Người dân khai báo y tế ở đâu

1. Các cách khai báo y tế khi bị F0

1.1. Khai báo với y tế xã, phường nơi mình sinh sống

Khai báo với y tế xã, phường là cách khai báo y tế được ưu tiên số một đối với những người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19.

Khi có triệu chứng nghi nhiễm hoặc có kết quả xét nghiệm (test nhanh hoặc test PCR) dương tính với Covid-19, công dân cần báo ngay cho cơ sở y tế xã, phường nơi mình đang sinh sống để được hướng dẫn cách ly, điều trị.

Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, việc khai báo y tế là vô cùng quan trọng. Chỉ khi khai báo nhiễm Covid-19 với y tế xã, phường, người bệnh mới có cơ sở để được cấp Giấy nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cho F0.

Hiện nay, vẫn chưa có quy định thống nhất về quy trình xử lý, tiếp nhận thông tin khai báo y tế đối với F0. Do đó, mỗi địa phương sẽ có cách xử lý, tiếp nhận thông tin khai báo khác nhau.

Thông thường, y tế địa phương sẽ tiếp nhận khai báo y tế trực tiếp tại trụ sở hoặc thông qua số điện thoại đường dây nóng.

Nếu đến trực tiếp trạm y tế phường để thực hiện khai báo. Khi đi chú ý đeo khẩu trang, tránh tụ tập đông người và mang theo Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, bộ test nhanh Covid-19 (nếu có).

Trường hợp không thể đến trực tiếp, người dân có thể gọi điện khai báo thông qua số điện thoại đường dây nóng của y tế xã, phường hoặc số điện thoại của cán bộ y tế phụ trách.

Tại Hà Nội, người dân có thể liên hệ với các đường dây nóng sau đây:

1.2. Khai báo y tế online

Ngoài khai báo với y tế xã, phường, người dân cũng có thể sử dụng tính năng khai báo y tế qua ứng dụng PC-Covid hoặc khai báo trên website http://tokhaiyte.vn.

Khai báo qua ứng dụng PC-Covid

Bước 1: Tải ứng dụng PC-Covid

Bước 2: Mở ứng dụng PC-Covid, chọn mục Khai báo y tế

Bước 3: Khai báo theo hướng dẫn

Bước 4: Gửi tờ khai

Khai báo trên trang http://tokhaiyte.vn

Khai báo y tế trên trang http://tokhaiyte.vn

Bước 1: Truy cập trang http://tokhaiyte.vn, lựa chọn đối tượng khai báo và nhập số điện thoại.

Bước 2: Sau khi nhập mã OTP, hệ thống sẽ chuyển sang trang Tờ khai y tế.

Người dùng chọn ngôn ngữ khai báo và nhập toàn bộ thông tin theo yêu cầu của hệ thống

Bước 3: Nhập mã bảo mật và gửi tờ khai.

Người dân khai báo y tế ở đâu

2. F0 bệnh nhẹ tự điều trị tại nhà được thì có cần khai báo không?

Việt Nam đã chính thức công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc từ ngày 23/01/2020 với tính chất là bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ đại dịch toàn cầu.

Trong đó, tại khoản 1 Điều 47 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định:

Khi có dịch, người mắc bệnh dịch hoặc người phát hiện trường hợp mắc bệnh dịch hoặc nghi ngờ mắc bệnh dịch phải khai báo cho cơ quan y tế gần nhất trong thời gian 24 giờ, kể từ khi phát hiện bệnh dịch.

Căn cứ quy định trên, bất kỳ trường hợp nào mắc Covid-19 cũng đều phải khai báo y tế. Nếu biết mình nhiễm bệnh nhưng cố tình che giấu hoặc không khai báo, người vi phạm có thể sẽ bị phạt hành chính hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hiện nay, phần lớn người trên 18 tuổi tại Việt Nam đều đã được tiêm 02 - 03 mũi vắc xin Covid-19, do vậy, các triệu chứng khi nhiễm bệnh cũng phần nào được giảm nhẹ. Do đó, dần xuất hiện tình trạng F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ né tránh việc khai báo y tế.

Mặc dù vi rút Covid-19 đã không quá đáng sợ như khi mới xuất hiện, tuy nhiên người mắc Covid-19 cũng không nên có suy nghĩ chủ quan. Hãy khai báo y tế khi có triệu chứng nghi nhiễm hoặc ngay khi phát hiện mắc Covid-19 để được theo dõi sức khỏe và có phương pháp điều trị phù hợp.

3. F0 âm thầm điều trị không khai báo: Vừa mất quyền lợi, vừa có nguy cơ bị phạt

Căn cứ khoản 3 Điều 7 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, nếu phát hiện bản có triệu chứng mắc Covid-19 mà không kịp thời thời khai báo y tế hoặc khai báo y tế gian dối thì có thể bị phạt hành chính từ 10 - 20 triệu đồng.

Trường hợp biết mình có bệnh nhưng không khai báo khiến lây lan bệnh cho người khác, người vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người quy định tại Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt tiền lên đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù đến 12 năm.

