Người pha chế đồ uống tiếng anh là gì năm 2024

Nhân viên pha chế là vị trí công việc được nhắc đến rất nhiều trong các nhà hàng – khách sạn, nhưng không phải ai cũng biết nhân viên pha chế tiếng Anh là gì? Mức lương công việc này hiện nay là bao nhiêu?…

Trong các nhà hàng – khách sạn, nhân viên pha chế các loại cà phê được gọi là Barista và Bartender là tên gọi dùng để chỉ nhân viên pha chế rượu, cocktail, mocktail. Vì tính chất công việc không giống nhau nên thường thì Barista và Bartender sẽ làm việc ở 2 quầy pha chế khác nhau với các trang thiết bị, dụng cụ riêng.

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ Khách sạn – Nhà hàng – Du lịch, nghề Bartender – Barista hiện rất hot hiện nay, được nhiều bạn trẻ chọn theo đuổi. Để làm tốt công việc của một nhân viên pha chế trong các khách sạn – nhà hàng cũng như tìm cơ hội thăng tiến trong nghề, bạn không chỉ cần am hiểu kiến thức chuyên môn ngành pha chế, “nằm lòng” các công thức, thành thạo các thao tác pha chế mà còn phải có kỹ năng giao tiếp tốt bằng tiếng Anh.

Mức lương nhân viên pha chế trong các nhà hàng – khách sạn?

Theo các số liệu mà chúng tôi ghi nhận được, mức lương nhân viên Bartender – Barista trong các khách sạn – nhà hàng hiện dao động trong khoảng 5 – 7 triệu đồng/ tháng. Đặc biệt, với những Bartender có kỹ năng trình diễn pha chế thì mức thu nhập mỗi tháng sẽ không dưới hai con số. Với những nhân viên pha chế làm việc chính thức trong các khách sạn – khu nghỉ dưỡng, ngoài lương cơ bản, hàng tháng vị trí này còn nhận được tiền phí dịch vụ [Service charge].

Trở thành nhân viên Bartender – Barista là một trong những nấc thang đầu tiên trong lộ trình thăng tiến, phát triển sự nghiệp của nghề pha chế:

Nếu là một học viên pha chế mới ra nghề chưa có nhiều kỹ năng, bạn nên bắt đầu với vị trí phụ Bar [Bar Back]. Khi đã trở thành một nhân viên pha chế, muốn thăng tiến trong nghề, bạn cần nỗ lực học hỏi, chủ động nâng cao trình độ tay nghề, trang bị cho mình những kiến thức nghề nghiệp cần thiết. Thời gian thăng tiến nhanh hay chậm trong nghề pha chế chủ yếu phụ thuộc vào lòng đam mê – tình yêu nghề và sự nỗ lực của chính bạn…

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây, hy vọng đã giúp bạn biết được nhân viên pha chế tiếng Anh là gì? Mức lương công việc này hiện nay là bao nhiêu?…

Công việc của bartender không đơn thuần chỉ là pha chế. Nếu bạn có những đam mê về nghề này bạn có thể sáng tạo thêm những "skill" khiến cho khách hàng của bạn thích bạn nhiều hơn đấy chứ. Nhưng, bạn là người mới ra nghề, bạn đã biết đến những kiến thức cơ bản của bartender chưa? Xem tiếp: Kiến thức cơ bản về bartender

Drip Coffee hay còn gọi là Pourover Coffee, một phương pháp pha cà phê đơn giản nhưng mang đến hương vị cà phê thuần khiết, vô cùng quyến rũ. Drip Coffee sử dụng phương pháp nhỏ giọt bằng giấy lọc và một dụng cũ gần giống với phin cà phê của Việt Nam. xem tiếp: Drip coffee là gì? Cách pha cà phê theo phương pháp drip coffee

Nguồn bài viết: //daotaophache.bravesites.com/entries/bartender/nhan-vien-pha-che-tieng-anh-la-gi

Là một trường dạy pha chế chuyên nghiệp. Chuyên đào tạo về bartender và barista chuyên nghiệp do các giảng viên là những người đến từ những quán bar hoặc những hotel 5* của Tp Hồ Chí Minh Địa chỉ: 1421 Phạm Thế Hiển, Phường 6, Quận 8, Hồ Chí Minh, Vietnam SĐT: 0122.456.168 Email: truongdaotaophache@gmail.com View all posts by truongdaotaophache

Pha chế tiếng Anh là gì, quầy pha chế tiếng Anh là gì, nhân viên pha chế tiếng Anh là gì, và hàng trăm từ vựng, thuật ngữ dành cho dân phá chế là nội dung mà Hotelcareers muốn chia sẻ với các bạn trong bài viết này.

