cùng một nhóm có thể gây ra mức độ nghiêm trọng khác nhau về thất bại do thông tin không đối xứng.

2. Mức độ chênh lệch trong mối quan hệ giữa giá cả và chất lượng. Nếu giữa giá cả và chất lượng có sự biến thiên mạnh thì người tiêu dùng sẽ phải chọn một mẫu thử rất lớn để có thể biết chắc về chất lượng hàng hóa. Điều này có thể khiến người tiêu dùng ngần ngại khi muốn thẩm định hàng hóa và nguy cơ thất bại thông tin bất cân xứng sẽ rất lớn.

2. Mức độ thường xuyên mua sắm Mức độ thường xuyên mua sắm đóng vai trò quan trọng để quyết định có hiện tượng thông tin bất cân xứng hay không. Nếu mức độ thường xuyên mua sắm tương đối lớn so với sự biến thiên của giá cả và chất lượng thì người tiêu dùng sẽ tích tụ được thông tin qua các lần mua sắm và hiện tượng thông tin bất cân xứng sẽ giảm. Nếu điều ngược lại xảy ra thì mức độ thất bại này có thể sẽ khá lớn. Tất nhiên việc mua sắm thường xuyên cũng sẽ giúp người tiêu dùng thành thạo hơn, nhờ đó chi phí thẩm định sẽ giảm và anh ta có thể chọn mẫu thử lớn hơn.

3. Hệ quả của thông tin bất cân xứng 3. Lựa chọn ngược Lựa chọn ngược hay còn gọi là lựa chọn bất lợi ( Abserve Selection-AS): là kết quả của thông tin bị che đậy, nó xảy ra trước khi thực hiện giao dịch hay nói cách khác trước khi ký hợp đồng. Lựa chọn ngược làm cho bên có ưu thế về thông tin có thể cung cấp những thong tin không trung thực về đối tượng được giao dịch cho bên kém ưu thế thông tin. Kết quả là, bên kém ưu thế về thông tin đồng ý hoàn thành giao dịch và nhận được thứ mình không mong muốn. Tình trạng này gây ra những tổn thất xã hội về nhiều vấn đề khác nhau như sức khỏe người tiêu dùng, sự mất lòng tin vào những sản phẩm tương tự có chất lượng tốt hơn trên thị trường ...

3. Rủi ro đạo đức Rủi ro đạo đức hay còn gọi là tâm lý ỷ lại(Moral hazard – MH): là tình trạng cá nhân hay tổ chức không còn động cơ để cố gắng hay hành động một cách hợp lý như trước khi giao dịch xảy ra. Tình trạng này xảy ra bên phía giao dịch nhiều thông tin hơn và che giấu hành vi của mình. Rủi ro đạo đức này sinh ra khi bên có ưu thế thông tin hiểu được tình thế thông tin phi đối xứng giữa các bên giao dịch và tự nhiên hình thành động cơ hành động theo hướng làm lợi cho bản than bất kể hành động có thể làm hại cho bên kém ưu thế thông tin.

3. Vấn đề người ủy quyền – người thừa hành Trong một cơ cấu doanh nghiệp thông thường, chủ sở hữu(người ủy nhiệm) thuê các nhà quản lý(người thừa hành) và trao cho họ một số quyền để điều hành

bằng, chứng chỉ được cấp. Các tổ chức đại diện có thể tư vấn về chất lượng của các loại hàng hóa đắt tiền, không đồng nhất và được mua sắm không thường xuyên như đại lý bất động sản, chuyên gia giám định đồ cổ, văn phòng tư vấn luật...

  • Cung cấp thông tin Người tiêu dùng có thể tự trang bị thêm thông tin cho mình bằng cách mua các thông tin được công bố thông qua việc đặt mua báo chí chuyên ngành.

Các công ty bảo hiểm thường xuyên cung cấp thông tin cho khách hàng, coi đó là 1 cách giảm thiểu thiệt hại cho mình. Thí dụ, các công ty bảo hiểm sức khỏe có thể phân phát các bản tin định kỳ cho khách hàng để giáo dục cách giữ vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.