Khi không khai báo y tế, ngoài nguy cơ bị phạt, người lao động mắc Covid-19 còn tự đánh mất một khoản trợ cấp ốm đau do bảo hiểm xã hội chi trả vì không có Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội do y tế xã, phường cấp.

Trên đây là 2 cách khai báo y tế khi bị F0 và các quy định liên quan đến phòng, chống Covid-19. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Trọn bộ Cẩm nang dành cho F0

Khai báo với y tế xã, phường nơi sinh sống

Khai báo với y tế xã, phường là cách khai báo y tế được ưu tiên số một đối với những người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19.

Khi có triệu chứng nghi nhiễm hoặc có kết quả xét nghiệm (test nhanh hoặc test PCR) dương tính với COVID-19, công dân cần báo ngay cho cơ sở y tế xã, phường nơi mình đang sinh sống để được hướng dẫn cách ly, điều trị.

Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, việc khai báo y tế vô cùng quan trọng. Vì khi khai báo nhiễm COVID-19 với y tế xã, phường, người bệnh mới có cơ sở để được cấp Giấy nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cho F0.

Thông thường, y tế địa phương sẽ tiếp nhận khai báo y tế trực tiếp tại trụ sở hoặc thông qua số điện thoại đường dây nóng.

Nếu đến trực tiếp trạm y tế phường để thực hiện khai báo. Khi đi chú ý đeo khẩu trang, tránh tụ tập đông người và mang theo Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, bộ test nhanh COVID-19 (nếu có).

Trường hợp không thể đến trực tiếp, người dân có thể gọi điện khai báo thông qua số điện thoại đường dây nóng của y tế xã, phường hoặc số điện thoại của cán bộ y tế phụ trách.

Khai báo y tế online

Ngoài khai báo với y tế xã, phường, người dân cũng có thể sử dụng tính năng khai báo y tế qua ứng dụng PC-COVID hoặc khai báo trên website http://tokhaiyte.vn.

Khai báo qua ứng dụng PC-COVID

Bước 1: Tải ứng dụng PC-COVID.

Bước 2: Mở ứng dụng PC-COVID, chọn mục Khai báo y tế.

Bước 3: Khai báo theo hướng dẫn.

Bước 4: Gửi tờ khai.

Khai báo trên trang http://tokhaiyte.vn

Khai báo y tế trên trang http://tokhaiyte.vn

Bước 1: Truy cập trang http://tokhaiyte.vn, lựa chọn đối tượng khai báo và nhập số điện thoại.

Bước 2: Sau khi nhập mã OTP, hệ thống sẽ chuyển sang trang Tờ khai y tế.

Người dùng chọn ngôn ngữ khai báo và nhập toàn bộ thông tin theo yêu cầu của hệ thống.

Bước 3: Nhập mã bảo mật và gửi tờ khai.

Người nhiễm COVID-19 không khai báo bị xử phạt thế nào?

Theo Điểm a Khoản 3 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế: Người có hành vi “che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mặc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A” sẽ bị xử phạt từ 10 - 20 triệu đồng.

Trong khi đó, theo Quyết định 219/QĐ-BYT của Bộ Y tế, COVID-19 đã được liệt kê là một trong những bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

Như vậy, người nhiễm COVID-19 che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời tình trạng bệnh với Trạm y tế nơi đang sinh sống sẽ bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng.

Người dân khai báo y tế ở đâu

Người dân khai báo y tế ở đâu

Người dân khai báo y tế ở đâu
Người dân khai báo y tế ở đâu
Người dân khai báo y tế ở đâu
Người dân khai báo y tế ở đâu

Người dân khai báo y tế ở đâu

Người dân khai báo y tế ở đâu

Người dân khai báo y tế ở đâu

Người dân khai báo y tế ở đâu

Người dân khai báo y tế ở đâu

Người dân khai báo y tế ở đâu

Người dân khai báo y tế ở đâu

Người dân khai báo y tế ở đâu

  Dịch vụ công trực tuyến

Người dân khai báo y tế ở đâu

  Phần mềm Quản lý văn bản

Người dân khai báo y tế ở đâu

  Phần mềm QLHS Một cửa 

Người dân khai báo y tế ở đâu

  Phần mềm Một cửa (Mới)

Người dân khai báo y tế ở đâu

  Tiếp nhận ý kiến công dân 

Người dân khai báo y tế ở đâu

  Danh mục TTHC công 

Người dân khai báo y tế ở đâu

  Tra cứu hồ sơ Một cửa 

Người dân khai báo y tế ở đâu

  Thư điện tử TP Hà Nội 

Người dân khai báo y tế ở đâu

  Thông tin người phát ngôn

Lượt truy cập trong tuần: 78117

Lượt truy cập trong tháng: 0

Lượt truy cập trong năm: 7167529

Tổng số truy cập: 34962801


Page 2

4 biến thể phụ nào của Omicron khiến ca mắc mới, bệnh nhân COVID-19 nặng ở nước ta tăng nhanh?