Một số khái niệm pha chế tiếng Anh

Pha chế tiếng Anh là gì?

1. Pha chế tiếng Anh là gì?

Pha chế trong tiếng Anh được gọi là “bartending” hoặc “mixology.” Cả hai từ này đều liên quan đến quá trình tạo ra hoặc pha chế các loại đồ uống có cồn và không có cồn trong một quầy bar hoặc nhà hàng.
  • Bartending: Đây là công việc của bartender, người chịu trách nhiệm pha chế và phục vụ đồ uống cho khách hàng. Bartender thường làm việc tại các quầy bar hoặc nhà hàng và cần có kiến thức về cách pha chế, phục vụ, và tạo ra các loại cocktail và đồ uống khác.
  • Mixology: Mixology là một khía cạnh cao cấp hơn của pha chế, trong đó người làm mixologist [hoặc mixologue] chuyên nghiệp tập trung vào việc tạo ra các loại cocktail và đồ uống phức tạp với sự chú tâm đến hương vị, hình thức và sáng tạo. Mixologist thường là những nghệ sĩ pha chế và có kiến thức sâu về các loại thức uống và cách kết hợp các thành phần để tạo ra các trải nghiệm du lịch độc đáo cho khách hàng.

Cả hai lĩnh vực này đều đòi hỏi kiến thức về các loại rượu, lịch sử và kỹ thuật pha chế, cũng như khả năng tạo ra các món đồ uống ngon và thú vị cho khách hàng.

2. Quầy pha chế tiếng Anh là gì?

“Quầy pha chế” trong tiếng Anh được gọi là “bar counter” hoặc đơn giản là “bar.” Đây là nơi nơi bartender [người pha chế] hoặc mixologist [chuyên gia pha chế] tạo ra và phục vụ các đồ uống có cồn và không có cồn cho khách hàng. Quầy pha chế thường được thiết kế với các ngăn đựng rượu, công cụ pha chế và chỗ để phục vụ khách hàng.

3. Nhân viên pha chế tiếng Anh là gì?

Nhân viên pha chế trong tiếng Anh có thể được gọi là “bartender” hoặc “barista,” tùy thuộc vào ngữ cảnh và loại đồ uống họ pha chế.

  • Bartender: Đây là thuật ngữ thường được sử dụng cho những người làm việc tại các quầy bar hoặc nhà hàng và chuyên pha chế và phục vụ đồ uống có cồn như cocktail, bia, và rượu. Bartender cũng có thể pha chế các đồ uống không có cồn nếu được yêu cầu.
  • Barista: Đây là thuật ngữ thường được sử dụng cho những người làm việc tại các quán cà phê và chuyên về pha chế các đồ uống có cà phê như espresso, cappuccino, latte và các đồ uống liên quan. Barista có kiến thức sâu về cà phê và thường làm việc với máy pha cà phê chuyên nghiệp.

Lưu ý rằng việc sử dụng bartender hay barista phụ thuộc vào ngữ cảnh và loại cơ sở dịch vụ, nhưng cả hai từ đều liên quan đến việc pha chế và phục vụ đồ uống.

Tiếng Anh chuyên ngành pha chế

Tiếng Anh chuyên ngành pha chế là những thuật ngữ, từ vựng, mẫu câu tiếng Anh sử dụng trong quá trình làm công việc pha chế nơi quầy bar. Các thuật ngữ, từ vựng, mẫu câu này có tính toàn cầu và tính đặc trưng của ngành. Những người làm nghề pha chế phải học tập, nắm bắt, hiểu rõ ý nghĩa của các thuật ngữ để thuận tiện trong công việc cũng như giao tiếp với khách hàng.

Từ vựng tiếng Anh về nguyên liệu pha chế

  • Base: Các loại rượu nền được dùng trong pha chế Cocktail như: Rum, Vodka, Brandy, Gin, Whisky…
  • Zest: Vỏ chanh, cam được nặn tinh dầu lên trên bề mặt ly thức uống.
  • Twist: Vỏ chanh, cam được gọt dài và mỏng thả vào trong ly thức uống.
  • Spiral: Vỏ cam, chanh được gọt theo hình xoắn ốc để trang trí ly thức uống.
  • Strawberry: Quả dâu tây.
  • Cherry: Quả cherry [Anh đào].
  • Blueberry: Quả việt quất.
  • Raspberry: Quả mâm xôi.
  • Berries: Quả mọng.
  • Peppermint: Lá bạc hà.