4. Các giải pháp của chính phủ

  • Xây dựng các khuôn khổ pháp lý Chính phủ có thể tăng cường thêm độ tin cậy và hiệu lực cho các giải pháp tư nhân như ban hành các điều luật quy định tính trung thực của quảng cáo, xây dựng và đảm bảo hiệu lực thực thi của luật về bản quyền và sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp làm ăn chân chính, chống hàng giả, hàng nhái... Các quy định về bao bì nhãn mác sản phẩm cũng là một phần trong những nỗ lực của chính phủ để giúp phân biệt và đảm bảo chất lượng của hàng hóa trên thị trường.

  • Chính phủ đứng ra làm cơ quan chứng nhận, chứng chỉ Chính phủ cũng có thể hỗ trợ cho những cơ quan, tổ chức đóng vai trò “ bên thứ ba” của tư nhân hoạt động hiệu quả, hoặc trực tiếp đứng ra đảm nhận vai trò đó. Với uy tín và tính trung lập của mình, các tổ chức giám định chất lượng hàng hóa, cấp chứng chỉ, tư vấn tiêu dùng..ủa chính phủ thường được người tiêu dùng coi là những địa chỉ đáng tin cậy để tham khảo.

Bên cạnh bảo vệ người sản xuất, chính phủ cũng có những biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như là khuyến khích và đỡ đầu cho sự hoạt động của các hiệp hội người tiêu dùng, thành lập các tòa án xét xử tranh chấp thương mại....

  • Hỗ trợ việc cung cấp thông tin Trong những năm qua hoạt động xúc tiến thương mại của chính phủ Việt Nam, với nhiệm vụ quan trọng là cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu, đã được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao.

II. THỰC TRẠNG THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG TẠI THỊ

TRƯỜNG SỮA VIỆT NAM

Nguyên vật liệu cho ngành chế biến sữa Việt Nam hiện nay được lấy từ hai nguồn chính: sữa bò tươi thu mua từ các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa trong nước và nguồn sữa bột ngoại nhập. Trong thực tế, nguồn nguyên liệu sữa nội địa chỉ đáp ứng được khoảng 20-22% nhu cầu sản xuất trong nước, gần 80% nguyên liệu sữa bột hiện nay đều phải nhập khẩuồn sữa tươi thu mua từ các hộ nông dân không đủ cung cấp cho các nhà máy trong nước, nên các nhà máy phải nhập khẩu sữa bột để sản xuất. Chính vì vậy, trong nhiều năm qua, hầu hết doanh nghiệp sản xuất và chế biến sữa vẫn phải nhập nguyên liệu sữa bột để sản xuất.

Một trong những thách thức lớn của ngành sữa hiện nay là khâu nguyên liệu. Theo Bộ NN&PTNT, cả nước có khoảng 170 con bò sữa, tốc độ tăng trưởng khoảng 13,6%/năm, năng suất sữa bình quân khoảng 3,88 tấn/bò vắt sữa/năm, sản lượng sữa đạt gần 400 tấn nhưng mới đáp ứng khoảng 25,5% nhu cầu tiêu dùng trong nước. Năm 2013 vẫn phải nhập gần 841 triệu USD sữa và sản phẩm sữa cho nhu cầu tiêu dùng. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 54 công ty sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh sữa, chưa kể có hàng trăm tổng đại lí phân phối sữa, trong đó, 70% thị trường vẫn phụ thuộc vào nguồn sữa ngoại.

Thị phần sản xuất sữa trên thị trường Việt Nam của một số ty lớn như sau: Vinamilk chiếm 40%, Dutch Lady là 25, Mộc Châu là 10%, IDP là 5%, Hanoimilk là 5% và các công ty khác 15%.

Số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam năm 2013 là xấp xỉ 1,1 tỷ USD, tăng hơn 130% so với năm 2012. Theo số liệu mới nhất, 4 tháng đầu năm nay, giá trị nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam là hơn 362,2 triệu USD

Trong khi thị trường sữa bột chủ yếu do các hãng nước ngoài như Abbot, Mead Johnson, Nestle, FrieslandCampina nắm thị phần thì thị trường sữa nước có thể coi là phân khúc tạo cơ hội cho doanh nghiệp nội. Thị trường sữa nước có giá trị khoảng 1 tỷ USD. Nếu cách đây vài năm chỉ một vài tên tuổi như Vinamilk hay Dutch Lady chiếm lĩnh hầu hết thị trường thì nay hàng chục thương hiệu từ TH True Milk, Mộc Châu, Ba Vì, Dalatmilk, Lothamilk, Nutifood, gia nhập với mức giá chênh lệch không nhiều.