Theo thống kê của Bộ Y tế, trong mấy ngày gần đây ca COVID-19 tăng khoảng 700- 800 ca/ ngày; số bệnh nhân nặng cũng gia tăng; ca tử vong cũng có dấu hiệu tăng; Trong khi qua đánh giá các ca bệnh COVID-19 nặng và tử vong, có khoảng 35% số ca bệnh chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ vaccine phòng COVID-19.

Ca COVID-19 tăng khoảng 700- 800 ca/ ngày

Bộ Y tế cho biết ngày 30/8 có 3.241 ca COVID-19 mới, tăng hơn 800 ca so với ngày trước đó. Đây cũng là ngày thứ 3 liên tiếp, số ca mắc COVID-19 tăng trung bình khoảng 700 - hơn 800 ca mới/ ngày.

Trong ngày có hơn 13.000 bệnh nhân khỏi và số ca tử vong nhiều nhất trong giai đoạn vừa qua với 4 trường hợp/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.408.952 ca nhiễm, đứng thứ 12/227quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 114.980 ca nhiễm).

Đến tổng số người mắc COVID-19 được điều trị khỏi ở nước ta là: 10.170.271 ca; Trong số các bệnh nhân đang theo dõi, điều trị, số trường hợp thở ô xy là 137 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 124 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 4 ca; Thở máy không xâm lấn: 2 ca; Thở máy xâm lấn: 7 ca. Số bệnh nhân nặng này tăng thêm khoảng 30 trường hợp so với ngày trước đó.

Bệnh nhân COVID-19 nặng tăng, Bộ Y tế đề nghị đẩy mạnh tiêm vaccine phòng COVID-19

Theo Bộ Y tế, trong thời gian gần đây, số ca mắc mới bệnh COVID-19, số ca phải nhập viện, số ca nặng đang có chiều hướng gia tăng, nhiều địa phương đã ghi nhận các biến thể mới của virus (BA.4, BA.5, BA.2.75, BA.2.12.1) với khả năng lây nhanh hơn biến chủng gốc, lại xuất hiện nhiều bệnh dịch như sốt xuất huyết, cúm mùa, tay chân miệng, nguy cơ cao xâm nhập các bệnh dịch mới nổi như bệnh đậu mùa khỉ...

Bộ Y tế đánh giá từ đầu tháng 8 đến nay số ca mắc mới đang có xu hướng tăng dần với các biến thể phụ mới của chủng Omicron (BA.4, BA.5, BA.2.75, BA.2.12.1) trung bình khoảng 2.000 ca mắc mỗi ngày cùng với đó số ca nặng, nguy kịch cũng gia tăng và xuất hiện các ca tử vong do COVID-19.

Tại một số địa phương, việc tiêm vaccine chưa bảo đảm yêu cầu, tiến độ tiêm chủng còn chậm, nhất là tiêm mũi 1, mũi 2 cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi, tiêm mũi 3 cho trẻ từ 12 - dưới 18 tuổi còn thấp.

Trong khi Bộ Y tế thông tin, qua đánh giá các ca bệnh COVID-19 nặng và tử vong, có khoảng 35% số ca bệnh chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ vaccine phòng COVID-19, Bộ Y tế đề nghị tăng cường rà soát và triển khai truyền thông và tiêm vaccine cho người dân, đặc biệt là những người thuộc nhóm nguy cơ cao.

Do đó, Bộ Y tế kêu gọi các địa phương tăng cường truyền thông, nêu rõ lợi ích của tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đối với những người có nguy cơ cao, đặc biệt là trẻ em. Vận động phụ huynh đồng thuận để trẻ trong độ tuổi từ 12- dưới 18 tuổi được tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19; tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19 cho các em từ 5 - dưới 12 tuổi; tổ chức tiêm an toàn, khoa học, hiệu quả theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đề nghị xây cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại nơi có đông công nhân lao động

Ngày 30/8, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam có văn bản góp ý dự thảo Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đề nghị nghiên cứu, bổ sung khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, nơi tập trung đông công nhân lao động thuộc nhóm đối tượng cần được ưu tiên, bố trí ngân sách, được tập trung đầu tư để xây dựng, phát triển cơ sở khám, chữa bệnh.

Việc phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại nơi có đông công nhân lao động vừa đáp ứng điều kiện làm việc (có ít thời gian, đi làm sớm, về muộn) của công nhân lao động, đồng thời có khả năng giải quyết các thảm họa, sự cố y khoa (dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, cháy nổ,…).

Góp ý của Tổng Liên đoàn cũng nêu: Ngoài các đối tượng người có công với cách mạng, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật…, đề nghị bổ sung công nhân lao động là đối tượng cần được quan tâm trong khám, chữa bệnh.

Cần có chính sách cụ thể để tạo điều kiện cho công nhân lao động có thể dễ dàng tiếp cận và thuận lợi (đặc biệt là khám, chữa bệnh ngoài giờ hành chính vẫn được thanh toán từ quỹ bảo hiểm y tế).