Từ vựng tiếng Anh về dụng cụ pha chế

Tiếng Anh về dụng cụ pha chế

  • Bottle: Chai
  • Can: Lon
  • Fork: Cái nĩa
  • Spoon: Thìa/Muỗng
  • Tablespoon: Thìa to/Thìa canh
  • Teaspoon: Thìa nhỏ/Thìa cà phê
  • Cup: Chén/Cốc
  • Jigger: Ly định lượng
  • Cocktail Shaker: Bình lắc cocktail
  • Shaker Standard: Bình lắc tiêu chuẩn
  • Shaker Boston: Bình lắc 1 nửa là Inox, 1 nửa là thủy tinh
  • Channel Knife Citrus Zester: Dao cắt sợi
  • Glass: Cốc, ly thủy tinh
  • Jar: Lọ thủy tinh
  • Wine glass: Ly uống rượu
  • Freezer: Ngăn lạnh
  • Refrigerator: Tủ lạnh
  • Ice tray: Khay đá
  • Blender: Máy xay sinh tố
  • Peeler: Dao bào
  • Lemon squeezer: Dụng cụ vắt chanh
  • Sieve: Cái rây
  • Strainers: Lọc
  • Straw: Ống hút
  • Sink: Bồn rửa
  • Beer glass: cốc bia
  • Beer mat: miếng lót cốc bia

Từ vựng tiếng Anh về kỹ thuật pha chế

Tiếng Anh về kỹ thuật pha chế

  • Mix: Trộn lẫn nguyên liệu
  • Cut: Cắt
  • Slice: Cắt nguyên liệu thành lát
  • Jounce: Lắc, xóc nảy lên
  • Peel: Lột vỏ, gọt vỏ của trái cây hay rau củ
  • Pour: Đổ, rót; vận chuyển chất lỏng từ vật chứa này sang vật chứa khác.
  • Stir: Khuấy; trộn các nguyên liệu
  • Clarify: Gạn, gạn cặn, lọc, lọc sạch, lọc trong
  • Citrus wedge: Cắt trái cây hình múi [Ngoài việc trang trí còn dùng để vắt vào thức uống]
  • Citrus twist: Cắt vỏ trái cây thành vòng xoắn ngắn
  • Citrus spiral: Cắt vỏ trái cây thành vòng xoắn dài
  • Citrus wheel: Cắt trái cây hình bánh xe
  • Citrus slice: Cắt trái cây hình nửa bánh xe
  • Citrus zest: Bào nhỏ vỏ trái cây và rải trực tiếp lên mặt thức uống
  • Fruit flag: Trang trí hình cánh buồm
  • Fruit boat: Trang trí hình con thuyền
  • Neat: Cách pha chế cocktail không sử dụng đá, có thành phần là các nguyên liệu hoàn toàn nguyên chất như: B52, Saketini, White Lady…
  • On The Rocks: Là kiểu pha chế những loại thức uống có cồn được phục vụ trong ly có sẵn đá hoặc dùng với đá viên như: Zombie, Mai Tai, Casablanca…
  • Soda Out: Chỉ những loại cocktail được rót soda lên trên như: Americano, Tom Collins, Negroni, Gin Fizz…
  • Straight-up: Chỉ những loại cocktail được pha chế cùng với đá, sau đó lọc bỏ đá để ly cocktail phục vụ giữ được độ mát lạnh vừa phải để thực khách có thể uống ngay như: Margarita, Cosmopolitan…
  • Virgin: Chỉ những loại thức uống không có cồn hay Mocktail.
  • Fancy Drinks: là những loại thức uống do chính các Bartender đó sáng chế ra.

Từ vựng tiếng Anh về chức vụ trong quầy bar

Tiếng Anh về chức vụ trong quầy bar

  • Barman: Nam phục vụ quầy rượu
  • Barmaid: Nữ phục vụ quầy rượu
  • Bartender: Nhân viên phục vụ quầy rượu
  • Barista: Nhân viên pha chế cà phê
  • Barboy: Phụ bar
  • Head Bartender/ Shift Leader: Bar trưởng
  • Beverage Supervisor: Giám sát pha chế
  • Beverage Manager: Quản lý pha chế
  • F&B Manager: Quản lý bộ phận ẩm thực
  • Director of F&B: Giám đốc bộ phận ẩm thực