(Báo Sức khỏe và Đời sống)

Việt Nam nằm trong top 4 quốc gia có chất lượng điều trị HIV/AIDS tốt nhất thế giới

Việt Nam hiện là một trong 4 quốc gia cùng với Anh, Đức, Thụy Sĩ có chất lượng điều trị HIV/AIDS tốt nhất thế giới với tỷ lệ người nhiễm HIV được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế đạt 96%, góp phần giảm lây nhiễm HIV trong cộng đồng.

Đây là thông tin được PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế đưa ra tại sự kiện Huy động ủng hộ cho Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét. Sự kiện do Đại sứ quán Thụy Điển phối hợp với Đại sứ quán Mỹ đồng tổ chức vào chiều 29/8 tại Hà Nội. Mục tiêu nhằm ủng hộ vòng huy động tài trợ thứ 7 của Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét. Sự kiện có sự góp mặt của đại diện WHO, các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế và các cơ quan liên quan,...

Tại sự kiện này, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực, duy trì được tốc độ tăng trưởng dương. Với những giải pháp quyết liệt và hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội, thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả, dịch COVID-19 tiếp tục được kiểm soát trên phạm vi cả nước, các hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại trạng thái bình thường như trước khi xảy ra dịch. Ổn định kinh tế vĩ mô; đảm bảo các cân đối lớn; đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn bày tỏ, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn đánh giá cao và ghi nhận những đóng góp của các nhà tài trợ quốc tế thời gian qua đặc biệt là Quỹ Toàn cầu trong cuộc chiến phòng chống HIV/AIDS, lao và sốt rét. Kể từ năm 2004 cho tới nay, Quỹ Toàn cầu đã hỗ trợ không hoàn lại cho Việt Nam khoảng 450 triệu USD cho các dự án phòng chống HIV/AIDS, lao và sốt rét. Thông qua các chương trình, dự án, Quỹ Toàn cầu đã giúp cho Việt Nam triển khai nhiều hoạt động kiểm soát được HIV, bệnh Lao và sốt rét.

Việt Nam nằm trong top 4 quốc gia có chất lượng điều trị HIV tốt nhất thế giới, tỷ lệ điều trị ARV có tải lượng dưới ngưỡng ức chế đạt 96%

Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, về công cuộc phòng, chống HIV/AIDS, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Việt Nam hiện là một trong 4 quốc gia cùng với Anh, Đức, Thụy Sĩ có chất lượng điều trị HIV/AIDS tốt nhất thế giới với tỷ lệ người nhiễm HIV được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế đạt 96%, góp phần giảm lây nhiễm HIV trong cộng đồng. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đầu tiên cam kết thực hiện mục tiêu 95-95-95 của Liên Hợp Quốc. Với mục tiêu này Việt Nam đã đạt được 84-79-96, số mới nhiễm HIV và tử vong do HIV/AIDS đã giảm 2/3 trong 10 năm qua.

Để đạt được mục tiêu chấm dứt bệnh dịch AIDS vào năm 2030, việc đảm bảo nguồn lực tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS là một thách thức to lớn đối với Việt Nam. Trong thời gian qua Việt Nam đã hết sức nỗ lực để huy động các nguồn lực tài chính trong nước và chuyển giao thành công chương trình điều trị HIV/AIDS cho gần 170.000 người nhiễm HIV sang nguồn quỹ BHYT. Mặc dù vậy, kể cả nguồn tài chính trong nước và nguồn tài trợ quốc tế mới chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu kinh phí hàng năm.

Vẫn còn nhiều thách thức đối với bệnh lao và bệnh sốt rét

Đối với công tác phòng, chống lao, mặc dù đã đạt nhiều thành tựu to lớn, là 1 trong 9 nước đạt mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) cả 3 chỉ số giảm dịch tễ bệnh lao, là 1 trong 3 nước đi đầu trong thực hiện nghiên cứu kết thúc bệnh lao của WHO (Việt Nam, Brazil và Nam Phi) và là quốc gia tiên phong trong việc triển khai Chiến lược kết thúc bệnh lao toàn cầu, nhưng Việt Nam hiện vẫn là một trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao và lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Ước tính mỗi năm có hơn 172.000 người người mắc bệnh lao và 10.400 người chết vì bệnh lao.

Dịch tễ bệnh lao tại Việt Nam có giảm, nhưng quá chậm, chưa đạt tỷ lệ mong muốn để tiến tới đạt mục tiêu cơ bản chấm dứt bệnh lao ở Việt Nam năm 2030. Bên cạnh đó, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến lộ trình chấm dứt bệnh lao, gây đình trệ các hoạt động phòng chống lao tất cả các tỉnh/ thành phố từ cuối năm 2020 đến đầu tháng 4/2022.

Chương trình chống lao đã có những cam kết của Chính phủ trong việc đầu tư kinh phí cho các can thiệp phòng chống lao. Tuy nhiên, cho đến nay, các nguồn lực trong nước mới đáp ứng khoảng gần 50%, chủ yếu đến từ hỗ trợ nguồn nhân lực (lương của nhân viên y tế các tuyến), cơ sở hạ tầng, các chi trả từ quỹ Bảo hiểm y tế.