Từ vựng tiếng Anh về các loại đồ uống có cồn

Tiếng Anh về các loại đồ uống có cồn

  • Cocktail: Hỗn hợp đồ uống có cồn
  • Alcohol: Đồ uống có cồn
  • Aperitif: Rượu khai vị
  • Ale: Bia truyền thống Anh
  • Beer: Bia
  • Bitter: Rượu đắng
  • Cider: Rượu táo
  • Lager: Bia vàng
  • Shandy: Bia pha nước chanh
  • Stout: Bia đen
  • Wine: Rượu
  • Red wine: Rượu vang đỏ
  • White wine: Rượu vang trắng
  • Rose wine: Rượu nho hồng
  • Sparkling wine: Rượu có ga
  • Champagne: Rượu sâm banh
  • Martini: Rượu Martini
  • Liqueur: Rượu mùi
  • Brandy: Rượu brandy
  • Gin: Rượu gin
  • Rum: Rượu rum
  • Whisky, whiskey: Rượu whisky
  • Vodka: Rượu vodka

Từ vựng tiếng Anh về các loại đồ uống nóng

Tiếng Anh về các loại đồ uống nóng

  • Cocoa: Ca cao
  • Coffee: Cà phê
  • Black coffee: Cà phê đen
  • Decaffeinated coffee hoặc Decaf coffee: Cà phê đã lọc chất caffeine
  • Fruit tea: Trà hoa quả
  • Green tea: Trà xanh
  • Herbal tea: Trà thảo mộc
  • Hot chocolate: Sô cô la nóng
  • Tea: Trà
  • Tea bag: Trà túi lọc

Từ vựng tiếng Anh về các loại đồ uống lạnh

Tiếng Anh về các loại đồ uống lạnh

  • Cola/coke: Nước ngọt coca cola
  • Fruit juice: Nước ép hoa quả
  • Grapefruit juice: Nước ép bưởi
  • Orange juice: Nước ép cam
  • Pineapple juice: Nước ép dứa
  • Tomato juice: Nước ép cà chua
  • Iced tea: Trà đá
  • Lemonade: Nước chanh
  • Lime cordial: Rượu chanh
  • Milkshake: Sữa khuấy bọt
  • Orange squash: Nước cam ép
  • Pop: Nước uống sủi bọt
  • Smoothie: Sinh tố
  • Avocado smoothie: Sinh tố bơ
  • Strawberry smoothie: Sinh tố dâu tây
  • Tomato smoothie: Sinh tố cà chua
  • Sapodilla smoothie: Sinh tố sapoche/ hồng xiêm
  • Squash: Nước ép
  • Water: Nước lọc
  • Mineral water: Nước khoáng
  • Still water: Nước không ga
  • Sparkling water: Sô đa
  • Tap water: Nước vòi

Từ vựng tiếng Anh sử dụng ở quầy bar

Một số từ vựng thường sử dụng ở quầy bar

  • Drunk: Say rượu
  • Hangover: Mệt sau cơn say
  • Pub: Quán rượu
  • Sober: Không say/tỉnh táo
  • Spirits: Rượu mạnh
  • Tipsy: Ngà ngà say
  • Wine glass: Cốc rượu
  • Acidity: Dùng để chỉ độ chua tự nhiên hay tính axit trong cà phê
  • Americano: Là cà phê espresso nhưng được pha loãng với lượng nước gấp đôi
  • Aroma: Dùng để chỉ mùi hương của cà phê được cảm nhận bằng mũi
  • Latte: Loại cà phê của ý được pha chế bằng cách đổ sữa vào cà phê espresso
  • Sweet: Vị ngọt của cà phê
  • Tone: Màu sắc của cà phê, thường xuất hiện với 3 màu sáng – trung bình – đậm
  • Solo: 1 tách cà phê
  • Mocha: Là một loại đồ uống nóng pha trộn giữa cà phê espresso được pha bằng hơi nước và chocolate nóng
  • Bland: Hương vị nhạt thường được tìm thấy trong cà phê robusta
  • Briny: Vị mặn của cà phê
  • Cappuccino: Là một cách pha chế cà phê của Ý, bao gồm ba phần đều nhau: cà phê espresso pha với một lượng nước gấp đôi [espresso lungo], sữa nóng và sữa sủi bọt
  • Cupping: Quá trình thử nếm để đánh giá chất lượng cà phê
  • Demitasse: Tách nhỏ dùng để phục vụ espresso
  • Doppio: 1 tách cà phê, đồng nghĩa với solo
  • Caffeine: Là một chất hóa học có trong cà phê, trà, cola, guarana, mate, và các sản phẩm khác
  • Binge drinking: Cuộc chè chén say sưa
  • Crema: Lớp bọt khí màu nâu nằm trên bề mặt ly espresso
  • Espresso: Là cà phê được pha chế bằng cách dùng nước nóng nén dưới áp suất cao qua bột cà phê được xay mịn

Mẫu câu tiếng Anh giao tiếp ở quầy bar

Tiếng Anh giao tiếp ở quầy bar

  • Good morning/ Afternoon/ Evening, Sir/ Madam. Would you like something to drink?/ Which drink would you like to order, Sir/ Madam?: Xin chào, Ông/ Bà dùng thức uống gì?
  • Here’s your drink list, Sir/ Madam: Đây là thực đơn thức uống, thưa Ông/ Bà
  • May/Can I take the order now, Sir/Madam?: Bây giờ tôi có thể lấy thức uống Ông/ Bà gọi được không?
  • Would you like to drink with ice or without ice, Sir/Madam?: Với đá hay không đá, thưa Ông/ Bà?
  • Please, wait a moment, I’ll make it right now: Vui lòng chờ giây lát, tôi sẽ làm thức uống ngay.
  • Excume Sir/ Madam. Here’s your drink. Sir/Madam: Đây là thức uống của Ông/ Bà
  • Enjoy your drink. Sir/ Madam: Thưởng thức thức uống, thưa Ông/ Bà
  • What kind of [Or which] beer/Fruit juice/Cocktail/Coffee, would you like to order, Sir/Madam?: Loại bia – Nước trái cây – Cocktail – Cà phê nào Ông/Bà gọi?
  • We have got . . .: Chúng tôi có . . .
  • What are the ingredients of . . . ?: Thành phần của món này là gì?
  • It is made with . . . We are sure you will like it: Nó được làm với … Chúng tôi chắc chắn Ông/ Bà sẽ hài lòng.
  • Would you like one more bottle/can/drink . . . Sir/ Madam?: Ông/ Bà có muốn dùng thêm 1 chai, lon, ly . . . nữa không?
  • Would you like another drink, Sir/ Madam or May I serve you another drink, Sir/Madam?: Ông/ Bà có muốn dùng thức uống khác không?
  • Thank you very much, Sir/ Madam. Enjoy your time or have a good time: Cám ơn nhiều, Ông/ Bà. Xin tự nhiên và vui vẻ.
  • Here’s your bill, Sir/ Madam: Đây là hóa đơn của Ông/ Bà
  • Here’s your change, Sir/Madam: Đây là tiền thối của Ông/Bà
  • Thank you very much for your coming, Sir/ Madam. Good bye, have a good day/night: Cám ơn rất nhiều Ông/ Bà đã tới. Xin chào tạm biệt và chúc ngủ ngon.
  • We hope you will come back, Sir/ Madam: Chúng tôi hy vọng Ông/ Bà sẽ quay lại.

Hotelcareers.vn vừa chia sẻ với các bạn những từ vựng, mẫu câu tiếng Anh pha chế. Hi vọng, những thông tin kiến thức này sẽ giúp ích cho các bạn trong công việc cũng như cuộc sống. Chúc các bạn sức khỏe và thành công!

Người pha chế trà sữa tiếng Anh là gì?

- Bubble tea barista là người chuyên pha chế và phục vụ bubble tea [trà sữa], một loại thức uống trà có hạt trân châu. Bubble tea barista có kiến thức về các loại trà, hạt trân châu và kỹ thuật pha chế bubble tea để tạo ra các thức uống ngon và hấp dẫn cho khách hàng.

Người pha chế đồ uống gọi là gì?

Nghề pha chế là một trong những nghề thuộc nhóm ngành Nhà hàng – Khách sạn [NHKS]. Để định nghĩa rõ ràng về nghề pha chế, người ta thường gọi chung là Bartender.

Nhân viên phà tra tiếng Anh là gì?

bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những từ quen thuộc như: “Bartender” hay “Barista”. - Bartender là một từ tiếng anh - được hiểu là nhân viên pha chế các loại đồ uống có cồn, đồ uống nhẹ từ các nguyên liệu khác nhau như: rượu, nước hoa quả, nước ngọt có ga…

Người pha cà phê tiếng Anh là gì?

Nghề pha chế được chia ra làm hai nghiệp vụ khác nhau: Barista [người pha chế cà phê] và Bartender [người pha chế đồ có cồn].

Chủ Đề