Đối với bệnh sốt rét, trong các thập niên trước, sốt rét ở Việt Nam là một gánh nặng lớn đối với ngành y tế. Hiện nay sốt rét đã giảm mạnh, từ hơn 1 triệu trường hợp mắc và 4.646 trường hợp tử vong năm 1991 xuống còn 467 trường hợp vào năm 2021, không có tử vong. Dự kiến đến cuối năm 2022, có 42/63 tỉnh loại trừ bệnh sốt rét, dân số có nguy cơ còn khoảng 7 triệu người.

Tại sự kiện này, Đại sứ Thụy Điển Ann Mawe cho biết Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc bảo vệ người dân chống lại AIDS, Lao và Sốt rét trong những thập kỷ qua, bao gồm cả việc cải thiện điều trị cho những người bị ảnh hưởng. 3 khoản tài trợ của Quỹ Toàn cầu hiện đang hoạt động cho đến năm 2023, tập trung vào việc giảm thiểu các ca nhiễm mới và giảm tỷ lệ tử vong trên toàn cầu, tất cả đều phù hợp với mục tiêu của Việt Nam nhằm loại bỏ các bệnh này vào năm 2030.

Quỹ Toàn cầu qua 20 năm hoạt động đã góp phần cứu sống hàng triệu người

2022 đánh dấu 20 năm hoạt động của Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét (gọi tắt là Quỹ Toàn cầu). Từ năm 2002, Quỹ Toàn cầu đã sử dụng gần 55 tỷ đô la Mỹ cho cuộc chiến chống AIDS, lao và sốt rét, bao gồm xây dựng các hệ thống y tế thích ứng và bền vững, sẵn sàng ứng phó với đại dịch, củng cố hệ thống cộng đồng, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và bình đẳng giới. Đối mặt với đại dịch COVID-19, ngoài việc duy trì biện pháp chương trình can thiệp cốt lõi, Quỹ Toàn cầu đã phê duyệt 4,1 tỷ đô la Mỹ để hỗ trợ 108 quốc gia và 21 chương trình đa quốc gia nhằm chống lại COVID-19 và bảo vệ thành quả chống lại ba căn bệnh này.

Sự hợp tác của Quỹ Toàn cầu đã cứu sống 44 triệu người, vào năm 2020, đưa 21,9 triệu người tiếp cận điều trị bằng thuốc kháng virus HIV, điều trị cho 4,7 triệu bệnh nhân lao và phát 188 triệu màn chống muỗi.

2022 đánh dấu Vòng Huy động tài trợ lần thứ bảy của Quỹ Toàn cầu. Cơ chế hỗ trợ tài chính lớn nhất cho phòng chống các bệnh HIV, lao và sốt rét này kêu gọi tài trợ và tái đầu tư cho các nước theo chu kỳ 3 năm. Trong giai đoạn 2021-2023, Quỹ Toàn cầu đầu tư 4,9 tỷ đô la Mỹ vào các hệ thống y tế chính thức và cộng đồng thông qua các khoản tài trợ cốt lõi và ứng phó COVID-19, đồng thời chi hơn 4 tỷ đô la Mỹ mỗi năm cho các khoản tài trợ để đẩy nhanh việc chấm dứt các bệnh HIV, lao và sốt rét.

Phần lớn nguồn tài trợ cho Quỹ Toàn cầu là từ các chính phủ và tại Vòng Huy động tài trợ lần thứ sáu, 14 tỷ đô la Mỹ đã được cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế cam kết- mức tài trợ lớn nhất huy động được trong lịch sử cho một chương trình y tế đa phương.

Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất của Quỹ Toàn cầu, đóng góp 1/3 trên tổng tài trợ và đã hỗ trợ hình thành định hướng chiến lược và chính sách như một thành viên Hội đồng Quỹ Toàn cầu. Tới nay, Mỹ đã đóng góp 20,97 tỷ đô la Mỹ, và cam kết đóng góp 4,69 tỷ đô la Mỹ trong Vòng Huy động tài trợ lần thứ sáu. Vòng Huy động tài trợ lần thứ bảy do Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ diễn ra trong tháng 9 tới, Tổng thống Mỹ Jode Biden đã có những tín hiệu cam kết đầu tư lên tới 6 tỷ đô la Mỹ nhằm kêu gọi với mỗi 1 đô la Mỹ được ủng hộ, sẽ có 2 đô la được ủng hộ bởi các nhà đầu tư khác.

(Báo Sức khỏe và Đời sống)

35% bệnh nhân COVID-19 nặng, tử vong chưa tiêm vaccine, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường điều trị

Theo Bộ Y tế, qua đánh giá các ca bệnh COVID-19 nặng và tử vong, có khoảng 35% số ca bệnh chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ vaccine phòng COVID-19, Bộ Y tế đề nghị tăng cường rà soát và triển khai truyền thông và tiêm vaccine cho người dân, đặc biệt là những người thuộc nhóm nguy cơ cao.

Bộ Y tế ngày 30/8 đã có văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc rà soát, chấn chỉnh và tăng cường thu dung, quản lý, điều trị ca bệnh COVID-19.

Theo báo cáo đến ngày 25/8/2022 đến nay cả nước ghi nhận 11.396.205 ca mắc COVID-19, với trên 10 triệu người khỏi, tử vong 43.110 ca.

Từ đầu năm 2022 số ca mắc, ca nặng, nguy kịch giảm nhiều, tuy nhiên từ đầu tháng 8 đến nay số ca mắc mới đang có xu hướng tăng dần với các biến thể phụ mới của chủng Omicron (BA.4, BA.5, BA.2.75, BA.2.12.1) trung bình khoảng 2.000 ca mắc mỗi ngày cùng với đó số ca nặng, nguy kịch cũng gia tăng và xuất hiện các ca tử vong do COVID-19.

Qua đánh giá của Tiểu ban điều trị, Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế tại cuộc họp ngày 19/8/2022 nhằm giảm nguy cơ chuyển nặng, hạn chế tối đa tử vong và bảo vệ các đối tượng nguy cơ trong các cơ sở khám, chữa bệnh, Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các Bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ, Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành rà soát, đánh giá và tiếp tục đẩy mạnh triển khai một số giải pháp cụ thể:

Rà soát kế hoạch thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 của tỉnh, của đơn vị, có kế hoạch phân công cụ thể tới từng đơn vị số giường bệnh COVID-19 để thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 có chỉ định nhập viện theo nguyên tắc 4 tại chỗ. Bố trí nhân lực để theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh COVID- 19 nhập viện để phát hiện sớm tình trạng chuyển nặng, xử trí kịp thời hạn chế tử vong.

Tăng cường hội chẩn tại bệnh viện, hội chẩn với tuyến trên để xin ý kiến về chuyên môn, hạn chế tối đa việc chuyển người bệnh lên tuyến trên. Đối với các ca bệnh vượt quá khả năng chuyên môn, khi chuyển viện phải hội chẩn, liên hệ với bệnh viện tuyến trên trước khi chuyển và bảo đảm an toàn đối với người bệnh chuyển viện.

Tại các cơ sở điều trị tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh trong bệnh viện đặc biệt tăng cường bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao, khu hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật…

Bộ Y tế yêu cầu đối với các ca bệnh nặng, ca bệnh nghi ngờ COVID-19 nằm tại các Bệnh viện khuyến cáo thực hiện xét nghiệm PCR để chẩn đoán mắc COVID-19 tránh bỏ sót ca bệnh để dịch bệnh lan rộng (khi kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính nhưng vẫn nghi ngờ COVID-19).

Các Bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến cuối điều trị COVID-19 cần theo dõi, đánh giá lâm sàng các ca bệnh COVID-19 nặng nhập viện hiện nay và gửi xét nghiệm giải trình tự gen để đánh giá mức độ nặng, nguy kịch báo cáo Bộ Y tế để xem xét điều chỉnh các hướng dẫn chuyên môn.

Qua đánh giá các ca bệnh COVID-19 nặng và tử vong thấy có khoảng 35% số ca bệnh chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ vaccine do vậy đề nghị các Sở Y tế tăng cường rà soát và triển khai truyền thông và tiêm vaccine cho người dân theo đúng hướng dẫn đặc biệt là những người thuộc nhóm nguy cơ cao.

Tiếp tục triển khai tập huấn hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 cho nhân viên y tế. Thống kê thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ điều trị COVID-19 để đề nghị hỗ trợ khi cần thiết.

Nghiêm túc báo cáo số liệu hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế theo địa chỉ cdc.kcb.vn.

(Báo Sức khỏe và Đời sống)

Kiểm soát ATTP tại bếp ăn tập thể: Vì một thế hệ trẻ em khỏe mạnh

Lần đầu tiên, Hà Nội triển khai mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) tại bếp ăn tập thể trường học của 215 trường tiểu học thuộc 10 quận, huyện trên địa bàn TP.

Việc triển khai mô hình góp phần tăng cường công tác quản lý, chủ động phòng, chống ngộ độc thực phẩm, nhằm mang lại những bữa ăn chất lượng, đầy đủ dinh dưỡng, an toàn, vì một thế hệ trẻ em khỏe mạnh.

Tăng cường giám sát, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình

Theo thống kê, Hà Nội có khoảng 4.526 cơ sở giáo dục, trong đó có 4.538 bếp ăn tập thể và căng tin trường học. Các hình thức bếp ăn tập thể trường học đang triển khai gồm tự tổ chức nấu, liên kết ký hợp đồng với nhà thầu, ký hợp đồng cung cấp suất ăn sẵn (trung bình khoảng 480 - 500 suất ăn/ngày/trường).

Số liệu từ Sở Y tế Hà Nội cho thấy, từ năm 2010 - 2021, trên địa bàn TP xảy ra 27 vụ ngộ độc thực phẩm với tổng số 640 người mắc, không có trường hợp tử vong, trong đó có 8 vụ ngộ độc tại bếp ăn tập thể trường học, chiếm tỷ lệ 47,1%.

Trước thực tế trên, trong các năm 2022 và 2023, Sở Y tế Hà Nội xây dựng kế hoạch mô hình kiểm soát ATTP tại 100% bếp ăn tập thể của 215 trường tiểu học thuộc 10 quận, huyện: Đống Đa, Hoàn Kiếm, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Long Biên, Ba Vì, Đông Anh, Đan Phượng, Phúc Thọ, Quốc Oai.

Những năm qua, trường Tiểu học Khương Mai, quận Thanh Xuân luôn chú trọng, thực hiện tốt các điều kiện bảo đảm ATTP cho bếp ăn bán trú. Trường đã kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm và các khâu chế biến, bảo quản, vận chuyển; tuân thủ quy trình giao - nhận, lưu mẫu theo quy định. Đồng thời phối hợp với phụ huynh kiểm tra thực tế nguồn gốc nguyên liệu của đơn vị phục vụ suất ăn bán trú, từ đó đánh giá năng lực, lựa chọn đơn vị có uy tín cung cấp suất ăn tại trường.

Đặc biệt, trường công khai đơn vị cung cấp suất ăn, đảm bảo suất ăn đúng thực đơn; tạo điều kiện để phụ huynh tham gia giám sát chất lượng bữa ăn. “Trong trường hợp xảy ra mất ATTP tại bếp ăn của nhà trường, Hiệu trưởng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý và đơn vị cung cấp suất ăn để xử lý kịp thời, làm rõ nguyên nhân” Hiệu trưởng trường Tiểu học Khương Mai Chu Thị Thu Hương nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, Hiệu trưởng trường THCS Thanh Xuân Nam Phạm Thị Thanh Phương nhấn mạnh, để giám sát nguồn gốc thực phẩm, trường thành lập Ban kiểm tra, tiếp nhận thực phẩm bán trú. Căn cứ thực đơn, danh mục lương thực, thực phẩm, hàng ngày, Ban kiểm tra, tiếp nhận thực phẩm kiểm tra về số lượng, chất lượng thực phẩm, nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm ghi trên bao bì, nhãn mác.

Nhân viên y tế nhà trường test nhanh các mẫu thực phẩm theo hướng dẫn trước khi đưa vào chế biến; kiểm tra việc chia thực phẩm sau khi chế biến thành các suất ăn; thực hiện lưu nghiệm thức ăn theo quy định, đảm bảo đúng 1 suất ăn, lưu nghiệm đủ 24 giờ nhằm chủ động trong công tác phòng, chống ngộ độc thức ăn...

Để xây dựng mô hình điểm thành công, theo bà Nguyễn Thị Kim Ngọc - Hiệu trưởng trường Tiểu học Phan Đình Giót, quận Thanh Xuân, việc đầu tư, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị chế biến thực phẩm rất quan trọng. Năm 2019, trường được quận đã được xây mới đồng bộ hệ thống bếp ăn khang trang, hiện đại với tổng số tiền đầu tư hơn 1,1 tỷ đồng...

Hàng năm, trường luôn rà soát, tu bổ, sửa chữa cơ sở vật chất, trong đó, năm học 2021 - 2022, trang bị thêm 5 tủ úp khay chia cơm của học sinh có lưới chắn côn trùng. Nguồn nước ăn cũng được xét nghiệm định kỳ và đảm bảo các thông số theo đúng quy định. Các nguồn nước được kiểm tra chất lượng, bể chứa nước được vệ sinh ít nhất 6 tháng/lần theo quy định.

Sẽ nhân rộng mô hình

Hiện nay, quận Hoàn Kiếm đã triển khai mô hình bếp ăn tập thể tại các trường Nguyễn Du, Trần Quốc Toản. Các trường tự làm xét nghiệm nhanh hàng ngày, lấy mẫu thực phẩm gửi Phòng Y tế quận. Mô hình kiểm soát bếp ăn tập thể cũng đã được triển khai tại 14 trường trên địa bàn.

Trưởng phòng Y tế quận Hoàn Kiếm Phạm Thị Thanh Nhàn cho biết, Phòng đã chỉ đạo các trường ký cam kết về ATTP, thành lập các Ban chỉ đạo gồm Ban giám hiệu, đại diện Phòng y tế, đại diện cha mẹ học sinh. Nhà trường khi tổ chức các chuyến đi dã ngoại, tham quan cho học sinh đều phải yêu cầu cơ sở điểm đến cung cấp danh sách thực phẩm, bảo đảm ATTP.

Đồng thời, Phòng Y tế thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra định kỳ ít nhất 1 năm/lần; thực hiện xét nghiệm nước 6 tháng/1 lần; kiểm tra các đơn vị cung cấp dịch vụ ăn uống xung quanh nhà trường, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm.

Ở góc độ đơn vị cung cấp suất ăn học đường lớn tại Hà Nội, bà Vũ Lan Sinh - Chủ tịch Công ty TNHH Hương Việt Sinh cho biết, hiện công ty đang cung cấp gần 90.000 suất ăn cho gần 80 trường tại Hà Nội. Khi ký kết hợp đồng cung cấp suất ăn bán trú tại các trường, đơn vị đặc biệt quan tâm đến nguồn gốc thực phẩm ngay từ đầu vào, kiểm soát các khâu chế biến ra thành phẩm.

Những mặt hàng không chủ động được, công ty sẽ liên kết theo chuỗi với các đơn vị có uy tín và có bộ phận chuyên môn kiểm soát chặt chẽ chất lượng đầu vào. “Đặc biệt, để kịp thời ứng phó với các tình huống mất ATTP, công ty đã thành lập bộ phận kiểm soát an toàn, phối hợp với nhà trường và báo cáo cơ quan chuyên môn xử lý tình huống nhanh nhất” – bà Sinh chia sẻ.

Đề cập đến vấn đề này, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP Hà Nội Đặng Thanh Phong cho biết, hiện nay, toàn TP có 4.526 cơ sở giáo dục, gồm các cơ sở mầm mon, tiểu học và THCS, trong đó có hơn 6.700 bếp ăn. Với khối lượng các bếp ăn lớn như vậy, đơn vị quản lý sẽ khó phát hiện được cơ sở vi phạm.

Để giải quyết khó khăn này, Chi cục ATVSTP Hà Nội đã phân cấp đối với tuyến quận, huyện, quản lý bếp ăn ở các trường THPT, tiểu học, mầm non. Nếu phát hiện vi phạm, sẽ dựa vào Nghị định 115/2018/NĐ-CP và Nghị định 124/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 115/2018/NĐ-CP của Chính phủ để xử lý. Qua đó, các đơn vị không lưu mẫu thức ăn sẽ bị xử phạt hành chính tới 8 triệu đồng. Thời gian qua, Chi cục ATVSTP Hà Nội chưa phát hiện đơn vị nào vi phạm.

“Hiện nay, đã có 10 quận, huyện và 215 trường tham gia mô hình kiểm soát ATTP tại bếp ăn tập thể. Sau khi tham gia được 1 học kỳ (học kỳ 2 năm học 2021 - 2022), các trường đã tiến hành kiểm tra, đánh giá. Đến cuối năm học 2022 - 2023, nếu mô hình hoạt động tốt, hiệu quả, Chi cục sẽ tham mưu UBND TP nhân rộng mô hình này. Qua quá trình kiểm tra, đánh giá, cơ bản các trường, đơn vị cung cấp suất ăn thực hiện mô hình tương đối tốt.

Để mô hình hoạt động tốt hơn, hiệu trưởng các trường, trung tâm y tế địa phương cần thường xuyên tham mưu UBND quận về công tác kiểm tra, giám sát định kỳ. Đặc biệt, thời gian tới, Chi cục tăng cường kiểm tra, giám sát, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, có hình thức xử lý nghiêm khắc đối với các đơn vị vi phạm” – ông Đặng Thanh Phong nhấn mạnh.

  • (Báo Kinh tế Đô thị)

  • Nói không với thực phẩm mất an toàn

Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2-9 năm nay kéo dài 4 ngày (từ 1 đến 4-9), nên nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân dự báo sẽ tăng mạnh. Ngoài ra, tại các điểm vui chơi, giải trí, du lịch cũng sẽ thu hút một lượng lớn du khách, kéo theo đó là những quán ăn mang tính chất thời vụ mọc lên, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, vệ sinh thực phẩm.

Thời gian qua, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm. Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết: “Nhận thức về vấn đề an toàn thực phẩm của người kinh doanh, sử dụng thực phẩm đã có nhiều chuyển biến. Tuy nhiên, qua kiểm tra cho thấy, vi phạm vẫn tồn tại, chủ yếu ở những cơ sở nhỏ lẻ, sản xuất theo quy trình thủ công, hay những cơ sở làm ăn thời vụ…”.

Đáng lo ngại, với những hàng quán thời vụ, do người bán hàng di chuyển nhiều nơi, hạn chế về cơ sở vật chất, điều kiện bảo quản thực phẩm, nguồn nước sinh hoạt và nguồn cung cấp thực phẩm cũng chưa thành hệ thống, nên còn tồn tại không ít vi phạm. Thêm vào đó, các hộ kinh doanh thời vụ thường ít tuân thủ quy trình chế biến thực phẩm bảo đảm an toàn. Đơn cử như không thực hiện việc đeo găng tay khi chế biến thực phẩm chín, không dùng kẹp gắp hay chia thức ăn, thậm chí còn để thức ăn sống - chín lẫn lộn… Đây là những nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cho người sử dụng. Điều đáng nói, tại các quán hàng nhếch nhác, tạm bợ, nhưng vẫn thu hút không ít thực khách.

Do đó, ngoài sự vào cuộc quyết liệt, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm của cơ quan quản lý, người tiêu dùng cần nâng cao ý thức trách nhiệm, nói không với thực phẩm mất an toàn. Mặt khác, khi phát hiện cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm không bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm tại các điểm du lịch, vui chơi, giải trí, người dân cần thông báo ngay cho cơ quan chức năng để kịp thời kiểm tra, xử lý.

(Báo Hà nội mới)